Hỏi về hệ số 1.15 khi tính khối lượng san nền.

  • Khởi xướng Khởi xướng omerta
  • Ngày gửi Ngày gửi

omerta

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
13/5/08
Bài viết
24
Điểm tích cực
1
Điểm thành tích
3
Tuổi
41
Xin chào cả nhà ạ!

Chả là em đọc một bản tính khối lượng san nền của một công trình xây cột mốc biên giới. Khi tính xong khối lượng đất đào theo phương pháp chia ô lưới, người thiết kế được khối lượng đào là số A. Sau đó, người này kết luận: tổng khối lượng đào và vận chuyển là: B = A x 1.15 đồng thời đem số B này vào tính dự toán. Làm như thế có đúng không ạ? Hệ số 1.15 này là hệ số gì? Lấy theo tiêu chuẩn nào ạ?

Mong mọi người giúp đỡ ạ! Em xin cám ơn.
 
Last edited by a moderator:
như thế là sai. Cứ đưa vào dự toán khối lượng tính theo thể tích hình học thôi. Còn dự toán sẽ tính hao hụt vật tư (nhân với 1,22 đối với cát chẳng hạn)
 
như thế là sai. Cứ đưa vào Dự toán khối lượng tính theo thể tích hình học thôi. Còn dự toán sẽ tính hao hụt vật tư (nhân với 1,22 đối với cát chẳng hạn)

Em đồng tình với bác là chỉ nên lấy thể tích hình học tính được là con số cuối cùng và không liên quan gì đến hao hụt vật tư.
ACE nào có nhận định gì thêm không ạ?
 
Xin chào cả nhà ạ!

Chả là em đọc một bản tính khối lượng san nền của một công trình xây cột mốc biên giới. Khi tính xong khối lượng đất đào theo phương pháp chia ô lưới, người thiết kế được khối lượng đào là số A. Sau đó, người này kết luận: tổng khối lượng đào và vận chuyển là: B = A x 1.15 đồng thời đem số B này vào tính dự toán. Làm như thế có đúng không ạ? Hệ số 1.15 này là hệ số gì? Lấy theo tiêu chuẩn nào ạ?

Mong mọi người giúp đỡ ạ! Em xin cám ơn.
Xin bạn nói rõ thêm là B là tổng khối lượng đào và vận chuyển đi đâu? để làm gì?
Theo mình là người đó tính khối lượng B là khối lượng vận chuyển từ nền đào đến nền đắp. Khi đó, do nền đắp phải được đầm nén đến độ chặt yêu cầu nên khối lượng đất trong nền đắp V1 sẽ khác với khối lượng đất cần lấy ở nền đào. Vì vậy, khối lượng đất cần vận chuyển từ nền đào sẽ là : V = V1 * Ke (trong đó Ke là hệ số điều chỉnh)
 
  • Like
Các tương tác: hailh
Xin bạn nói rõ thêm là B là tổng khối lượng đào và vận chuyển đi đâu? để làm gì?
Theo mình là người đó tính khối lượng B là khối lượng vận chuyển từ nền đào đến nền đắp. Khi đó, do nền đắp phải được đầm nén đến độ chặt yêu cầu nên khối lượng đất trong nền đắp V1 sẽ khác với khối lượng đất cần lấy ở nền đào. Vì vậy, khối lượng đất cần vận chuyển từ nền đào sẽ là : V = V1 * Ke (trong đó Ke là hệ số điều chỉnh)
Chào freeway2207.

Theo tôi, giả định tại dòng chữ đỏ (trong bài trích) có lẽ là chưa chính xác. Bởi thành viên omerta đã nói rõ: bảng tính khối lượng san nền của một công trình và cách tính khối lượng san nền theo phương pháp chia ô lưới, tức ta hiểu đây là khối lượng đất cần đào để có mặt bằng và vận chuyển đất thừa đổ thải, không phải là tính toán lượng đất đào dùng để đắp. Do đó, hệ số 1, 15 là sai.

Về hệ số chuyển đổi bình quân từ đất đào sang đất đắp thì tôi hoàn toàn nhất trí với bạn. Tuy nhiên cũng không có hệ số 1,15 thì phải.
 
Xin bạn nói rõ thêm là B là tổng khối lượng đào và vận chuyển đi đâu? để làm gì?
Theo mình là người đó tính khối lượng B là khối lượng vận chuyển từ nền đào đến nền đắp. Khi đó, do nền đắp phải được đầm nén đến độ chặt yêu cầu nên khối lượng đất trong nền đắp V1 sẽ khác với khối lượng đất cần lấy ở nền đào. Vì vậy, khối lượng đất cần vận chuyển từ nền đào sẽ là : V = V1 * Ke (trong đó Ke là hệ số điều chỉnh)

Đất đào là đất cấp III ạ, khối lượng đất vận chuyển để đổ đi, không đắp vào đâu cả ạ. Đây không phải là đào để đắp. Vậy nên tính thế là sai nhỉ, anh freeway2207 nhể!?
 
Khối lượng đất đào để đổ đi tính đúng bằng KL đo thực tế phải đào, không nhân với hệ số, khối lượng đất vận chuyển đi tính đúng bằng KL đo tại nơi đào. Chỉ khi tính KL cần đào để đắp thì mới lấy KL đo tại nơi đắp nhân với hệ số (hệ số này phụ thuộc vào độ đầm chặt của nơi đắp). Để rõ hơn có thể xem phần thuyết minh công tác đào trong định mức 1776.
 
Vâng, cám ơn các bác!
Túm lại, không có hệ số hệ siếc gì hết. Nếu có, cũng không phải là 1.15.
Chúc các bác một ngày...giữa tuần vui vẻ. Khi nào đau đầu, em sẽ quấy rầy các bác sau.
 
Các bạn kết luận 1,15 đưa vào sai là chưa chính xác, và ở đây cũng đâu có dùng cát san lấp đâu mà tính hệ số lu lèn 1,22.
Bản vẽ ghi khối lượng đào và vận chuyển tổng cộng là B=Ax1,15 là chưa chính xác thôi. Ở đây bản vẽ phải thể hiện 02 mục
1- Khối lượng đào: B=A
2- Khối lượng vận chuyển để đổ đi: B1=Ax1,15
Hệ số : 1,15 là hệ số chuyển đổi bình quân từ đất đào sang đất đắp ( Hay còn gọi là hệ số tơi xốp: đào 1m3 đất chặt sẽ được 1,15 m3 đất rời ). Khi đưa lên xe vận chuyển đi là khối đất rời rồi các bạn ah!
Hệ số này được quy định tại trang 31 bộ định mức kèm theo văn bản 1776/BXD-VP ngày 16-08-2007
Ở đây hệ số phải áp dụng là 1,16 mới đúng. Nhưng người thiết kế đưa vào 1,15 vẫn có thể chấp nhận được.
Chúc các bạn thành công !
 
Bạn đọc lại nguyên văn thuyết minh trong 1776, phần
Chương II: Công tác đào, đắp đất, đá, cát
Thuyết minh
.....
- Định mức vận chuyển tính cho 1m3 đất đào đo tại nơi đào đã tính đến hệ số nở rời của đất.
....
Như vậy trong định mức đã tính đến độ nở rời, trong dự toán không cần nhân hệ số
 
Các bạn kết luận 1,15 đưa vào sai là chưa chính xác, và ở đây cũng đâu có dùng cát san lấp đâu mà tính hệ số lu lèn 1,22.
Bản vẽ ghi khối lượng đào và vận chuyển tổng cộng là B=Ax1,15 là chưa chính xác thôi. Ở đây bản vẽ phải thể hiện 02 mục
1- Khối lượng đào: B=A
2- Khối lượng vận chuyển để đổ đi: B1=Ax1,15
Hệ số : 1,15 là hệ số chuyển đổi bình quân từ đất đào sang đất đắp ( Hay còn gọi là hệ số tơi xốp: đào 1m3 đất chặt sẽ được 1,15 m3 đất rời ). Khi đưa lên xe vận chuyển đi là khối đất rời rồi các bạn ah!
Hệ số này được quy định tại trang 31 bộ định mức kèm theo văn bản 1776/BXD-VP ngày 16-08-2007
Ở đây hệ số phải áp dụng là 1,16 mới đúng. Nhưng người thiết kế đưa vào 1,15 vẫn có thể chấp nhận được.
Chúc các bạn thành công !

Khối lượng đào chuyển đi = Khối lượng tính theo kích thước hình học = A
Khối lượng đất vận chuyển đi = khối lượng đào = A

Trong định mức 1776/BXD - VP đã nói rất rõ rồi ạ. Nếu dự toán không lý giải được thì em quyết cắt chết vụ này! Nếu lý giải được em sẽ ghi lại những gì họ lý giải lên đây để ...các anh quyết.
Cám ơn các anh một lần nữa!
 
Thấy anh em bàn luận sôi nổi quá, tôi xin tham gia thêm.
khối lượng đất vận chuyển đi tính đúng bằng KL đo tại nơi đào.
Điều này cũng chưa hoàn toàn chính xác, vì còn phụ thuộc và quá trình điều phối đất đào. Ví dụ, ngay tại đó cần phải dùng một lượng đất dùng để đắp thì tận dụng đất đào ra để đắp. Do đó, lượng đất vận chuyển = lượng đất đào - (lượng đất đắp theo thiết kế x hệ số chuyển đổi).

Các bạn kết luận 1,15 đưa vào sai là chưa chính xác, và ở đây cũng đâu có dùng cát san lấp đâu mà tính hệ số lu lèn 1,22.
Bản vẽ ghi khối lượng đào và vận chuyển tổng cộng là B=Ax1,15 là chưa chính xác thôi. Ở đây bản vẽ phải thể hiện 02 mục
1- Khối lượng đào: B=A
2- Khối lượng vận chuyển để đổ đi: B1=Ax1,15
Hệ số : 1,15 là hệ số chuyển đổi bình quân từ đất đào sang đất đắp ( Hay còn gọi là hệ số tơi xốp: đào 1m3 đất chặt sẽ được 1,15 m3 đất rời ). Khi đưa lên xe vận chuyển đi là khối đất rời rồi các bạn ah!
Hệ số này được quy định tại trang 31 bộ định mức kèm theo văn bản 1776/BXD-VP ngày 16-08-2007
Ở đây hệ số phải áp dụng là 1,16 mới đúng. Nhưng người thiết kế đưa vào 1,15 vẫn có thể chấp nhận được.
Chúc các bạn thành công !
Đất vận chuyển đổ đi đã tính đến hệ số nở rời. Do đó, không phải nhân thêm bất kỳ hệ số nào khác.
 
Gửi bạn Nguyenhuutrinh: Thế là bạn đã sai cơ bản trong công tác lập dự toán rồi. Trong phần định mức. Công tác đào bằng thủ công đi
VD: AB.1171 đào đất nền đường làm mới cấp IV có định mức: 1,38 công (bậc 3/7)/1m3. Đây không phải là hệ số tơi xốp của đất.
Vậy bạn đã hiểu nhầm hệ số nhân công sang hệ số tơi xốp rồi đó.
Mặt khác trên mình có nói rõ hạng mục san nền trên phải chia ra làm 2 công tác khác nhau:
- Công tác đào: B=A
- Công tác vận chuyển: B=Ax1,15 (1,15 mới là hệ số tơi xốp)
Theo lý thuyết thì đào lên thì đắp một phần hoặc đắp hết nhưng ở đây có thể chỉ có nền đào thôi. Nên người thiết kế không có khối lượng đắp. Người thiết kế ở vùng đấy sẽ biết được những điều đó. Cũng có thể có vài khả năng do tính chất của đất người thiết kế không đem vào tận dụng để đắp mà phải sủ dụng một số loại vật liệu khác thay thế. Mình nên tôn trong thiết kế đưa ra.
Gửi bạn xem xét lại!
 
Last edited by a moderator:
Thấy các anh em tranh luận đi lại nhiều quá, mình cũng xin tham gia một chút: Thực ra những gì các anh em đang tranh luận đã nói rất rõ trong phần thuyết minh chương II, công tác đào đắp của ĐM 1776 rồi còn gì (Mời xem ngay tại đây), mình xin tổng hợp lại theo hướng phân ra các tình huống:
*Đào, rồi vận chuyển đi đổ:
- Khối lượng đào được đo tại nơi đào (hay gọi là đất nguyên thổ) = A
- Khối lượng vận chuyển đi đổ cũng là A, vì trong ĐM vận chuyển đã tính đến hệ số nở rời của đất
* Đào từ chỗ X đến đắp ở chỗ Y:
- Khối lượng cần đắp đo tại nơi cần đắp (chỗ Y) là A
- Khối lượng đất cần đào sẽ là: A=B*kcd, trong đó B là đất nguyên thổ tại nơi định đào (nơi X), và Kcd là hệ số chuyển đổi từ đất đào sang đất đắp, hệ số này cũng quy định tại ĐM1776 Mời xem tại đây
*Lưu ý thêm: Nếu đắp cát thì VL cát đã có trong Định mức đơn giá, đắp K80,90,95 hay 98 đều đã có hệ số đàm chặt là 1,22. Riêng đắp đất VL thì chưa có trong ĐM,ĐG nên các bác nên có mã TT tính thêm VL là đất cần đắp
 
cho em hỏi: trong định mức tại sao khi san lấp cát cho dù hệ số k là bao nhiêu cũng lấy hệ số qui đổi là 1.22 vậy.như vậy có đúng hay không??? xin các pro chỉ giáo
 
Cảm ơn bác Vinh đã giải thích rõ nhưng đối với công tác đắp cát mặt bằng tàu hút thì vật liệu cát cần cung cấp = Khối lượng đắp * 1,22 không? VÌ TRONG ĐỊNH MỨC NÀY KO NÓI ĐẾN VẬT LIỆU, em rất phân vân... mong bác chỉ giúp.
 
Back
Top