Cách lập đơn giá xây dựng nhà dân theo đơn giá/ định mức nhà nước?

  • Khởi xướng Khởi xướng huyphan
  • Ngày gửi Ngày gửi

huyphan

Thành viên rất năng động
Tham gia
24/6/08
Bài viết
107
Điểm tích cực
16
Điểm thành tích
28
Mình thấy các đơn giá xây dựng bên ngoài/ nhà dân thế này:
- Xây tường 10, 20, tô trát 1, 2mặt = a đồng/m2
- BTCT = b đồng/m3
- Lát ốp = c đồng/m2
- Sơn nước = d đồng/m2
........................................
Như vậy, thầu khoán căn cứ vào đâu để lập các giá này? Nếu căn cứ vào đơn giá dự toán của nhà nước ban hành thì không đúng lắm, vì chênh nhau nhiều.
Nếu ta làm dự toán nhà dân bằng các PM dự toán hiện hành, để tính ra các giá tương ứng với thực tế bên ngoài thì làm thế nào? có phải chiết giảm % gì gì đó không?
Bác nào có kinh nghiệm chia sẻ giúp.
 
Mình thấy các đơn giá xây dựng bên ngoài/ nhà dân thế này:
- Xây tường 10, 20, tô trát 1, 2mặt = a đồng/m2
- BTCT = b đồng/m3
- Lát ốp = c đồng/m2
- Sơn nước = d đồng/m2
........................................
Như vậy, thầu khoán căn cứ vào đâu để lập các giá này? Nếu căn cứ vào đơn giá dự toán của nhà nước ban hành thì không đúng lắm, vì chênh nhau nhiều.
Nếu ta làm dự toán nhà dân bằng các PM dự toán hiện hành, để tính ra các giá tương ứng với thực tế bên ngoài thì làm thế nào? có phải chiết giảm % gì gì đó không?
Bác nào có kinh nghiệm chia sẻ giúp.
- Câu đầu tiên, vì sao có giá khoán bên ngoài, vì sao thầu khoán có đơn giá cho từng công việc, xin trả lời ngay đó là do kinh nghiệm lâu năm của các thầu khoán, nó được xây dựng từ hệ thống, trải qua nhiều năm, người ta sẽ có giá khoán cho từng công tác, tôi ví dụ đơn giản thế này, cũng giống như bạn làm ra 1 sản phẩm, sau đó đem ra chợ bán, tuy nhiên vì ngoài chợ chưa có 1 sản phẩm tương tự, nên bạn sẽ bán giá bao nhiêu ? Rùi bạn sẽ tính nhẩm mình tốn bao nhiêu tiền để làm ra cái sản phẩm đó, bao nhiêu công, bao nhiêu nguyên vật liệu,....cộng dồn lại thêm tý lời nhuận bạn sẽ có 1 con số , ước tính bán sp này ra thị trường. Rùi tiếp theo, nhiều người thấy bạn, bán được sản phẩm, người ta cũng bắt đầu làm, rùi cạnh tranh, rùi cung cầu thay đổi và cuối cùng bạn sẽ có được 1 cái giá hợp lý cho sản phẩm. Việc giá khoán còn tùy thuộc vào mỗi vùng miền, tùy thuộc vào giá trị của hợp đồng, ví dụ làm công tác gia công lắp dựng sắt thép cho 1 nhà dân thì giá sẽ cao hơn 1 tý so với việc gia công cho 1 chung cư, 1 công trình lớn, vì saO? Vì công trình lớn, khối lượng công việc nhiều, dẫn đến giá phải cạnh tranh 1 tý, do khối lượng nhiều nên sản lượng sẽ nhiều.
Kết luận : Giá khoàn ngoài thị trường là giá được xây dựng qua 1 hệ thống, 1 quá trình, được điều chỉnh sao cho phù hợp với thực tế và được các nhà thầu ( các thầu khoán phụ) áp dụng.
- Câu thứ 2, liên quan giữa giá khoán và giá theo ĐMXDCB.
Nếu bạn áp dụng định mức, dùng phần mềm để chạy dự toán , giá quy về so với giá khoán tất nhiên sẽ cao hơn nhiều ? Vì sao ? Bạn sẽ thấy ngay, do các hệ số, do thuế , do chi phí quản lý quy định trong định mức khá cao. ( Thu nhập chịu thuế, chi phí khác, chi phí láng trại, chi phí chung....)
Một câu hỏi tiếp theo, đặt trường hợp thi công, có 1 công tác X, ngoài trị trường chưa có 1 giá khoán cho công tác này, vậy thì nếu nhà thầu chính muốn khoán thì làm sao ? Căn cứ vào đơn giá (lập theo ĐMXDCB), nhà thầu chính sẽ cắt bỏ phần đuôi đi, sau đó chiết giảm thêm 1 vài tỉ lệ, tiếp theo nữa thương thảo với thầu phụ ( thầu khoán), cho ký HĐ, thi công xem thử thầu phụ có kêu la, có báo lỗ lãi gì không, sau đó nhà thầu chính sẽ rút kinh nghiệm và điều chỉnh cho lần sau.
- Hiện nay, do môi trường cạnh tranh, đặc biệt là đối với các dự án tư nhân, các nhà thầu xây dựng đang áp dụng cho mình 1 bộ đơn giá nội bộ, đơn giá này được xây dựng trên hệ thống giá khoán, có thể gọi là giá NET, hiểu nôn na là đơn giá này khi đi xây dựng cho HS dự thầu sẽ cạnh tranh mà vẫn đảm bảo về yêu cầu chất lượng và tiến độ. Các công ty lớn như Hòa Bình, Cotech, Cofico...đã triển khai mạnh mẽ đơn giá dự thầu nội bộ của mình.
Nếu bạn muốn quan tâm hơn nữa, tôi sẽ giải thích về giá NET dự thầu.
Vài chia sẽ, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn, thân !
 
Cảm ơn thành viên hunter255 về bài viết trên.
Mong được sự giải thích thêm về giá NET
Điều mình muốn biết là có thể vận dụng Đơn giá/ Định mức dự toán được lập theo Đơn giá nhà nước trên các PM chuyên dụng để ra Đơn giá NET cho hợp lý? Cách chiết giảm như thế nào, bao nhiêu %, cái đó mới khó.
Những điều bạn nói mình cũng hiểu phần nào, vì mình cũng hay lập dự toán dự thầu theo đơn giá nhà nước, nhưng khi gặp đơn giá khoán của tư nhân thì mình không nhạy cho lắm.
mong được tư vấn thêm.
 
Last edited by a moderator:
Điều mình muốn biết là có thể vận dụng Đơn giá/ Định mức dự toán được lập theo Đơn giá nhà nước trên các PM chuyên dụng để ra Đơn giá NET cho hợp lý?
Bạn có thể cung cấp một ví dụ đã lập bằng tay trên excel không, có thể đã có PM dự toán/dự thầu có thể đã đáp ứng được yêu cầu của bạn rồi chỉ có điều là chưa hiểu rõ yêu cầu của bạn thôi.
 
Bạn có thể cung cấp một ví dụ đã lập bằng tay trên excel không, có thể đã có PM dự toán/dự thầu có thể đã đáp ứng được yêu cầu của bạn rồi chỉ có điều là chưa hiểu rõ yêu cầu của bạn thôi.

Ý mình là dùng các công cụ phần mềm đã có như: G8, Delta, Acitt, Escon2012 để lập Dự toán, dự thầu trên cơ sở ĐM, Đơn giá nhà nước, sau đó chiết giảm thế nào đó để ra giá NET/ giá khoán bên ngoài thị trường (như đơn giá thi công nội bộ mà các Cty XD đã lập)
Bạn hiểu ý của mình rồi chứ, mong được sự tư vấn.
 
1. Bạn phân tích đơn giá theo định mức nhà nước : Ráp đúng giá vật tư vật liệu theo thị trường, ráp đúng đơn giá nhân công, mtc theo đúng các thông tư, quy định điều chỉnh về nc, mtc.ráp đúng các tỉ lệ chi phí.bạn sẽ có 1 đơn giá theo đúng đơn giá/định mức nhà nước. Cái này chắc bạn làm ok
bạn có bảng 1 :
BẢNG 1.JPG

2. Sau đó bạn thay đổi các đơn giá nhân công ca máy và chi phí theo thực tế bạn làm. Cái này thường là làm bằng tay. Hoặc xd định mức nội bộ .
Bạn sẽ có bảng 2 :
BẢNG 2.JPG
 
1. Bạn phân tích đơn giá theo định mức nhà nước : Ráp đúng giá vật tư vật liệu theo thị trường, ráp đúng đơn giá nhân công, mtc theo đúng các thông tư, quy định điều chỉnh về nc, mtc.ráp đúng các tỉ lệ chi phí.bạn sẽ có 1 đơn giá theo đúng đơn giá/định mức nhà nước. Cái này chắc bạn làm ok
bạn có bảng 1 :
View attachment 48518

2. Sau đó bạn thay đổi các đơn giá nhân công ca máy và chi phí theo thực tế bạn làm. Cái này thường là làm bằng tay. Hoặc xd định mức nội bộ .
Bạn sẽ có bảng 2 :
View attachment 48519
Cảm ơn Bạn nhiều, Mình đang quan tâm đến cái này. Bạn có bảng giá NET nào hoàn chỉnh cho mình xin tham khảo với. email của mình: conghuytbmt@gmail.com
 
Back
Top