Em hỏi các bác chút...về công tác bê tông đúc sẵn

dang thanh tuan

Thành viên rất năng động
Tham gia
30/1/09
Bài viết
100
Điểm tích cực
8
Điểm thành tích
18
Tuổi
40
Công tác lắp dựng tấm đan :

+ AG.13221 Sản xuất, lắp đặt cốt thép bê tông đúc sẵn, cốt thép tấm đan, hàng rào, cửa sổ, lá chớp, nan hoa con sơn (1)
+ AG.11413 Sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn, bê tông tấm đan, mái hắt, lanh tô, đá 1x2, mác 200 (2)
+ AF.81152 Ván khuôn cho bê tông đổ tại chỗ, ván khuôn gỗ, ván khuôn lanh tô, lanh tô liền mái hắt, máng nước, tấm đan (3).

Em muốn hỏi các bác là : khi áp dụng hai công tác đầu tiên ( 1) và (2)..thì áp dung công tác thứ (3) có hợp lý ko...
vi theo em nghĩ 2 công tác trên là Bê tông đúc sẵn...công tác (3) ván khuôn lại là ván khuôn bê tông đổ tại chỗ
 
1 nguyên tắc quan trọng khi lập dự toán là đảm bảo sự thống nhất giữa các thành phần mã hiệu công việc.
Khi bạn đã dùng mã hiệu sản xuất bê tông đúc sẵn ( ở trường hợp này là tấm đan ) thì phải thống nhất khi sử dụng mã hiệu sản xuất lắp đặt cốt thép, ván khuôn cũng phải là cốt thép đúc sẵn và ván khuôn đúc sẵn ( mã hiệu AG.31300 ).

Thân chào.
 
Công tác lắp dựng tấm đan :

+ AG.13221 Sản xuất, lắp đặt cốt thép bê tông đúc sẵn, cốt thép tấm đan, hàng rào, cửa sổ, lá chớp, nan hoa con sơn (1)
+ AG.11413 Sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn, bê tông tấm đan, mái hắt, lanh tô, đá 1x2, mác 200 (2)
+ AF.81152 Ván khuôn cho bê tông đổ tại chỗ, ván khuôn gỗ, ván khuôn lanh tô, lanh tô liền mái hắt, máng nước, tấm đan (3).

Em muốn hỏi các bác là : khi áp dụng hai công tác đầu tiên ( 1) và (2)..thì áp dung công tác thứ (3) có hợp lý ko...
vi theo em nghĩ 2 công tác trên là Bê tông đúc sẵn...công tác (3) ván khuôn lại là ván khuôn bê tông đổ tại chỗ
Rõ ràng bạn không thể áp dụng như vậy được.
Đã là bê tông đúc sẵn thì các công tác ván khuôn, cốt thép, bê tông đều phải áp theo mã đúc sẵn, ngoài ra bạn còn phải thêm công việc LẮP ĐẶT hoặc LẮP DỰNG, và Vận chuyển (nếu cần thiết)
 
- Công tác bê tông đúc sẵn thì các công tác chuẩn bị đổ (ván khuân, cốt thép, lắp chi tiết đặt sẵn ...) cũng phải tương tự như yếu tố thi công bê tông đúc sẵn như các đồng nghiệp đã trình bày.
- Việc vận dụng mã cho công tác cốp pha thì mình có ý kiến thế này. Thường thì bê tông đúc sẵn thường có yêu cầu kỹ thuật cao, sai số ít.
- Do đó hiện nay, ngoài những chi tiết đơn giản thì dùng cốp pha gỗ. Còn hầu hết đều sử dụng cốp pha thép bạn ạh.
 
- Công tác bê tông đúc sẵn thì các công tác chuẩn bị đổ (ván khuân, cốt thép, lắp chi tiết đặt sẵn ...) cũng phải tương tự như yếu tố thi công bê tông đúc sẵn như các đồng nghiệp đã trình bày.
- Việc vận dụng mã cho công tác cốp pha thì mình có ý kiến thế này. Thường thì bê tông đúc sẵn thường có yêu cầu kỹ thuật cao, sai số ít.
- Do đó hiện nay, ngoài những chi tiết đơn giản thì dùng cốp pha gỗ. Còn hầu hết đều sử dụng cốp pha thép bạn ạh.
Nếu lanhto liền mái hắt thì khối lượng ván khuôn được tính như thế nào ạ?
 
Nếu lanhto liền mái hắt thì khối lượng ván khuôn được tính như thế nào ạ?
Chào bạn.
- Theo hướng dẫn tại Quyết định số 788/QĐ-BXD ngày 26/8/2010 thì:
+ "Khối lượng xây dựng công trình phải được đo đếm tính toán theo trình tự phù hợp với quy trình công nghệ, trình tự thi công xây dựng công trình. Khối lượng đo bóc cần thể hiện được tính chất, kết cấu công trình vật liệu chủ yếu sử dụng và phương pháp thi công thích hợp đảm bảo đủ điều kiện để xác định được chi phí xây dựng".
+ " Khối lượng ván khuôn được đo bóc theo bề mặt tiếp xúc giữa ván khuôn và bê tông (kể cả phần ván khuôn nhô ra theo tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc chỉ dẫn) và phải trừ các khe co dãn, các lỗ rỗng trên bề mặt kết cấu bê tông có diện tích >1m2, chỗ giao nhau giữa móng và dầm, cột với tường, dầm với dầm, dầm với cột, dầm và cột với sàn, tấm đan ngàm tường ... được tính một lần"
- Do đó trường hợp bạn hỏi thì về cơ bản cần được phân ra 2 trường hợp:
+ Trường hợp 1: Nếu bạn sử dụng phương pháp đúc lanh tô, liền mái hắt bằng phương pháp đúc tại chỗ, khi đó diện tích ván khuôn S=S1+S2. Trong đó S1 là diện tích mặt dưới của cấu kiện (có trừ phần ngàm tường), S2 là diện tích xung quanh của cấu kiện (có trừ phần giao tường).
Trong trường hợp cấu kiện có lỗ diện tích >1m2 và bạn sử dụng ván khuôn có kích cỡ trung bình thì phải trừ diện tích các lỗ này (nhưng lại phải cộng thêm diện tích xung quanh của lỗ). Nhưng nếu bạn sử dụng ván khuôn có kích cỡ lớn (1,5x2m) khi thi công theo yêu cầu kỹ thuật thì bạn không phải trừ diện tích lỗ trên cho dù diện tích của nó là bao nhiêu (vì theo yêu cầu kỹ thuật mà).
+ Trường hợp 2: Nếu bạn sử dụng phương pháp đúc sẵn sau đó lắp đặt, thì khối lượng ván khuôn lanh tô liền mái hắt của bạn sẽ được tính bằng diện tích xung quanh của cấu kiện (không trừ phần giao tường).
Thông thường việc tính ván khuôn phụ thuộc rất nhiều vào Phương pháp thi công, cụ thể là hướng đổ bê tông của cấu kiện, vừa đảm bảo các yêu cầu về mặt kỹ thuật (ngoài việc đảm bảo hình dáng của cấu kiện nó còn phải đỡ cấu kiện trong thời gian Bê tông chưa đạt được cường độ, ...) vừa đảm bảo tính hiệu quả kinh tế tức là dung hòa được các yếu tố: Diện tích ván khuôn là thấp nhất, tính luân chuyển cao, thuận tiện trong việc lắp đặt và tháo dỡ ....
 
Last edited by a moderator:
Back
Top