Xin ý kiến về tình huống quyết toán chi phí lập dự án đầu tư

tranhaiduongvc11

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
23/9/10
Bài viết
685
Điểm tích cực
254
Điểm thành tích
43
Tuổi
40
Dear Các Thầy và ACE!
Kính nhờ các Thầy và Anh Chị em trong diễn đàn tư vấn giúp bạn em vấn đề sau:

Công ty A có ký hợp đồng tư vấn thiết kế với Công ty B năm 2007 (gồm thiết kế lập quy hoạch tổng mặt bằng, khoan khảo sát địa chất và lập dự án đầu tư). Tổng giá trị hợp đồng ký là 2.71 tỷ, giá trị sẽ thay đổi được 2 bên thống nhất:
- Khi bổ sung, điều chỉnh khối lượng thực hiện so với hợp đồng;
- Nhà nước thay đổi chính sách thì được điều chỉnh theo chế độ chính sách;

Trong hợp đồng khi ký kết chi phí thiết kế lập quy hoạch tổng mặt bằng đề gì phải bàn cả, đến khi quyết toán thống nhất giá trị là 84.71 triệu đồng (không đổi) (1).

Còn:
- Chi phí khoan khảo sát: hợp đồng tạm tính là 1.291 tỷ, khi thực tế khoan thì giá trị này được 2 bên nghiệm thu giảm xuống còn 578.7 triệu (2);

- Chi phí lập dự án lập dự án đầu tư: hợp đồng ký tính TMĐT x hệ số x thuế GTTT=667.8 tỷ x 0.1819% x 1.1 =1.336 tỷ đồng; nhưng khi quyết toán do ràng buộc các điều kiện về nhà nước thay đổi chính sách, quyết định 957/2009 thay thế quyết định 1751 và ràng buộc nữa là Công ty A có quyết định phê duyệt dự án đầu tư trong đó chi phí XD và TB trước thuế là 1408 tỷ đồng năm 2009. Khi quyết toán Bên B tính lại chi phí lập dự án như sau: 1408 x 0.1538% x 1.1 =2.382 tỷ đồng (3)

Cộng giá trị quyết toán là (1) + (2) + (3) = 3,05 tỷ đồng

Nhưng sau khi TGĐ công ty A và Công ty B thương thảo, thì Công ty B đồng ý giảm chi phí quyết toán xuống và vẫn giữ nguyên giá trị phải trả tiền và quyết toán thanh lý là 2.71 tỷ (như hợp đồng đã ký kết). Nhưng Công ty B yêu cầu với một điều kiện trong bảng tính quyết toán phải để giá trị 3.05 tỷ và một câu sau:
"hai bên đồng ý giảm giá trị quyết toán (khoảng 336 triệu) là do Chủ đầu tư thay đổi quy mô dự án"

TGĐ công ty A không đồng ý với đề xuất Công ty B như thế, Công ty A đặt câu hỏi tại sao không để 2.71 tỷ mà lại để 3.05 tỷ rồi ghi thêm 1 câu thế?

Vậy các thầy và Anh chị em cho em hỏi các câu sau:
1. Công ty A yêu cầu công ty B như thế có được không?
2. Công ty B đề xuất như thế có đúng không, Công ty B có ý gì trong vấn đề này, có mục đích gì?
3. Ông bạn em cứ cãi với em là Công ty B đang tính nhầm, chi phí tư vấn lập dự án đầu tư không được tính thuế GTGT 10%, nghĩa là 2.71 hay 3.05 phải chia 1.1 mới đúng. Em khẳng định là đúng 10% theo hướng dẫn của QĐ 957 và TT04/2010. EM đưa cả tài liệu ra mà không thuyết phục. Em nói và khẳng định 100%, có cần đi gặp các bác Bộ XD để tư vấn. Vậy mong các Thầy và Anh Chị em khẳng định giúp câu nói của em.

Xin trân trọng cảm ơn!
 
Last edited by a moderator:
Chào bác dương.
E xin có ý kiến:
Ý 3: Bác trích dẫn 3.1.2 của 957/QĐ-BXD quy định rất rõ: Định mức chi phí tư vấn theo quyết định này chưa bao gồm chi phí mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp và thuế giá trị giá tăng
Về ý 1 và 2: Theo e, mình không cần quan tâm đến yêu cầu hay của CĐT và nhà thầu tư vấn thế này hay thế kia.
E không hiểu cái ý ở đoạn:
Nhưng Công ty B yêu cầu với một điều kiện trong bảng tính quyết toán phải để giá trị 3.05 tỷ và một câu sau:
"hai bên đồng ý giảm giá trị quyết toán (khoảng 336 triệu) là do Chủ đầu tư thay đổi quy mô dự án"
Cái yêu cầu trên để làm gì (quy trách nhiệm thay đổi này cho CĐT?), đã thống nhất giá trị là bao nhiêu và ký vào thì cái câu dưới (giảm 336 triêu) không có ý nghĩa.
Và, khi có định mức 957/2009, tư vấn tính lại giá trị hợp đồng, lúc này hình như phải ký phụ lục hợp đồng bổ sung trong đó có tính lại chi phí mới theo 957/2009 chứ. Sao lại để đến khi quyết toán mới làm việc này.
Nếu bác không có phụ lục hợp đồng bổ sung, giá trị quyết toán sẽ không được cao hơn chi phí lập dự án có trong quyết định phê duyệt dự án năm 2007 (tính theo 1751)
 
Tôi đọc 957 nhiều nhưng không thấy chỗ nào quy định là QĐ 957 thay thế hay bãi bỏ CV 1751 cả
Vậy tại sao các đơn vị tư vấn cứ lấy lý do thay đổi chế độ nhỉ?
 
Dear Các Thầy và ACE!
Kính nhờ các Thầy và Anh Chị em trong diễn đàn tư vấn giúp bạn em vấn đề sau:

Công ty A có ký hợp đồng tư vấn thiết kế với Công ty B năm 2007 (gồm thiết kế lập quy hoạch tổng mặt bằng, khoan khảo sát địa chất và lập dự án đầu tư). Tổng giá trị hợp đồng ký là 2.71 tỷ, giá trị sẽ thay đổi được 2 bên thống nhất:
- Khi bổ sung, điều chỉnh khối lượng thực hiện so với hợp đồng;
- Nhà nước thay đổi chính sách thì được điều chỉnh theo chế độ chính sách;

Trong hợp đồng khi ký kết chi phí thiết kế lập quy hoạch tổng mặt bằng đề gì phải bàn cả, đến khi quyết toán thống nhất giá trị là 84.71 triệu đồng (không đổi) (1).

Còn:
- Chi phí khoan khảo sát: hợp đồng tạm tính là 1.291 tỷ, khi thực tế khoan thì giá trị này được 2 bên nghiệm thu giảm xuống còn 578.7 triệu (2);

- Chi phí lập dự án lập dự án đầu tư: hợp đồng ký tính TMĐT x hệ số x thuế GTTT=667.8 tỷ x 0.1819% x 1.1 =1.336 tỷ đồng; nhưng khi quyết toán do ràng buộc các điều kiện về nhà nước thay đổi chính sách, quyết định 957/2009 thay thế quyết định 1751 và ràng buộc nữa là Công ty A có quyết định phê duyệt dự án đầu tư trong đó chi phí XD và TB trước thuế là 1408 tỷ đồng năm 2009. Khi quyết toán Bên B tính lại chi phí lập dự án như sau: 1408 x 0.1538% x 1.1 =2.382 tỷ đồng (3)

Cộng giá trị quyết toán là (1) + (2) + (3) = 3,05 tỷ đồng

Nhưng sau khi TGĐ công ty A và Công ty B thương thảo, thì Công ty B đồng ý giảm chi phí quyết toán xuống và vẫn giữ nguyên giá trị phải trả tiền và quyết toán thanh lý là 2.71 tỷ (như hợp đồng đã ký kết). Nhưng Công ty B yêu cầu với một điều kiện trong bảng tính quyết toán phải để giá trị 3.05 tỷ và một câu sau:
"hai bên đồng ý giảm giá trị quyết toán (khoảng 336 triệu) là do Chủ đầu tư thay đổi quy mô dự án"

TGĐ công ty A không đồng ý với đề xuất Công ty B như thế, Công ty A đặt câu hỏi tại sao không để 2.71 tỷ mà lại để 3.05 tỷ rồi ghi thêm 1 câu thế?

Vậy các thầy và Anh chị em cho em hỏi các câu sau:
1. Công ty A yêu cầu công ty B như thế có được không?
2. Công ty B đề xuất như thế có đúng không, Công ty B có ý gì trong vấn đề này, có mục đích gì?
3. Ông bạn em cứ cãi với em là Công ty B đang tính nhầm, chi phí tư vấn lập dự án đầu tư không được tính thuế GTGT 10%, nghĩa là 2.71 hay 3.05 phải chia 1.1 mới đúng. Em khẳng định là đúng 10% theo hướng dẫn của QĐ 957 và TT04/2010. EM đưa cả tài liệu ra mà không thuyết phục. Em nói và khẳng định 100%, có cần đi gặp các bác Bộ XD để tư vấn. Vậy mong các Thầy và Anh Chị em khẳng định giúp câu nói của em.

Xin trân trọng cảm ơn!
Mình tham đôi chút:
1. Thứ nhất cho mình hỏi công trình là sử dụng vốn ngân sách >30% hay vốn tư nhân?
2. ( mục bôi đen) Có áp dụng luật đấu thầu và các văn bản hướng dẫn không mà giá trị 2,71 tỷ ở năm 2007 mà không tổ chức đấu thầu?
3. (mục màu nâu tím) Áp dụng văn bản nào mà chi phí lập dự án được tính với TMĐT?
4. (màu xanh dương) Quy định ở đâu mà 957 thay thế 1751?
5. (màu xanh lá cây) Sao lại tạm tính chi phí khảo sát? Không căn cứ quy trình khảo sát sao?
6. Thời điểm ngày, tháng, năm phê duyệt dự án; Thời điểm ngày, tháng, năm nghiệm thu thiết kế cơ sở?
Tôi nghĩ nếu bạn giải thích thêm các chi tiết này, sẽ có câu trả lời cho bạn.
 
Tôi đọc 957 nhiều nhưng không thấy chỗ nào quy định là QĐ 957 thay thế hay bãi bỏ CV 1751 cả
Vậy tại sao các đơn vị tư vấn cứ lấy lý do thay đổi chế độ nhỉ?
Ặc! Chú naat xem lại câu này đi.
Chính sách thì đúng hơn chứ nhể? Khéo nhá!
 
Tôi đọc 957 nhiều nhưng không thấy chỗ nào quy định là QĐ 957 thay thế hay bãi bỏ CV 1751 cả
Vậy tại sao các đơn vị tư vấn cứ lấy lý do thay đổi chế độ nhỉ?
E xin trích lại ý kiến trên diễn đàn được nhiều bác đồng ý.(http://www.giaxaydung.vn/diendan/f3...-9-2009-co-phai-thay-cv-1751-khong-28302.html)
Theo mình thì có thể hiểu 2 văn bản trên theo các khía cạnh sau:
1) Khía cạnh Quy phạm pháp luật: Đối chiếu với Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 17/2008/QH12 thì Công văn số 1751 và Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng đều không thuộc hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nêu tại Điều 2 của luật BHVBQPPL. Điều này có nghĩa là các văn bản trên đều mang tính hướng dẫn.
2) Bản chất vấn đề: từ khi có chủ trương quản lý nhà nước tách ra khỏi doanh nghiệp. Nghĩa là NN không can thiệp vào hoạt động cụ thể của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quyền tự chủ sản xuất kinh doanh và phải chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động của mình. Vì thế, các định mức, đơn giá sẽ được NN chuyển giao dần dần quyền tự chủ cho doanh nghiệp và sự vận động của chúng theo cơ chế thị trường định hướng của NN. Vì thế, trong trường hợp này, Bộ XD cũng không thể ban hành Thông tư quy định cụ thể về định mức chi phí được và sau này cũng vậy.
3) Tính chất áp dụng: Điều 1 của QĐ 957/QĐ-BXD ghi rõ: "các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham khảo, sử dụng vào việc xác định chi phí". Vì vậy, đây chỉ là tham khảo theo kiểu "chuẩn mực chung theo biến đổi của thị trường".
4) Cách áp dụng: 2 loại văn bản trên không có sự phủ định, sửa đổi, bổ sung hay thay thế lẫn nhau. Vì thế, vế lý mà nói bạn áp dụng văn bản nào cũng được. Tuy nhiên, theo thông lệ, người ta áp dụng cái ra sau do nội dung của nó có tính cập nhật hoặc hoàn thiện hơn (theo thời giá của thị trường chung về chi phí).
 
Last edited by a moderator:
Mình tham đôi chút:
1. Thứ nhất cho mình hỏi công trình là sử dụng vốn ngân sách >30% hay vốn tư nhân?
2. ( mục bôi đen) Có áp dụng luật đấu thầu và các văn bản hướng dẫn không mà giá trị 2,71 tỷ ở năm 2007 mà không tổ chức đấu thầu?
3. (mục màu nâu tím) Áp dụng văn bản nào mà chi phí lập dự án được tính với TMĐT?
4. (màu xanh dương) Quy định ở đâu mà 957 thay thế 1751?
5. (màu xanh lá cây) Sao lại tạm tính chi phí khảo sát? Không căn cứ quy trình khảo sát sao?
6. Thời điểm ngày, tháng, năm phê duyệt dự án; Thời điểm ngày, tháng, năm nghiệm thu thiết kế cơ sở?
Tôi nghĩ nếu bạn giải thích thêm các chi tiết này, sẽ có câu trả lời cho bạn.

Xin cảm ơn bác haophuong80!

Em xin trả lời các câu hỏi để bác tư vấn thêm:
1. Công trình vốn tư nhân 100%;
2. Công trình không đấu thầu, Công ty B là đã quen với Công ty A nên 2 bên ký kết hợp đồng. Tất nhiên là đủ năng lực để thiết kế công trình của A.
3. Em đã hỏi lại bạn em rồi, công trình ký ngày 20/6/2007, trước quyết định 1751, Công trình này áp dụng hệ số lập dự án đầu tư theo quyết định 11/2005/QĐ-BXD ngày 15/4/2005 của BXD về việc công bố định mức CPQLDA và TVĐT XD công trình (theo căn cứ trong hợp đồng).
4. Do Công ty A không đọc kỹ nên nhầm sang QĐ 1751, nhưng Công ty B trong cuộc họp cho rằng QĐ 957 thay thế 1751 (tức là NN thay đổi chính sách) nên tới thời điểm quyết toán từ năm 2010 phải dùng quyết định 957. Tại sao lại quyết toán từ năm 2010, do đến tháng 2/2009 Công ty B mới làm xong thủ tục để được phê duyệt TKCS và do 2 bên còn ký thêm 03 hợp đồng thiết kế BVKTTC nữa nên 2 bên đồng ý gộp vào quyết toán 1 thế. Chính vì Công ty B gài vào trong hợp đồng câu giá trị hợp đồng thay đổi khi NN thay đổi chính sách nên Công ty A cho rằng Công ty B đã mưu mẹo (dù đã biết nhau và tin tưởng nhau). Cứ lằng nhằng mãi đến tận bây giờ chưa quyết toán. Đúng là 957 không thể thay thế cho 1751 được.

5. Khoan Khảo sát, không hiểu tại sao khối lượng khoan lúc ký hợp đồng lại nhiều hơn sau khi khoan thực tế và nghiệm thu. Có quy trình và đề cương khoan khảo sát.

6. Thời điểm phê duyệt thiết kế cơ sở là tháng 2/2009; thời điểm phê duyệt dự án vào tháng 6/2009; giấy chứng nhận đầu tư 4/2009.

Vậy mong các ACE cho ý kiến thảo luận thêm.
 
E xin trích lại ý kiến trên diễn đàn được nhiều bác đồng ý.(http://www.giaxaydung.vn/diendan/f3...-9-2009-co-phai-thay-cv-1751-khong-28302.html)

Chào bạn, bạn cũng thấy đó nó cũng rất vô lý, công ty B vin vào câu đã ký trong hợp đồng "giá trị hợp đồng sẽ được thay đổi khi NN thay đổi chế độ chính sách tại thời điểm thanh lý". Họ cứ vin vào câu này thì Công ty A cũng chịu, nhưng Công ty B họ cho rằng NN đã có 957 tức là thay đổi chính sách. Xin cảm ơn bạn nhiệt tình đóng góp ý kiến.
 
Last edited by a moderator:
Chào bạn, bạn cũng thấy đó nó cũng rất vô lý, công ty B vin vào câu đã ký trong hợp đồng "giá trị hợp đồng sẽ được thay đổi khi NN thay đổi chế độ chính sách tại thời điểm thanh lý". Họ cứ vin vào câu này thì Công ty A cũng chịu, nhưng Công ty B họ cho rằng NN đã có 957 tức là thay đổi chính sách. Xin cảm ơn bạn nhiệt tình đóng góp ý kiến.
Chú đưa cái QĐ 957 cho họ, bảo họ đọc to lên xem chỗ nào bảo là thay đổi?
Việc khoan khảo sát thay đổi khối lượng là việc bình thường. Nếu thay đổi đơn giá mới là vấn đề nên không cần lăn tăn.
Cuối cung: hình thức hợp đồng là hợp đồng tỷ lệ % hay hợp đồng điều chỉnh giá
 
Chú đưa cái QĐ 957 cho họ, bảo họ đọc to lên xem chỗ nào bảo là thay đổi?
Việc khoan khảo sát thay đổi khối lượng là việc bình thường. Nếu thay đổi đơn giá mới là vấn đề nên không cần lăn tăn.
Cuối cung: hình thức hợp đồng là hợp đồng tỷ lệ % hay hợp đồng điều chỉnh giá

Cảm ơn Anh naat đã tư vấn, em sẽ giúp bạn tập hợp những ý kiến rồi bảo bạn tổ chức họp hoặc gửi văn bản giải thích với Công ty B. Hợp đồng theo hình thức điều chỉnh, Công ty B tính giá trị quyết toán là 3.05 tỷ và đưa ra một câu mà em đã trích rồi đó để giảm giá trị xuống còn 2.71 tỷ. Công ty A không hiểu mục đích của Công ty B là gì và hỏi sao không để 2.71 mà lại thêm một câu như thế. Bạn em nói thế, em cũng bó tay luôn anh ạ.
 
Xin cảm ơn bác haophuong80!

Em xin trả lời các câu hỏi để bác tư vấn thêm:
1. Công trình vốn tư nhân 100%;
2. Công trình không đấu thầu, Công ty B là đã quen với Công ty A nên 2 bên ký kết hợp đồng. Tất nhiên là đủ năng lực để thiết kế công trình của A.

3. Em đã hỏi lại bạn em rồi, công trình ký ngày 20/6/2007, trước quyết định 1751, Công trình này áp dụng hệ số lập dự án đầu tư theo quyết định 11/2005/QĐ-BXD ngày 15/4/2005 của BXD về việc công bố định mức CPQLDA và TVĐT XD công trình (theo căn cứ trong hợp đồng).
4. Do Công ty A không đọc kỹ nên nhầm sang QĐ 1751, nhưng Công ty B trong cuộc họp cho rằng QĐ 957 thay thế 1751 (tức là NN thay đổi chính sách) nên tới thời điểm quyết toán từ năm 2010 phải dùng quyết định 957. Tại sao lại quyết toán từ năm 2010, do đến tháng 2/2009 Công ty B mới làm xong thủ tục để được phê duyệt TKCS và do 2 bên còn ký thêm 03 hợp đồng thiết kế BVKTTC nữa nên 2 bên đồng ý gộp vào quyết toán 1 thế. Chính vì Công ty B gài vào trong hợp đồng câu giá trị hợp đồng thay đổi khi NN thay đổi chính sách nên Công ty A cho rằng Công ty B đã mưu mẹo (dù đã biết nhau và tin tưởng nhau). Cứ lằng nhằng mãi đến tận bây giờ chưa quyết toán. Đúng là 957 không thể thay thế cho 1751 được.

5. Khoan Khảo sát, không hiểu tại sao khối lượng khoan lúc ký hợp đồng lại nhiều hơn sau khi khoan thực tế và nghiệm thu. Có quy trình và đề cương khoan khảo sát.

6. Thời điểm phê duyệt thiết kế cơ sở là tháng 2/2009; thời điểm phê duyệt dự án vào tháng 6/2009; giấy chứng nhận đầu tư 4/2009.

Vậy mong các ACE cho ý kiến thảo luận thêm.
Ở đây có mấy vấn đề cần chú giải thích thêm:
1. (phần bôi đen): Nếu theo mục 1 và 2 của chú tức là hợp đồng này không áp dụng luật đấu thầu, vốn thì tư nhân thì theo luật dân sự tức là thuận mua vừa bán. Mà theo Luật dân sự thì có trái với điều khoản này không?
Điều 389. Nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự
Việc giao kết hợp đồng dân sự phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:
1. Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội;
2. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng.
2. (phần xanh dương): Đồng tình với chú naat cho họ mang cái 957 đọc to, rõ ràng xem chỗ nào nói thay thế 1751?
3. (phần đỏ đậm): Thời gian thực hiện từng hợp đồng thế nào? Thời gian nghiệm thu sản phẩm? Chế tài xử phạt về thực hiện chậm nêu trong hợp đồng thế nào?
4. (phần xanh lá cây): Tháng 6 ký hợp đồng mà nhầm sang 1751 được phát hành vào tháng 8/2007, vậy giải thích ra sao về vấn đề này?
5. (phần nâu tím): Đã áp dụng QĐ 11/2005 thì liệu phải tuân thủ các quy định sau không mà chí phí lập dự án lại được tính theo TMĐT?
1. Định mức chi phí quy định trong văn bảnnày là căn cứ xác định chi phí cần thiết để lập báo cáo đầu tư, dự án đầu tư, báocáo kinh tế kỹ thuật và thiết kế xây dựng công trình sử dụng: vốn ngân sách nhànước, vốn ODA; vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh; vốn tín dụng đầu tư phát triểncủa nhà nước và vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước.
9. Khi thương thảo để ký hợp đồng giao nhậnthầu lập báo cáo đầu tư, dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng côngtrình, chi phí xây dựng và chi phí thiết bị được tạm xác định để tính giá trịhợp đồng. Giá trị thanh toán của hợp đồng giao nhận thầu lập báo cáo đầu tư xâydựng công trình được tính theo chi phí xây dựng và chi phí thiết bị trong sơ bộtổng mức đầu tư trong báo cáo đầu tư được cơ quan có thẩm quyền thông qua vàcho phép đầu tư. Giá trị thanh toán của hợp đồng giao nhận thầu lập dự án đầutư, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình được tính theo chi phí xâydựng và chi phí thiết bị trong tổng mức đầu tư được duyệt. Khi thương thảo đểxác định giá trị hợp đồng giao nhận thầu thiết kế, chi phí xây dựng (hoặc chiphí thiết bị) được tạm xác định theo chi phí xây dựng (hoặc chi phí thiết bị)trong tổng mức đầu tư được duyệt để tạm xác định giá trị hợp đồng. Giá trị thanhtoán của hợp đồng giao nhận thầu thiết kế được tính theo chi phí xây dựng (hoặcchi phí thiết bị) trong tổng dự toán hoặc dự toán được duyệt.
17. Chủ đầu tư phải trả khoản lãi theo lãisuất của ngân hàng cho nhà thầu lập báo cáo đầu tư, dự án đầu tư, báo cáo kinh tếkỹ thuật và thiết kế xây dựng công trình đối với những khối lượng công việc đãhoàn thành theo hợp đồng nhưng chủ đầu tư chậm thanh toán. Việc thanh toán chiphí này do các bên thoả thuận trong hợp đồng giao nhận thầu lập báo cáo đầu tư,dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật và thiết kế xây dựng công trình.
Đề nghị chú hỏi bạn để bổ sung thông tin nhé!
 
Dear Các Thầy và ACE!
Kính nhờ các Thầy và Anh Chị em trong diễn đàn tư vấn giúp bạn em vấn đề sau:

Công ty A có ký hợp đồng tư vấn thiết kế với Công ty B năm 2007 (gồm thiết kế lập quy hoạch tổng mặt bằng, khoan khảo sát địa chất và lập dự án đầu tư). Tổng giá trị hợp đồng ký là 2.71 tỷ, giá trị sẽ thay đổi được 2 bên thống nhất:
- Khi bổ sung, điều chỉnh khối lượng thực hiện so với hợp đồng;
- Nhà nước thay đổi chính sách thì được điều chỉnh theo chế độ chính sách;


Trong hợp đồng khi ký kết chi phí thiết kế lập quy hoạch tổng mặt bằng đề gì phải bàn cả, đến khi quyết toán thống nhất giá trị là 84.71 triệu đồng (không đổi) (1).

Còn:
- Chi phí khoan khảo sát: hợp đồng tạm tính là 1.291 tỷ, khi thực tế khoan thì giá trị này được 2 bên nghiệm thu giảm xuống còn 578.7 triệu (2);

- Chi phí lập dự án lập dự án đầu tư: hợp đồng ký tính TMĐT x hệ số x thuế GTTT=667.8 tỷ x 0.1819% x 1.1 =1.336 tỷ đồng; nhưng khi quyết toán do ràng buộc các điều kiện về nhà nước thay đổi chính sách, quyết định 957/2009 thay thế quyết định 1751 và ràng buộc nữa là Công ty A có quyết định phê duyệt dự án đầu tư trong đó chi phí XD và TB trước thuế là 1408 tỷ đồng năm 2009. Khi quyết toán Bên B tính lại chi phí lập dự án như sau: 1408 x 0.1538% x 1.1 =2.382 tỷ đồng (3)

Cộng giá trị quyết toán là (1) + (2) + (3) = 3,05 tỷ đồng

Nhưng sau khi TGĐ công ty A và Công ty B thương thảo, thì Công ty B đồng ý giảm chi phí quyết toán xuống và vẫn giữ nguyên giá trị phải trả tiền và quyết toán thanh lý là 2.71 tỷ (như hợp đồng đã ký kết). Nhưng Công ty B yêu cầu với một điều kiện trong bảng tính quyết toán phải để giá trị 3.05 tỷ và một câu sau:
"hai bên đồng ý giảm giá trị quyết toán (khoảng 336 triệu) là do Chủ đầu tư thay đổi quy mô dự án"


TGĐ công ty A không đồng ý với đề xuất Công ty B như thế, Công ty A đặt câu hỏi tại sao không để 2.71 tỷ mà lại để 3.05 tỷ rồi ghi thêm 1 câu thế?

Vậy các thầy và Anh chị em cho em hỏi các câu sau:
1. Công ty A yêu cầu công ty B như thế có được không?
2. Công ty B đề xuất như thế có đúng không, Công ty B có ý gì trong vấn đề này, có mục đích gì?
3. Ông bạn em cứ cãi với em là Công ty B đang tính nhầm, chi phí tư vấn lập dự án đầu tư không được tính thuế GTGT 10%, nghĩa là 2.71 hay 3.05 phải chia 1.1 mới đúng. Em khẳng định là đúng 10% theo hướng dẫn của QĐ 957 và TT04/2010. EM đưa cả tài liệu ra mà không thuyết phục. Em nói và khẳng định 100%, có cần đi gặp các bác Bộ XD để tư vấn. Vậy mong các Thầy và Anh Chị em khẳng định giúp câu nói của em.
Xin trân trọng cảm ơn!
Về tình huống này tôi xin tham góp vài ý kiến như sau:
1. Đây không phải là hợp đồng thực hiện các công việc thuộc dự án sử dụng vốn nhà nước nhưng có tham khảo và vận dụng các định mức tỷ lệ do nhà nước công bố (QĐ10, QĐ 1751, 957 ...) khi thoả thuận hợp đồng nhưng do câu chữ trong hợp đồng viết chung chung nên đã dẫn tới những vấn đề không thống nhất giữa 2 bên (Công ty A và Công ty B) khi thanh quyết toán hợp đồng với nhau. Vì thế theo tôi, việc giải quyết "các tranh chấp hợp đồng" giữa 2 bên cần theo 2 nguyên tắc: (1) Căn cứ vào các thoả thuận trong hợp đồng đã ký và (2) "hoà giải" trên cơ sở thương thảo, đàm phán để giải quyết (thống nhất) những vấn đề hợp đồng chưa thoả thuận hoặc thoả thuận không rõ ràng.
2. Về quyết toán hợp đồng đối với công việc "Lập dự án", do khi ký hợp đồng 2 bên đã thống nhất ký với nhau với giá trị 1,336 tỷ đồng (Tính trên cơ sở: TMĐT x hệ số x thuế GTTT=667.8 tỷ x 0.1819% x 1.1 =1.336 tỷ đồng) nhưng không thoả thuận với nhau giá trị này là "tạm tính" và sẽ được điều chỉnh khi quyết toán theo TMĐT dự án được phê duyệt sau này và khi các hệ số định mức của nhà nước thay đổi (nếu có) nên đã dẫn đến những bất đồng trong quyết toán. Tuy nhiên, bất đồng này đã được 2 công ty thương thảo và đi đến thống nhất quan trọng là: "vẫn giữ nguyên giá trị phải trả tiền và quyết toán thanh lý là 2.71 tỷ (như hợp đồng đã ký kết)"
Tôi cho rằng: Thoả thuận này là quan trọng nhất đã đạt được nhất là đối với Công ty A.
3. Về đề xuất của Công ty B: "trong bảng tính quyết toán phải để giá trị 3.05 tỷ và một câu sau: "hai bên đồng ý giảm giá trị quyết toán (khoảng 336 triệu) là do Chủ đầu tư thay đổi quy mô dự án". Tôi cho rằng với đề xuất này Theo tôi, nếu không có gì phức tạp trong nội bộ Công ty A thì Công ty A nên chấp thuận đề xuất này của Công ty B vì 2 cái lợi: (i) Việc quyết toán hợp đồng nhanh chóng được hoàn tất và (ii) Công ty A cũng không phải chi trả thêm ngoài dự kiến ban đầu.
4. Tôi ủng hộ điều khẳng định của em với bạn em, tuy nhiên cũng cần giải thích để bạn em hiểu Công ty A là khách hàng của Công ty B nên VAT Công ty A phải chịu nhưng Công ty B có nghĩa vụ nộp (hộ Công ty A) cho nhà nước nên giá trị quyết toán phải tính thêm VAT.
5. Với câu hỏi của Công ty A: "tại sao không để 2.71 tỷ mà lại để 3.05 tỷ rồi ghi thêm 1 câu thế?" thì câu trả lời (của B) chắc sẽ là: Công ty B muốn thể hiện thiện chí với Công ty A rằng: Nếu tính đúng theo các thoả thuận trong hợp đồng thì phải là 3,05 tỷ nhưng Công ty B chấp nhận thanh quyết toán với giá trị 2,71 tỷ ("để lấy chỗ đi lại"), mặt khác Công ty B yêu cầu "trong bảng tính quyết toán phải để giá trị 3.05 tỷ" để chứng tỏ Công ty B có "kinh nghiệm" trong việc thoả thuận và ký kết hợp đồng và cũng qua đó để khẳng định thiện chí nói trên của Công ty B.
 
Xin cảm ơn Thầy Quang, Anh Hiệp và các Anh. Các câu trả lời của Thầy và câu hỏi và giải thích của Anh Hiệp em cũng đã hiểu. Do đây là hợp đồng kinh tế của nguồn vốn tư nhân, tôn trọng sự thỏa thuận cho nên việc giải quyết thương lượng, hợp tác và cùng có lợi là sự cần thiết nhất. Việc bạn em thắc mắc lớn nhất là 3.05 tỷ rồi giảm giá và ghi một câu vô lý như thế không biết có mục đích gì. Như thầy Quang đã nói họ có mục đích giảm giá là thiện chí để lấy chỗ đi lại và chứng tỏ kinh nghiệm của họ trong thỏa thuận và ký kết HĐ. Câu giải thích này bạn em bảo mới đúng 1/3 Thầy ạ. Em cũng chẳng hiểu 2/3 nữa là gì?
 
Xin cảm ơn Thầy Quang, Anh Hiệp và các Anh. Các câu trả lời của Thầy và câu hỏi và giải thích của Anh Hiệp em cũng đã hiểu. Do đây là hợp đồng kinh tế của nguồn vốn tư nhân, tôn trọng sự thỏa thuận cho nên việc giải quyết thương lượng, hợp tác và cùng có lợi là sự cần thiết nhất. Việc bạn em thắc mắc lớn nhất là 3.05 tỷ rồi giảm giá và ghi một câu vô lý như thế không biết có mục đích gì. Như thầy Quang đã nói họ có mục đích giảm giá là thiện chí để lấy chỗ đi lại và chứng tỏ kinh nghiệm của họ trong thỏa thuận và ký kết HĐ. Câu giải thích này bạn em bảo mới đúng 1/3 Thầy ạ. Em cũng chẳng hiểu 2/3 nữa là gì?
Để mổ xẻ một vấn đề tốt nhất là nghiên cứu trực tiếp hồ sơ.
Chứ đã qua cổng thông tin thì cũng chưa dám chắc chắn lắm.
Với anh suy nghĩ đơn vị tư vấn này còn chưa chắc được 2,7 tỷ đâu mà đòi đến 3,05 tỷ.
 
Xin cảm ơn Thầy Quang, Anh Hiệp và các Anh. Các câu trả lời của Thầy và câu hỏi và giải thích của Anh Hiệp em cũng đã hiểu. Do đây là hợp đồng kinh tế của nguồn vốn tư nhân, tôn trọng sự thỏa thuận cho nên việc giải quyết thương lượng, hợp tác và cùng có lợi là sự cần thiết nhất. Việc bạn em thắc mắc lớn nhất là 3.05 tỷ rồi giảm giá và ghi một câu vô lý như thế không biết có mục đích gì. Như thầy Quang đã nói họ có mục đích giảm giá là thiện chí để lấy chỗ đi lại và chứng tỏ kinh nghiệm của họ trong thỏa thuận và ký kết HĐ. Câu giải thích này bạn em bảo mới đúng 1/3 Thầy ạ. Em cũng chẳng hiểu 2/3 nữa là gì?
Em nói bạn em vào diễn đàn GXD cùng trao đổi đi có phải hay không? Còn 2/3 nữa mà suy luận đơn thuần của người ngoài cuộc thì chắc còn nhiều lý do lắm, chẳng hạn "chơi khó", "không nhượng bộ hoàn toàn", "sao lại đơn giản thế", "bảo vệ quan điểm của mình", ...
 
Back
Top