Chi phí đầu tư đề nghị không đưa vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư

hung_ga

Thành viên năng động
Tham gia
24/11/08
Bài viết
57
Điểm tích cực
3
Điểm thành tích
8
Tuổi
39
Tôi đang gặp vấn đề như sau: Một hạng mục sau khi đã thực hiện gần xong, sau đó chủ đầu tư có ý kiến là phá bỏ đi, thực hiện lại (không phải do lỗi của nhà thầu mà do ý kiến của chủ đầu tư). Chi phí thực hiện lần 1 vẫn tính và tính thêm cả chi phí phá dỡ nữa. Vây các huynh cho tôi hỏi: Chi phí thực hiện lần 1+chi phí phá dỡ có phải đưa vào phần "Chi phí đầu tư đề nghị không đưa vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư" không? Để hoàn thiện thủ tục thanh toán các chi phí trên cho nhà thầu thì cần những căn cứ gì (hiện tại đã có biên bản hiện trường). Rất mong sự đóng góp ý kiến của a e trên diễn đàn!
 
Cần xác nhận của chủ đầu tư và quyết định phê duyệt khối lượng phát sinh.
 
Tôi đang gặp vấn đề như sau: Một hạng mục sau khi đã thực hiện gần xong, sau đó chủ đầu tư có ý kiến là phá bỏ đi, thực hiện lại (không phải do lỗi của nhà thầu mà do ý kiến của chủ đầu tư). Chi phí thực hiện lần 1 vẫn tính và tính thêm cả chi phí phá dỡ nữa. Vây các huynh cho tôi hỏi: Chi phí thực hiện lần 1+chi phí phá dỡ có phải đưa vào phần "Chi phí đầu tư đề nghị không đưa vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư" không? Để hoàn thiện thủ tục thanh toán các chi phí trên cho nhà thầu thì cần những căn cứ gì (hiện tại đã có biên bản hiện trường). Rất mong sự đóng góp ý kiến của a e trên diễn đàn!

Trường hợp của bạn đưa ra rất hay, mình có ý kiến như thế này:

- Bên nhà thầu: Vẫn làm thanh Quyết toán như bình thường và ký thêm một cái phụ lục hợp đồng phẩn phá dỡ nữa là OK.

Thắc mắc:
CHủ đầu tư:
Khi chủ đầu tư vừa đầu tư xây dựng song tại sao lại phá đi ngay nhỉ, như vậy thì tài sản này kế toán sẽ ghi như thế nào, bình thường thì sẽ ghi tăng giá trị TSCĐ hoặc tài sản lưu động. Nhưng muốn thanh lý hạng mục thì ít nhất cũng phải có thời gian để khấu hao tài sản đó chứ.
Hạng mục đó xây song rồi lại phá đi vậy thì Dự án không khả thi rồi, sao vẫn đầu tư: Cái này xem lại đợn vị lập dự án or BCKTKT

Trường hợp trên Kiểm toán mà sờ vào thì chắc x(.

Thân./.
 
Trong phần Phụ lục 02 hướng dẫn lập biểu báo cáo của TT33 (được nói rõ hơn trong TT19) là "chi phí đầu tư đề nghị duyệt bỏ không tính vào giá trị tài
sản hình thành qua đầu tư: Phản ánh toàn bộ những khoản đã chi phí nhưng do nguyên nhân khách quan: thiên tai (bão, lụt, cháy nổ),... làm thiệt hại, được cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép duyệt bỏ không tính vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư"
Nếu hiểu như vậy thì nguyên nhân chủ đầu tư đề nghị không được tính là nguyên nhân khách quan mà là nguyên nhân chủ quan rồi.
Do đó, mình nghĩ là chi phí đó vẫn đựoc tính vào tài sản hình thành qua đầu tư chư nhỉ
 
Các bác hiểu sai vấn đề rồi, ở đây là người ta đang hỏi những công việc xảy ra trong quá trình thi công( thảo dỡ, điều chỉnh...) có được xác định vào những danh mục không được ghi vào tài sản hay không thôi, còn khi thảo dỡ là dĩ nhiên là được phép của CĐT rồi!
 
Chào các bác!
Việc thực hiện lần 1 vẫn được chủ đầu tư chấp nhận thanh toán cho đơn vị nhà thầu, và sau đó phải phá dỡ và thực hiện lại; Nghe trường hợp này có vẻ khá thú vị về tình huống đưa ra; Như vậy theo em nghĩ chỉ xảy ra ở các công trình ở vốn tư nhân, chứ vốn nhà nước mà làm như thế này thì ... :((
Trường hợp chủ đầu tư vẫn đề nghị quyết toán thì phần chi phí thực hiện lần 1 vẫn được tính vào giá trị tài sản theo quy định.
MỌi người có ý kiến thảo luận thêm nhé!
 
Chào các bác!
Việc thực hiện lần 1 vẫn được chủ đầu tư chấp nhận thanh toán cho đơn vị nhà thầu, và sau đó phải phá dỡ và thực hiện lại; Nghe trường hợp này có vẻ khá thú vị về tình huống đưa ra; Như vậy theo em nghĩ chỉ xảy ra ở các công trình ở vốn tư nhân, chứ vốn nhà nước mà làm như thế này thì ... :((
Trường hợp chủ đầu tư vẫn đề nghị quyết toán thì phần chi phí thực hiện lần 1 vẫn được tính vào giá trị tài sản theo quy định.
MỌi người có ý kiến thảo luận thêm nhé!

Em thấy kiểu gì Chủ đầu tư chẳng phải Quyết toán phần chi phí thực hiện này chứ. Để kế toán còn ghi tăng tài sản nữa mà, rồi cuối năm còn làm báo cáo xem số tiền đầu tư đấy đầu tư cái gì, nó đâu..Nhưng còn vấn đề là vừa đầu tư song, kế toán cũng ghi tăng TSCĐ rồi, giờ lại phá đi thì xử lý thế nào???
Em cũng gặp 1 TH tương tự thế này rồi: Phá thì cứ phá, Kế toán vẫn ghi tăng TSCĐ nhưng để sau 1 năm mới làm thanh lý (phá dỡ hạng mục đấy đi, những cái gì có thể thu hồi tận dụng được thì thu hồi, tính đơn giá cho nó).

Thân./.
 
Chào các Bac!

Trường hợp của bạn đưa ra rất hay, mình có ý kiến như thế này:

- Bên nhà thầu: Vẫn làm thanh Quyết toán như bình thường và ký thêm một cái phụ lục hợp đồng phẩn phá dỡ nữa là OK.

Thắc mắc:
CHủ đầu tư:
Khi chủ đầu tư vừa đầu tư xây dựng song tại sao lại phá đi ngay nhỉ, như vậy thì tài sản này kế toán sẽ ghi như thế nào, bình thường thì sẽ ghi tăng giá trị TSCĐ hoặc tài sản lưu động. Nhưng muốn thanh lý hạng mục thì ít nhất cũng phải có thời gian để khấu hao tài sản đó chứ.
Hạng mục đó xây song rồi lại phá đi vậy thì Dự án không khả thi rồi, sao vẫn đầu tư: Cái này xem lại đợn vị lập dự án or BCKTKT

Trường hợp trên Kiểm toán mà sờ vào thì chắc x(.

Thân./.

Việc này mình xin có ý kiến như sau:
1. Khi nhận thi công công Nhà thầu không cần quan tâm đến đối tác là tư nhân hay nhà nước. Tuy nhiên việc thi công nếu phát sinh theo phần thảo dỡ để có thể thanh toán được: Khối lượng phát sinh phải được CĐT(NQĐĐT) phê duyệt và ở công trường phải có biên bản xử lý.
2. Đương nhiên khi tháo dỡ là được phép của CĐT rồi do đó công trình vẫn quyết toán bình thường, nhưng khi quyết toán vốn đầu tư thì phần việc này không được ghi vào tài sản cố định hình qua đầu tư (vì nằm nằm trong trường hợp bấc khả kháng, nguyên nhân khách quan....).
3. Do vậy vấn đền thanh toán nếu được CĐT duyệt thi không có vấn đề gì./. Ok!
 
  • Like
Các tương tác: vnc
Back
Top