dodungktxd
Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
- Tham gia
- 22/6/10
- Bài viết
- 243
- Điểm tích cực
- 59
- Điểm thành tích
- 28
Đồng ý quan điểm là việc tuân thủ các quy định của nhà nước, vận dụng định mức để chủ đầu tư thực hiện công tác quản lý chi phí trong quá trình đầu tư xây dựng của mình. Nhưng cần nhấn mạnh là nó như là công cụ, là phương pháp giúp Chủ đầu tư trong việc đưa ra các Quyết định, chứ không phải là cái bùa hộ mệnh để sửa chữa cho những quyết định sai của mình.Cảm ơn thầy! Em cũng nghĩ theo quan điểm của thầy. Hợp đồng là cơ sở để thanh quyết toán. Tuy nhiên, thực tế ở các địa phương bây giờ, chủ đầu tư và kể cả kiểm toán, khi làm quyết toán cứ máy móc là mọi thứ vẫn phải tuân thủ theo định mức và thông báo giá địa phương.
- Cái mà hotmen_8x_pro đưa ra chính là một trong những yếu tố tạo nên sự khác biệt, sự đa dạng trong hồ sơ chào của mỗi nhà thầu. Cũng như ý kiến của thầy Quang, các yếu tố giá nhà thầu đưa ra phụ thuộc vào chiến lược, đặc điểm và năng lực của từng doanh nghiệp. Cái chủ đầu tư cần là Hiệu quả của Phương án chào thầu, mà cụ thể ở đây là Giá chào thầu.Điều đó em cũng đã giải thích là vô lý. Vì nhà thầu nào cũng chào và làm đúng theo định mức, đơn giá và giá vật liệu tại cùng một thời điểm thì các nhà thầu sẽ có giá chào thầu giống nhau. Nhưng họ không bao giờ nghe. Quy định đó chỉ áp dụng cho bước lập dự toán của chủ đầu tư thì phù hợp. Còn nhà thầu chào giá cao hơn hay thấp hơn là việc của họ. Ví dụ: Nhà thầu chào giá xi măng là 800đ/kg thôi để trúng thầu. Trong khi giá thị trường đang là 1.300 đ/kg. Họ chào giá rẻ vì kho của họ còn tồn nhiều, cần phải xử dụng không sẽ hỏng.
- Nếu ở giai đoạn thương thảo thì tôi đồng ý là bên mời thầu có thể mổ sẻ đơn giá của nhà thầu ra để đưa ra một mức giá hợp lý.
- Nhưng nếu ở giai đoạn Thanh/quyết toán mà mổ sẻ ra như vậy nhằm mục đích bắt bẻ nhà thầu là không phù hợp. Khi hợp đồng đã được ký kết, thì các bên tham gia có trách nhiệm thực hiện, bất kể bên nào thực hiện không đúng như thỏa thuận trong hợp đồng kể cả chủ đầu tư thì đều phải bồi thường thiệt hại (nếu có) theo thỏa thuận.
- Thông thường quan hệ Chủ đầu tư và Nhà thầu vẫn còn theo kiểu cha con. Đặc biệt là các dự án do UBND tỉnh làm chủ đầu tư, khi mà cái tôi của Ban QLDA quá lớn, còn năng lực "thầy cãi" của nhà thầu thì có hạn nên thường "1điều nhịn là 9 điều lành".Giải thích đến thế họ vẫn không nghe, em cũng đành chịu! Mong thầy và các cao thủ bàn sâu hơn về vấn đề này và có biện pháp giải quyết khúc mắc như chủ đề này nêu ra (đưa ra cơ sở, văn bản nào đó để bảo vệ việc chào giá thầu là việc của nhà thầu miến là họ chứng minh được, và giá sau khi kí hợp đồng là giá để thanh quyết toán )
Trân trọng!
- Trong thời điểm hiện tại, đặc biệt là các dự án lớn có sự tham gia của nhiều nhà thầu chuyên nghiệp thì vấn đề "Cha - con" trên đã được cải thiện. Không những có sự tham gia của cơ quan giám sát chủ đầu tư (Thanh tra, kiểm tra ...), mà còn có sự can thiệp của Pháp luật nên bản thân mình nghĩ Nhà thầu sẽ không phải "1 điều nhịn" nữa. Vấn đề cốt lõi vẫn là "con người" tham gia vào công tác quản lý và thi công, trong đó đặc biệt là năng lực của cán bộ phía Chủ đầu tư.