Tư vấn thẩm tra thiết kế+dự toán có được giám sát thi công không?

  • Khởi xướng Khởi xướng chandoi
  • Ngày gửi Ngày gửi
C

chandoi

Guest
Tôi đang thắc mắt một vấn đề, xim mọi người giải đáp giùm, cảm ơn mọi người trước nhé:
Cơ quan thẩm tra thiết kế+dự toán có được giám sát thi công không?
 
Tôi đang thắc mắt một vấn đề, xim mọi người giải đáp giùm, cảm ơn mọi người trước nhé:
Cơ quan thẩm tra thiết kế+dự toán có được giám sát thi công không?

Đơn vị thẩm tra thiết kế - dự toán công trình được phép được thực hiện công việc giám sát thi công xây dựng và giám sát thi công lắp đặt thiết bị của công trình mà đơn vị đã thẩm tra. Không có điều luật nào cấm 1 đơn vị thực hiện 2 công việc này ở 1 công trình.
 
Tôi đang thắc mắt một vấn đề, xim mọi người giải đáp giùm, cảm ơn mọi người trước nhé:
Cơ quan thẩm tra thiết kế+dự toán có được giám sát thi công không?
Mời bạn đọc tại Khoản 12, Điều 12 của Luật Đấu thầu về các hành vi bị cấm trong đấu thầu nhé.
Trường hợp bạn nêu mình có ý kiến như thế này: Nếu cơ quan của bạn trong giấy phép đăng ký kinh doanh có cả hoạt động thẩm tra thiết kế dự toán và giám sát thi công thì Cơ quan thẩm tra TK+DT hoàn toàn được giám sát thi công gói thầu mình thẩm tra.
Thân!
 
Mời bạn đọc tại Khoản 12, Điều 12 của Luật Đấu thầu về các hành vi bị cấm trong đấu thầu nhé.
Trường hợp bạn nêu mình có ý kiến như thế này: Nếu cơ quan của bạn trong giấy phép đăng ký kinh doanh có cả hoạt động thẩm tra thiết kế dự toán và giám sát thi công thì Cơ quan thẩm tra TK+DT hoàn toàn được giám sát thi công gói thầu mình thẩm tra.
Thân!

Thì đúng là như vậy rồi! Đương nhiên khi bác chandoi hỏi là thì sẽ nằm trong trường hợp giấy ĐKKD của đơn vị này đã bao gồm hoạt động thẩm tra và hoạt động giám sát thi công công trình rồi!
P/S: Nhân đây các bác cho em hỏi: Một đơn vị tư vấn được phép thẩm tra (hoạt động trong lĩnh vực thẩm tra) thì phải bao gồm những yêu cầu gì?
Cảm ơn các bác
 
Last edited by a moderator:
Thì đúng là như vậy rồi! Đương nhiên khi bác chandoi hỏi là thì sẽ nằm trong trường hợp giấy ĐKKD của đơn vị này đã bao gồm hoạt động thẩm tra và hoạt động giám sát thi công công trình rồi!
P/S: Nhân đây các bác cho em hỏi: Một đơn vị tư vấn được phép thẩm tra (hoạt động trong lĩnh vực thẩm tra) thì phải bao gồm những yêu cầu gì?
Cảm ơn các bác
1. He he, tại câu hỏi của bác chandoi no như vậy, mình chỉ có vịn vào cái Giấy phép ĐKKD thôi, chứ lấy ý j để có thể cấm anh TV thẩm tra ko dc giám sát?:D
2. Yêu cầu của đơn vị muốn hoạt động trong lĩnh vực thẩm tra thiết kế, dự toán: Cái này trong Luật mình không thấy quy định về năng lực của anh TV thẩm tra TK, DT. Tuy nhiên tại Điều 16, Nghị định 16/2005 có quy định: Trường hợp CDT không đủ dk năng lực thì được phép thuê các tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ năng lực để thẩm tra kt, dt làm cs phê duyệt.
Nói như vậy cũng có thể hiểu rằng: Anh muốn thẩm tra được người khác anh phải có > hoặc = năng lực như anh thiết kế. Còn năng lực tư vấn thì ND16 có quy định đấy.
Mong các bác thảo luận thêm nhé!
 
Điều 61. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi thiết kế xây dựng công trình
1. Năng lực của tổ chức tư vấn thiết kế xây dựng đươợc phân thành 2 hạng theo loại công trình như sau:
a) Hạng 1:
- Có ít nhấct 20 người là kiến trúc sư, kỹ sư thuộc các huyên ngành phù hợp trong đó có người có đủ điều kiện làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình hạng 1;
- Có đủ chủ trì thiết kế hạng 1 về các bộ môn thuộc công trình cùng loại;
- Đ• thiết kế ít nhất 1 công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I hoặc 2 công trình cấp II cùng loại.
b) Hạng 2:
- Có ít nhất 10 người là kiến trúc sư, kỹ sư thuộc các chuyên ngành phù hợp trong đó có người có đủ điều kiện làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình hạng 2;
- Có đủ chủ trì thiết kế hạng 2 về các bộ môn thuộc công trình cùng loại;
- Đ• thiết kế ít nhất 1 công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại.
2. Phạm vi hoạt động:
a) Hạng 1: đơược thiết kế công trình cấp đặc biệt, cấp I , cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại; lập dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C cùng loại;
b) Hạng 2: đươợc thiết kế công trình cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại; lập dự án nhóm B, C cùng loại;
c) Đối với tổ chức chưa đủ điều kiện để xếp hạng được thiết kế công trình cấp IV cùng loại, lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình của công trình cùng loại.
Vậy thì cũng chưa thấy văn bản nào nêu đến việc đơn vị thẩm tra phải có năng lực >= đơn vị thiết kế mới được thẩm tra. Bác nào có cao kiến giải thích hộ em chỗ này, em chưa hiểu chỗ này.
Vậy thì các đơn vị thẩm tra sẽ chịu trách nhiệm như thế nào trong hồ sơ thiết kế! Và quy định ở văn bản nào cả. Trước giờ em thấy nếy công trình có sự cố thì người bị đề cập đến đầu tiên là "thiết kế" sau là đến thi công!
Mong các bác tiếp tục thảo luận!
 
"Vậy thì cũng chưa thấy văn bản nào nêu đến việc đơn vị thẩm tra phải có năng lực >= đơn vị thiết kế mới được thẩm tra. Bác nào có cao kiến giải thích hộ em chỗ này, em chưa hiểu chỗ này."

Thông tư 12/2005/TT-BXD ngày 15/07/2005 hướng dẫn NĐ 209/2004.
 
"Vậy thì cũng chưa thấy văn bản nào nêu đến việc đơn vị thẩm tra phải có năng lực >= đơn vị thiết kế mới được thẩm tra. Bác nào có cao kiến giải thích hộ em chỗ này, em chưa hiểu chỗ này."

Thông tư 12/2005/TT-BXD ngày 15/07/2005 hướng dẫn NĐ 209/2004.

Vậy thì các đơn vị thẩm tra sẽ chịu trách nhiệm như thế nào trong hồ sơ thiết kế! Và quy định ở văn bản nào cả. Trước giờ em thấy nếy công trình có sự cố thì người bị đề cập đến đầu tiên là "thiết kế" sau là đến thi công!
Bác Doimoi trả lời điều thắc mắc này của em luôn nhé!
Thanks!
 
Trách nhiệm tư vấn thẩm tra

Nội dung công tác thẩm tra thiết kế theo Khoản 2 Điều 16 NĐ16:

a) Sự phù hợp với các bước thiết kế trước đã được phê duyệt;
b) Sự tuân thủ các tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng;
c) Đánh giá mức độ an toàn công trình;
d) Sự hợp lý của việc lựa chọn dây chuyền và thiết bị công nghệ, nếu có;
đ) Bảo vệ môi trường; phòng, chống cháy, nổ;

Vì vậy, Tư vấn thẩm tra chỉ chịu trách nhiệm đối với các công việc nêu trên. Chất lượng thiết kế vẫn phải do Tư vấn thiết kế chịu là chính. Trong nhiều trường hợp Tư vấn có quyền bảo lưu ý kiến của mình ko sửa theo các yêu cầu thẩm tra về Các giải pháp thiết kế.
 
Vậy thì còn giá trị dự toán của công trình. Trách nhiệm của đơn vị thẩm tra đến đâu. Em thấy hiện nay phần lớn các đơn vị thẩm tra vần "giữ nguyên" giá trị do tư vấn thiết kế lập nên!
Không biết cách nhìn nhận của em như vậy có đúng không! Vậy phải làm sao để giá trị dự toán đúng và phù hợp với công trình nhỉ!
Các bác tiếp tục thảo luận thêm nhé!
 
đúng như bạn nói, đơn vị thẩm tra thông thường không giảm khối lượng mấy. Tuy nhiên trong một chừng mực nào đó thôi, quá lắm không được. Nếu đơn vị tư vấn nhầm thì phải có cách trước khi phê duyệt chứ để chuyện đã rồi thì như không. Hơn nữa nếu không kỹ thì khi quyết toán (vốn ngân sách) thì coi như đơn vị thi công lãnh đủ nếu thiếu sót...
 
đúng như bạn nói, đơn vị thẩm tra thông thường không giảm khối lượng mấy. Tuy nhiên trong một chừng mực nào đó thôi, quá lắm không được. Nếu đơn vị tư vấn nhầm thì phải có cách trước khi phê duyệt chứ để chuyện đã rồi thì như không. Hơn nữa nếu không kỹ thì khi quyết toán (vốn ngân sách) thì coi như đơn vị thi công lãnh đủ nếu thiếu sót...

Đúng là trong 1 "chừng mực" nào đó thôi. Em để ý thấy rằng các đơn vị thiết kế lên bao nhiêu, bóc tách khối lượng bao nhiêu... thì phần lớn các đơn vị thẩm tra vẫn để nguyên (mặc dù có những phần công việc việc bóc tách của tư vấn không chính xác (dư ra)).
Sau đó đưa về cho CĐT dựa vào kết quả thẩm tra đó và thẩm định lại trình người quyết định đầu tư phê duyệt. Vậy thì có thể nói NSNN lãng phí ở chỗ này rồi! Và điều đó ai sẽ được lợi.
Thứ nhất: Nhà thầu thi công sẽ được lợi, còn trường hợp tư vấn thiết kế làm thiếu khối lượng (và thẩm tra cũng để nguyên) thì họ sẽ "la trời" lên chứ chịu để yên sao.
Thứ hai: CĐT và các đơn vị thiết kế, thẩm tra sẽ nhận được các khoản chi phí từ công trình này lớn hơn từ cách việc TMĐT (dự toán công trình) lên cao.
Đó chỉ là những nhận xét của em.
Mong các bác đóng góp thêm!
 
Thẩm tra

Theo tôi thẩm tra là đơn vị tư vấn độc lập kiểm tra lại kết qảu của Tư vấn.
Do vậy thẩm tra phải chịu trách nhiệm trước Chủ đầu tư và Pháp luật về kết quả của mình.
Khối lượng dự toán + bản vẽ đã thẩm tra là cơ sở pháp lý cho CDT mời thầu.
Phần tư vấn bảo lưu...thì phải được thống nhất để xác nhận thẩm tra. Theo tôi nếu có sự bất đồng giữa các nhà thầu: Sẽ mổ xẻ theo nội dung hợp đồng xem xét về sản phẩm của từng hợp đồng. Cụ thể nếu xảy ra khối lượng sai trong mời thầu Thẩm tra chịu trách nhiệm
Sai phần bản vẽ thiết kế thi công..tư vấn chịu, thay đổi thiết kế bản vẽ thi công......
Tóm lại thẩm tra chỉ không xuất bản vẽ thôi, không xử lý hiện trường, không kí biên bản.... nên chi phí thường bằng 10% tư vấn ( định tính).
Tóm lại chưa thấy thẩm tra chịu trách nhiệm bao giờ.
 
Last edited by a moderator:
Mình có ý khác là dự toán được duyệt (chứ không phải được thẩm tra) là cơ sở pháp lý xác định giá gói thầu. Nếu có tư vấn thẩm tra rồi thì chủ đầu tư vẫn phê duyệt dự toán đã được thẩm tra.

Điều 10, Nghị định 99
1. Chủ đầu tư tổ chức việc thẩm tra dự toán công trình trước khi phê duyệt. Nội dung thẩm tra bao gồm:
a) Kiểm tra sự phù hợp giữa khối lượng dự toán chủ yếu với khối lượng thiết kế;
b) Kiểm tra tính đúng đắn, hợp lý của việc áp dụng, vận dụng đơn giá xây dựng công trình, định mức tỷ lệ, dự toán chi phí tư vấn và dự toán các khoản mục chi phí khác trong dự toán công trình;
c) Xác định giá trị dự toán công trình.
2. Trường hợp chủ đầu tư không đủ điều kiện, năng lực thẩm tra thì được phép thuê tổ chức, cá nhân đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm để thẩm tra dự toán công trình. Tổ chức, cá nhân tư vấn thẩm tra dự toán công trình chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về kết quả thẩm tra.
3. Chủ đầu tư phê duyệt dự toán công trình sau khi đã thẩm tra và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả phê duyệt dự toán công trình. Dự toán công trình được phê duyệt là cơ sở để xác định giá gói thầu, giá thành xây dựng và là căn cứ để đàm phán ký kết hợp đồng, thanh toán với nhà thầu trong trường hợp chỉ định thầu.
4. Công trình hoặc hạng mục công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước khi khởi công xây dựng phải có thiết kế, dự toán được phê duyệt.
 
Các pác chưa đọc điều 3 của nghị định 58 sao. Khi thiết kế lập dự toán thì chỉ cấm ko được tham gia đấu thàu xây lắp và mua sắm thui mà!
 
Khi thẩm tra dự toán, người thẩm tra thẩm tra: khối lượng tiên lượng được bóc từ bản vẽ thiết kế, danh mục công việc, đơn giá vật liệu ( tại thời điểm thẩm tra), cước phí vận chuyển và các lọai chi phí khác... Nếu tư vấn thẩm tra kiểm tra tư vấn thiết kế lập dự toán đúng như các điều kiện trên thì 'giữ nguyên' giá trị là đúng. Còn khác thì mới tăng hoặc giảm.
Đúng không nhỉ?
 
Các pác chưa đọc điều 3 của nghị định 58 sao. Khi thiết kế lập dự toán thì chỉ cấm ko được tham gia đấu thàu xây lắp và mua sắm thui mà!

Bạn xem lại, các bài viết trước bạn (tháng 1/2008) ở thời điểm chưa có Nghị định 58, làm sao đọc được???

Lưu ý: Bạn đừng viết nhịu tiếng Việt ở đây nhé (chẳng hạn như từ "pác", "thui",...).
 
thực tế có ba hình thức thẩm tra (mình chỉ nói thực tế thôi)
1-chủ đẩu tư ok với tư vấn tk nên thường nhờ luôn tư vấn tk tìm hộ đơn vị thẩm tra và tư vấn tk lập luôn báo cáo ttra và dự toán thẩm tra, nhờ đơn vị bạn đóng dấu.... trong đó cắt vài ba mục đơn giản thậm chí giữ nguyên!
2- chủ đầu tư tự thẩm tra và yêu cầu tư vấn sửa theo kết quả ttra sau đó đóng dấu tt.
3- chủ đầu tư mời thẩm tra độc lập, đủ năng lực thẩm tra.. nếu sai vẫn yêu cầu sửa
tư vấn tk phải tranh luận và bảo vệ quan điểm của mình, nếu k bảo vệ được thì sửa.
Thực tế là vậy!
 
thực tế có ba hình thức thẩm tra (mình chỉ nói thực tế thôi)
1-chủ đẩu tư ok với tư vấn tk nên thường nhờ luôn tư vấn tk tìm hộ đơn vị thẩm tra và tư vấn tk lập luôn báo cáo ttra và dự toán thẩm tra, nhờ đơn vị bạn đóng dấu.... trong đó cắt vài ba mục đơn giản thậm chí giữ nguyên!
2- chủ đầu tư tự thẩm tra và yêu cầu tư vấn sửa theo kết quả ttra sau đó đóng dấu tt.
3- chủ đầu tư mời thẩm tra độc lập, đủ năng lực thẩm tra.. nếu sai vẫn yêu cầu sửa
tư vấn tk phải tranh luận và bảo vệ quan điểm của mình, nếu k bảo vệ được thì sửa.
Thực tế là vậy!

Mình bổ sung thêm 1 trường hợp nữa nhé! Trường hợp này thường xuyên xảy ra ở những công trình quy mô nhỏ ở cấp Huyện, xã.

Đơn vị thi công "chạy" được công trình đó, sau đó lo từ khâu thiết kế đến khi khởi công ---> Cái này thì đương nhiên làm sao có lợi cho "ông B" này rồi :D

Thực tế cái này nhiều lắm các bác à.
 
Theo mấy hồ sơ mình thẩm tra thì CĐT lấy giá trị dự toán của TVTT để phê duyệt rồi lên kế hoạch đấu thầu.
Về vấn đề này cũng có ý kiến cho rằng nếu giá trị khối lượng thẩm tra mà sai so với thực tế thi công thì (không do phát sinh) thì TVTT bị phạt. Nhưng mình chỉ nghe loáng thoáng qua chứ không có cơ hội hỏi rõ nên không biết mức phạt là như thế nào.
Theo mình giá trị của TVTT thấp hơn TVTK nhiều lần vậy thì làm kỹ làm cái gì cho mệt, cũng chẳng biết trách nhiệm đến đâu nên cứ tìm 1 vài chỗ sai khối lượng, đơn giá không phù hợp, hệ số chưa hợp lý .v.v. là tốt rồi. Điều căn bản là CĐT thấy có sự trênh lệch là vui rồi.
Bác nào biết trách nhiệm của TVTT đến đâu thì cho anh em biết với nhé.
TKS!!!!!!
 
Back
Top