Kiến nghị, khiếu nại về kết quả kiểm toán!

keepranXD

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
15/8/12
Bài viết
273
Điểm tích cực
355
Điểm thành tích
63
Nơi ở
TP. Vinh
Chào các bạn,
Trong quá trình thanh quyết toán công trình, chắc không ai tránh khỏi một lần làm việc với kiểm toán. Vậy nếu kết quả kiểm toán thiếu chính xác, gây bất lợi cho Nhà thầu, chúng ta sẽ xử lý thế nào? Nhất là khi kiểm toán bảo lưu ý kiến của họ, mình sẽ vác hồ sơ gõ cửa AI để giải quyết được và giải quyết nhanh vấn đề!
Trích dẫn tham khảo: Điều 74 Luật Kiểm toán Nhà nước số 37/2005/QH11 và Điều 61 Luật kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12.
Xin các bạn cho ý kiến đóng góp!
 
Chào các bạn,
Trong quá trình thanh quyết toán công trình, chắc không ai tránh khỏi một lần làm việc với kiểm toán. Vậy nếu kết quả kiểm toán thiếu chính xác, gây bất lợi cho Nhà thầu, chúng ta sẽ xử lý thế nào? Nhất là khi kiểm toán bảo lưu ý kiến của họ, mình sẽ vác hồ sơ gõ cửa AI để giải quyết được và giải quyết nhanh vấn đề!
Trích dẫn tham khảo: Điều 74 Luật Kiểm toán Nhà nước số 37/2005/QH11 và Điều 61 Luật kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12.
Xin các bạn cho ý kiến đóng góp!
Vâng em cũng nhất trí với ý kiến của bác, nếu ông kiểm toán sai mà không chịu sửa cứ khăng khăng giữ ý kiến của họ thì mang lên AI mà ăn thua với họ, làm cho ra khoai, ra ngô, ra sắn. Chớ biết là ông to to thật đó nhưng đâu vì thế mà thích thế nào cũng được. Nhưng trước khi kiện cáo bác cần kiểm tra thật kỹ càng xem số liệu của Kiểm toán đưa ra co xác thực không nhé.
Chúc bác thành công
 
Chào các bạn,
Trong quá trình thanh quyết toán công trình, chắc không ai tránh khỏi một lần làm việc với kiểm toán. Vậy nếu kết quả kiểm toán thiếu chính xác, gây bất lợi cho Nhà thầu, chúng ta sẽ xử lý thế nào? Nhất là khi kiểm toán bảo lưu ý kiến của họ, mình sẽ vác hồ sơ gõ cửa AI để giải quyết được và giải quyết nhanh vấn đề!
Trích dẫn tham khảo: Điều 74 Luật Kiểm toán Nhà nước số 37/2005/QH11 và Điều 61 Luật kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12.
Xin các bạn cho ý kiến đóng góp!
Chủ đề này mà bạn nêu ra cũng là cái mà tôi băn khoăn từ lâu.
Vẫn biết ngành XD là ngành khoa học gần đúng, có nhiều trường hợp đang phân vân, chưa được làm rõ nhưng cái ông Kiểm toán ông cũng là người, cũng có sai. Nhưng ai giám chỉ cái sai đó? Ai giám phán bác được họ. Anh em lên Quốc Hội hỏi sao?
 
Cái này cũng là cái mà em ấm ức mãi. Có lần bác kiểm toán vào cắt loạn các đầu việc lên mà mâu thuẫn ngay trong việc cắt các đầu việc. Ví dụ có chỗ thì bác ý bắt em là máy cho về giá gốc ( tức là giá với lương 450 k ngày xưa í ạ) có chỗ thì bác ý để em điều chỉnh.
Cãi hoài không được, đành phải kí văn bản mà không biết kêu ai.
Có bác nào giúp được mấy cái vụ này cho em tỏ tường không nhỉ?
 
Cái này cũng là cái mà em ấm ức mãi. Có lần bác kiểm toán vào cắt loạn các đầu việc lên mà mâu thuẫn ngay trong việc cắt các đầu việc. Ví dụ có chỗ thì bác ý bắt em là máy cho về giá gốc ( tức là giá với lương 450 k ngày xưa í ạ) có chỗ thì bác ý để em điều chỉnh.
Cãi hoài không được, đành phải kí văn bản mà không biết kêu ai.
Có bác nào giúp được mấy cái vụ này cho em tỏ tường không nhỉ?
khà khà bác này dại quá chưa xem chưa thống nhất mà đã kí biên bản có ngày đi ..... Trước khi ký cốp cái gì cần phải xem rõ chi tiết nội dung chớ, nếu đúng ta ký nếu sai thì phản bác tới cùng chớ:P
 
Kiểm toán xong rồi phải qua quyết toán nữa mà. Tới lúc quyết toán thì nhờ cơ quan thẩm tra xem xét đúng sai nữa chứ.
 
Kiểm toán xong rồi phải qua quyết toán nữa mà. Tới lúc quyết toán thì nhờ cơ quan thẩm tra xem xét đúng sai nữa chứ.
Quyết toán gì chớ bác, chỗ em làm hồ sơ thanh quyết toán ngon ngẻ rồi kiểm toán mới vào, tiền đã trả xong đâu vào đấy thử hỏi bác bây giờ làm gì ngoài việc họ thu hồi
 
Đúng đấy bác ạ, cái của em nó cũng quyết toán ngon lành rùi. Mấy bác kiểm toán vào đào móng xem lót, rồi...... sau đó cắt truy thu nộp kho bác. Em là em chả dám hé răng đâu, nếu ko các bác ý cắt hết cả mấy cái **** nữa thì tội em lắm. Bác nào võ công cao cường chỉ cho em mấy chiêu để đỡ mấy ca này đi. please!:((
 
Đúng đấy bác ạ, cái của em nó cũng quyết toán ngon lành rùi. Mấy bác kiểm toán vào đào móng xem lót, rồi...... sau đó cắt truy thu nộp kho bác. Em là em chả dám hé răng đâu, nếu ko các bác ý cắt hết cả mấy cái **** nữa thì tội em lắm. Bác nào võ công cao cường chỉ cho em mấy chiêu để đỡ mấy ca này đi. please!:((
Bước 1: Đồng ý ký vào biên bản.
Bước 2: Đồng ý nộp truy thu.
Bước 3: Tự tay ...
Cắt bỏ các khối lượng tính toán thừa là điều đương nhiên của kiểm toán, nhưng đối với Nhà thầu để có thể nghiệm thu khối lượng đó, họ đã trải qua một quá trình rất gian nan, căng thẳng và tốn kém. Cuối cùng xôi hỏng bỏng không. Đơn cử như trường hợp khối lượng thừa do giao cắt giữa các cấu kiện (khối lượng đất đào tại vị trí giao thoa của các móng trong móng băng chẳng hạn!), anh tư vấn thiết kế tính sai, anh nhà thầu lập Kl sai, anh tư vấn giám sát không soi kỹ, y án theo bản vẽ thiết kế, chủ đầu tư ok. cuối cùng vẫn cắt. Vậy Nhà thầu nên làm sao cho phải đây các bạn?
 
èo, bác keepranxd kết thúc câu trả lời bằng một dấu hỏi to đùng thế? Nói cho cùng là vẫn chưa có phương pháp gì hữu hiệu các bác nhỉ?
 
Thực ra, có một lưu ý khá hay, đó là khi thẩm tra quyết toán, các bên một lần nữa có thể ngồi lại với nhau để thống nhất những vấn đề còn vướng mắc. Lúc này, đơn vị thẩm tra quyết toán là trọng tài phân xử. Do đó, Nhà thầu có thể nín nhịn chờ tới thời điểm này để bảo vệ các quan điểm của mình. Để có thể nắm chắc phần thắng, Nhà thầu cần chuẩn bị các tài liệu, căn cứ thật chuẩn xác.
Trường hợp dự án đã quyết toán, sau đó Kiểm toán mới vào kiểm tra lại (thường là Kiểm toán NN) thì Nhà thầu cần yêu cầu Chủ đầu tư cùng mình xử lý hậu quả. Vì theo quy định tại Khoản 5 Điều 16, và khoản 3 Điều 21, Nghị định số 23/2009/NĐ-CP các bên đều bị xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng.
Tuy nhiên, đứng về phía Nhà thầu, mình chia sẻ một vài quan điểm, đó là: Cẩn trọng khi làm quyết toán đối với dự án không có ý định kiểm toán trước khi thẩm tra phê duyệt quyết toán. Lường trước các tình huống bị thu hồi tiền để tránh việc xin - cho khối lượng không cần thiết (mất tiền 2 lần mà chẳng được j).
Vấn đề này tới đây mong các bạn chia sẻ những tình huống cụ thể, để cho các ace, dù đang làm bên đơn vị kiểm toán hay CĐT, Nhà thầu có thể chia sẻ quan điểm, thống nhất cách nhìn nhận vấn đề, tránh những vấp váp trong thanh quyết toán, để các bên cùng có lợi!
Thank all!
 
Gửi các bạn bài báo để có cái nhìn đa chiều về vấn đề này
spacer.gif
spacer.gif
spacer.gif
spacer.gif
Thực hiện kết luận, kiến nghị sau kiểm toán: Không dễ

Cập nhật lúc10:09, Thứ Hai, 20/08/2012 (GMT+7)

Với vai trò là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoàn toàn độc lập, Kiểm toán Nhà nước là công cụ quan trọng để kiểm tra thường xuyên, liên tục việc chấp hành pháp luật và chính sách tài chính trong quá trình quản lý thu, chi ngân sách Nhà nước (NSNN), đồng thời đưa ra những đánh giá, nhận xét, kiến nghị, phát hiện các sai phạm trong việc sử dụng ngân sách, nhằm tiết kiệm nguồn lực tài chính, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước. Tuy nhiên, việc chấp hành và thực hiện kết luận, kiến nghị sau kiểm toán còn nhiều khó khăn, vướng mắc và do vậy, các khoản kiến nghị thu hồi cho ngân sách đạt được trên thực tế là thấp, đòi hỏi có các biện pháp tích cực hơn.

Thu hồi chưa tương xứng với các kiến nghị

Theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nước (KTNN), từ khi có Luật KTNN, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị xử lý tài chính 70.597 tỷ đồng. Trong đó, tăng thu về thuế và các khoản thu khác 17.078 tỷ đồng, giảm chi NSNN 10.806 tỷ đồng; các khoản phải nộp, hoàn trả và quản lý qua NSNN là 29.133 tỷ đồng; phát hiện tăng thêm so với báo cáo của cơ quan quản lý thu 7871 tỷ đồng, kiến nghị xử lý tài chính khác 9344 tỷ đồng; kiến nghị các bộ, ngành, địa phương hủy bỏ 128 văn bản, sửa đổi, bổ sung 105 văn bản.

Có thể nói, phần lớn các đơn vị được kiểm toán đã chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghiêm túc các kết luận, kiến nghị của KTNN. Tuy nhiên, qua theo dõi và giám sát thực tế, việc thực hiện kết luận và kiến nghị của KTNN còn nhiều hạn chế và bất cập. Tình trạng nhùng nhằng, dây dưa còn xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể, trong 3 năm 2007, 2008, 2009, tổng số kiến nghị của KTNN là 47.276 tỷ đồng nhưng số thực hiện mới đạt 31.418 tỷ đồng, bằng 66,5%; số chưa thực hiện là 15.858 tỷ đồng, chiếm 33,5%.

Nguyên nhân, theo KTNN, do một số dự án đầu tư đang trong quá trình thực hiện, chưa phê duyệt quyết toán nên đơn vị đề nghị sẽ thực hiện khi quyết toán như một số dự án thuộc tỉnh Thái Nguyên, Quảng Ninh, Cao Bằng, Quảng Nam, Phú Yên. Có nguyên nhân do khoản chi về GPMB, chi cho chuyên gia nước ngoài không có khả năng thu hồi như dự án thoát nước và vệ sinh môi trường thành phố Hải Phòng. Một số đơn vị được kiểm toán gặp khó khăn về tài chính chưa bố trí được nguồn để thực hiện kiến nghị, có những đơn vị đã giải thể không còn người chịu trách nhiệm thực hiện kiến nghị...

Ngoài ra, còn có trường hợp đơn vị được kiểm toán chưa nghiêm túc trong thực hiện kết luận, kiến nghị của KTNN (thực hiện không đúng thời gian theo kiến nghị, không báo cáo việc thực hiện kiến nghị kiểm toán, đơn vị cấp trên không thông báo cho các đơn vị cấp dưới về các kiến nghị xử lý tài chính của KTNN nên các đơn vị này không có cơ sở thực hiện kiến nghị). Thêm vào đó, còn có tình trạng phần lớn các đơn vị sử dụng sai nguồn kinh phí được KTNN kiến nghị bố trí nguồn để hoàn trả đều thuộc các địa phương nghèo, khó khăn về tài chính nên hầu hết đều không thực hiện được. Mặc dù Luật KTNN đã quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan KTNN nhưng việc không có chế tài xử phạt đối với các đơn vị có vi phạm trong công tác thực hiện kiến nghị kiểm toán đã làm hạn chế hiệu quả công tác này. Công tác kiểm tra của các cơ quan chủ quản, Sở Tài chính các tỉnh khi phê duyệt, thẩm tra báo cáo quyết toán chưa nghiêm túc, chưa yêu cầu và hướng dẫn các đơn vị điều chỉnh theo kiến nghị của KTNN. Cơ quan thuế địa phương chưa đôn đốc, thu hồi hết các khoản theo kiến nghị của KTNN…


Tăng hiệu lực, tăng hiệu quả

Thực tế đó cho thấy, việc nâng cao chất lượng thực hiện kết luận, kiến nghị của KTNN là cần thiết. Ủy ban Tài chính Ngân sách Quốc hội đã tổ chức hội thảo về vấn đề này và có nhiều ý kiến đóng góp quan trọng. KTNN đề nghị Quốc hội, HĐND các cấp xây dựng và thực hiện chương trình giám sát hằng năm và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của các bộ, ngành, địa phương trên cơ sở các báo cáo kiểm toán của các cuộc kiểm toán đã được KTNN phát hành và phối hợp trao đổi thông tin về kết quả, tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán với KTNN. Kiểm toán Nhà nước đề nghị Chính phủ sớm ban hành chế tài xử lý đối với các đơn vị không thực hiện nghiêm túc các kết luận, kiến nghị hợp lý của KTNN.

Đại diện Bộ Tài chính cho rằng, cơ quan KTNN cần nâng cao chất lượng các kiến nghị kiểm toán. Trong các kết luận kiểm toán, mỗi nội dung xử lý cần nêu rõ căn cứ vào quy định pháp luật nào và phương pháp tính toán xác định, làm cơ sở đôn đốc thực hiện và xử lý khi có khiếu nại. Bộ Tài chính cũng đề xuất thành lập một bộ phận xử lý sau kiểm toán; phân định rõ trách nhiệm của các cơ quan liên quan và cần có chế chế tài xử phạt nghiêm minh để bảo đảm hiệu lực của các kết luận kiểm toán. Đại diện Bộ GTVT kiến nghị, trong quá trình thực hiện kiểm tra, kiểm toán, cần cân nhắc kỹ các kết luận trước khi ban hành bảo đảm không sai chế độ, chính sách của Nhà nước đồng thời đáp ứng với yêu cầu của sự phát triển, không nên có những kết luận mang tính quá nguyên tắc, gây khó khăn khi triển khai thực hiện và hạn chế sự phát triển. Một số địa phương đề nghị cần quy định rõ cơ chế phối hợp, cách thức sử dụng kết quả giữa KTNN với các cơ quan thanh tra, tránh việc chồng chéo trong kết luận, kiến nghị giữa các đoàn thanh tra, kiểm toán dẫn tới khó khăn cho các đơn vị được kiểm toán, thanh tra trong việc thực hiện kiến nghị của các đoàn kiểm toán, thanh tra.

[TD="class: bb-left-top"]

[/TD]
[TD="class: bb-top, width: 100%, bgcolor: #F5F9FB"]

[/TD]
[TD="class: bb-right-top, width: 4"]

[/TD]

[TD="class: bb-left, bgcolor: #F5F9FB"]

[/TD]
[TD="class: bb-content bb-quote, width: 100%, bgcolor: #F5F9FB"]

[/TD]


 
Gặp giám đốc công ty kiểm toán, tổ chức một cuộc họp giữa đoàn kiểm toán, giám đốc kiểm toán và mình cùng với đống tài liệu để chứng minh sai phạm của kiểm toán là cách khá hay bác ạ.. Hoặc kiếm cái cớ gì đấy độc hơn để kiện, cía này tùy vào độ cao tay của Bác...
 
Em đã từng làm kiểm toán độc lập, em ko hiểu tại sao các bác lại bức xúc thế.

Thường thì trong quá trình làm việc, từng tuần (hoặc một time nhất định) sẽ gửi các thông báo kết quả làm việc cho CĐT, CĐT sẽ liên hệ nhà thầu, tư vấn giám sát để giải trình bảo vệ số liệu.

Căn cứ vẫn là án tại hồ sơ, các biên bản nghiệm thu, bản vẽ và các tiêu chuẩn, văn bản luật thôi, chưa bao giờ có chuyện ấm ức cả.

Nếu các bạn ko đồng ý, các bạn có quyền không ký kèm theo văn bản giải trình cụ thể về báo cáo kết quả sơ bộ của kiểm toán kèm theo các bằng chứng.

Đến 1/3 số dự án mình làm trong buổi họp cuối cùng có CĐT, tư vấn giám sát, thi công, kiểm toán nhà nước và mình - kiểm toán độc lập. và cũng chưa có điểm nào ko hợp lý cả.
 
Nếu Kiểm toán sai, bạn đúng (có đủ dẫn chứng, pháp lý đầy đủ) thì việc này xử lý rất đơn giản. Bạn sẽ xử lý theo hướng: điện cho mình nhé, chắc chắc xử lý được.
 
ý bạn nói kiểm toán nhà nước hay kiểm toán chủ đầu tư thuê. nếu KT của chủ đầu tư thuê thì khi no gởi dự thảo minh góp ý có chấp nhận k, con KT nhà nước thỉ nhịn nó đi
 
Back
Top