Thảo luận về kiểm toán cắt khối lượng

chinhbillgates

Thành viên có triển vọng
Tham gia
9/2/09
Bài viết
7
Điểm tích cực
0
Điểm thành tích
1
Tuổi
43
Các bác cho mình hỏi khi kiểm toán nhà nước vào kiểm toán 1 gói thầu nào đó. Đa số cái mà kiểm toán nhìn vào để cắt là như cắt phần thi công bằng nhân công để đào đắp (ví dụ như chi phí máy là 90%, còn chi phí làm bằng nhân công là 10%). Mình được biết thì chưa có 1 quy định nào quy định về định tỷ lệ đào đất bằng máy và bằng thủ công cho công tác đào. Vậy khi bị cắt khối lượng đào đắp bằng thủ công thì chúng ta nên giải trình như thế nào cho hợp lý và có cơ sở để khỏi bị cắt khôi lượng vậy nhỉ? Mong mọi người thảo luận giúp.
 
Các bác cho mình hỏi khi kiểm toán nhà nước vào kiểm toán 1 gói thầu nào đó. Đa số cái mà kiểm toán nhìn vào để cắt là như cắt phần thi công bằng nhân công để đào đắp (ví dụ như chi phí máy là 90%, còn chi phí làm bằng nhân công là 10%). Mình được biết thì chưa có 1 quy định nào quy định về định tỷ lệ đào đất bằng máy và bằng thủ công cho công tác đào. Vậy khi bị cắt khối lượng đào đắp bằng thủ công thì chúng ta nên giải trình như thế nào cho hợp lý và có cơ sở để khỏi bị cắt khôi lượng vậy nhỉ? Mong mọi người thảo luận giúp.
Chào bạn, việc dự toán chia ra chi phí máy 90%, thủ công 10% tính trên khối lượng đào đắp chỉ là giả định khi lập dự toán. Vì thế để cụ thể hóa khối lượng nào tính bằng đơn giá thi công bằng máy, khối lượng nào tính bằng đơn giá thi công bằng thủ công thì phải căn cứ vào biện pháp thi công được duyệt và hồ sơ nghiệm thu kỹ thuật. Kiểm toán sẽ căn cứ vào thi công thực tế (đã được duyệt biện pháp thi công) mà thanh toán.
Vậy để giải trình hợp lý khi thanh toán bạn phải có:
1. Biện pháp thi công được duyệt, trong đó chứng minh được nhà thầu sử dụng máy cho 90% khối lượng công việc, còn 10% còn lại làm bằng thủ công;
2. Nhật ký giám sát, biên bản nghiệm thu thể hiện rõ việc thi công các khối lượng nói trên đúng với thiết kế, biện pháp thi công được duyệt.
3. Ngoài ra một vấn đề cũng khá quan trọng là trong hồ sơ đấu thầu được duyệt cũng phải có các khối lượng trên (90% máy, 10% thủ công)
Nói chung, thực tế thi công căn cứ vào biện pháp, ghi chép theo dõi, các tài liệu kèm theo khác mang tính thực tế chứ không phải trong tiêu chuẩn nọ, tiêu chuẩn
 
Các bác cho mình hỏi khi kiểm toán nhà nước vào kiểm toán 1 gói thầu nào đó. Đa số cái mà kiểm toán nhìn vào để cắt là như cắt phần thi công bằng nhân công để đào đắp (ví dụ như chi phí máy là 90%, còn chi phí làm bằng nhân công là 10%). Mình được biết thì chưa có 1 quy định nào quy định về định tỷ lệ đào đất bằng máy và bằng thủ công cho công tác đào. Vậy khi bị cắt khối lượng đào đắp bằng thủ công thì chúng ta nên giải trình như thế nào cho hợp lý và có cơ sở để khỏi bị cắt khôi lượng vậy nhỉ? Mong mọi người thảo luận giúp.
Câu hỏi của abnj mình có ý kiến như sau:
Thường trong hồ sơ mời thầu hay hồ sơ yêu cầu do Chủ đầu tư bán có thuyết minh thiết kế bản vẽ thi công. Bạn cũng nghiên cứu kỹ hồ sơ này để bỏ giá gói thầu cho phù hợp (nếu thuyết minh thiết kế bản vẽ thi công có nói biện pháp thi công máy kết hợp với thủ công thì mình làm giá trị phần trăm như thế nào cho phù hợp). Thông thường dự toán mình nhát tính khối lượng chi tiết nên mới bỏ 10% hay bao nhiêu.
Trong tiêu chuẩn TCVN 447:1987 có nói biện pháp thi công cụ thể. Không bao giờ máy làm đến cao độ hoàn thiên. Phải chừa lại thường 10- 15 cm. Bạn đọc lại tiêu chuẩn này nhé.
 
Các bác cho mình hỏi khi kiểm toán nhà nước vào kiểm toán 1 gói thầu nào đó. Đa số cái mà kiểm toán nhìn vào để cắt là như cắt phần thi công bằng nhân công để đào đắp (ví dụ như chi phí máy là 90%, còn chi phí làm bằng nhân công là 10%). Mình được biết thì chưa có 1 quy định nào quy định về định tỷ lệ đào đất bằng máy và bằng thủ công cho công tác đào. Vậy khi bị cắt khối lượng đào đắp bằng thủ công thì chúng ta nên giải trình như thế nào cho hợp lý và có cơ sở để khỏi bị cắt khôi lượng vậy nhỉ? Mong mọi người thảo luận giúp.
Theo mình thì cứ theo hợp đồng để tính thôi. Trong hợp đồng thường phân chia rõ tỉ lệ khối lượng thủ công và khối lượng làm bằng máy rồi. Mặc dù thực tế thi công có thể tỉ lệ đó không đúng hợp đồng thi công là căn cứ để tính mà.
 
Cảm ơn các bác cùng thảo luận. Em cũng rất đồng tình với các ý kiến của các bác. Nhưng em cũng phân tích thêm thế này:
Theo bác ManU thì em cũng hoàn toàn nhất chí, và theo bác "tran dinh giang" là bảo đọc thêm tiêu chuẩn TCVN 447:1987 có nói biện pháp thi công cụ thể. thì em cũng đã đọc và nghiên cứu rất kỹ tiêu chẩn này. tiêu chẩn này ko có quy định cụ thể nào về tính phần trăm cho công tác làm bằng thủ công và máy. Tiêu chẩn này chỉ chỉ rõ là khuyến khích làm bằng thủ công ở một số hạng mục như Hoàn thiện mái đắp mà thôi.
Theo em thì giải thích việc này căn cứ vào mấy cái như sau:
- Căn cứ vào biện pháp thi công đã được chủ đầu tư phê duyệt.
- Căn cứ vào Bản vế hoàn công ( trong bản vẽ hoàn công phải chỉ rõ đoạn nào làm bằng thủ công, đoạn nào làm bằng máy)
- kết hợp cùng nhật ký thi công.
- Căn cứ vào biên bản nghiệm thu khối lượng.
Em nghĩ chỉ vậy là đủ. mong các bác thảo luận thêm
 
- Căn cứ vào biện pháp thi công do Nhà thầu lập đã được Chủ đầu tư phê duyệt (trên cơ sở thuyết minh biện pháp thi công hạng mục công trình do Tư vấn thiết kế lập, có kèm theo trong tập hồ sơ mời thầu)
- Nhật ký giám sát, nhật ký thi công, biên bản nghiệm thu, bản vẽ hoàn công.
(Thông thường trong tập thuyết minh biện pháp thi công do thiết kế lập có yêu cầu để lại 10-30 cm để thi công bằng thủ công, nhằm không phá vỡ kết cấu của đất, đá hố móng)
 
Về vấn đề tỷ lệ đào bằng thủ công, máy: theo mình được biết không có văn bản nào quy định cả. Trong biện pháp thi công, nhật ký, biên bản nghiệm thu cũng chưa bao giờ thể hiện điều này. Thông thường kiểm toán nhà nước họ chỉ chấp nhận tỷ lệ 5% thủ công, 95% máy là tối đa. Tuy nhiên để khỏi bị cắt chỉ còn cách nhờ "bác" trợ giúp thôi (mình có nhiều đồng chí bạn làm KTNN nên mình biết).

Thân!
 
Theo mình thì cứ theo hợp đồng để tính thôi. Trong hợp đồng thường phân chia rõ tỉ lệ khối lượng thủ công và khối lượng làm bằng máy rồi. Mặc dù thực tế thi công có thể tỉ lệ đó không đúng hợp đồng thi công là căn cứ để tính mà.
Ý kiến này của bạn mình thấy chưa chính xác. Khi biện pháp thi công đã thay đổi thì giá trị thanh toán cũng phải thay đổi theo. Bởi biện pháp thi công hợp lý là nội dung quan trọng trong hồ sơ dự thầu để được trúng thầu. Do đó, khi thay đổi biện pháp thi công đã được duyệt thì phải xin ý kiến của CĐT và điều chỉnh đơn giá.
 
Nói chung khi lập bài thầu, nhà thầu thường đẩy tỷ lệ % nhân công lên cao, nhưng khi thi công thì thực tế mấy ai sử dụng nhân công quá 5% (công trình đào đắp nền đường giao thông thông thường). Mặc dù không có Văn bản quy định nhưng KTNN họ có quyền và họ có cơ sở, lý lẽ riêng (kinh nghiệm thực tế thị sát công trình tương tự).

Chúng ta rút ra được kinh nghiệm quý báu là: đừng lập hồ sơ dự thầu có tỷ lệ đào đắp bằng nhân công quá cao, sau này thanh quyết toán rất mệt.
 
tại sao Kiểm toán lại vin vào việc này để cắt chi phí nhỉ quá vô lý
việc nhà thầu xác định tỷ lệ NC/M bao nhiêu là biện pháp thi công của từng nhà thầu, miễn sao giá dự thầu < giá gói thầu là ok
việc ký hđ là trên tinh thần thỏa thuận giá giữa CĐT và nhà thầu
việc thi công ntn miễn sản phẩm đạt tiêu chuẩn và được nghiệm thu
 
Theo ý kiến của mình thì công việc đào đất bằng máy theo định mức 1776 đã có nhân công đi kèm để hoàn thiện khối lượng đất đào. Còn công việc đào đất bằng thủ công là trong trường diện tích bề mặt cần đào nhỏ, chiều sâu nhỏ, (như chân khay, đào rãnh, ...), công trình đi lại khó khăn không thể dùng máy được.
 
Nói thế thì CĐT và nhà thầu liên kết bỏ thầu cao lên mà chia nhau
 
Back
Top