Hỏi về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia tổ thẩm định thiết kế kỹ thuật của chủ đầu t

  • Khởi xướng Khởi xướng an_khanh
  • Ngày gửi Ngày gửi
A

an_khanh

Guest
Theo điều 18 -NĐ 12: "Chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật. Kết quả thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật được thể hiện bằng văn bản, bao gồm các nội dung sau:..."
Em có các câu hỏi sau xin mọi người biết chỉ giùm e:
1- Tổ chức thẩm định này bao gồm có bao nhiêu người?,
2- Yêu cầu năng lực chuyên môn cụ thể của từng thành viên tham gia?
3- Văn bản Quy phạm pháp luật cụ thể nào thể hiện hai điều trên?
(Theo e được biết điều kiện năng lực của Tổ chuyên gia đấu thầu được quy định tại điều 9 của Luật đấu thầu, còn điều kiện năng lực của tổ chức thẩm định đấu thầu được quy định tại điều 4 của thông tư Số: 21/2010/TT-BKH của bộ KHĐT)
 
Last edited by a moderator:
Theo điều 18 -NĐ 12: "Chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật. Kết quả thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật được thể hiện bằng văn bản, bao gồm các nội dung sau:..."
Em có các câu hỏi sau xin mọi người biết chỉ giùm e:
1- Tổ chức thẩm định này bao gồm có bao nhiêu người?,
2- Yêu cầu năng lực chuyên môn cụ thể của từng thành viên tham gia?
3- Văn bản Quy phạm pháp luật cụ thể nào thể hiện hai điều trên?
(Theo e được biết điều kiện năng lực của Tổ chuyên gia đấu thầu được quy định tại điều 9 của Luật đấu thầu, còn điều kiện năng lực của tổ chức thẩm định đấu thầu được quy định tại điều 4 của thông tư Số: 21/2010/TT-BKH của bộ KHĐT)

Theo mình bạn có thể dựa vào chương IV nghị đinh 12/2009
[h=1]Điều 50. Điều kiện năng lực của chủ trì thẩm tra thiết kế xây dựng công trình và tổ chức tư vấn khi thẩm tra thiết kế xây dựng công trình[/h]1. Điều kiện năng lực của chủ trì thẩm tra thiết kế xây dựng công trình tương ứng với điều kiện năng lực của chủ trì thiết kế xây dựng công trình quy định tại Điều 48 Nghị định này.
2. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi thẩm tra thiết kế xây dựng công trình tương ứng với điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi thiết kế xây dựng công trình quy định tại Điều 49 Nghị định này.

Bạn tham khảo thêm điều 48, 49 để rõ hơn
 
Năng lực đầu mối thẩm địnhđầ

Theo mình bạn có thể dựa vào chương IV nghị đinh 12/2009
Điều 50. Điều kiện năng lực của chủ trì thẩm tra thiết kế xây dựng công trình và tổ chức tư vấn khi thẩm tra thiết kế xây dựng công trình

1. Điều kiện năng lực của chủ trì thẩm tra thiết kế xây dựng công trình tương ứng với điều kiện năng lực của chủ trì thiết kế xây dựng công trình quy định tại Điều 48 Nghị định này.
2. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi thẩm tra thiết kế xây dựng công trình tương ứng với điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi thiết kế xây dựng công trình quy định tại Điều 49 Nghị định này.

Bạn tham khảo thêm điều 48, 49 để rõ hơn
Tôi nghĩ CE hiểu nhầm ý của bạn ấy hỏi rồi. Điều 48,49 nói về năng lực của đơn vị tư vấn thẩm tra. Còn bạn ấy hỏi là điều kiện, năng lực đơn vị đầu mối THẨM ĐỊNH cơ!
 
Tôi nghĩ CE hiểu nhầm ý của bạn ấy hỏi rồi. Điều 48,49 nói về năng lực của đơn vị tư vấn thẩm tra. Còn bạn ấy hỏi là điều kiện, năng lực đơn vị đầu mối THẨM ĐỊNH cơ!

Hì, mình nghĩ đã thẩm định cũng phải tuân theo những điều kiện đó HotMen àh. Thực ra cũng không tìm thấy 1 qui định nào cụ thể hơn:)
 
Không như vậy đâu CE. Nếu quy định đơn vị thẩm định như đơn vị thẩm tra thi cán bộ thẩm định lại phải học chứng chỉ định giá... Mà tôi được biết, công chức nhà nước rồi sở kế hoạch các tỉnh chỉ bôi dưỡng nghiệp vụ thẩm định thôi chứ sở xây dựng sẽ không cấp chứng chỉ kỹ sư định giá đâu bạn!
 
Không như vậy đâu CE. Nếu quy định đơn vị thẩm định như đơn vị thẩm tra thi cán bộ thẩm định lại phải học chứng chỉ định giá... Mà tôi được biết, công chức nhà nước rồi sở kế hoạch các tỉnh chỉ bôi dưỡng nghiệp vụ thẩm định thôi chứ sở xây dựng sẽ không cấp chứng chỉ kỹ sư định giá đâu bạn!
Thực ra công việc thẩm định với công việc thẩm tra là 1 có đúng không nhỉ ? Nhưng vì liên quan đến Vốn Nhà nước mới phức tạp vậy.
Hôm trước mình làm việc với 1 chuyên gia nước ngoài, không biết "dịch" từ thẩm tra với thẩm định sang tiếng Anh thế nào cho nó hiểu
 
Hai cái này không phải là 1 đâu bạn ạ. Thẩm định và thẩm tra hoàn toàn khác nhau, là 2 đối tượng khác nhau, phạm vi hoạt động các nhau. Bạn search trên diễn đàn tìm chủ đề nói về phân biệt thế nào là thẩm định và thế nào là thẩm tra, chủ đề đó có nhiều ý kiến khác nhau. Nhưng theo mình mấu chốt là đến bước nào thì thẩm định, đến bước nào thì thẩm tra. Phân biệt như thế thì sẽ hiểu hơn. Thanks
 
Hai cái này không phải là 1 đâu bạn ạ. Thẩm định và thẩm tra hoàn toàn khác nhau, là 2 đối tượng khác nhau, phạm vi hoạt động các nhau. Bạn search trên diễn đàn tìm chủ đề nói về phân biệt thế nào là thẩm định và thế nào là thẩm tra, chủ đề đó có nhiều ý kiến khác nhau. Nhưng theo mình mấu chốt là đến bước nào thì thẩm định, đến bước nào thì thẩm tra. Phân biệt như thế thì sẽ hiểu hơn. Thanks
Mình cũng đã đọc qua 1 số topic, nhưng tóm lại thì thường thẩm tra sau đó để làm cơ sở thẩm định để phê duyệt

Nên mới có chuyện ở đây hiểu là nếu bộ máy Chủ đầu tư có đủ năng lực rồi thì không cần thuê tư vấn thẩm tra nữa -mà có thể xem xét, thẩm định để duyệt luôn.

Còn dĩ nhiên việc này sẽ có khác nhau vì 1 việc là của Chủ đầu tư 1 việc là "outsource" ra ngoài :-w
 
Theo mình bạn có thể dựa vào chương IV nghị đinh 12/2009
Điều 50. Điều kiện năng lực của chủ trì thẩm tra thiết kế xây dựng công trình và tổ chức tư vấn khi thẩm tra thiết kế xây dựng công trình

1. Điều kiện năng lực của chủ trì thẩm tra thiết kế xây dựng công trình tương ứng với điều kiện năng lực của chủ trì thiết kế xây dựng công trình quy định tại Điều 48 Nghị định này.
2. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi thẩm tra thiết kế xây dựng công trình tương ứng với điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi thiết kế xây dựng công trình quy định tại Điều 49 Nghị định này.

Bạn tham khảo thêm điều 48, 49 để rõ hơn

Tôi nghĩ CE hiểu nhầm ý của bạn ấy hỏi rồi. Điều 48,49 nói về năng lực của đơn vị tư vấn thẩm tra. Còn bạn ấy hỏi là điều kiện, năng lực đơn vị đầu mối THẨM ĐỊNH cơ!
Ý mình cũng giống bạn hotmen_8x_pro: Cái mình đang hỏi là THẨM ĐỊNH chứ không phải là THẨM TRA.
 
Ý mình cũng giống bạn hotmen_8x_pro: Cái mình đang hỏi là THẨM ĐỊNH chứ không phải là THẨM TRA.
Theo mình thì: Đối với giai đoạn Báo cáo Đầu tư và Dự án đầu tư thì cần thẩm định dự án đầu tư. Còn đối với giai đoạn TKKT, BVTCthì có công tác Thẩm tra lại TKKT, BVTC.
Nói chung thẩm tra nằm trong thẩm định.
 
Theo mình thì: Đối với giai đoạn Báo cáo Đầu tư và Dự án đầu tư thì cần thẩm định dự án đầu tư. Còn đối với giai đoạn TKKT, BVTCthì có công tác Thẩm tra lại TKKT, BVTC.
Nói chung thẩm tra nằm trong thẩm định.
Cái này bạn nói không đúng rồi.
Giai đoạn TKKT, BVTC Chủ đầu tư vẫn phải thầm định. Cái này quy định tại điều 14 của nghị định 12:
Điều 18. Thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công
1. Thẩm định, phê duyệt thiết kế đối với trường hợp thiết kế ba bước
a) Đối với thiết kế kỹ thuật:
Chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật. Kết quả thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật được thể hiện bằng văn bản, bao gồm các nội dung sau:
- Sự phù hợp của thiết kế kỹ thuật với thiết kế cơ sở;
- Sự hợp lý của các giải pháp kết cấu công trình;
- Sự tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng;
- Đánh giá mức độ an toàn công trình;
- Sự hợp lý của việc lựa chọn dây chuyền và thiết bị công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ;
- Sự tuân thủ các quy định về môi trường, phòng cháy, chữa cháy.
Chủ đầu tư có thể thuê tư vấn thẩm tra một phần hoặc toàn bộ các nội dung trên để làm cơ sở cho việc thẩm định. Kết quả thẩm tra được thể hiện bằng văn bản.
b) Đối với thiết kế bản vẽ thi công:
Thiết kế bản vẽ thi công phải được chủ đầu tư hoặc đại diện được uỷ quyền của chủ đầu tư xác nhận bằng chữ ký và đóng dấu đã phê duyệt vào bản vẽ trước khi đưa ra thi công. Chủ đầu tư có thể thuê tư vấn giám sát thi công xây dựng kiểm tra thiết kế bản vẽ thi công và ký xác nhận trong bản vẽ trước khi phê duyệt.
2. Thẩm định, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công đối với các trường hợp thiết kế hai bước và thiết kế một bước
a) Đối với trường hợp thiết kế hai bước, chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công. Đối với trường hợp thiết kế một bước, chủ đầu tư tổ chức thẩm định thiết kế bản vẽ thi công để người quyết định đầu tư phê duyệt cùng với Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình.
b) Nội dung thẩm định thiết kế bản vẽ thi công được thực hiện như quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
c) Việc đóng dấu xác nhận bản vẽ trước khi đưa ra thi công thực hiện như quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
3. Chi phí thẩm định, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình được tính vào tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình.
 
Chào các bạn!
Điều 10 của ND12/2009 có qui định như sau:
Điều 10. Thẩm quyền thẩm định Dự án đầu tư xây dựng công trình
1. Người quyết định đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định dự án trước khi phê duyệt. Đầu mối thẩm định dự án là đơn vị chuyên môn trực thuộc cấp quyết định đầu tư. Đơn vị đầu mối thẩm định dự án có trách nhiệm lấy ý kiến về thiết kế cơ sở của cơ quan quản lý nhà nước theo quy định tại khoản 6 Điều này và lấy ý kiến các cơ quan liên quan để thẩm định dự án. Người quyết định đầu tư có thể thuê tư vấn để thẩm tra một phần hoặc toàn bộ nội dung quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 11 Nghị định này.
Đối với các dự án đã được phân cấp hoặc uỷ quyền quyết định đầu tư thì người được phân cấp hoặc uỷ quyền quyết định đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định dự án.
2. Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng Thẩm định nhà nước về các dự án đầu tư để tổ chức thẩm định dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư và dự án khác nếu thấy cần thiết. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư là Chủ tịch Hội đồng Thẩm định nhà nước về các dự án đầu tư.
.....................
Các bạn tham khảo thêm điều 11 sẽ hiểu rỏ hơn.
Chúc các bạn thành công!!
 
Theo tôi, thẩm định khác với thẩm tra. Thẩm tra là một nội dung của thẩm định. Khi CĐT không đủ năng lực thì có thể thuê đơn vị tư vấn có đủ năng lực để thực hiện một số nội dung trong quá trình thẩm định. Ví dụ: Khi phê duyệt thiết kế và dự toán, CĐT thuê đơn vị tư vấn để thẩm tra thiết kế và thẩm tra dự toán và có báo cáo kết quả thẩm tra, nhưng để phê duyệt thì tổ chức thẩm định của CĐT vẫn phải có báo cáo thẩm định vì ngoài nội dung báo cáo kết quả thẩm tra của tư vấn thì tổ chức thẩm định còn phải kiểm tra tính pháp lý, sự phù hợp với các quy định hiện hành của hồ sơ trước khi đề nghị CĐT phê duyệt. Đừng lẫn lộn nhé.
 
Last edited by a moderator:
Back
Top