Thắc mắc về Khối lượng thừa và thiếu của Đơn vị kiểm toán

Thanh lý hợp đồng xây lắp nhanh thế. Trước kia tôi có làm kiểm toán nội bộ thì nhiều khi giá trị kiểm toán độc lập là cơ sở căn cứ dựa vào để kiểm soát chặt chẽ hơn...Nhiều khi đơn vị thi công làm hoàn công trong bản thông kê khối lượng khác xa với thực tế nên rất hay bị cắt...Cho nên quyết định cuối cùng vẫn là CĐT ( cấp thẩm quyền phê duyệt) cũng là đơn vị cuối cung kiểm toán nội bộ...
 
Theo em thì các đơn vị làm chủ đầu tư cần rút kinh nghiệm trong việc quản lý chi phí , tiến độ công trường, tiến độ thanh quyết toán hồ sơ. Nếu đúng tiến độ thì sẽ không có chuyện ngược thanh toán, thanh lý hợp đồng thi công. trong khi đó hồ sơ quyết toán chưa đâu vào đâu(chưa được phê duyệt quyết toán). Trong trường hợp này cần phải có 4 bên cùng kết hợp giải quyết công việc một cách hài hòa. Kiểm toán, chủ đầu tư, đơn vị tư vấn giám sát và đơn vị thi công. Kiểm toán vạch ra cái sai của đơn vị thi công., chủ đầu tư yêu cầu và tạo điền cho đơn vị thi công sửa sai và xử lý các tồn đọng của hồ sơ thanh quyết toán. Chúc Bạn thành công.
 
Thưa các bạn mình xin có ý kiến như sau: Đọc các còm ở trang 2:
(1) Kiểm toán độc lập phải có ý kiến Độc lập dựa trên Hồ sơ của dự án (công trình) chứ không phải là giúp Chủ đầu tư như bạn hienthuygtvt47 giải thích;

(2) Việc kiểm toán độc lập cắt Đơn giá (tính thừa); Không cho bù hệ số nở rời thì chính họ đã tự mâu thuẫn với họ;

Câu trả lời:

(i) Nếu hình thức hợp đồng là Đơn giá thì Kiểm toán không được can thiệp vào đơn giá (kể cả đơn giá sai); Hệ số nở rời của bạn có thể quy về đơn giá tính nhầm để cãi, còn điều chỉnh hay không tùy vào hình thức Hợp đồng; và chỉ được có ý kiến về khối lượng hoàn thành được nghiệm thu thanh toán.
(ii) Nếu hình thức hợp đồng là trọn gói thì cứ có Biên bản nghiệm thu công việc hoàn thành (Thiết kế không thay đổi) thì Giá trị thanh toán sẽ là giá trị của khối lượng đó trong Hợp đồng (KLHĐ x ĐG HĐ) mà không phụ thuộc vào KL, ĐG đúng hay sai.

 
Đây là kiểm toán độc lập, sau đó còn bước quyết toán với Sở tài chính. Bây giờ không nói được với kiểm toán thì chỉ còn cách chờ quyết toán với Sở Tài chính lúc đó các thành viên trong tổ tư vấn thẩm tra quyết toán (có Sở XD tham gia) sẽ xem xét và giải quyết hợp tình hợp lý hơn.
 
  • Like
Các tương tác: vna
Đây là kiểm toán độc lập, sau đó còn bước quyết toán với Sở tài chính. Bây giờ không nói được với kiểm toán thì chỉ còn cách chờ quyết toán với Sở Tài chính lúc đó các thành viên trong tổ tư vấn thẩm tra quyết toán (có Sở XD tham gia) sẽ xem xét và giải quyết hợp tình hợp lý hơn.
Từ đầu đến giờ chưa có dòng nào của chủ topic về Sở Tài chính cả, đây là dự án của doanh nghiệp. Và kể cả trong trường hợp CĐT vốn Ngân sách nhà nước đi chăng nữa thì Sở hay bất kì ai có trách nhiệm quản lý chi phí dự án đều phải tuân thủ theo quy định chứ không vì ông Sở này bảo thế này, CĐT bào thế khác mà làm sai đi được. Chúng ta bàn ở đây là cũng trên cơ sở quy định hiện hành để tăng thêm kiến thức và kinh nghiệm.
Về xử lý kết quả kiểm toán thì chuẩn mực kiểm toán đã nêu rõ:
a) Nếu đơn vị được kiểm toán chấp nhận sửa đổi lại Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành thì kiểm toán viên phải công bố lại báo cáo kiểm toán mới dựa trên Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành đã sửa đổi và thông báo đến các bên đã nhận Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành.
b)Nếu đơn vị được kiểm toán không chấp nhận sửa đổi lại Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành thì kiểm toán viên phải thực hiện ngay các biện pháp thông báo đến các bên đã và sẽ nhận Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành, đồng thời thông báo cho đơn vị được kiểm toán biết.
Rõ ràng trong trường hợp này, CĐT và thầu có thể xử lý lại báo cáo quyết toán vốn cho phù hợp quy định chứ không nhất thiết phải bắt người khác xử lý cái sai của mình
 
Từ đầu đến giờ chưa có dòng nào của chủ topic về Sở Tài chính cả, đây là dự án của doanh nghiệp. Và kể cả trong trường hợp CĐT vốn Ngân sách nhà nước đi chăng nữa thì Sở hay bất kì ai có trách nhiệm quản lý chi phí dự án đều phải tuân thủ theo quy định chứ không vì ông Sở này bảo thế này, CĐT bào thế khác mà làm sai đi được. Chúng ta bàn ở đây là cũng trên cơ sở quy định hiện hành để tăng thêm kiến thức và kinh nghiệm.
Về xử lý kết quả kiểm toán thì chuẩn mực kiểm toán đã nêu rõ:
a) Nếu đơn vị được kiểm toán chấp nhận sửa đổi lại Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành thì kiểm toán viên phải công bố lại báo cáo kiểm toán mới dựa trên Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành đã sửa đổi và thông báo đến các bên đã nhận Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành.
b)Nếu đơn vị được kiểm toán không chấp nhận sửa đổi lại Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành thì kiểm toán viên phải thực hiện ngay các biện pháp thông báo đến các bên đã và sẽ nhận Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành, đồng thời thông báo cho đơn vị được kiểm toán biết.
Rõ ràng trong trường hợp này, CĐT và thầu có thể xử lý lại báo cáo quyết toán vốn cho phù hợp quy định chứ không nhất thiết phải bắt người khác xử lý cái sai của mình
Tôi nói các Sở tham gia là vì ở đây tôi thấy chủ topic luôn cho rằng mình làm đúng, nhưng do xét về khía cạnh nào đó có vẻ yếu thế và không thể tự bảo vệ cho mình nên mới chờ các Sở cho ý kiến. Tôi nghĩ nếu đây là vốn ngoài ngân sách thì chuyện bù qua sớt lại là chuyện năm trong tầm kiểm soát của CĐT, không khó để giải quyết.
 
Tôi nói các Sở tham gia là vì ở đây tôi thấy chủ topic luôn cho rằng mình làm đúng, nhưng do xét về khía cạnh nào đó có vẻ yếu thế và không thể tự bảo vệ cho mình nên mới chờ các Sở cho ý kiến. Tôi nghĩ nếu đây là vốn ngoài ngân sách thì chuyện bù qua sớt lại là chuyện năm trong tầm kiểm soát của CĐT, không khó để giải quyết.
Không liên quan gì các Sở ở đây cả anh ạ.
Nói chung là em thấy Kiểm toán làm có vẻ ta đây chả quan tâm, chẳng cần hợp tác. Kiểm toán là cứ phải xăm xoi nhưng chỗ dư thừa còn những chỗ thiếu thì không cần biết.
Còn chuyện bù qua sớt lại thì thuộc thẩm quyền của các Sếp ở trên.
Ở đây em chỉ là nhân viên dự án thì công trình nào giải quyết dứt điểm công trình đó.
 
Từ đầu đến giờ chưa có dòng nào của chủ topic về Sở Tài chính cả, đây là dự án của doanh nghiệp. Và kể cả trong trường hợp CĐT vốn Ngân sách nhà nước đi chăng nữa thì Sở hay bất kì ai có trách nhiệm quản lý chi phí dự án đều phải tuân thủ theo quy định chứ không vì ông Sở này bảo thế này, CĐT bào thế khác mà làm sai đi được. Chúng ta bàn ở đây là cũng trên cơ sở quy định hiện hành để tăng thêm kiến thức và kinh nghiệm.
Về xử lý kết quả kiểm toán thì chuẩn mực kiểm toán đã nêu rõ:
a) Nếu đơn vị được kiểm toán chấp nhận sửa đổi lại Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành thì kiểm toán viên phải công bố lại báo cáo kiểm toán mới dựa trên Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành đã sửa đổi và thông báo đến các bên đã nhận Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành.
b)Nếu đơn vị được kiểm toán không chấp nhận sửa đổi lại Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành thì kiểm toán viên phải thực hiện ngay các biện pháp thông báo đến các bên đã và sẽ nhận Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành, đồng thời thông báo cho đơn vị được kiểm toán biết.
Rõ ràng trong trường hợp này, CĐT và thầu có thể xử lý lại báo cáo quyết toán vốn cho phù hợp quy định chứ không nhất thiết phải bắt người khác xử lý cái sai của mình
Câu trả lời là rất rõ ràng, thiết nghĩ topic nên khép lại ở đây. Tranh luận mãi chi rứa hè!
 
Kinh nghiệm trong việc này là kiểm toán sẽ ra dự thảo báo cáo kiểm toán, nêu các tồn tại cần khắc phục.Sau khi CĐT và các nhà thầu khắc phục xong tồn tại, kiểm toán sẽ ra báo cáo cuối cùng.
Việc khắc phục là trách nhiêm của CĐT và các nhà thầu chứ không phải kiểm toán.
TuananhCE muốn kiểm toán tự kiến nghị bổ sung thiếu là không thể, trong trường hợp này, tôi hiểu CĐT và nhà thầu muốn khắc phục thêm phần thiếu. Nhưng giả sử trường hợp khác, CĐT không hề mong muốn bổ sung, thừa cắt bỏ, thiếu mặc kệ (nếu ai làm nhà thầu thi công các dự án vốn NS rất rõ chủ trương này), kiểm toán bảo vẫn còn thiếu, nhà thầu đến đòi tiền CĐT thì kiểm toán lấy tiền ra trả à.
Nguyên tắc kiểm toán là kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ theo các tiêu chuẩn, chuẩn mực của ngành chứ không phải là theo ý kiến mong muốn của CĐT hay bất kỳ đơn vị nào có lợi ích liên quan đến cuộc kiểm toán.
em rất đồng ý với ý kiến của anh!
Bởi vì đâu có 4 từ "kiểm toán độc lập"
Kiểm toán làm việc độc lập, trung thực và đúng theo các quy định hiên hành mà không phụ thuộc vào bất kỳ ý kiến nào của đơn vị nào.
Bởi vậy cho nên trong Báo cáo kiểm toán chỉ có các chữ ký và con dấu của đơn vị kiểm toán mà thôi bạn ak! vì đó là sản phẩm của quá trình kiểm toán làm việc.
Nếu như muốn chấp nhận giá trị quyết toán thì phải làm lại hồ sơ. để bên kiểm toán xem xét( như mình đã nói từ đầu).
 
Thông thường bên em là Chủ đầu tư thường kiểm tra kỹ khối lương, đơn giá do nhà thầu lập. Có trường hợp là bên em tính khối lượng phát sinh rồi chuyển cho đơn vị thi công, giám sát kiểm tra rồi ký vào. Thường thì bên em bắt rất chặt khoois lượng phát sinh nên không có chuyện khối lượng nhà thầu không làm mà có tính giá trị phát sinh.
Ở đây khi em nói là giá trị quyết toán đơn vị đã thanh lý với chủ đầu tư. Giờ hồ sơ mới đem kiểm toán độc lập, khi kiểm toán thì đơn vị kiểm toán có tính những khối lượng phát sinh thừa. Tuy nhiên phía bên em là chủ đầu tư thấy khối lượng thừa đó không đáng bao nhiêu so với khối lượng mà tính thiếu cho đơn vị thi công. Em xin nói rõ là chủ đầu tư và đơn vị thi công chẳng liên quan hay thông đồng gì với nhau. Nhưng em thấy đơn vị kiểm toán cứ tìm những cái sai thừa mà cắt, còn những cái sai mà thiếu mà giả vờ bỏ qua thì cũng không công bằng lắm.
Em ví dụ các bác đi mua 2 loại rau, người bán rau bán cho bác một loại đắt, một loại rẻ hơn so với giá thị trường. Chung quy laij thì tổng giá trị các bác mua hai loại rau đó cũng không đổi. Chẳng lẽ các bác lại than phiền ông bán rau phải tính giá rau này cao lên và giá rau kia thấp xuống cho đúng giá. Rồi bác cũng trả với số tiền tương tự.
Đành rằng kiểm toán độc lập là không theo ý muốn hay lợi ích của bên nào nhưng chẳng lẽ kiểm toán độc lập lại muốn gây bất lợi cho các bên.
bạn ơi, như mình đã giải thích rồi. mình nghĩ rất rõ ràng mà bạn.
Trường hợp kiểm toán giảm trừ là đúng( Xi măng PC30 sao quyết toán PC40 được).
Trường hợp muốn tăng lên do hệ số nở rời vận chuyển đất đổ đi là sai vì trong định mức đã quy định khi VC đất đổ đi thì đã tính đến hệ số nở rời rồi (nên bạn tính nữa là tính 2 lần rồi).
còn ở các trường hợp khác thì bên mình vẫn thường cho nhà thầu bổ sung hồ sơ theo đúng thực tế rồi xem xét mà ( Nhưng phải đầy đủ hồ sơ thì mới xem xét được) còn nếu k thì vẫn k làm tăng được bạn ak.
 
  • Like
Các tương tác: naat
Thưa các bạn mình xin có ý kiến như sau: Đọc các còm ở trang 2:
(1) Kiểm toán độc lập phải có ý kiến Độc lập dựa trên Hồ sơ của dự án (công trình) chứ không phải là giúp Chủ đầu tư như bạn hienthuygtvt47 giải thích;

(2) Việc kiểm toán độc lập cắt Đơn giá (tính thừa); Không cho bù hệ số nở rời thì chính họ đã tự mâu thuẫn với họ;

Câu trả lời:

(i) Nếu hình thức hợp đồng là Đơn giá thì Kiểm toán không được can thiệp vào đơn giá (kể cả đơn giá sai); Hệ số nở rời của bạn có thể quy về đơn giá tính nhầm để cãi, còn điều chỉnh hay không tùy vào hình thức Hợp đồng; và chỉ được có ý kiến về khối lượng hoàn thành được nghiệm thu thanh toán.
(ii) Nếu hình thức hợp đồng là trọn gói thì cứ có Biên bản nghiệm thu công việc hoàn thành (Thiết kế không thay đổi) thì Giá trị thanh toán sẽ là giá trị của khối lượng đó trong Hợp đồng (KLHĐ x ĐG HĐ) mà không phụ thuộc vào KL, ĐG đúng hay sai.

Mời bạn đọc lại các trả lời của mình.
và tìm hiểu kỹ câu hỏi của chủ topic nhé!
 
Không liên quan gì các Sở ở đây cả anh ạ.
Nói chung là em thấy Kiểm toán làm có vẻ ta đây chả quan tâm, chẳng cần hợp tác. Kiểm toán là cứ phải xăm xoi nhưng chỗ dư thừa còn những chỗ thiếu thì không cần biết.
Còn chuyện bù qua sớt lại thì thuộc thẩm quyền của các Sếp ở trên.
Ở đây em chỉ là nhân viên dự án thì công trình nào giải quyết dứt điểm công trình đó.
Nói thế này hơi chủ quan rồi bạn.
Kiểm toán không phải 1 hay 2 công trình rồi thôi.
cũng không phải một hai mùa rồi thôi.
muốn cty phát triển mạnh và lâu bền, cần giữ được khách hàng. ở lĩnh vực nào chẳng thế!
bên công ty kiểm toán mình có phương châm là "Chất lượng tạo nên sự khác biệt"
và 2 từ chất lượng nó đúng nghĩa lắm!
Hy vọng có lần được làm việc cùng bạn để thay đổi suy nghĩ này của bạn!
 
  • Like
Các tương tác: naat
Nói thế này hơi chủ quan rồi bạn.
Kiểm toán không phải 1 hay 2 công trình rồi thôi.
cũng không phải một hai mùa rồi thôi.
muốn cty phát triển mạnh và lâu bền, cần giữ được khách hàng. ở lĩnh vực nào chẳng thế!
bên công ty kiểm toán mình có phương châm là "Chất lượng tạo nên sự khác biệt"
và 2 từ chất lượng nó đúng nghĩa lắm!
Hy vọng có lần được làm việc cùng bạn để thay đổi suy nghĩ này của bạn!
Nếu kiểm toán chất lượng thì phải biết chỗ nào thừa chỗ nào thiếu, chỗ nào có thể chia qua sớt lại. Chứ kiểm toán mà cứ đi tìm những chỗ thừa còn những chỗ thiếu thì giả vờ không biết.
Kiểm toán nên biết rằng để dự toán đến với kiểm toán để kiểm tra thì đã qua đơn vị tư vấn thiết kế, chủ đầu tư, đơn vị thi công. Mỗi đơn vị đều cũng có năng lực riêng của họ, nên họ cũng không phải là gà mờ để cho kiểm toán bắt lỗi.
Quan trọng cái khó ở đây là giờ nếu muốn bật lại kiểm toán thì bắt buộc phải làm hồ sơ quyết toán lại.
@hienthuygtvt47: Không biết bạn làm đơn vị kiểm toán nào vậy?
 
Nếu kiểm toán chất lượng thì phải biết chỗ nào thừa chỗ nào thiếu, chỗ nào có thể chia qua sớt lại. Chứ kiểm toán mà cứ đi tìm những chỗ thừa còn những chỗ thiếu thì giả vờ không biết.
Kiểm toán nên biết rằng để dự toán đến với kiểm toán để kiểm tra thì đã qua đơn vị tư vấn thiết kế, chủ đầu tư, đơn vị thi công. Mỗi đơn vị đều cũng có năng lực riêng của họ, nên họ cũng không phải là gà mờ để cho kiểm toán bắt lỗi.
Quan trọng cái khó ở đây là giờ nếu muốn bật lại kiểm toán thì bắt buộc phải làm hồ sơ quyết toán lại.
@hienthuygtvt47: Không biết bạn làm đơn vị kiểm toán nào vậy?
vâng bạn.
Mời bạn xem lại ý của chủ Topic muốn hỏi.
và cái điều quan trọng là trong lĩnh vực kiểm toán k có chuyện chia qua sớt lại.
Mời bạn đọc lại chuẩn mực kiểm toán 1000 và thông tư 19 nhé!
 
Last edited by a moderator:
Nói thế này hơi chủ quan rồi bạn.
Kiểm toán không phải 1 hay 2 công trình rồi thôi.
cũng không phải một hai mùa rồi thôi.
muốn cty phát triển mạnh và lâu bền, cần giữ được khách hàng. ở lĩnh vực nào chẳng thế!
bên công ty kiểm toán mình có phương châm là "Chất lượng tạo nên sự khác biệt"
và 2 từ chất lượng nó đúng nghĩa lắm!
Hy vọng có lần được làm việc cùng bạn để thay đổi suy nghĩ này của bạn!
Xin dẫn chứng bạạn kiểm toán chất lượng như sau:





Bạn xem công việc số 2công việc số 3 đều là đơn giá nội suy.
Khi kiểm toán kiểm tra thấy đơn giá số 2 nội suy thấp nên chỉnh lại đơn giá. Còn mã đơn giá số 3 khi nội suy thì giá trị cao hơn đơn giá quyết toán nên kiểm toán lấy theo đơn giá quyết toán.
Theo bạn hienthuygtvt47 thì bạn làm kiểm toán làm vậy có đúng không?
Trân trọng./.
 
Last edited by a moderator:
vâng bạn.
Mời bạn xem lại ý của chủ Topic muốn hỏi.
và cái điều quan trọng là trong lĩnh vực kiểm toán k có chuyện chia qua sớt lại.
Mời bạn đọc lại chuẩn mực kiểm toán 1000 và thông tư 19 nhé!
còn như bạn nói thì mình đủ hiểu trình độ bạn thế nào rồi!
Mình là chủ topic đây bạn ạ.
Mình đồng ý là vận chuyển đất không tính hệ số nở rời. Mình đã sai trong trường hợp này
 
Xin dẫn chứng bạạn kiểm toán chất lượng như sau:





Bạn xem công việc số 2công việc số 3 đều là đơn giá nội suy.
Khi kiểm toán kiểm tra thấy đơn giá số 2 nội suy thấp nên chỉnh lại đơn giá. Còn mã đơn giá số 3 khi nội suy thì giá trị cao hơn đơn giá quyết toán nên kiểm toán lấy theo đơn giá quyết toán.
Theo bạn hienthuygtvt47 thì bạn làm kiểm toán làm vậy có đúng không?
Trân trọng./.
Theo tôi, việc các bên tự thỏa thuận xác định lại đơn giá theo phương pháp nào trong hợp đồng thì cứ thế thực hiện theo phương pháp đó.
Nếu Chủ đầu tư và nhà thầu có đủ căn cứ thực hiện thì gửi văn bản giải trình cho kiểm toán.
Đơn vị kiểm toán sẽ xử lý lại báo cáo kiểm toán theo các quy định
1. Nếu chấp thuận giải trình thì ghi vào căn cứ, sửa lại báo cáo
2. Nếu chấp thuận 1 phần, ghi lại ý kiến ngoại trừ
3. Nếu không chấp thuận, ghi rõ lý do
Nếu kiểm toán đồng ý theo mục 1 thì mọi chuyện ổn thỏa
Nếu kiểm toán thực hiện theo mục 2, 3 thì CĐT tự chịu trách nhiệm pháp lý về việc có sử dụng hay không báo cáo kiểm toán vào việc phê duyệt quyết toán
Trích Luật kiểm toán độc lâp
Điều 10. Khuyến khích kiểm toán
Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức thuê doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán dự án hoàn thành và các công việc kiểm toán khác trước khi nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc trước khi công khai tài chính.
Đối với doanh nghiệp thì báo cáo quyết toán dự án hoàn thành có kiểm toán hay không là nhà nước chỉ khuyến khích thôi chứ không bắt buộc phải kiểm toán cũng như phê duyệt quyết toán theo giá trị kiểm toán
 
Last edited by a moderator:
Xin dẫn chứng bạạn kiểm toán chất lượng như sau:





Bạn xem công việc số 2công việc số 3 đều là đơn giá nội suy.
Khi kiểm toán kiểm tra thấy đơn giá số 2 nội suy thấp nên chỉnh lại đơn giá. Còn mã đơn giá số 3 khi nội suy thì giá trị cao hơn đơn giá quyết toán nên kiểm toán lấy theo đơn giá quyết toán.
Theo bạn hienthuygtvt47 thì bạn làm kiểm toán làm vậy có đúng không?
Trân trọng./.
Kiểm toán làm đúng đó bạn à! bạn đọc lại các phần tranh luận của naat và ...gtvt47, kiểm toán không có trách nhiệm sửa sai cho bạn, mình thấy hoàn toàn đúng.
Cụ thể trước mình kiểm toán, gói thầu liên danh, có phần thiết bị là quạt, đơn giá dự thầu là 10.000.000 đ/cái. mình mua đúng giá 10.000.000 đồng, còn đối tác liên danh họ mua với giá 5000.000 đồng/ cái (thể hiện ở hóa đơn đầu vào). Khi kiểm toán độc lập thì bên mình vẫn được thanh toán 10 triệu, còn đối tác liên danh cũng chỉ được thanh toán 5 triệu.
Đơn giá dự thầu của bạn chỉ có vậy sao đòi được kiểm toán chỉnh nâng giá cho bạn được nhỉ?
 
Kiểm toán làm đúng đó bạn à! bạn đọc lại các phần tranh luận của naat và ...gtvt47, kiểm toán không có trách nhiệm sửa sai cho bạn, mình thấy hoàn toàn đúng.
Cụ thể trước mình kiểm toán, gói thầu liên danh, có phần thiết bị là quạt, đơn giá dự thầu là 10.000.000 đ/cái. mình mua đúng giá 10.000.000 đồng, còn đối tác liên danh họ mua với giá 5000.000 đồng/ cái (thể hiện ở hóa đơn đầu vào). Khi kiểm toán độc lập thì bên mình vẫn được thanh toán 10 triệu, còn đối tác liên danh cũng chỉ được thanh toán 5 triệu.
Đơn giá dự thầu của bạn chỉ có vậy sao đòi được kiểm toán chỉnh nâng giá cho bạn được nhỉ?
Không hiểểu ý củủa anh lăắắm.
Kiểểm toán không có trách nhiệm sửa sai cho bạn, vậậy thì kiểm toán sao lại sửa sai giá trị thừa, còn giá trị thiếu thì không sửa.
 
Không hiểểu ý củủa anh lăắắm.
Kiểểm toán không có trách nhiệm sửa sai cho bạn, vậậy thì kiểm toán sao lại sửa sai giá trị thừa, còn giá trị thiếu thì không sửa.
TuananhCE đang hiểu nhẩm ý nghĩa của báo cáo kiểm toán. Kiểm toán không có chức năng và quyền hạn để sửa quyết toán của các đơn vị. Báo cáo kiểm toán, theo đúng nghĩa là các ý kiến đánh giá, kiểm tra của đơn vị kiểm toán về nội dung kiểm toán thôi.
Điều 5 Luật kiểm toán:
12. Báo cáo kiểm toán là văn bản do kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam lập sau khi kết thúc việc kiểm toán, đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính và những nội dung khác đã được kiểm toán theo hợp đồng kiểm toán.
Đối với ý kiến mà kiểm toán đưa ra cảm thấy chưa phù hợp hoặc còn lăn tăn về kiểm toán viên thì mời tham khảo khoản 4,5,6 điều 38 củaLuật Kiểm toán
 
Back
Top