Quy định về độ mở mái của hố đào đối với các loại cấp đất

thanhluongluong

Thành viên mới
Tham gia
11/10/10
Bài viết
1
Điểm tích cực
0
Điểm thành tích
1
Tuổi
44
Chào ban quản trị và các anh, chị trên diễn đàn.
Tôi là người mới vào nghề xây dựng. Tôi đang phải lập biên bản nghiệm thu khối lượng của hố đào móng của thiết bị thuộc trạm biến áp 35KV. Vấn đề tôi gặp phải là tôi không rõ quy định như thế nào về độ mở mái của hố đào móng đối với các loại cấp đất khác nhau. Ví dụ đất cấp 1 thì quy định độ mở mái là bao nhiêu, tương tự như vậy đối với các cấp đất còn lại.
Kinh mong các anh chị chỉ giúp tôi có thể tìm quy định này ở đâu
Rất mong các anh chị chỉ giúp. Xin cảm ơn các anh chị trước.
 
Chào ban quản trị và các anh, chị trên diễn đàn.
Tôi là người mới vào nghề xây dựng. Tôi đang phải lập biên bản nghiệm thu khối lượng của hố đào móng của thiết bị thuộc trạm biến áp 35KV. Vấn đề tôi gặp phải là tôi không rõ quy định như thế nào về độ mở mái của hố đào móng đối với các loại cấp đất khác nhau. Ví dụ đất cấp 1 thì quy định độ mở mái là bao nhiêu, tương tự như vậy đối với các cấp đất còn lại.
Kinh mong các anh chị chỉ giúp tôi có thể tìm quy định này ở đâu
Rất mong các anh chị chỉ giúp. Xin cảm ơn các anh chị trước.

Để tính khối lượng đất đá vận chuyển cần nhân thêm hệ số nở rời của đất đá.
Xem TCVN 4447 : 1987, hoặc thông tin đã được thảo luận trên diễn đàn:

http://giaxaydung.vn/diendan/cac-van-de-khac/7292-xac-dinh-he-so-toi-xop-cua-dat.html
 
trong TCVN 4447:1987 quy định không rõ lắm, mình cũng thắc mắc như bạn Newbee30 mong diễn đàn chỉ thêm
 
Cái quy định này hình như là theo kinh nghiệm thì phải? Mình thấy chỗ mình nếu chiều sâu đào >2m là hệ số mở mái taluy là 1,3. Từ 1-2m là 1,1. Tuy nhiên cũng quan tâm tới vấn đề này, nếu a chị nào có quy định chuẩn thì bảo bọn mình với.
 
bạn áp dụng phụ lục theo đơ n giá xâ y dựng đ ư ơờng dâ y 285
 
Hệ số mở mái taluy đào, và hệ số mái taluy đắp theo tôi biết thì sẽ không có tiêu chuẩn nào quy định chi tiết và cụ thể cả. Một số giáo trình về cơ học đất và nền móng có nói chung chung là các hệ số theo kinh nghiệm thôi. Vì bản chất, mỗi loại đất, mỗi cấp đất ở mỗi điều kiện khác nhau thì có các đặc trưng cơ học khác nhau ( Ví dụ: hàm lượng nước lớn làm thay đổi tính chất, nên phải mở mái đào rộng hơn). Vì vậy, để biết và khẳng định được hố đào nào theo mái nào thì phải tính toán theo lý thuyết của cơ học đất và nền móng bạn ạ ! Người ta đã xây dựng nên một phần mềm rất hay là GeoSlope để tính ổn định mái dốc đó bạn. Nếu muốn tiện lợi, nhanh bạn có thể tìm và sử dụng phần mềm GeoSlope-XD của trường Đại học Xây Dựng Hà Nội để tính toán.
 
Tôi nhớ trong cuốn Đồ án kỹ thuật thi công 1 trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội, có bảng này
 
anh chị nào có văn bản quy định cụ thể về hệ số mở mái tuy có thể up lên diễn đàn cho anh em xem được không.hệ số này ko quy định rõ với cấp đất nào thì nhân với 1,1 với cấp đất nào nhân với 1,3 và độ sâu cụ thể tính từ cốt nào thật khó cho việc lập dự toán.ai có cho em xin một bản.
 
Theo mình nhớ (nếu không nhầm) thì hệ số mái dốc được xác định ở giai đoạn khảo sát, hệ số này bằng tang của góc nghiêng mái dốc so với mặt phẳng ngang.
 
anh chị nào có văn bản quy định cụ thể về hệ số mở mái tuy có thể up lên diễn đàn cho anh em xem được không.hệ số này ko quy định rõ với cấp đất nào thì nhân với 1,1 với cấp đất nào nhân với 1,3 và độ sâu cụ thể tính từ cốt nào thật khó cho việc lập dự toán.ai có cho em xin một bản.
1. Bạn có thể tham chiếu và áp dụng tiêu chuẩn TCVN 4447-87:

- Các trường hợp không mở mái (dốc thẳng đứng): "3.11. Đối với đất mềm, được phép đào hào và hố móng có vách đứng không cần gia cố, trong trường hợp không có công trình ngầm bên cạnh và ở trên mực nước theo quy định về chiều sâu hố móng (có bảng kèm theo)". Trong đó, một số loại đất nhất định cho phép đào thành thẳng đứng với chiều sâu hố móng lần lượt là 1,0m; 1,25m; 1,5m và 2,0m.

- Các trường hợp mở mái taluy: Độ dốc lớn nhất cho phép của mái dốc hào và hố móng khi không cần gia cố, trong trường hợp nằm trên mực nước ngầm (kể cả phần chịu ảnh hưởng của mao dẫn) và trong trường hợp nằm dưới mực nước ngầm nhưng có hệ thống tiêu nước phải chọn theo chỉ dẫn ở bảng 8 TCVN 4447-87.

2. Bạn có thể tính và áp dụng nhanh chóng theo kinh nghiệm:

- Tính thực tế, chẳng theo công thức nào cả: Tính toán vừa đủ công địa thực tế để người công nhân có thể tác nghiệp, căn cứ vào mặt bằng hố móng, chiều sâu đào và địa chất đất (loại đất, trạng thái tự nhiên của đất, mực nước ngầm v.v…).

- Tính bằng tham chiếu tiêu chuẩn: Thường đáy móng công trình được đặt trên nền đất từ cấp III trở lên (vì đất cấp I và cấp II không thể đặt móng được). Áp dụng như sau:

+ Hố móng công trình <1,0m, đất cấp III, cấp IV và các loại đá (nếu có): thành thẳng đứng. Tính vừa đủ công địa làm.

+ Hố móng công trình sâu >1,0m-2,0m: Đất cấp III: nhân thêm hệ số taluy 1,3. Đất cấp IV: nhân thêm hệ số 1,1. Đá các loại: không nhân hệ số. Các hệ số này phù hợp với quy định về góc nghiêng lớn nhất của mái dốc.

+ Hố móng sâu hơn: tham chiếu tiêu chuẩn để lựa chọn việc mở mái dốc hoặc dùng gia cố thành móng theo tình hình mỗi công trình. Tiêu chuẩn có quy định rất cụ thể.
 
1. Bạn có thể tham chiếu và áp dụng tiêu chuẩn TCVN 4447-87:

- Các trường hợp không mở mái (dốc thẳng đứng): "3.11. Đối với đất mềm, được phép đào hào và hố móng có vách đứng không cần gia cố, trong trường hợp không có công trình ngầm bên cạnh và ở trên mực nước theo quy định về chiều sâu hố móng (có bảng kèm theo)". Trong đó, một số loại đất nhất định cho phép đào thành thẳng đứng với chiều sâu hố móng lần lượt là 1,0m; 1,25m; 1,5m và 2,0m.

- Các trường hợp mở mái taluy: Độ dốc lớn nhất cho phép của mái dốc hào và hố móng khi không cần gia cố, trong trường hợp nằm trên mực nước ngầm (kể cả phần chịu ảnh hưởng của mao dẫn) và trong trường hợp nằm dưới mực nước ngầm nhưng có hệ thống tiêu nước phải chọn theo chỉ dẫn ở bảng 8 TCVN 4447-87.

2. Bạn có thể tính và áp dụng nhanh chóng theo kinh nghiệm:

- Tính thực tế, chẳng theo công thức nào cả: Tính toán vừa đủ công địa thực tế để người công nhân có thể tác nghiệp, căn cứ vào mặt bằng hố móng, chiều sâu đào và địa chất đất (loại đất, trạng thái tự nhiên của đất, mực nước ngầm v.v…).

- Tính bằng tham chiếu tiêu chuẩn: Thường đáy móng công trình được đặt trên nền đất từ cấp III trở lên (vì đất cấp I và cấp II không thể đặt móng được). Áp dụng như sau:

+ Hố móng công trình <1,0m, đất cấp III, cấp IV và các loại đá (nếu có): thành thẳng đứng. Tính vừa đủ công địa làm.

+ Hố móng công trình sâu >1,0m-2,0m: Đất cấp III: nhân thêm hệ số taluy 1,3. Đất cấp IV: nhân thêm hệ số 1,1. Đá các loại: không nhân hệ số. Các hệ số này phù hợp với quy định về góc nghiêng lớn nhất của mái dốc.

+ Hố móng sâu hơn: tham chiếu tiêu chuẩn để lựa chọn việc mở mái dốc hoặc dùng gia cố thành móng theo tình hình mỗi công trình. Tiêu chuẩn có quy định rất cụ thể.
Em đang lập biện pháp thi công 1 bể nước ngầm:
Địa chất 2 lớp trên là cát mịn dày 9m, mà bể nước ngầm sâu 3m. Có thể chọn phương án như thế nào là hợp và kinh tế nhất?
 
Thú vị đây!

Bạn cuongden37 có thể gửi lên file mặt bằng công trình để ae xem ko? Và vì là cát đen nên nếu có số liệu về thủy văn thì rất hữu ích. Mình từng thi công nhiều bể ngầm nên rất quan tâm đến vấn đề của bạn.
 
Bạn cuongden37 có thể gửi lên file mặt bằng công trình để ae xem ko? Và vì là cát đen nên nếu có số liệu về thủy văn thì rất hữu ích. Mình từng thi công nhiều bể ngầm nên rất quan tâm đến vấn đề của bạn.
Công trình này nhà thầu khảo sát không cung cấp thủy văn, chỉ có số liệu cát mịn. Mặt bằng tương đối rộng, mình có tham khảo thì có người tư vấn làm phương pháp giếng chìm. Không biết bạn thế nào?
 
Em đang lập biện pháp thi công 1 bể nước ngầm:
Địa chất 2 lớp trên là cát mịn dày 9m, mà bể nước ngầm sâu 3m. Có thể chọn phương án như thế nào là hợp và kinh tế nhất?

Sâu 3m tính từ mặt đất TN, vậy bể nước này nằm hoàn toàn trong lớp cát dày 9m!. Cát mịn hay chảy truồi, Với đất cát thì mở taluy 1:2 (đào xuống sâu 1m thì mở rộng vách ra ngoài 2m) là ổn.
Chúc bạn thành công!
 
taluy đào đất

Xin cho em hỏi: Đối với đất cấp 1 và 2 chiều sâu móng <1m thì khi đào hố móng, có phải đào mở mái taluy hay không ạ? Em thấy trong bảng 8 của tiêu chuẩn nghiệm thu đất, có hướng dẫn việc mở mái taluy đối với từng loại đất, tương ứng với chiều sâu khác nhau của các móng, nhưng nếu lấy các loại đất đó để đối chiếu với bảng phân loại đất theo 4 cấp thì rất khó để xác định được cấp đất để áp dụng định mức. Mong các anh chị cho em biết, em cảm ơn
 
bác nào biết hệ số mái dốc của đất san lấp và đất sét pha dẻo mềm là bao nhiêu k ạ.
e đang làm thi công đào đất mà trong sách e tra k có !
thanks các bác !
 
bác nào biết hệ số mái dốc của đất san lấp và đất sét pha dẻo mềm là bao nhiêu k ạ.
e đang làm thi công đào đất mà trong sách e tra k có !
thanks các bác !
Cái này bạn xem trong đơn giá 6060, 6061 công trình trạm biến áp và đường dây tải điện của Bộ Công thương có quy định rất cụ thể về quy cách hố đào.
 
Cái này bạn xem trong đơn giá 6060, 6061 công trình trạm biến áp và đường dây tải điện của Bộ Công thương có quy định rất cụ thể về quy cách hố đào.
Thế nếu bạn giang không làm công trình trạm biến áp thì pó tay hả bạn? Theo tôi khi làm thi công thì phải xuất phát từ tiêu chuẩn. Có tiêu chuẩn thì mới nghiệm thu được. Do vậy tiêu tuẩn TCVN 4447-87 vẫn là cơ sở để xác định mái dốc.
Đất san lấp được coi là đất mượn
Đất sét pha dẻo mềm thì coi là đất thịt, tuy nhiên, TCVN có nói đó là độ dốc lớn nhất cho phép, vì vậy về cơ bản phải xác định độ ẩm (độ dẻo) để tính góc ma sát thì mới chính xác độ mở mái ta luy.
Có thể tham khảo góc ma sát theo phụ lục số 1 của TCVN 4447-87 để xác định độ mở đối với từng loại đất
 
Last edited by a moderator:
Thế nếu bạn giang không làm công trình trạm biến áp thì pó tay hả bạn? Theo tôi khi làm thi công thì phải xuất phát từ tiêu chuẩn. Có tiêu chuẩn thì mới nghiệm thu được. Do vậy tiêu tuẩn TCVN 4447-87 vẫn là cơ sở để xác định mái dốc.
Đất san lấp được coi là đất mượn
Đất sét pha dẻo mềm thì coi là đất thịt, tuy nhiên, TCVN có nói đó là độ dốc lớn nhất cho phép, vì vậy về cơ bản phải xác định độ ẩm (độ dẻo) để tính góc ma sát thì mới chính xác độ mở mái ta luy.
Có thể tham khảo góc ma sát theo phụ lục số 1 của TCVN 4447-87 để xác định độ mở đối với từng loại đất
Bạn cần hiểu rằng để ra được cái định mức dự toán công trình trạm biến áp và đường dây tải điện thì phải thoả thuận với Bộ Xây dựng, và để lập được cái định mức này người ta cũng phải tham khảo áp dụng các tiêu chuẩn chung của VN. Lẽ dĩ nhiên ở một mức độ nào đó thì vẫn có thể áp dụng được mà không ai bắt bẻ được mình. Và trong quy định đó người ta cũng nói một câu ghi chú "Đối với những vị trí có địa chất phức tạp, độ vát thành taluy do cơ quan tư vấn thiết kế tính toán, xác định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt".
 
Bạn cần hiểu rằng để ra được cái định mức dự toán công trình trạm biến áp và đường dây tải điện thì phải thoả thuận với Bộ Xây dựng, và để lập được cái định mức này người ta cũng phải tham khảo áp dụng các tiêu chuẩn chung của VN. Lẽ dĩ nhiên ở một mức độ nào đó thì vẫn có thể áp dụng được mà không ai bắt bẻ được mình. Và trong quy định đó người ta cũng nói một câu ghi chú "Đối với những vị trí có địa chất phức tạp, độ vát thành taluy do cơ quan tư vấn thiết kế tính toán, xác định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt".
Thế mà tôi đã gặp vài bác "chuyên gia", người chuyên cắt gọt, bác ấy bẩu, quy định lĩnh vực nào dùng cho lĩnh vực đấy, mỗi cái có đặc thù khác nhau. Chú nói thế thì anh đổi vợ anh với vợ chú thì chú có đồng ý không?
 
Back
Top