Chi phí giám sát xây dựng

thanhle82

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
23/5/13
Bài viết
214
Điểm tích cực
108
Điểm thành tích
43
Hiện tôi đang lập tổng dự toán dự án A, Xây lắp được chia làm nhiều gói thầu VD gói thầu A1, A2. Theo QĐ 957 thì chi phí giám sát tính bằng tỷ lệ % theo định mức nhân với giá trị dự toán gói thầu được duyệt, tỷ lệ % theo định mức được tra với giá trị dự toán gói thầu được duyệt. Với hình thức Chủ đầu tư tự giám sát thì tôi lập chi phí giám sát như sau:
a) Lấy giá trị A1 tra ra tỷ lệ rồi nhân lại với giá trị A1 tính được chi phí giám sát gói A1. Tương tự như vậy với gói A2.
b) Củng có ý kiến phải lấy giá trị A1+A2 để tra ra tỷ lệ phần trăm rồi nhân lại với từng giá trị A1, A2.
Về tìm hiêu thì không thấy văn bản nào quy định cách tính như mục b. Còn cách tính như mục a thì đúng theo QĐ 957.
Mọi người ai biết xin chỉ giáo. Cám ơn.
 
Hai cách làm có làm ảnh hưởng đến giá trị giám sát. Nếu lấy giá trị A1 và A2 để tra hệ số thì hệ số sẽ lớn hơn nếu tra theo giá trị A1+A2. Tuy nhiên, quan điểm của tôi phải lấy giá trị xây lắp của toàn dự án A1+A2 để tra hệ số giám sát thì mới đúng. Bởi lẽ, trong bước duyệt dự án, bạn đã duyệt toàn bộ dự án, chẳng qua chia ra nhiều gói xây lắp để phù hợp với thực tế thi công, còn về trình tự và khối lượng công việc thì không khác gì giám sát toàn bộ dự án cả. Do đó cách b là chính xác và an toàn.( Duyệt giá trị nhỏ, làm lợi cho nhà nước, không ai hỏi đến, nhưng nếu chia ra để làm tăng giá trị => lấy tiền của nhà nước thì có nhiều người nhìn vào đó bạn)!
 
Hai cách làm có làm ảnh hưởng đến giá trị giám sát. Nếu lấy giá trị A1 và A2 để tra hệ số thì hệ số sẽ lớn hơn nếu tra theo giá trị A1+A2. Tuy nhiên, quan điểm của tôi phải lấy giá trị xây lắp của toàn dự án A1+A2 để tra hệ số giám sát thì mới đúng. Bởi lẽ, trong bước duyệt dự án, bạn đã duyệt toàn bộ dự án, chẳng qua chia ra nhiều gói xây lắp để phù hợp với thực tế thi công, còn về trình tự và khối lượng công việc thì không khác gì giám sát toàn bộ dự án cả. Do đó cách b là chính xác và an toàn.( Duyệt giá trị nhỏ, làm lợi cho nhà nước, không ai hỏi đến, nhưng nếu chia ra để làm tăng giá trị => lấy tiền của nhà nước thì có nhiều người nhìn vào đó bạn)!
Nhưng theo QĐ 957 thì làm theo trường hợp a củng đúng. Tính theo giá trị dự toán gói thầu được duyệt như vậy thì mình củng có thể giải thích được với các cơ quan thanh tra, quyết toán.
 
Nhưng theo QĐ 957 thì làm theo trường hợp a củng đúng. Tính theo giá trị dự toán gói thầu được duyệt như vậy thì mình củng có thể giải thích được với các cơ quan thanh tra, quyết toán.

Quyết định là quyền của chủ đầu tư. Cái nào có lợi cho nhà nước thì nên làm, về ngủ ngon...
 
Nhưng theo QĐ 957 thì làm theo trường hợp a củng đúng. Tính theo giá trị dự toán gói thầu được duyệt như vậy thì mình củng có thể giải thích được với các cơ quan thanh tra, quyết toán.
QĐ 957 không có chỗ nào nói rằng giá trị xây lắp để tính đó chỉ là giá trị xây lắp của gói một hoặc gói 2. Trong 957 chỉ đề cập đến Giá trị xây lắp trước thuế thôi bạn! Cách nào làm có lợi cho nhà nước là cách an toàn và tư vấn cũng không có quyền đòi hỏi từng gói thầu 1. Vì phải xét đến cái chung ( toàn dự án) rồi mới đến cái riêng ( từng gói thầu) được bạn ạ!
 
QĐ 957 không có chỗ nào nói rằng giá trị xây lắp để tính đó chỉ là giá trị xây lắp của gói một hoặc gói 2. Trong 957 chỉ đề cập đến Giá trị xây lắp trước thuế thôi bạn! Cách nào làm có lợi cho nhà nước là cách an toàn và tư vấn cũng không có quyền đòi hỏi từng gói thầu 1. Vì phải xét đến cái chung ( toàn dự án) rồi mới đến cái riêng ( từng gói thầu) được bạn ạ!

Trong bảng tra tỷ lệ % chi phí giám sát của QĐ 957 ghi là " Chi phí xây dựng (chưa thuế GTGT) trong dự toán gói thầu được duyệt (tỷ đồng)" . thì gí trị xây lắp để tra chính là giá trị của gói thầu rồi.
 
Trong bảng tra tỷ lệ % chi phí giám sát của QĐ 957 ghi là " Chi phí xây dựng (chưa thuế GTGT) trong dự toán gói thầu được duyệt (tỷ đồng)" . thì gí trị xây lắp để tra chính là giá trị của gói thầu rồi.

Theo bạn (A1+A2) có phải là cái anh gọi là "gói" không? hay là mỗi A1 và A2 là "gói".
Quyết định theo bạn HUNG-THINH thôi:
Quyết định là quyền của chủ đầu tư. Cái nào có lợi cho nhà nước thì nên làm, về ngủ ngon...
 
Theo mình có ý kiến về vấn đề như sau:
1. Bạn phải xem trong quyết định và mục tiêu đâu tư công trình của mình là công trình thuộc loại nào. Ví dụ: Công trình làm đường giao thông nhưng cùng với đó là thi công vỉa hè, cây xanh dọc đường luôn. Vậy theo quyết định đầu tư thì đây là công trình giao thông tức là các hệ số theo quyết định 957 bạn đều phải lấy theo hệ số là công trình giao thông, không thể tách ra là hạng mục thuộc giao thông và hạ tầng kỹ thuật riêng được.
2. Còn trường hợp đây là phê duyệt dự án gồm nhiều thành phần thì bạn tùy thuộc vào các gói thầu xây lắp mà phân ra Ví dụ: Dự án là hạ tầng khu dân cư thì nếu trong đó bạn phân gói thầu xây lắp đường giao thông riêng biệt và hạ tầng cây xanh, vỉa hè riêng biệt. Lúc này thi có 2 nhà thầu thi công xây lắp. Lúc đó giả sử Tư vấn giám sát là một người thì chi phí bắt buộc bạn phải phân ra hai hạng mục khác nhau và tính chí phí giám sát tương ứng cho từng hạng mục công trình.

Tóm lại việc tách ra hay gọp lại là do theo quyết định đầu tư và hình thức các gói thầu lúc triển khai. Việc này bạn phải làm như vậy chứ không sau này Kiểm toán nó kiểm lại thì nó sẽ lôi ra. Cả hai trường hợp này mình cũng gặp rồi và cũng đã đấu lý với kiểm toán rồi. Trường hợp : Dự án Chung cư cao tầng gồm nhiều hạng mục thì mỗi hạng mục phải tính chi phí riêng theo từng loại hạng mục. Còn trường hợp thi công một con đường bao gồm phần đường, vỉa hè, thảm cỏ thì mình gọp lại và tính theo công trình là Công trình giao thông.

Trân trọng./.
 
Theo mình có ý kiến về vấn đề như sau:
1. Bạn phải xem trong quyết định và mục tiêu đâu tư công trình của mình là công trình thuộc loại nào. Ví dụ: Công trình làm đường giao thông nhưng cùng với đó là thi công vỉa hè, cây xanh dọc đường luôn. Vậy theo quyết định đầu tư thì đây là công trình giao thông tức là các hệ số theo quyết định 957 bạn đều phải lấy theo hệ số là công trình giao thông, không thể tách ra là hạng mục thuộc giao thông và hạ tầng kỹ thuật riêng được.
2. Còn trường hợp đây là phê duyệt dự án gồm nhiều thành phần thì bạn tùy thuộc vào các gói thầu xây lắp mà phân ra Ví dụ: Dự án là hạ tầng khu dân cư thì nếu trong đó bạn phân gói thầu xây lắp đường giao thông riêng biệt và hạ tầng cây xanh, vỉa hè riêng biệt. Lúc này thi có 2 nhà thầu thi công xây lắp. Lúc đó giả sử Tư vấn giám sát là một người thì chi phí bắt buộc bạn phải phân ra hai hạng mục khác nhau và tính chí phí giám sát tương ứng cho từng hạng mục công trình.

Tóm lại việc tách ra hay gọp lại là do theo quyết định đầu tư và hình thức các gói thầu lúc triển khai. Việc này bạn phải làm như vậy chứ không sau này Kiểm toán nó kiểm lại thì nó sẽ lôi ra. Cả hai trường hợp này mình cũng gặp rồi và cũng đã đấu lý với kiểm toán rồi. Trường hợp : Dự án Chung cư cao tầng gồm nhiều hạng mục thì mỗi hạng mục phải tính chi phí riêng theo từng loại hạng mục. Còn trường hợp thi công một con đường bao gồm phần đường, vỉa hè, thảm cỏ thì mình gọp lại và tính theo công trình là Công trình giao thông.

Trân trọng./.
cám ơn bạn. Ở đây trong dự án phê duyệt năm 2009 là công trình giao thông gồm tuyến 1, tuyến 2, tuyến 3 nhưng do nguồn vốn nên năm 2010 chi phê duyệt dự toán tuyến 1 và đấu thầu, đến năm 2012 lại phê duyệt dự toán tuyến 2 và đấu thầu. Đến đây thì vốn hết và dự án có thể dừng và quyết toán tại đây. Như vậy thì chi phí giám sát tính thế nào bạn.
 
cám ơn bạn. Ở đây trong dự án phê duyệt năm 2009 là công trình giao thông gồm tuyến 1, tuyến 2, tuyến 3 nhưng do nguồn vốn nên năm 2010 chi phê duyệt dự toán tuyến 1 và đấu thầu, đến năm 2012 lại phê duyệt dự toán tuyến 2 và đấu thầu. Đến đây thì vốn hết và dự án có thể dừng và quyết toán tại đây. Như vậy thì chi phí giám sát tính thế nào bạn.
Thế thì bạn cứ tra QĐ 957 là công trình giao thông mà thôi. Còn giá trị để lấy hệ số là theo hợp đồng nếu hợp đồng trọn gói thì tính còn hợp đồng theo đơn giá thì cứ lấy giá trị quyết toán thi công để tính chi phí giám sát.
 
Back
Top