Trao đổi về cách bóc tách khối lượng!

Đinh Tấn Linh

Quản trị cấp cao
Tham gia
21/11/07
Bài viết
1.515
Điểm tích cực
723
Điểm thành tích
113
Nơi ở
Cư M'gar - Đắk Lắk
Trao đổi về cách bóc tách tiên lượng trong dự toán.
Hiện nay việc bóc tách khối lượng từ bản vẽ thi công đang có rất nhiều cách.
Mỗi người làm dự toán đều chọn cho mình những cách mà họ thấy tối ưu và nhanh nhất. Vì vậy có những trường hợp xảy ra như sau: Với 1 bản vẽ thiết kế thì mỗi người sẽ cho ra những dự toán về công trình khác nhau. Với những giá trị xây dựng cho công trình khác nhau như thế.
Nguyên nhân là do người bóc tách khối lượng để làm dự toán, người thì tính từ dưới lên, từ trên xuống, từ trái qua phải….
Điều đó làm cho xác xuất sai số và có sự không đồng nhất. Vậy thì khi nào nhà nước quản lý ban hành một cách bóc tách khối lượng từ bản vẽ thiết kế theo 1 chuẩn mực nào đó không nhỉ? Điều đó sẽ hạn chế được những con số “sai lệch” không đáng có. Các bác có nghĩ như vậy không?
Có thể điều này sẽ gây ra khó khăn cho những người đã làm dự toán lâu năm nhưng tôi hy vọng nó sẽ là một biện pháp tốt.
Mong nhận được sự góp ý của các bác!
 
Trao đổi về cách bóc tách tiên lượng trong dự toán.
Hiện nay việc bóc tách khối lượng từ bản vẽ thi công đang có rất nhiều cách.
Mỗi người làm dự toán đều chọn cho mình những cách mà họ thấy tối ưu và nhanh nhất. Vì vậy có những trường hợp xảy ra như sau: Với 1 bản vẽ thiết kế thì mỗi người sẽ cho ra những dự toán về công trình khác nhau. Với những giá trị xây dựng cho công trình khác nhau như thế.
Nguyên nhân là do người bóc tách khối lượng để làm dự toán, người thì tính từ dưới lên, từ trên xuống, từ trái qua phải….Điều đó làm cho xác xuất sai số và có sự không đồng nhất.

Cái này thì mình đồng ý với bạn ở điểm chúng ta chưa thực sự thống nhất với nhau về cách tính toán từ trên xuống hay từ dưới lên...Tuy nhiên, sẽ không có nhiều sai lệch trong giá trị xây dựng của mỗi công trình. Sự sai lệch nhiều chứng tỏ một điều là người làm dự toán chưa nắm hết được những điều cơ bản trong việc bóc tách khối lượng cũng như khả năng tư duy để có một bản tính hoàn hảo và đúng đắn nhất có thể. Việc tính từ trên xuống hay từ dưới lên không ảnh hướng đến giá trị xây dựng của công trình.

tanlinh nói:
Vậy thì khi nào nhà nước quản lý ban hành một cách bóc tách khối lượng từ bản vẽ thiết kế theo 1 chuẩn mực nào đó không nhỉ? Điều đó sẽ hạn chế được những con số “sai lệch” không đáng có. Các bác có nghĩ như vậy không?
Có thể điều này sẽ gây ra khó khăn cho những người đã làm dự toán lâu năm nhưng tôi hy vọng nó sẽ là một biện pháp tốt.

Việc ban hành một quy cách để bóc khối lượng từ bản vẽ thiết kế thì không khó, nhưng nó sẽ làm thay đổi không ít cho những người làm dự toán: người làm dự toán lâu năm sẽ có cách để làm cho việc tính toán phù hợp, nhanh theo cách họ hiểu hơn; còn người mới bước vào làm dự toán thì mày mò tập làm dự toán. Nếu chúng ta áp dụng chung cho tất cả mọi người làm dự toán thì vô tình nó sẽ khiến cho người lâu năm đi về lại với phần tính toán gần như cơ bản( sẽ làm mất thời gian) còn nếu áp dụng cho những người làm dự toán lâu năm thì những người mới bước vào nghề sẽ khó mà theo kịp để hiểu. Nhiều khi, người mới bắt đầu làm dự toán nhưng có tư duy toán học, lại có thể giải quyết vấn đề nhanh hơn các dự toán sư lâu năm thì sao? Và cũng còn nhiều cái xung quanh việc làm dự toán nữa, đó là yếu tốt kinh nghiệm...Mong rằng mọi người sẽ góp ý thêm cho suy nghĩ của mình. Thân chào!
 
Cái này thì mình đồng ý với bạn ở điểm chúng ta chưa thực sự thống nhất với nhau về cách tính toán từ trên xuống hay từ dưới lên...Tuy nhiên, sẽ không có nhiều sai lệch trong giá trị xây dựng của mỗi công trình. Sự sai lệch nhiều chứng tỏ một điều là người làm dự toán chưa nắm hết được những điều cơ bản trong việc bóc tách khối lượng cũng như khả năng tư duy để có một bản tính hoàn hảo và đúng đắn nhất có thể. Việc tính từ trên xuống hay từ dưới lên không ảnh hướng đến giá trị xây dựng của công trình.
Mình chưa đồng ý với khoalongvietjsc ở điểm là do người làm dự toán không nắm vững nên khi bóc tách khối lượng theo những cách khác nhau cho ra những kết quả khác nhau. Đây là một điều mình đã được nghe, và kiểm chứng lại từ những người khác rồi.
Việc ban hành một quy cách để bóc khối lượng từ bản vẽ thiết kế thì không khó, nhưng nó sẽ làm thay đổi không ít cho những người làm dự toán: người làm dự toán lâu năm sẽ có cách để làm cho việc tính toán phù hợp, nhanh theo cách họ hiểu hơn; còn người mới bước vào làm dự toán thì mày mò tập làm dự toán. Nếu chúng ta áp dụng chung cho tất cả mọi người làm dự toán thì vô tình nó sẽ khiến cho người lâu năm đi về lại với phần tính toán gần như cơ bản( sẽ làm mất thời gian) còn nếu áp dụng cho những người làm dự toán lâu năm thì những người mới bước vào nghề sẽ khó mà theo kịp để hiểu. Nhiều khi, người mới bắt đầu làm dự toán nhưng có tư duy toán học, lại có thể giải quyết vấn đề nhanh hơn các dự toán sư lâu năm thì sao? Và cũng còn nhiều cái xung quanh việc làm dự toán nữa, đó là yếu tốt kinh nghiệm...Mong rằng mọi người sẽ góp ý thêm cho suy nghĩ của mình. Thân chào!
Mình cũng đã đề cập việc gây ra khó khăn thậm chí mất thời gian cho những nhà "dự toán gia" lâu năm. Nhưng để có thể thống nhất được thì chúng ta phải chấp nhận điều đó. Khi có một quy định cụ thể thì.... "cứ thế mà làm", công việc thẩm tra (thẩm định) dự toán cũng sẽ thuận lợi cho các cơ quan chức năng hơn.
MOng nhận được sự đóng góp ý kiến thêm của các bạn!
 
Mình cũng đã đề cập việc gây ra khó khăn thậm chí mất thời gian cho những nhà "dự toán gia" lâu năm. Nhưng để có thể thống nhất được thì chúng ta phải chấp nhận điều đó. Khi có một quy định cụ thể thì.... "cứ thế mà làm", công việc thẩm tra (thẩm định) dự toán cũng sẽ thuận lợi cho các cơ quan chức năng hơn.
MOng nhận được sự đóng góp ý kiến thêm của các bạn!

Ỏ đây, nếu có một quy cách bóc mới, sát với thực tế, thì có lẽ đó sẽ là cách tính mới, mang tính tư duy toán học cao chứ nó không đơn thuần là một cách tính đơn giản như ban đầu. Vì vậy, nó sẽ là khó khăn cho những người mới bắt đầu chứ không phải là khó khăn của những dự toán sư có kinh nghiệm. Một yêu cầu đặt ra của chúng ta là hoàn thành công việc nhanh gọn, có tổ chức, có tính khoa học cao, vì vậy nếu ban hành quy cách mới thì nó phải mang tính tư duy mới và khoa học hơn chứ. Việc thay đổi quy cách tính toán và tư duy sẽ thay đổi từ trong việc thay đổi quy trình giảng dạy tại các trường Cao Đẳng, Đại học, đó quả là một vấn đề hơi khó. Tuy nhiên, để có một quy trình tính toán chung, phù hợp và dễ dàng cho tất cả các bên thì cũng rất là hay. Nhưng có thể nó sẽ làm cho tư duy tính toán có thể dừng lại một mức nào đó, không có nhiều tư duy để áp dụng. Vô hình chung, nó sẽ tạo ra một bước dừng cho các dự toán sư, điều đó sẽ ực kỳ nguy hiểm. Và khi đó, chúng ta sẽ không có chuyện đề cập đến "kinh nghiệm". Mong mọi người góp ý thêm. Thân chào!
 
Chuyện kinh nghiệm lập dự toán thì vẫn có thể phát huy chứ không thể mất đi điều này. Vì thực sự ra khi thay đổi 1 phần cách tính thì sau 1 thời gian có nhà dự toán lâu năm sẽ quen dần thôi. Và sự quen dần của họ chính là dựa vào kinh nghiệm của họ đó.

Còn chuyện thay đổi các nào thì thì phải từ từ và có lộ trình cụ thể!

khoalongvietjsc có đề cập tới chuyện thay đổi quy trình giảng dạy tại các trường cao đẳng, đại học? Qua thăm dò của mình thì phần lớn các trường đều dạy theo phương pháp tính từ dưới lên theo quá trình thi công.

Phần lớn ở các đơn vị tư vấn hiện nay cũng thực hiện theo cách này. Vậy thì nếu có một quy định mới thì theo cách này, vì đây có thể thấy là cách tối ưu mà.
 
Thông

Thông tư về Phương pháp đo bóc khối lượng công việc xây dựng đang được gấp rút hoàn thành để gửi lấy ý kiến lần thứ 3. Dự kiến Bộ Xây dựng sẽ ký quyết định ban hành Thông tư này vào cuối năm 2007. Chúng ta chờ để nghiên cứu Thông tư này nhé.
 
Cái này thì mình đồng ý với bạn ở điểm chúng ta chưa thực sự thống nhất với nhau về cách tính toán từ trên xuống hay từ dưới lên...Tuy nhiên, sẽ không có nhiều sai lệch trong giá trị xây dựng của mỗi công trình. Sự sai lệch nhiều chứng tỏ một điều là người làm dự toán chưa nắm hết được những điều cơ bản trong việc bóc tách khối lượng cũng như khả năng tư duy để có một bản tính hoàn hảo và đúng đắn nhất có thể. Việc tính từ trên xuống hay từ dưới lên không ảnh hướng đến giá trị xây dựng của công trình.
Việc ban hành một quy cách để bóc khối lượng từ bản vẽ thiết kế thì không khó, nhưng nó sẽ làm thay đổi không ít cho những người làm dự toán: người làm dự toán lâu năm sẽ có cách để làm cho việc tính toán phù hợp, nhanh theo cách họ hiểu hơn; còn người mới bước vào làm dự toán thì mày mò tập làm dự toán. Nếu chúng ta áp dụng chung cho tất cả mọi người làm dự toán thì vô tình nó sẽ khiến cho người lâu năm đi về lại với phần tính toán gần như cơ bản( sẽ làm mất thời gian) còn nếu áp dụng cho những người làm dự toán lâu năm thì những người mới bước vào nghề sẽ khó mà theo kịp để hiểu. Nhiều khi, người mới bắt đầu làm dự toán nhưng có tư duy toán học, lại có thể giải quyết vấn đề nhanh hơn các dự toán sư lâu năm thì sao? Và cũng còn nhiều cái xung quanh việc làm dự toán nữa, đó là yếu tốt kinh nghiệm...Mong rằng mọi người sẽ góp ý thêm cho suy nghĩ của mình. Thân chào!

Tôi hoàn toàn đồng ý với bạn về ý kiến này, đúng là việc tính từ trên xuống hay từ dưới lên không hoặc ít ảnh hướng đến giá trị xây dựng của công trình. Chỉ là kinh nghiệm và tư duy toán học thôi. Tôi thường bóc tách khối lượng từ dưới lên theo đúng các công tác tuần tự trong quá trình triển khai thi công. Theo tôi, bóc tách kiểu gì cũng được, miễn khoa học, Rõ ràng, đọc dễ hiểu, tuần tự để không thiếu các nội dung công tác, dễ kiểm tra. Còn các anh em nghĩ sao về cách làm của tôi ? Cảm ơn !
 
Tôi hoàn toàn đồng ý với bạn về ý kiến này, đúng là việc tính từ trên xuống hay từ dưới lên không hoặc ít ảnh hướng đến giá trị xây dựng của công trình. Chỉ là kinh nghiệm và tư duy toán học thôi. Tôi thường bóc tách khối lượng từ dưới lên theo đúng các công tác tuần tự trong quá trình triển khai thi công. Theo tôi, bóc tách kiểu gì cũng được, miễn khoa học, Rõ ràng, đọc dễ hiểu, tuần tự để không thiếu các nội dung công tác, dễ kiểm tra. Còn các anh em nghĩ sao về cách làm của tôi ? Cảm ơn !

Đúng là giống như bạn nói. LÀm sao cho khoa học và chính xác thì tốt nhất. Vậy khi có 1 hướng dẫn cụ thể về việc này thì chắc chắn sẽ làm theo một phương pháp nhất định. Và điều đó hạn chế được những sai lệch khi người này làm cách này, người kia làm cách khác.
Tôi cũng đề cấp ở những conment ở dưới, cách bóc tách khối lượng của bạn làm hiện tại rất được nhiều đơn vị, cá nhân, sử dụng. Vậy thì có thể quy định bóc tách khối lượng theo cách đó sẽ hợp lý nhất!
Và về các mặt được và khôgn được thì mình cũng đã nêu ở dưới rồi. Các bạn thảo luận thêm nhé!
 
Bác nào có kinh nghiệm làm dự toán xin chỉ giáo các cháu sinh viên với. Sắp ra trường mà chưa biết tý gì đây các bác ơi. Đọc tài liệu ko hiểu lắm. Mong các bác có kinh nghiệm chỉ giáo chắc nhanh hơn . Các bác post lên các mẫu có cả bản vẽ nữa và hướng dẫn chi tiết giùm em nhé, em đã đọc nhiều tài liệu mà chả tổng hợp đc các bác ạ. Các bác chỉ dẫn thứ tự làm và nhiều nhiều nữa. Em xin chân thành cảm ơn các bác trước. Nếu có thời gian các bác gửi qua mail giúp em nhé: lacquan23@yahoo.com
 
Last edited by a moderator:
bác nâo có kinh ngiem làm du toán rùi thì chỉ giáo các cháu sv voi sắp ra trường mà chua biết tý j đây các bác ơi đọc tài liệu ko hiểu lắm mong các bác có kinh ngiem chỉ giáo chắc nhanh hơn .các bác post lên các mâu có cả bản vẽ nữa va hướng dẫn chi tiết giùm em nhé em đã đọc nhiều tài liệu mà chã tổng hợp đc các bác ah các bác chỉ dẫn thứ tự làm và nhiều nhiều nữa em xin chân thành cảm ơn các bác trước nếu có thời gian các bác gữi qua mail giứp em nhé: lacquan23@yahoo.com
Chỉ giáo tốt nhất, dễ hiểu nhất và nắm bắt được nhanh nhất đó là bạn hãy lập một bản dự toán đầy đủ, bạn cảm thấy vướng chỗ nào hỏi chỗ ấy, phải truy tận gốc vấn đề (hỏi những người đã có kinh nghiệm ở cơ quan bạn, những người bạn biết hoặc trên diễn đàn ). Đấy là cách học nhanh nhất và ngắn nhất. Còn bnj hỏi chung chung thì chẳng khác gì đọc tài liệu cả.
 
bài viết khá hay đấy anh ah! em rất thích,em là thành viên mới của diễn đàn,anh co bài học nào về bóc tách khối lượng công trình nhanh mà hay không anh cho em được không ah?
 
bài viết khá hay đấy anh ah! em rất thích,em là thành viên mới của diễn đàn,anh co bài học nào về bóc tách khối lượng công trình nhanh mà hay không anh cho em được không ah?

Để bạn có thể bóc tách nhanh hoặc làm bất cứ một việc gì nhanh và giỏi thì chỉ có một cách duy nhất: rèn luyện = thực hành thực tế! Bạn muốn bóc tách thành thạo (chưa nói là giỏi) thì cũng phải trải qua ít nhất vài ba lần bóc và lập dự toán, bạn cứ làm đi, chậm cũng được, rồi sẽ rút ra nhiều vấn đề và từ đó biến nó thành kinh nghiệm!
Chúc bạn thành công và sớm thành một kỹ sư bóc tách, lập dự toán xuất sắc!
 
Em có bản vẽ này các bác bóc tách giúp em với .Em mới làm nên chưa biết. Bác nào pro chỉ dẫn cụ thể cách bóc tách .Em xin cảm ơn.nếu có thể làm đưa lên phần dự toán thì càng tốt.:x
 

File đính kèm

Last edited by a moderator:
Bác nào có kinh nghiệm làm dự toán xin chỉ giáo các cháu sinh viên với. Sắp ra trường mà chưa biết tý gì đây các bác ơi. Đọc tài liệu ko hiểu lắm. Mong các bác có kinh nghiệm chỉ giáo chắc nhanh hơn . Các bác post lên các mẫu có cả bản vẽ nữa và hướng dẫn chi tiết giùm em nhé, em đã đọc nhiều tài liệu mà chả tổng hợp đc các bác ạ. Các bác chỉ dẫn thứ tự làm và nhiều nhiều nữa. Em xin chân thành cảm ơn các bác trước. Nếu có thời gian các bác gửi qua mail giúp em nhé: lacquan23@yahoo.com
Lấy một dự toán mẫu in ra, (cùng các tài liệu liên quan, dự toán mẫu các loại đã có nhiều trên diễn đàn; định mức XDCB. đơn giá & cước vận chuyển địa phương, thông tư nghị định liên quan) & bắt tay vào làm, vướng đến đâu thì hỏi đến đó.
Chỉ có làm thì mới nhớ lâu thôi! mới hiểu được bản chất vấn đề, cũng không khó đâu bạn ạ. Chúc thành công nhé!!
 
Đo bóc khối lượng công việc xây dựng làm sao để tính đúng tính đủ?? Khi có nhiều công việc quan điểm đo bóc khác nhau, như: khối lượng khuôn cửa có người chỉ tính theo md hoàn thiện, có người tính cả phần chôn vào tường (chiều dài tuỳ TK lúc 5 cm, lúc 10 cm). Các bác cho ý kiến với
 
Công thức tính khối lượng đất đào và bê tông móng

Các sư phụ cho em hỏi hai công thức tính khối lượng đất đào và bê tông móng sau thì công thức nào đúng ạ:

1. V = h/3*[(A*B)+(a*b)+sqrt(A*B*a*b)]

2. V = h/6*[A*B+(A+a)*(B+b)+a*b]

Trong đó:
- A, B : Cạnh ngắn và cạnh dài phần chóp trên.
- a, b : Cạnh ngắn và cạnh dài phần chóp dưới.
- h : độ cao của hình chóp.

Em tính thử thì thấy 2 công thức này chênh lệch nhau khá nhiều.
Cảm ơn mọi người :x
 
Các sư phụ cho em hỏi hai công thức tính khối lượng đất đào và bê tông móng sau thì công thức nào đúng ạ:

1. V = h/3*[(A*B)+(a*b)+sqrt(A*B*a*b)]

2. V = h/6*[A*B+(A+a)*(B+b)+a*b]

Trong đó:
- A, B : Cạnh ngắn và cạnh dài phần chóp trên.
- a, b : Cạnh ngắn và cạnh dài phần chóp dưới.
- h : độ cao của hình chóp.

Em tính thử thì thấy 2 công thức này chênh lệch nhau khá nhiều.
Cảm ơn mọi người :x
Theo công thức: 2. V = h/6*[A*B+(A+a)*(B+b)+a*b]
Bạn tham khảo thêm ở đây nhé: http://giaxaydung.vn/diendan/lap-du...42-xin-hoi-cach-tinh-khoi-luong-mong-don.html
 
Em thấy ở cty em mọi người đều sd công thức 1 để tính rồi đem thẩm tra vẫn ok. Thế là sao ạ?
Như vậy cả người lập dự toán và người thẩm tra đều sai (hoặc là chúng ta phải chứng minh hai công thức đó là hai cách giải của một bài toán :).
Đây đơn giản là kiến thức toán học thôi mà bạn, với hình vẽ, kích thước như vậy thì có công thức toán học đã được chứng minh, áp dụng đúng thì cho kết quả đúng, toán học thì một bài toán chỉ cho một kết quả thôi (xem sổ tay Toán Lý Hoá - ai cũng dùng để ôn thi ĐHXD). Có thể là do người thẩm tra không để ý hoặc sơ suất không phát hiện ra. Có thể khối lượng công việc không lớn nên người ta cho qua. Thực ra kích thước trong bản vẽ sẽ khác khác nhiều do với thực tế (công tác đào đất), nên người đo bóc khối lượng đó có thể "khái quát hoá vấn đề" mà bỏ qua tiểu tiết.
 
Back
Top