Nối thép trong xây dựng hiểu như thế nào, nhà thầu có bị thiệt hại, có được tính phát sinh ?

sythuy

Thành viên năng động
Tham gia
22/9/08
Bài viết
54
Điểm thành tích
8
Tuổi
39
Nối thép buộc và nối thép Hàn đều được quy định rõ trong TCVN 4453 - 1995 Kết Cấu Bê Tông Và Bê Tông Cốt Thép Toàn Khối Tiêu Chuẩn Thi Công Và Nghiệm Thu. bạn đọc và tham khảo. đã là tiêu chuẩn thì bắt buộc phải làm theo và là căn cứ để nghiệm thu.
TCVN 4453 - 1995:
 

File đính kèm

  • TCVN_4453_1995.pdf
    397,9 KB · Đọc: 5.799

sythuy

Thành viên năng động
Tham gia
22/9/08
Bài viết
54
Điểm thành tích
8
Tuổi
39
Theo ý kiến của mình thì trong trường hợp này sẽ không được tính thêm khối lượng. vì khi mở thầu các khối lượng và dự toán đã được thẩm định và phê duyệt, và thép đề C (thép thừa khi gia công) cũng đã được tính trong định mức. nếu cắt thép thừa nhiều thì nahf thầu tiến hành nối thép, có thể chọn phương pháp nối ren để tiết kiệm mối nối, nếu nhà thầu biết là thiệt nhiều thì tốt nhất là không mua thầu nữa.
 
Last edited by a moderator:

sythuy

Thành viên năng động
Tham gia
22/9/08
Bài viết
54
Điểm thành tích
8
Tuổi
39
Theo mình được biết, trong xây dựng có quy định vấn đề nối thép như thế này:

+ Đối với kết cấu chịu kéo thì khoảng cách nối thép là 30d (d là đường kính thanh thép nối)
+ Đối với kết cấu chịu nén thì khoảng cách nối thép là 20d
+ Những anh kỹ sư thiết kế thì chỉ tính nối thép khi thanh thép đó dài hơn 11,7m hay N x 11,7m thôi.

Thế nhưng thực tế khi gia công khối lượng cốt thép thì có vấn đề phát sinh như thế này:

Mình lấy ví dụ là khoan cọc nhồi ở cầu: Cứ 1 cọc khoan nhồi có 26 thanh thép D28 dài 8,25m (26 x 8,25 x 4,831kg/m = 1,036 tấn)
Khi gia công cốt thép thì 1 thanh thép dài 11,7m cắt được chỉ 1 thanh 8,25m và cò thừa ra 3,45m.
Oái oăn thay thanh 3,45m này không thể là gì ở những hạng mục thép khác của công trình. Vậy buộc lòng nhà thầu phải tiến hành nối thép để có thể tận dụng thanh thép thừa đó. Và khối lượng nối thép (bố trí nối thép đúng tiêu chuẩn) cho 1 cọc là: 26 x 30 x 0,028 = 21,84m (21,84m x 4,831kg/m = 105,5kg). Nếu không nối cọc thì khối lượng cốt thép thừa lại càng lớn hơn và khối lượng thép đó chỉ bán sắt vụn mà thôi.

Theo định mức gia công 1 tấn thép D > 18 thì cho cho 1,020 tấn thép cây. Như vậy theo thực tế ở ví dụ trên cứ 1 cọc nhồi nhà thầu mất gần 100kg thép (Xấp xĩ 1,7 triệu đồng). Với công trình có càng nhiều cọc thì nhà thầu mất càng nhiều x 1,7 triệu đồng.

Trên đây mình chỉ lấy ví dụ điển hình, thực tế có những công trình lớn quy mô khác nhau thì nhà thầu phải càng gách chịu nhiều hơn nữa.

Vậy khối lượng ở trên nhà thầu có được tính phát sinh hay không ? Anh kỹ sư thiết kế ở đây đã tính đúng chưa ? Có nên xem lại định mức ở ví vụ này ?

Anh chị nào biết thì thảo luận góp ý cho em vấn đề này với nghe ?

Chân thành cảm ơn, chúc diễn đàn ngày càng lớn mạnh.
Theo ý kiến của mình thì trong trường hợp này sẽ không được tính thêm khối lượng. vì khi mở thầu các khối lượng và dự toán đã được thẩm định và phê duyệt, và thép đề C (thép thừa khi gia công) cũng đã được tính trong định mức. nếu cắt thép thừa nhiều thì nhà thầu tiến hành nối thép, có thể chọn phương pháp nối ren để tiết kiệm mối nối, nếu nhà thầu biết là thiệt nhiều thì tốt nhất là không mua thầu nữa.
 

Bùi Xuân Hùng

Thành viên mới
Tham gia
18/9/11
Bài viết
1
Điểm thành tích
3
Khi bóc khối lượng đúng theo bản vẽ thiết kế, tính ra tổng trọng lượng của loại thép đó, quy ra số cây thép thì chắc chắn khi pha thép để thi công sẽ bị hụt. Vậy hệ số 1,02 là nhân với khối lượng khi bóc khối lượng theo bản vẽ thiết kế, nhưng liệu có đảm bảo là khi pha thép có đủ và đúng như bản vẽ thiết kế không?. Còn khi đã pha thép (để thi công tại công trường) rồi mà lại nhân thì lại càng thừa thép!
 
Last edited by a moderator:

huuhanh333

Thành viên mới
Tham gia
17/9/10
Bài viết
2
Điểm thành tích
3
Tuổi
43
Nối thép

Theo mình thì việc nối thép bằng mối là do TVTK quy định. Vì theo TCVN 4453-95 không nói rõ chiều dài nối hàn khi liên kết . TC chỉ quy định chất lượng mối hàn
Và qua cách nghiệm thu mối hàn thông qua việc kéo cốt thép
 

kshaivp

Thành viên có triển vọng
Tham gia
16/6/12
Bài viết
9
Điểm thành tích
3
Bên em tuy là kết cấu chịu nén nhưng Tư vấn giám sát bắt buộc nối 30D. Khổ nỗi trong thiết kế không nêu rõ, mình đưa tiêu chuẩn quy phạm ra cãi nhưng không ăn thua.

Cái tiêu chuẩn và quy phạm thì chung nhưng việc vận dụng của một công trình, một anh tư vấn thì lại khác.

Mình đang tìm file Excel hay phần mềm tính phương pháp cắt thép tối ưu nhưng tìm kiến trên diễn đàn, trên mạng không có ? Bạn nào có thì chia sẽ cho mình với nghe !

Mình tìm được cái này nhưng không phải

Thấy các bác đưa ra ý kiến rât hay.Em thì không hiểu sâu lắm về bài toán tính kinh tế.Em chỉ có ý kiến về nối thép trong xây dựng thui.
Theo như em biết thì chiều dài mối nối không hẳn là 30D hay là 20D mà cái này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khi thiết kế người thiết kế họ phải tính toán chiều dài nối này,thực chất chiều dài nối được gọi là Lneo.Và nếu mình nhớ không nhầm thì có trong TC 356-2005 TCTK bê tông và BTCT thi phải.Còn 30D hay 20D là theo kinh nghiệm thui.Còn như bác nói là ''Cái tiêu chuẩn và quy phạm thì chung nhưng việc vận dụng của một công trình, một anh tư vấn thì lại khác'' thì cùng không hẳn,vì TC cái để thi công và TK nên dù anh có vận dung thế nào thì cũng phải đúng.minh upload luon tc lên bác bác nào cần vào đó xem nhé
 

File đính kèm

  • Tieu chuan (1).rar
    1,6 MB · Đọc: 2.167
Last edited by a moderator:

sythuy

Thành viên năng động
Tham gia
22/9/08
Bài viết
54
Điểm thành tích
8
Tuổi
39
Thấy các bác đưa ra ý kiến rât hay.Em thì không hiểu sâu lắm về bài toán tính kinh tế.Em chỉ có ý kiến về nối thép trong xây dựng thui.
Theo như em biết thì chiều dài mối nối không hẳn là 30D hay là 20D mà cái này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khi thiết kế người thiết kế họ phải tính toán chiều dài nối này,thực chất chiều dài nối được gọi là Lneo.Và nếu mình nhớ không nhầm thì có trong TC 356-2005 TCTK bê tông và BTCT thi phải.Còn 30D hay 20D là theo kinh nghiệm thui.Còn như bác nói là ''Cái tiêu chuẩn và quy phạm thì chung nhưng việc vận dụng của một công trình, một anh tư vấn thì lại khác'' thì cùng không hẳn,vì TC cái để thi công và TK nên dù anh có vận dung thế nào thì cũng phải đúng.minh upload luon tc lên bác bác nào cần vào đó xem nhé
Ông này đang hiểu sai bản chất của vấn đề. mà đã hiểu sai bản chất của vấn đề thì sẽ sai lệch về tất cả, giữa thiết kế và thi công khác nhau rất nhiều. TCVN 356:2005 là tiêu chuẩn về thiết kế, khi thiết kế người thiết kế chỉ đưa ra được diện tích cốt thép, số thanh thép và bố trí cốt thép, chứ không đưa ra vị trí nào được nối cốt thép và vị trí nào không được nối cốt thép. chính vì vậy khi thi công người cán bộ kỹ thuật mới không biết nối thép dài bao nhiêu là đủ và nối cốt thép ở vị trí nào chính vì vậy mới có Tiêu Chuẩn thi công và nghiệm thu, và thực tế cây thép chỉ dài 11m7 và người cán bộ kỹ thuật khi thi công phải ra đề tay thép trong đó nêu rõ số thanh thép cắt dài bao nhiêu và nối ở vị trí nào, chiều dài mối nối bao nhiêu, và TVGS căn cứ vào tiêu chuẩn thấy đảm bảo thì cho gia công. và xin thưa với bạn neo thép và nối thép là hai từ khác nhau. như bạn nói chiều dài neo thép (Lneo) trong TCVN 356:2006 đây là chiều dài mà thiết kế tính toán để neo thép vào trong bê tông bao nhiêu thì đủ đảm bảo khi chịu lực không bị tuột. Ví dụ như thép tròn trơn phải uốn móc để neo thép vào bê tông thường từ 7D-10D, hoặc neo thép dầm phụ vào trong dầm chính, neo thép dầm chính vào cột 1 đoạn bao nhiêu thì đảm bảo liên kết. còn nối cốt thép ở đây là nối các thanh thép lại cho đủ chiều dài toàn bộ dầm hoặc sàn, vì chiều dài thanh thép với thép cây chỉ có 11,7m và thép tròn trơn khi dài quá cũng phải cắt ngắn để dễ thì công và chiều dài mối nối là bao nhiêu để đảm bảo khi chịu lực cốt thép không bị đứt tại vị trí mối nối. chính vì vậy TCVN 4453:1995 mới ra đời. mong các bạn cho ý kiến.
 
Last edited by a moderator:

caohuytien

Thành viên mới
Tham gia
22/11/12
Bài viết
1
Điểm thành tích
3
Các bạn trả lời hầu hết đều có lý của mình nhưng theo tôi nên mở rộng vấn đề ra thế này:
1. Nếu bạn là đơn vị thi công: Dự án bạn làm là giao thầu hay đấu thầu, cái cuối cùng còn phải chờ ý kiến của người quyết định đầu tư. Không ai dám dừng thi công để chờ cả. Trong các điều kiện sách của hồ sơ mời thầu không bao giờ đề cập đến chuyện này. Nhà thầu biết rõ lượng thép nối có lớn đi nữa cũng không dám bổ vào giá, vậy rớt thầu là chắc chắn.
2. Nếu bạn là đơn vị quản lý dự án thì bạn chấp nhận cho đơn vị thi công tính toán thực tế nhưng chắc gì thanh tra nhà nước, kiểm toán nhà nước đồng ý. Nói thật chấp nhận cũng được mà không chấp nhận cũng chẳng sai. Xưa nay việc này chưa có tòa án nào xử vì nhà thầu hầu như đành lòng chấp nhận (phần thiệt về mình) mà không dám kêu ca. Không chừng nhắc đến rồi mấy bác giận mà trừ thép chiếm chổ trong bê tông càng chết (1,5 đến 2,5% hao hụt theo định mức cho 1m3 đó theo tôi là độ sụt khi tính toán từ bê tông đã đầm nén quy đổi ra vữa (dùng chiết tính BT thương phầm hoặc chiết tính XM, cát, đá) nhiều lúc vẫn không đủ.
3. Vậy hiểu định mức thế nào, thì nên xem kỹ một số quy định của Viện KT BXD? Việc nhà thầu tự xây dựng định mức để có đơn giá phù hợp khi tham gia đấu thầu còn đau đầu hơn nhiều. Rồi đùng một cái các Sếp giảm giá xuống để chào cho được giá cạnh tranh thì chẳng dựa vào cơ sở nào cả.
Chung quy lại, nhà thầu lãnh đủ
 
D

duchung250889

Guest
Theo tôi thì kỹ sư chuẩn khi đưa ra bản thiết kế phải khả thi, phù hợp với thực tế. Khi tính toán thép, nối thép và thống kê khối lượng thép thì phải tính toán hết đến các vấn đề như bạn đề cập.
Trong toán kinh tế có bài toán cắt thép tối ưu (kỹ sư khoa Kinh tế xây dựng được học, đã có người đưa file lập trình bài toán này trên diễn đàn), để lựa chọn cách cắt thép, mua số thanh thép chứ không phải là cứ lấy thanh 11,7m để cắt lấy 8,25m. Tức là tổ hợp các đoạn dài ngắn khác nhau để sử dụng số lượng thanh thép là ít nhất, "đề c" sắt vụn là ít nhất. Nếu xét về lý thuyết thì cán bộ kỹ thuật phải vận dụng bài toán này để lựa chọn lượng thép và ra đề tay thép (nhưng ko phải ai cũng biết và người biết thì rõ ràng là ưu thế hơn).
Hao hụt 20kg/1 tấn trong định mức ngày xưa các cụ nhà ta làm định mức đều đã tính đến vấn đề tối ưu cắt thép như chúng ta đang trao đổi. Nhưng đó là định mức để lập dự toán (lập giá mua, quản lý vốn), còn nhà thầu phải làm theo định mức nội bộ của riêng mình (lập giá bán, giá chào thầu). Trường hợp không thể làm nổi với mức hao hụt đó, nhà thầu không bắt buộc phải chào thầu theo định mức 1020kg hoặc nhiều nhà thầu có thể phân bổ hao hụt vào giá mua thép.
Mời các bạn trao đổi thêm.
@cuteott: Tại sao không thêm đại lý phần mềm Dự toán GXD và Dự thầu GXD tại Quảng Trị nhỉ :).
Câu trả lời của bác là ổn rồi. Đề nghị miễn bàn luận thêm ! thanks
 

phungxuanlinh

Thành viên mới
Tham gia
18/3/11
Bài viết
1
Điểm thành tích
3
Ông này đang hiểu sai bản chất của vấn đề. mà đã hiểu sai bản chất của vấn đề thì sẽ sai lệch về tất cả, giữa thiết kế và thi công khác nhau rất nhiều. TCVN 356:2005 là tiêu chuẩn về thiết kế, khi thiết kế người thiết kế chỉ đưa ra được diện tích cốt thép, số thanh thép và bố trí cốt thép, chứ không đưa ra vị trí nào được nối cốt thép và vị trí nào không được nối cốt thép. chính vì vậy khi thi công người cán bộ kỹ thuật mới không biết nối thép dài bao nhiêu là đủ và nối cốt thép ở vị trí nào chính vì vậy mới có Tiêu Chuẩn thi công và nghiệm thu, và thực tế cây thép chỉ dài 11m7 và người cán bộ kỹ thuật khi thi công phải ra đề tay thép trong đó nêu rõ số thanh thép cắt dài bao nhiêu và nối ở vị trí nào, chiều dài mối nối bao nhiêu, và TVGS căn cứ vào tiêu chuẩn thấy đảm bảo thì cho gia công. và xin thưa với bạn neo thép và nối thép là hai từ khác nhau. như bạn nói chiều dài neo thép (Lneo) trong TCVN 356:2006 đây là chiều dài mà thiết kế tính toán để neo thép vào trong bê tông bao nhiêu thì đủ đảm bảo khi chịu lực không bị tuột. Ví dụ như thép tròn trơn phải uốn móc để neo thép vào bê tông thường từ 7D-10D, hoặc neo thép dầm phụ vào trong dầm chính, neo thép dầm chính vào cột 1 đoạn bao nhiêu thì đảm bảo liên kết. còn nối cốt thép ở đây là nối các thanh thép lại cho đủ chiều dài toàn bộ dầm hoặc sàn, vì chiều dài thanh thép với thép cây chỉ có 11,7m và thép tròn trơn khi dài quá cũng phải cắt ngắn để dễ thì công và chiều dài mối nối là bao nhiêu để đảm bảo khi chịu lực cốt thép không bị đứt tại vị trí mối nối. chính vì vậy TCVN 4453:1995 mới ra đời. mong các bạn cho ý kiến.
Đối với nối buộc thì trong TCVN 4453:1995 có quy định rõ chiều dài nối buộc cốt thép, nhưng với hàn cốt thép thì chỉ nói về sai số đường hàn mà ko nói về chiều dài đường hàn và các yêu cầu khác như đánh đồng tâm thép. Bác có biết tiêu chuẩn nào quy định cái đó ko ?
 

Arch_duybui

Thành viên có triển vọng
Tham gia
19/8/08
Bài viết
8
Điểm thành tích
3
Tất nhiên tôi đồng cảm và chia sẻ với bạn (nhà thầu) về vấn đề này. Nhưng tôi cũng có chút suy nghĩ: Các định mức này lúc trước do "các cụ" làm, làm cẩn thận và bài bản lắm, định mức đưa ra mức hao hụt là 20kg/1 tấn. Tất nhiên theo thời gian, các bạn nói là định mức này lạc hậu (cũ) và không phù hợp cũng có lý. Nhưng đúng ra khoa học, kỹ thuật ngày càng phát triển, máy móc thiết bị tốt hơn chính xác hơn, trình độ con người cao hơn thì việc sản xuất hao hụt phải ít hơn đi chứ nhỉ. Tức là nếu có sửa thì định mức phải đạt yêu cầu cao hơn chứ không phải là yêu cầu thấp đi (tức là hao hụt nhiều hơn).

ĐẶT HÀNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT THÉP, CẮT THEO MODUL CẤU KIỆN THÌ SAO NHẨY:cool:
 

CtyLeDat

Thành viên mới
Tham gia
7/4/12
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
căt thép

Mình gởi bạn 1 file tính toán cắt thép theo phương pháp tối ưu, file này mình sưu tầm được trên diễn đàn khác, bạn tham khảo thêm nhá....
cái này tính thế nào đây bạn,mà sao mình tải về đổi số mà nó k nhảy gì hết,với lại cũng chưa hiểu lắm cách làm,bạn có thể nói kỹ hơn không
 

tuanndx54

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
12/12/12
Bài viết
27
Điểm thành tích
3
Tuổi
33
Em thấy câu trả lời phân bổ chi phí hao hụt vượt quá vào đơn giá là hợp lý nhất. Vừa rồi bên e cũng có một công trình, bị dinhs vào cái đó mà không lường được. Lúc lập hồ sơ thầu thì mình cứ theo định mức của các cụ mà làm. Nhưng oái oăm một cái là các bác thiết kế đưa ra cái quy định nối thép không có ăn nhập vào đâu gì cả đó là chiều dài mối nối phải là 44D và một mặt cắt không quá 25% số mối nối. Tính ra khối lượng thép nối chồng này thì vô cùng lớn luôn. Nhà thầu chỉ biết khóc ra tiếng mán thôi :((

Em có thắc mắc rằng cái chiều dài mối nối và số lượng mối nối trong 1 mặt cắt nó ko ăn theo TCVN thì mình có được phép sửa ko???
 

vandung494390

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
12/1/12
Bài viết
152
Điểm thành tích
63
ĐẶT HÀNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT THÉP, CẮT THEO MODUL CẤU KIỆN THÌ SAO NHẨY:cool:
Hạng mục này bù cho hạng mục kia, vấn đề do cái đầu của nhà thầu nữa, các bạn cứ phải lo xa. Đồng bộ là cách tốt nhất để đơn giản hóa vấn đề và đẩy nhanh tiến độ. Nếu đề tay thép trong bản vẽ bất hợp lý quá, thất thoát 1 lượng vật tư lớn mà không giải quyết được vấn đề về chất lượng công trình thì nhà thầu ta có thể ra đề tay thép mới, tính toán vẫn đạt chất lượng công trình - nhà thầu đưa ra vấn đề chính xác thì không 1 ông CĐT nào lại có thể k chấp thuận cả.
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top