Gói thầu bảo hiểm công trình?

  • Khởi xướng Khởi xướng mrpda87
  • Ngày gửi Ngày gửi

mrpda87

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
22/6/11
Bài viết
230
Điểm tích cực
119
Điểm thành tích
43
Tuổi
37
Nơi ở
Việt Trì - Phú Thọ
E đang phải làm HSYC cho gói thầu bảo hiểm, bác nào cho e xin cái mẫu được ko, hay là soạn theo TT 05/2010/TT-BXD?
Và trong đó bỏ phần chi phí đảm bảo dự thầu là hợp lý ko?

E đọc các bài viết trong diễn đàn thì bảo hiểm mang tính chất không bắt buộc, nhưng trong Luật Xây dựng thì nó lại thuộc nghĩa vụ của CĐT (e chỉ bàn các dự án sử dụng vốn NN thôi nhé), như vậy phải là bắt buộc chứ?

Cách tính chi phí bảo hiểm hiện giờ dựa trên báo giá của bên nhận bảo hiểm đúng ko vì cái QĐ 33 BTC đã ko còn hiệu lực? Vậy khi lập Dự toán cũng lấy giá trị này dựa trên báo giá chăng??

Mong các ace quan tâm giải đáp, e xin cảm ơn!
 
  • Like
Các tương tác: vna
Có ai giúp e với, đang cần gấp quá mà ko biết làm thế nào bh :(
 
E đang phải làm HSYC cho gói thầu bảo hiểm, bác nào cho e xin cái mẫu được ko, hay là soạn theo TT 05/2010/TT-BXD?
Và trong đó bỏ phần chi phí đảm bảo dự thầu là hợp lý ko?

E đọc các bài viết trong diễn đàn thì bảo hiểm mang tính chất không bắt buộc, nhưng trong Luật Xây dựng thì nó lại thuộc nghĩa vụ của CĐT (e chỉ bàn các dự án sử dụng vốn NN thôi nhé), như vậy phải là bắt buộc chứ?

Cách tính chi phí bảo hiểm hiện giờ dựa trên báo giá của bên nhận bảo hiểm đúng ko vì cái QĐ 33 BTC đã ko còn hiệu lực? Vậy khi lập Dự toán cũng lấy giá trị này dựa trên báo giá chăng??

Mong các ace quan tâm giải đáp, e xin cảm ơn!
Ơ! Mình nhớ không nhầm thì món bảo hiểm thuộc chi phí khác trong tổng mức đầu tư mà?
TT05/2010/TT-BXD chả thấy nói gì liên quan đến HSYC cả?
Nếu giá trị > 500 triệu mà viết HSYC để 01 ông bảo hiểm vào thì nghe ra không phù hợp thì phải? món này phải chào hàng cạnh tranh mới đúng nhỉ?
 
Ơ! Mình nhớ không nhầm thì món bảo hiểm thuộc chi phí khác trong tổng mức đầu tư mà?
TT05/2010/TT-BXD chả thấy nói gì liên quan đến HSYC cả?
Nếu giá trị > 500 triệu mà viết HSYC để 01 ông bảo hiểm vào thì nghe ra không phù hợp thì phải? món này phải chào hàng cạnh tranh mới đúng nhỉ?

Thôi quả này xong e rồi @@
Phải áp dụng theo như điều 43 NĐ 85 đúng ko anh.
 
Thôi quả này xong e rồi @@
Phải áp dụng theo như điều 43 NĐ 85 đúng ko anh.
Cũng không có gì đáng sợ lắm thì phải?
Ừ thì viết cái HSYC chào hàng cạnh tranh đi cho nó máu.
Đưa vài cái tiêu chí vào là xong, cho cái giá trị cần bảo hiểm ông nào chào thấp hơn thì cho ông ấy vào.
 
E đang phải làm HSYC cho gói thầu bảo hiểm, bác nào cho e xin cái mẫu được ko, hay là soạn theo TT 05/2010/TT-BXD?
Và trong đó bỏ phần chi phí đảm bảo dự thầu là hợp lý ko?

E đọc các bài viết trong diễn đàn thì bảo hiểm mang tính chất không bắt buộc, nhưng trong Luật Xây dựng thì nó lại thuộc nghĩa vụ của CĐT (e chỉ bàn các dự án sử dụng vốn NN thôi nhé), như vậy phải là bắt buộc chứ?

Cách tính chi phí bảo hiểm hiện giờ dựa trên báo giá của bên nhận bảo hiểm đúng ko vì cái QĐ 33 BTC đã ko còn hiệu lực? Vậy khi lập Dự toán cũng lấy giá trị này dựa trên báo giá chăng??

Mong các ace quan tâm giải đáp, e xin cảm ơn!

Vấn đề này tôi xin được trao đổi như sau:

1. Về việc lựa chọn Nhà thầu đối với gói thầu bảo hiểm:

- Theo quy định tại Khoản 1 Điều 34 Nghị định 85/2009/NĐ-CP: "Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu bảo hiểm được thực hiện theo quy trình lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa". Như vậy việc lựa chọn gói thầu bảo hiểm được thực hiện theo hình thức lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa.

- Theo tình huống bạn đưa ra, gói thầu của bạn đã được phê duyệt trong Kế hoạch đấu thầu do vậy quy trình được thực hiện theo Điều 41 Nghị định 85/2009/NĐ-CP.

Việc lập Hồ sơ yêu cầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa không được Bộ KH và ĐT có Thông tư hướng dẫn. Bạn có thể tham khảo Thông tư 05/2010/TT-BKH. Tuy nhiên gói thầu bảo hiểm đòi hỏi rất nhiều về năng lực tài chính của Nhà thầu (quan trọng nhất). Do vậy khi lập HSYC, bạn them khảo thêm Thông tư 04/2010/TT-BKH (hướng dẫn lập HSYC xây lắp) và Thông tư 05/2010/TT-BKH (hướng dẫn mẫu HSMT mua sắm hàng hóa), lập phù hợp với tính chất gói thầu là bảo hiểm. Nội dung quan trọng nhất của gói bảo hiểm là:

- Phương án tái bảo hiểm.
- Các điều khoản sửa đổi, bổ sung (ngoài quy tắc bảo hiểm do các doanh nghiệp bảo hiểm đưa ra).
- Các điều kiện bảo hiểm.
- Đề xuất phí bảo hiểm.

Từ các nội dung trên đưa vào yêu cầu trong HSYC.

2. Bảo hiểm công trình theo Luật Xây dựng đúng là bắt buộc Chủ đầu tư phải mua (lưu ý chỉ mua bảo hiểm cho công trình - tài sản của Chủ đầu tư; máy móc thiết bị thi công của Nhà thầu, bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho người thứ 3 thuộc trách nhiệm của Nhà thầu).

3. Theo văn bản số 5021/VPCP- KTTH ngày 06/9/2007 của Văn phòng Chính phủ: "Bộ Tài chính không ban hành quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp định giá bất động sản và bảo hiểm trong hoạt động xây dựng. Yêu cầu Bộ Tài chính chỉ đạo các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ chủ động xây dựng quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm của loại hình bảo hiểm này tương tự như các loại hình bảo hiểm tự nguyện khác".

Như vậy phí bảo hiểm do các doanh nghiệm bảo hiểm tự xây dựng.

Do vậy khi lựa chọn doanh nghiệp để phát hành HSYC, cần lựa chọn doanh nghiệp có phí bảo hiểm thấp nhất, tương ứng với các điều kiện, điều khoản bảo hiểm có lợi cho Chủ đầu tư.

Do vậy theo tôi, trước khi lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm để phát hành HSYC, Chủ đầu tư nên đưa ra 1 số yêu cầu và đề nghị các doanh nghiệp bảo hiểm báo giá. Đảm bảo nguyên tắc trên thì mình lựa chọn. Mặc dù không nằm trong quy trình chỉ định thầu tuy nhiên làm như vậy mình sẽ lựa chọn được doanh nghiệp có chi phí hợp lý, đảm bảo năng lực (đặc biệt là tài chính) theo quy định tại Đoạn cuối cùng Điểm a Khoản 1 Điều 41 Nghị định 85/2009/NĐ-CP.

Sau khi có kết quả báo giá, mình hoàn toàn có thể lấy làm cơ sở để lập và phê duyệt dự toán.

Như vậy việc đề nghị các doanh nghiệp báo giá đạt được 2 mục đích: làm cơ sở để lập, phê duyệt dự toán và lựa chọn được nhà thầu để phát hành HSYC.

Trân trọng.
 
Khi làm hồ sơ bác nên lưu ý thêm các vấn đề sau

- Các điều kiện bảo hiểm phải đủ để bảo vệ quyền lợi người mua bảo hiểm. Lưu ý các công ty bảo hiểm hay có những điều khoản miễn trách nhiệm, nếu đọc không kỹ hoặc không nắm vững có thể bị từ chối bảo hiểm sau này. Mỗi công trình sẽ có yêu cầu bảo hiểm khác nhau.

- Tính đến khoảng trống giữa các rủi ro có thể dẫn đến bảo hiểm sót.

- Xác định các điều khoản bảo hiểm chủ yếu, mức tiền bảo hiểm, mức miễn thường, trách nhiệm bảo hiểm của các bên liên quan.

- Đưa ra phương pháp đánh giá đề xuất bảo hiểm của các công ty bảo hiểm, các tiêu chí chọn công ty bảo hiểm.

- Lập quy trình thanh toán bảo hiểm.

- Lập dự toán bảo hiểm.
 
Rất cảm ơn sự chia sẻ của các bác.
E nghiên cứu lại Luật Xây dựng (Điều 22, điểm b) thì thấy tiêu chí đánh giá này hơi mơ hồ.
Và e tự thấy rằng việc thực hiện gói thầu bảo hiểm > 500tr theo hình thức chỉ định thầu cũng không có gì là sai cả, nhưng theo quan điểm cá nhân thì để đảm bảo tính hiệu quả + tết kiệm nên áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh sẽ hợp lý hơn.
Mong các bác cho e thêm ý kiến về việc này để rút ra được kinh nghiệm trong những lần sau.
E xin cảm ơn!
 
"Điều 34. Quy định về quy trình lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu bảo hiểm, kiểm toán và lựa chọn đối tác đầu tư
1. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu bảo hiểm được thực hiện theo quy trình lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa."
Tham khảo nhé mrpda87!
 
"Điều 34. Quy định về quy trình lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu bảo hiểm, kiểm toán và lựa chọn đối tác đầu tư
1. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu bảo hiểm được thực hiện theo quy trình lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa."
Tham khảo nhé mrpda87!

Đúng rồi bác, nhưng trong Điều 42 của NĐ 85 có bao gồm cả gói thầu mua sắm hàng hóa mà. Còn để thực hiện Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hóa thì theo tiêu chí như trong Điều 22 Luật Đấu thầu lại không rõ ràng cho lắm.
 
Rất cảm ơn sự chia sẻ của các bác.
E nghiên cứu lại Luật Xây dựng (Điều 22, điểm b) thì thấy tiêu chí đánh giá này hơi mơ hồ.
Và e tự thấy rằng việc thực hiện gói thầu bảo hiểm > 500tr theo hình thức chỉ định thầu cũng không có gì là sai cả, nhưng theo quan điểm cá nhân thì để đảm bảo tính hiệu quả + tết kiệm nên áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh sẽ hợp lý hơn.
Mong các bác cho e thêm ý kiến về việc này để rút ra được kinh nghiệm trong những lần sau.
E xin cảm ơn!

Chào hàng cạnh tranh đương nhiên là hiệu quả hơn rồi. Tuy nhiên cần lưu ý là Hồ sơ yêu cầu chào hàng cạnh tranh không đưa tiêu chí đánh giá về năng lực và kinh nghiệm. Do vậy như tôi đã trình bày ở trên, lựa chọn nhà thầu bảo hiểm ngoài các tiêu chí như đã trao đổi thì năng lực tài chính của Nhà thầu là hết sức quan trọng. Do vậy kể cả trường hợp hình thức lựa chọn nhà thầu là chào hàng cạnh tranh thì khi lập HSYC, phải đưa nội dung đánh giá năng lực kinh nghiệm vào (tham khảo văn bản quy phạm pháp luật tôi đã trình bày), không thể bê nguyên yêu cầu và trình tự thực hiện chào hàng cạnh tranh quy định tại Điều 43 Nghị định 85 vào được.

Trân trọng.
 
Back
Top