Lập dự án đầu tư

thekhiem0811

Thành viên năng động
Tham gia
3/12/09
Bài viết
64
Điểm tích cực
5
Điểm thành tích
8
Tuổi
38
Chào các anh!
em đang gặp một số vấn đề thắc mắc không hiểu, Bác nào biết giúp em với.
Trường hợp 1:
Em đang làm một dự án trong dự án có 3 công trình:
1. Công trình hạ tầng kỹ thuật
2. Công trình giao thông
3. Công trình thũy lợi
Vậy khi em tính các chi phí lập dự án đầu tư, CP QLDA thì mình áp dụng định mức theo 957 riêng cho từng công trình, hay là tính cho tổng dự án.
Trường hợp 2:
Một công trình hạ tầng kỹ thuật có 3 hạng mục như sau:
1. Hạng mục kè - Thuộc công trình thủy lợi
2. Hạng mục đường - thuộc công trình giao thông
3. Hạng mục điện chiếu sáng - Thuộc công trình hạ tầng kỹ thuật
Vậy khi em tính các chi phí lập dự án đầu tư, CP QLDA thì mình áp dụng định mức theo 957 riêng cho từng hạng mục công trình, hay là tính cho tổng giá trị dự toán cồng trình rồi nhân với định mức CP của công trình Hạ tầng kỹ thuật.
Cảm ơn các anh!
 
1. Trường hợp 1: Nếu từng công trình riêng biệt, tính chi phí theo tỷ lệ áp dụng cho từng công trình.

2. Trường hợp 2: Tính áp dụng theo tỷ lệ của công trình hạ tầng kỹ thuật.

Không phải bàn thêm gì nữa. Vấn đề này gặp và làm mãi rồi.
 
Không phải bàn thêm gì nữa. Vấn đề này gặp và làm mãi rồi.
Tiện chủ đề này Bác lucky luke cho em hỏi (và hỏi cả các bác nữa), bên em có
Một công trình Thủy lợi (Do chủ đầu tư thuộc Bộ NN&PTNT làm chủ đầu tư) có 3 hạng mục như sau:
1. Hạng mục kè - Thuộc công trình thủy lợi.
2. Hạng mục đường - thuộc công trình giao thông
3. Hạng mục điện chiếu sáng - Thuộc công trình hạ tầng kỹ thuật
Vậy khi em tính các chi phí lập dự án đầu tư, CP QLDA thì mình áp dụng định mức theo 957 riêng cho từng hạng mục công trình, hay là tính cho tổng giá trị dự toán cồng trình rồi nhân với định mức CP của công trình Thủy Lợi.
Mong nhận được sự trợ giúp của các bác!
 
Tiện chủ đề này Bác lucky luke cho em hỏi (và hỏi cả các bác nữa), bên em có
Một công trình Thủy lợi (Do chủ đầu tư thuộc Bộ NN&PTNT làm chủ đầu tư) có 3 hạng mục như sau:
1. Hạng mục kè - Thuộc công trình thủy lợi.
2. Hạng mục đường - thuộc công trình giao thông
3. Hạng mục điện chiếu sáng - Thuộc công trình hạ tầng kỹ thuật
Vậy khi em tính các chi phí lập dự án đầu tư, CP QLDA thì mình áp dụng định mức theo 957 riêng cho từng hạng mục công trình, hay là tính cho tổng giá trị dự toán cồng trình rồi nhân với định mức CP của công trình Thủy Lợi.
Mong nhận được sự trợ giúp của các bác!
Chi phí tư vấn thiết kế chỉ tách ra khi tính chí thiết kế cho từng hạng mục thôi (giai đoạn TKKT hoặc TKBVTC), còn đối với chi phí lập DAĐT thì tính trên toàn bộ chi phí XD+TB (của toàn dự án), chi phí QLDA cũng như vậy.
 
Chào các anh!
em đang gặp một số vấn đề thắc mắc không hiểu, Bác nào biết giúp em với.
Trường hợp 1:
Em đang làm một dự án trong dự án có 3 công trình:
1. Công trình hạ tầng kỹ thuật
2. Công trình giao thông
3. Công trình thũy lợi
Vậy khi em tính các chi phí lập dự án đầu tư, CP QLDA thì mình áp dụng định mức theo 957 riêng cho từng công trình, hay là tính cho tổng dự án.
Trường hợp 2:
Một công trình hạ tầng kỹ thuật có 3 hạng mục như sau:
1. Hạng mục kè - Thuộc công trình thủy lợi
2. Hạng mục đường - thuộc công trình giao thông
3. Hạng mục điện chiếu sáng - Thuộc công trình hạ tầng kỹ thuật
Vậy khi em tính các chi phí lập dự án đầu tư, CP QLDA thì mình áp dụng định mức theo 957 riêng cho từng hạng mục công trình, hay là tính cho tổng giá trị dự toán cồng trình rồi nhân với định mức CP của công trình Hạ tầng kỹ thuật.
Cảm ơn các anh!
E cũng theo dõi chủ đề về tính các chi phí tư vấn theo định mức 957/2009/QĐ-BXD, nhưng chưa thấy thống nhất được ý kiến cuối cùng.
Giả thiết, dự án gồm nhiều loại công trình, công trình gồm nhiều hạng mục, lúc đó tính chi phí tư vấn theo 957 thì tính riêng hay tính chung?
Cách 1: tính riêng theo từng loại (đa số đồng ý, có trong văn bản của Vụ kinh tê xây dựng năm 2010 và trong mục 3.3.2 của 957/2009/QĐ-BXD về tính chi phí thiết kế)
Cách 2: tính chung, không tách riêng (Có trong văn bản trả lời của Vụ kinh tế xây dựng năm 2011)
Ngay cả câu trả lời của Vụ kinh tế xây dựng năm 2010 và năm 2011 cũng trái ngược với nhau. E xin trích ra để mọi người thảo luận thêm:
Theo hướng dẫn tại Quyết định số mục 3.3.2 của 957/QĐ-BXD ngày 29/09/2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng thì chi phí thiết kế được xác định theo tỷ lệ phần trăm (%) nhân với chi phí nhân với chi phí xây dựng trong dự toán công trình được duyệt. Trường hợp dự án gồm nhiều loại công trình thì chi phí thiết kế được xác định riêng theo từng loại công trình và tính theo quy mô chi phí xây dựng trong dự toán của từng công trình được duyệt.
Câu 109 Cách tính chi phí quản lý dự án Quảng trường 16/3 2010-09-21 10:56:29.971
Câu hỏi của bạn Trần Đình Giang Tại hòm thư giangktvn@gmail.com hỏi :
Sau khi nghiên cứu, Vụ Kinh tế Xây dựng có ý kiến như sau:
Trường hợp trong dự án có nhiều hạng mục công trình thuộc nhiều loại công trình khác nhau và có công năng riêng, độc lập trong công trình thì định mức chi phí tư vấn được xác định theo từng loại công trình. Các dự án áp dụng theo hướng dẫn của công văn số 1751/BXD-VP ngày 14/8/2007 của Bộ Xây dựng thì việc phân loại phân cấp công trình phải tuân thủ theo quy định của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính Phủ.
Câu 45: Cách tính chi phí lập dự án đối với 1 dự án có nhiều loại công trình và trường hợp lập dự án điều chỉnh 2011-08-02 16:11:10.608
Câu hỏi của bạn Trần Văn Hiếu Tại hòm thư hieuaq@gmail.com hỏi
Sau khi nghiên cứu, Vụ Kinh tế Xây dựng có ý kiến như sau:
Theo hướng dẫn tại văn bản số 1751/BXD-VP ngày 14/8/2007 của Bộ Xây dựng thì chi phí lập dự án đầu tư xây dựng công trình xác định bằng tỷ lệ phần trăm (%) của chi phí xây dựng và chi phí tiết bị chưa có thuế giá trị gia tăng trong tổng mức đầu tư được duyệt. Chi phí lập dự án đầu tư không tính tách ra theo từng loại công trình trong dự án như trong thư bạn nêu mà được tính theo loại công trình trong quyết định phê duyệt dự án.
 
Tiện chủ đề này Bác lucky luke cho em hỏi (và hỏi cả các bác nữa), bên em có
Một công trình Thủy lợi (Do chủ đầu tư thuộc Bộ NN&PTNT làm chủ đầu tư) có 3 hạng mục như sau:
1. Hạng mục kè - Thuộc công trình thủy lợi.
2. Hạng mục đường - thuộc công trình giao thông
3. Hạng mục điện chiếu sáng - Thuộc công trình hạ tầng kỹ thuật
Vậy khi em tính các chi phí lập dự án đầu tư, CP QLDA thì mình áp dụng định mức theo 957 riêng cho từng hạng mục công trình, hay là tính cho tổng giá trị dự toán cồng trình rồi nhân với định mức CP của công trình Thủy Lợi.
Mong nhận được sự trợ giúp của các bác!
Anh này lại quay lại bài này rồi: http://www.giaxaydung.vn/diendan/f38/he-so-k-trong-tinh-chi-phi-tu-van-theo-qd957-115131.html
:D
 
Bạn Thangcola113 nêu 2 dẫn chứng ở 2 mốc thời gian khác nhau của câu trả lời của Viện Kinh Tế.
1751 đã được thay thế bằng 957. Vì vậy, với thời điểm hiện tại ta chỉ dựa vào 957. Dòng bôi đỏ của bạn đã hướng dẫn cách sử dụng.
"Trong trường hợp ...". Có nghĩa là chỉ có 2 trường hợp: Trường hợp trong và trường hợp ngoài.:D.
Vì vậy, nếu nhiều hạng mục thì khác nhau vẫn chỉ lấy Gxlap của cả dự án. Mình nghĩ thế. Nhưng nếu thế, mình cũng thấy vẫn còn lăn tăn.
@thongktnl: nếu lập dự án và các giai đoạn sau không cùng 1 cơ sở tính thì dẫn đến: chi phí dự trù trong lập dự án TMĐT sẽ nhỏ hơn trong các giai đoạn tiếp theo. Lý do là: Giá trị lớn tra được tỷ lệ nhỏ. Các bác nên lưu ý điều này.
@cuongden37: cám ơn bác cường. Tuy nhiên mình có ý hỏi để làm rõ hơn tình huống.
Vì vậy nếu bác rõ tính huống này thì trả lời cụ thể vào tình huốn này luôn đi.
Phải chăng khi chủ đầu tư đứng ở 2 góc nhìn khác nhau sẽ áp dụng hệ số khác nhau.
Hạ tầng kỹ thuật hay Thủy lợi. Mà về bản chất thì vẫn là 1 công trình giống chủ Topic thôi mà, mình chỉ đổi tên thôi.:D
 
Last edited by a moderator:
@thongktnl: nếu lập dự án và các giai đoạn sau không cùng 1 cơ sở tính thì dẫn đến: chi phí dự trù trong lập dự án TMĐT sẽ nhỏ hơn trong các giai đoạn tiếp theo. Lý do là: Giá trị lớn tra được tỷ lệ nhỏ. Các bác nên lưu ý điều này.
Chưa hiểu ý của bác. tại sao giai đoạn sau ko cùng cơ sở với giai đoạn trước. Ở GĐ nào thì cách tính vẫn thế. Chi phí lập DA tính theo XD+TB của TMĐT, còn chi phí thiết kế tính theo giá trị XD của từng giai đoạn lập (lập TMĐT thì tính theo giá trị dự toán trong TM, còn lập DT thì tính theo giá trị của dự toán giai đoạn TKKT). Các chi phí này độc lập nhau, và giai đoạn nào cũng phải tính mà bác.
 
Bạn Thangcola113 nêu 2 dẫn chứng ở 2 mốc thời gian khác nhau của câu trả lời của Viện Kinh Tế.
1751 đã được thay thế bằng 957. Vì vậy, với thời điểm hiện tại ta chỉ dựa vào 957. Dòng bôi đỏ của bạn đã hướng dẫn cách sử dụng.
"Trong trường hợp ...". Có nghĩa là chỉ có 2 trường hợp: Trường hợp trong và trường hợp ngoài.:D.
Vì vậy, nếu nhiều hạng mục thì khác nhau vẫn chỉ lấy Gxlap của cả dự án. Mình nghĩ thế. Nhưng nếu thế, mình cũng thấy vẫn còn lăn tăn.
@thongktnl: nếu lập dự án và các giai đoạn sau không cùng 1 cơ sở tính thì dẫn đến: chi phí dự trù trong lập dự án TMĐT sẽ nhỏ hơn trong các giai đoạn tiếp theo. Lý do là: Giá trị lớn tra được tỷ lệ nhỏ. Các bác nên lưu ý điều này.
@cuongden37: cám ơn bác cường. Tuy nhiên mình có ý hỏi để làm rõ hơn tình huống.
Vì vậy nếu bác rõ tính huống này thì trả lời cụ thể vào tình huốn này luôn đi.
Phải chăng khi chủ đầu tư đứng ở 2 góc nhìn khác nhau sẽ áp dụng hệ số khác nhau.
Hạ tầng kỹ thuật hay Thủy lợi. Mà về bản chất thì vẫn là 1 công trình giống chủ Topic thôi mà, mình chỉ đổi tên thôi.:D
Đã biết anh gì gì đấy, nêu trong thư của anh là dự án của anh loại công trình nào đâu mà anh phán ầm ầm:
"Câu 45: Cách tính chi phí lập dự án đối với 1 dự án có nhiều loại công trình và trường hợp lập dự án điều chỉnh 2011-08-02 16:11:10.608
Chi phí lập dự án đầu tư không tính tách ra theo từng loại công trình trong dự án như trong thư bạn nêu mà được tính theo loại công trình trong quyết định phê duyệt dự án."
Em xin nêu, giả sử dự án của anh " 1 cái tuyến dài 25km, và 5 cái cổng bản nhỏ nhỏ" thế là anh tách cái cống đó thuộc công trình thủy lợi, còn cái tuyến thuộc công trình giao thông?
Xin trích lời của Bác Quiet "Cũng còn tùy trường hợp cụ thể, vì có những dự án lớn, phê duyệt cùng một lúc và rất phức tạp. Quan trọng nhất là xác định bản chất. Nhưng thông thường với dự án đường giao thông với mục đích là thông tuyến, các công trình thoát nước trên tuyến không có mục đích của công trình thủy lợi, không thể được coi là công trình thủy lợi. Đây được coi là công trình giao thông. Với các công trình giao thông, phần thoát nước được coi là hạng mục trong trong công trình giao thông".
 
Bạn Thangcola113 nêu 2 dẫn chứng ở 2 mốc thời gian khác nhau của câu trả lời của Viện Kinh Tế.
1751 đã được thay thế bằng 957. Vì vậy, với thời điểm hiện tại ta chỉ dựa vào 957. Dòng bôi đỏ của bạn đã hướng dẫn cách sử dụng.
:D
Hey chà.
Ngay từ đầu mình đã đồng ý với quan điểm của bác Lucky luke - quan điểm này muốn xác nhận tính chính xác chắc phải nhờ bác Thế anh vào bình luân hộ vì bác ấy đang là 1 trong những người tiến hành soạn thảo văn bản thay thế 957/2009/QĐ-BXD mà.
Chắc chắn là công trình nhiều loại công trình, công trình nhiều hạng mục thì các chi phí tư vấn và quản lý dự án tính theo 957/2009/QĐ-BXD đều tính riêng theo từng loại hay từng hạng mục riêng (điều này phù hợp với quan điểm của người soạn thảo 957/2009/QĐ-BXD mà bác Thế anh đã khẳng định)
E nêu dẫn chứng để các bác thấy ngay cả Vụ kinh tế xây dựng còn chưa thống nhất thì chuyện anh em mình nhầm cũng là chuyện bình thường.
Nếu bác nào có văn bản hay dẫn chứng trong điều khoản nào giải thích cách tính định mức 957/2009/QĐ-BXD trên thì trích dẫn để anh em tâm phục khẩu phục
Còn riêng định mức 1751 và 957 về cơ bản hướng dẫn áp dụng cách tính không khác gì nhau ducminhpham nhé, có chăng chủ yếu khác nhau về hệ số tỷ lệ.
 
Last edited by a moderator:
1. Trường hợp 1: Nếu từng công trình riêng biệt, tính chi phí theo tỷ lệ áp dụng cho từng công trình.

2. Trường hợp 2: Tính áp dụng theo tỷ lệ của công trình hạ tầng kỹ thuật.

Không phải bàn thêm gì nữa. Vấn đề này gặp và làm mãi rồi.
Bác Luke nói chuẩn. Nhưng nên bàn thêm, để cho các bạn khác từ nay không nhầm lẫn.
Bao giờ trong cái chung cũng có cái riêng. Trong đường giao thông sẽ có cầu cống, trong Nhà cao tầng sẽ có hệ thống bể nước ngầm, cứu hỏa, xử lý nước thải, Trong Hạ tầng kỹ thuật sẽ gồm đủ mọi thể loại hầm bà lằng. Nếu cái gì mà gộp chung được và có 1 thằng làm đại diện chính thì gộp lại thành 1 dạng công trình (v/d: công trình giao thông, dù trong đó bao gồm cầu, cống, mương thoát nước lề đường,...) rồi xác định định mức. Chênh nhau không lớn so với việc tách ra, mà lại đơn giản, dễ hiểu, dễ quản lý. Còn khi không gộp chung được, mà có gộp cũng chẳng thằng nào đại diện được (về tính chất, mục đích) thì phải tính riêng.
 
Chi phí QLDA, lập DA thì tính theo chi phí XD và TB trong Tổng mức, nếu trong dự án có nhiều loại công trình thì xem công trình nào chiếm phần lớn và chủ yếu thì lấy theo công trình đó. Mà DA của bạn đã được duyệt là CT Hạ tầng Kỹ thuật thì là rõ rồi.
Còn chi phí thiết kế thì mới tính theo dự toán của từng gói thầu, hạng mục. Nên chi phí thiết kế của hạng mục nào thì áp dụng laoi5 hạng mục đó thôi.
Tôi thấy Vụ, Viện KTXD trả lời rất rõ mà.
 
Các bác cho em hỏi, đến thời điểm hiện tại thì có tài liệu nào của nhà nước hướng dẫn việc lập Dự án đầu tư không nhỉ. EM nghe nói Bộ kế hoạch đầu tư có thông tư hướng dẫn, mà tìm mỏi mắt không có thấy.
 
Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Chỉ huy trưởng công trường
Kích để xem giới thiệu phần mềm thanh quyết toán
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD
Giới thiệu phần mềm Dự toán GXD dùng là thích, kích là sướng

Các bài viết mới

Back
Top