Cách tính ván khuôn cọc

phanhang13787

Thành viên năng động
Tham gia
29/3/12
Bài viết
53
Điểm tích cực
3
Điểm thành tích
8
Em đã đọc bài viết của anh Levinhxd về việc tính ván khuôn cọc. Nhưng hình:http://dutoanchuan.blogspot.com/2011/12/du-toan-ep-coc-btct-truong-hop-coc-sx.html trong trang này nói lên chắc chắn việc tính ván khuôn là 3 mặt vẫn đúng theo QĐ 788/BXD. Cho tôi hỏi thế thì việc tính chi phí bãi đúc cọc, bãi trạm trộn có được tính không?Nếu đổ bê tông bằng trạm trộn tại hiện trường thì có được tính chi phí làm trạm trộn không? Mong các anh cho ý kiến.
 
Việc lập dự toán các chi phí trên cơ sở khối lượng thực tế phải làm theo tiêu chí tiết kiệm và hiệu quả nhất. Thông thường, chi phí bãi đúc cọc, bãi trạm trộn v.v... sẽ không được tính vì được coi là các chi phí phục vụ thi công và theo đó các chi phí này thuộc chi phí chung đã xác định theo tỷ lệ trong dự toán.
 
Em đã đọc bài viết của anh Levinhxd về việc tính ván khuôn cọc. Nhưng hình:http://dutoanchuan.blogspot.com/2011/12/du-toan-ep-coc-btct-truong-hop-coc-sx.html trong trang này nói lên chắc chắn việc tính ván khuôn là 3 mặt vẫn đúng theo QĐ 788/BXD. Cho tôi hỏi thế thì việc tính chi phí bãi đúc cọc, bãi trạm trộn có được tính không?Nếu đổ bê tông bằng trạm trộn tại hiện trường thì có được tính chi phí làm trạm trộn không? Mong các anh cho ý kiến.
Nguyên tắc tính ván khuôn cọc bê tông phải tính đủ 4 mặt, nhiểu người tưởng lầm là tính 3 mặt thôi, vì phải bù vào chi phí bãi đúc cọc như bạn nói. Bạn tham khảo thêm topic do levinhxd đã thảo luận , sẽ hiểu rõ thêm :
http://www.giaxaydung.vn/diendan/f96/bai-tap-lap-du-toan-phan-ep-coc-btct-21573.html
Mình đã đọc cái QĐ788, tuy nhiên không thấy chỗ nào quy định tính ván khuôn cọc hết...
 
Việc lập dự toán các chi phí trên cơ sở khối lượng thực tế phải làm theo tiêu chí tiết kiệm và hiệu quả nhất. Thông thường, chi phí bãi đúc cọc, bãi trạm trộn v.v... sẽ không được tính vì được coi là các chi phí phục vụ thi công và theo đó các chi phí này thuộc chi phí chung đã xác định theo tỷ lệ trong dự toán.
Theo em ngh
ĩ chi phí bãi đúc cọc không thể nói nằm trong chi phí chung được. Chi phí chung cấp công trường bao gồm:
1. Chi phí tiền lương công nhân viên
2. CHi phí bảo hiểm
3. CHi phí điện nước phục vụ công trường
4. CHi phí trả lãi vay.
5. Khấu hao dụng cụ, công cụ
6. Chi phí công trình tạm (trừ nhà điều hành và để ở)
7. Chi phí chung khác.
thế thì việc bãi đúc cọc cách xa công trình A(km) thì không thể tính trong chi phí chung được.
 
Bãi đúc cọc cách xa công trình 7km, và trạm trộn tại hiện trường có được tính không?
 
Nguyên tắc tính ván khuôn cọc bê tông phải tính đủ 4 mặt, nhiểu người tưởng lầm là tính 3 mặt thôi, vì phải bù vào chi phí bãi đúc cọc như bạn nói.
Nhiều trường hợp kiểm toán sẽ cắt nếu mình tính 3,4 mặt. Họ coi bãi đúc cọc là 1 mặt, và việc tính thêm phần bãi đúc cọc là cần thiết.Theo mình nên đưa chi phí này vào chi phí biện pháp thi công.
 
Bãi đúc cọc cách xa công trình 7km, và trạm trộn tại hiện trường có được tính không?

Chào bạn!
Bên mình năm 2006 - 2007 đã được giao đúc 81.000 m cọc thuộc dự án Nhà máy Xi Măng CP. Bên mình được Chủ đầu tư duyệt thanh toán như sau:
- Cốp pha được tính 3 mặt;
- Bãi đúc cọc lập dự toán riêng để trình chủ đầu tư duyệt;
- Bãi đúc cọc của mình giai đoạn 1 (chiếm 95%) nằm vị trí trạm trộn, khi vận chuyển cọc ra chỗ đóng được tính chi phí vận chuyển cọc;
- Một bãi cọc khác xa trạm trộn 2 km thì chi phí vận chuyển bê tông được tính vào giá máy trong bê tông cọc.
Vậy bạn có thể tham khảo ý của mình vào gói thầu của bạn nhé.
 
Chào bạn!
Bên mình năm 2006 - 2007 đã được giao đúc 81.000 m cọc thuộc dự án Nhà máy Xi Măng CP. Bên mình được Chủ đầu tư duyệt thanh toán như sau:
- Cốp pha được tính 3 mặt;
- Bãi đúc cọc lập dự toán riêng để trình chủ đầu tư duyệt;
- Bãi đúc cọc của mình giai đoạn 1 (chiếm 95%) nằm vị trí trạm trộn, khi vận chuyển cọc ra chỗ đóng được tính chi phí vận chuyển cọc;
- Một bãi cọc khác xa trạm trộn 2 km thì chi phí vận chuyển bê tông được tính vào giá máy trong bê tông cọc.
Vậy bạn có thể tham khảo ý của mình vào gói thầu của bạn nhé.
Hoàn toàn nhất trí với quan điểm và cách tính này.
 
Chào bạn!
Bên mình năm 2006 - 2007 đã được giao đúc 81.000 m cọc thuộc dự án Nhà máy Xi Măng CP. Bên mình được Chủ đầu tư duyệt thanh toán như sau:
- Cốp pha được tính 3 mặt;
- Bãi đúc cọc lập dự toán riêng để trình chủ đầu tư duyệt;
- Bãi đúc cọc của mình giai đoạn 1 (chiếm 95%) nằm vị trí trạm trộn, khi vận chuyển cọc ra chỗ đóng được tính chi phí vận chuyển cọc;
- Một bãi cọc khác xa trạm trộn 2 km thì chi phí vận chuyển bê tông được tính vào giá máy trong bê tông cọc.
Vậy bạn có thể tham khảo ý của mình vào gói thầu của bạn nhé.
Bác dương có thể upload hay gởi cho tôi cái dự toán của phần này được không, bên tôi làm hồ sơ dự thầu, có phần đúc cọc đều quy hết vào 1m dài cọc, tuy nhiên có nhiều trường hợp không được chính xác, thanks advance bác trước !
 
Bác dương có thể upload hay gởi cho tôi cái dự toán của phần này được không, bên tôi làm hồ sơ dự thầu, có phần đúc cọc đều quy hết vào 1m dài cọc, tuy nhiên có nhiều trường hợp không được chính xác, thanks advance bác trước !

Dear hunter!
Trước mình làm thanh toán từ năm 2006-2007 đến nay không giữ được file mềm do ổ cứng đã bị hỏng mất hết dữ liệu từ 2009. Mình chuyển công ty này từ 2010 nên giờ không biết có xin được bản cứng không nữa. Nhưng mình khẳng định bằng uy tín của mình trên diễn đàn với bạn, là bên mình được thanh toán như thế, nhưng phần chi phí bãi đúc cọc sau khi đúc xong mới được chủ đầu tư đồng ý phê duyệt và quyết toán luôn. Vậy mong hunter thông cảm nhé, không giúp được hunter lúc này.
 
Nguyên tắc tính ván khuôn cọc bê tông phải tính đủ 4 mặt, nhiểu người tưởng lầm là tính 3 mặt thôi, vì phải bù vào chi phí bãi đúc cọc như bạn nói. Bạn tham khảo thêm topic do levinhxd đã thảo luận , sẽ hiểu rõ thêm :
http://www.giaxaydung.vn/diendan/f96/bai-tap-lap-du-toan-phan-ep-coc-btct-21573.html
Mình đã đọc cái QĐ788, tuy nhiên không thấy chỗ nào quy định tính ván khuôn cọc hết...
Không thể tính 4 mặt được bạn à. theo CV 737 hướng dẫn đo bóc khối lượng ván khuôn như sau (trích): Khối lượng ván khuôn được đo bóc theo bề mặt tiếp xúc giức ván khuôn và bê tông, ...
như vậy thì việc cọc bê tông là cấu kiện đúc sẵn chỉ được tính 3 mặt thôi, nói thêm nhiều chủ đầu tư các dự án tư nhân họ chỉ tính cho có 2 mặt thôi mà cũng phải chịu! hu hu
 
Theo LV, việc xác định có hay ko có các khoản chi phí như các bạn tranh luận phụ thuộc vào cách thức quản lý chi phí của Chủ đầu tư. Muốn xác định các chi phí như các bạn tranh luận ở trên (chi phí làm bãi đúc, chi phí làm trạm trộn vv…) có được tính vào dự toán phần cọc hay không thì ta cần xác định được câu trả lời cho những câu hỏi sau:
- Cọc được xác định tự đúc hay mua cọc sản xuất sẵn
- Cọc do nhà thầu mua hay Chủ đầu tư cấp
- Nếu tự đúc cọc thì tính toán chi phí sản xuất như thế nào?
Bây giờ mình lần lượt phân tích từng yếu tố một:
1, Nếu đi mua cọc thì có 2 phương án:
- Giá cọc mua tại nơi mua, vận chuyển tính riêng: Khi đó có thể lập dự toán gồm công tác mua cọc và công tác vận chuyển + công bốc xếp
- Giá cọc tính đến hiện trường xây dựng: áp luôn vào dự toán với một mã TT (Chi phí mua cọc) là xong
Khi thanh toán cho Nhà thầu, Chủ đầu tư chỉ cần phê duyệt giá cọc và Nhà thầu cần trình các hóa đơn chứng từ mua cọc kèm theo.

2, Nếu nhà thầu tự đúc cọc: Công tác cọc sẽ gồm:
- Ván khuôn cọc (3 mặt)
- Thép cọc
- Bê tông cọc
- Vận chuyển cọc
- Bốc xếp cọc (lên và xuống)
Nếu bê tông cọc là BTTP thì có thể có thêm công tác sản xuất bê tông và vận chuyển bê tông
Chi phí bãi đúc thường sẽ không được tính vào Dự toán cọc: Lý do là nhà thầu có trách nhiệm hạch toán các chi phí đó vào chi phí sản xuất ra công trình. Việc tính toán vào giá công trình phải theo Định mức, đơn giá nhà nước.
Trường hợp nhà thầu thấy việc chiết tính ra giá sản xuất cọc quá thấp, thấp hơn nhiều so với giá họ đi mua cọc trên thị trường thì có thể đề xuất chi phí bãi đúc vào chi phí biện pháp và đề nghị Chủ đầu tư thanh toán.
Nguyên tắc thanh toán của Chủ đầu tư sẽ là kiểm tra lại giá chiết tính công tác SX cọc của Nhà thầu, nếu thấp hơn giá thực tế trên thị trường thì duyệt thanh toán theo các chi phí nhà thầu đã đề xuất. Nếu chi phí đó cao hơn thì Chủ đầu tư duyệt việc thanh toán phải phù hợp với thị trường.
Kết luận: Giá nào, các chi phí nào được tính hay không tính thì đều phải tuân theo một nguyên tắc: đơn giá phải phù hợp với giá thị trường và phải đảm bảo chất lượng. Vậy cách tính nào, giá nào mà Nhà thầu chào phù hợp nhất cho việc sản xuất công trình thì Chủ đầu tư sẽ quyết định lựa chọn phương án đó.
Điều này cũng phù hợp với một nguyên tắc: Nhà thầu luôn muốn có chi phí đầu vào thấp nhất, và bán công trình với giá cao nhất. Tuy nhiên Chủ đầu tư cũng muốn chọn mua công trình với giá thấp nhất nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng.
3, Chủ đầu tư sản xuất cọc cấp cho nhà thầu:
Nguyên tắc là thực thanh thực chi, chủ đầu tư hạch toán mọi chi phí liên quan đến việc sản xuất cọc vào chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí khác, chi phí dự phòng vv…Làm hết bao nhiêu thì kê ra các khoản chi phí đó vào công trình.
 
Theo em được biết thì chi phí xây dựng bao gồm: chi phí công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công. Bãi đúc cọc được hiểu là công trình phụ trợ phục vụ thi công nên phải đươc tính vào anh ạ."Chi phí bãi đúc thường sẽ không được tính vào Dự toán cọc: Lý do là nhà thầu có trách nhiệm hạch toán các chi phí đó vào chi phí sản xuất ra công trình. Việc tính toán vào giá công trình phải theo Định mức, đơn giá nhà nước".

 
Theo em được biết thì chi phí xây dựng bao gồm: chi phí công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công. Bãi đúc cọc được hiểu là công trình phụ trợ phục vụ thi công nên phải đươc tính vào anh ạ."Chi phí bãi đúc thường sẽ không được tính vào Dự toán cọc: Lý do là nhà thầu có trách nhiệm hạch toán các chi phí đó vào chi phí sản xuất ra công trình. Việc tính toán vào giá công trình phải theo Định mức, đơn giá nhà nước".

Mình không nhất trí với việc gọi nó là công trình phụ trợ
Nó được gọi là công trình phụ trợ khi CHủ đầu tư lập nên hạng mục đó, có trong Tổng mức đầu tư của công trình và nó có thể được tính vào CP xây dựng hoặc CP khác. Như mình đã nói ở trên, nếu CĐT sản xuất cọc để cấp cho nhà thầu hoặc thuê riêng 1 đơn vị đúc cọc cấp cho Nhà thầu thì mới được tính vào CP công trình.
Trường hợp bãi đúc cọc được tính vào dự toán cho nhà thầu, vậy trường hợp Nhà thầu ko mua BT thương phẩm mà tự mua trạm trộn về trộn bê tông TP thì các chi phí làm hạ tầng trạm, chi phí điều hành trạm vv.. cũng được tính vào dự toán Công tác bê tông sao? Hay trường hợp nhà thầu tự mua gỗ về rồi làm xưởng gỗ để đóng cửa, khuôn cửa cũng vậy sao...?
THeo mình, bạn cứ đặt vào vai Chủ đầu tư, quản lý chi phí để làm gì? thì sẽ hiểu có nên tính hay ko tính?
 
Từng công trình sẽ quy định công trình phụ trợ phục vụ thi công sao cho hợp lý. Việc tổng mặt bằng thi công không đảm bảo được cho việc đúc trực tiếp công trường thì nhà thầu đưa ra phương án làm bãi đúc cọc là 1 phương án được CĐT chấp thuận làm sao đảm bảo chất lượng, tiến độ thi công.
 
Từng công trình sẽ quy định công trình phụ trợ phục vụ thi công sao cho hợp lý. Việc tổng mặt bằng thi công không đảm bảo được cho việc đúc trực tiếp công trường thì nhà thầu đưa ra phương án làm bãi đúc cọc là 1 phương án được CĐT chấp thuận làm sao đảm bảo chất lượng, tiến độ thi công.

Chào phanhang13787!
Mình và các anh cũng đã đưa ra thảo luận về chủ đề mà bạn đặt ra trong mấy ngày, phương án theo như anh Lê Vinh đưa ra các trường hợp là hoàn toàn có cơ sở. Việc được tính hay không được tính phụ thuộc vào sự quyết định của chủ đầu tư, miễn sao giá được duyệt phù hợp với thị trường, theo mình bạn nên chốt lại như sau:
1. Chi phí bãi đúc cọc: Xem xét giá dự toán cọc được duyệt so với thị trường có thấp không, xem xét biện pháp thi công đúc cọc mà chủ đầu tư đã duyệt bên bạn có nói rõ tận dụng bãi đúc cọc hiện có hay là phải làm bãi đúc. Khi đã xem xét những điểm đó bạn nên gửi thư hoặc công văn theo đường chính tắc tới chủ đầu tư phân tích rõ ràng các yếu tố trên, khó khăn ... đề nghị Chủ đầu tư xem xét phê duyệt chi phí bãi đúc cọc. Nếu chủ đầu tư đồng ý thì bên bạn rất có lợi. Mình cũng đã nói việc này phải phụ thuộc vào sự hợp lý thì chủ đầu tư mới duyệt, cho nên hãy khéo léo bạn nhé. Bên mình quyết toán mới được duyệt, hic lúc đó chờ mỏi mắt.
2. Chi phí trạm trộn: Không bao giờ được tính vào dự toán bạn nhé, thế nên bạn đừng đề xuất vấn đề này với chủ đầu tư. Mình cũng nói thêm, chỉ một số công trình đặc biết mới có sự hỗ trợ của Chủ đầu tư. Ví dụ: bên mình đã làm công trình thủy lợi, thủy điện, năm 2008 BQLDA thuộc Bộ Nông Nghiệp đã phê duyệt cho bên mình hệ thống cớ sở hạ tầng và móng trạm trộn (không phê duyệt thiết bị) để một phần hỗ trợ nhà thầu trong việc dựng trạm phục vụ cho việc thi công.

Vậy bạn xem xét để có phương án nhé, mong hồi âm của bạn.
 
Back
Top