Tính toán khối lượng san nền

khanhthuy1308

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
14/1/08
Bài viết
14
Điểm thành tích
1
Em đang làm tính toán khối lượng san nền. Theo phương pháp cũ là phải nội suy (trên bản vẽ CAD, từ những điểm đo đạc thực tế) sau đó tính "thủ công" (thật ra là sử dụng Excel để thiết lập bảng tính). Làm như vậy thời gian bỏ ra sai số trong lập khối lượng rất lớn. Anh chị nào có cách tính nhanh hơn hoặc là có phần mềm nào tính toán được san nền thì cho em xin với. Em xin cảm ơn trước !

Nếu có thì xin gửi về địa chỉ email thì tốt hơn :
khanhthuy138@gmail.com
 

haiQLXM

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
7/1/08
Bài viết
12
Điểm thành tích
3
Phương pháp tính khối lượng san nền

I. Muốn tính khối lượng san nền phải bắt đầu từ đo đạc khảo sát. Tư vấn thiết kế sẽ lập lưới ô vuông ( hoặc chữ nhật ), kích thước các cạnh từ 10-30m, và cao đạc tại các điểm giao cắt của lưới.
a. Căn cứ yêu cầu thiết kế, tư vấn sẽ kẻ đường đỏ. Khối lượng tính từng phần đào hoặc đắp cho từng lưới ô bằng cách tính bình quân chiều cao đào đắp tại các điểm lưới nhân với diện tích ô ( hoặc diện tích đào, đắp trong từng ô )
b. Cuối cùng lập bảng tổng hợp khối lượng từ chi tiết khối lượng các ô
II. Nếu công tác khảo sát không thể hiện theo phương pháp trên thì bạn phải nội suy từ bình đồ số trên các phần mềm Nova hoặc một vài phần mềm khác, nhưng sai số tương đối lớn tùy theo cách xây dựng mô hình lưới bề mặt khi lập bình đồ. Vì bạn không nói rõ là bạn đang tính khối lượng từ loại bản vẽ nào, kết quả khảo sát ra sao nên tôi chỉ có thể góp ý như trên!
 

vocalno

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
5/8/08
Bài viết
18
Điểm thành tích
3
Để tính san nền thì đã có phần mềm hỗ trợ rồi. Cái này viết lisp dựa trên CAD R14. Về cơ bản để tính san nền thì trước hết bạn phải có được các cao độ san nền theo thiết kế, thường là bản vẽ giao thông, hoặc bản vẽ quy hoạch chiều cao(san nền). Cái này dựa vào nội suy từ cao độ do trắc địa cung cấp.
Bạn gán cho cao độ cho các đường đồng mức và chọn kích thước lưới ô vuông. Sau đó bạn chỉ việc sử dụng các tool của phần mềm hỗ trợ là có kết quả như ý.
Dùng Excell như em nói không chính xác lắm. Cái phần mềm này mình nhớ có một chỗ gần Sở Xây dựng Hà Nội trên đường Lê Đại Hành có bán.Bạn tới đó hỏi xem sao nhé.
 

hongngan99

Thành viên sắp lên hạng rất quan trọng
Tham gia
9/1/08
Bài viết
453
Điểm thành tích
28
Phần mền nay của công ty tin học bộ xây dựng viết. Bên mình mua cúng lâu rồi nhưng chạy được một lần rồi không chạy được nữa nên thôi. Không biết nó bây giờ thế nào nữa, phải tính thủ công.
 
M

MrHienNo1

Guest
I. Muốn tính khối lượng san nền phải bắt đầu từ đo đạc khảo sát. Tư vấn thiết kế sẽ lập lưới ô vuông ( hoặc chữ nhật ), kích thước các cạnh từ 10-30m, và cao đạc tại các điểm giao cắt của lưới.
a. Căn cứ yêu cầu thiết kế, tư vấn sẽ kẻ đường đỏ. Khối lượng tính từng phần đào hoặc đắp cho từng lưới ô bằng cách tính bình quân chiều cao đào đắp tại các điểm lưới nhân với diện tích ô ( hoặc diện tích đào, đắp trong từng ô )
b. Cuối cùng lập bảng tổng hợp khối lượng từ chi tiết khối lượng các ô
II. Nếu công tác khảo sát không thể hiện theo phương pháp trên thì bạn phải nội suy từ bình đồ số trên các phần mềm Nova hoặc một vài phần mềm khác, nhưng sai số tương đối lớn tùy theo cách xây dựng mô hình lưới bề mặt khi lập bình đồ. Vì bạn không nói rõ là bạn đang tính khối lượng từ loại bản vẽ nào, kết quả khảo sát ra sao nên tôi chỉ có thể góp ý như trên!
Tôi rất đồng ý với ý kiến của bạn. Việc khảo sát đo vẽ bình đồ là rất quan trọng. Cần phải đo đạc chính xác những điểm thay đổi cao độ trên địa hình và mật độ điểm phải đủ (không đi mia dày hoặc thưa quá khi đo đạc). Muốn giảm trừ được sai số trên Nova khi dùng để tính toán san nền cần chú ý khi đo đạc và khi xây dựng mô hình lưới bề mặt (tuy nhiên cần chú ý đến việc tạo lỗ thủng khi xây dựng mô hình lưới bề mặt) có như vậy sẽ chính xác hơn khi chạy với Nova.
 

land

Thành viên có triển vọng
Tham gia
28/4/08
Bài viết
6
Điểm thành tích
1
Để tính san nền thì đã có phần mềm hỗ trợ rồi. Cái này viết lisp dựa trên CAD R14. Về cơ bản để tính san nền thì trước hết bạn phải có được các cao độ san nền theo thiết kế, thường là bản vẽ giao thông, hoặc bản vẽ quy hoạch chiều cao(san nền). Cái này dựa vào nội suy từ cao độ do trắc địa cung cấp.
Bạn gán cho cao độ cho các đường đồng mức và chọn kích thước lưới ô vuông. Sau đó bạn chỉ việc sử dụng các tool của phần mềm hỗ trợ là có kết quả như ý.
Dùng Excell như em nói không chính xác lắm. Cái phần mềm này mình nhớ có một chỗ gần Sở Xây dựng Hà Nội trên đường Lê Đại Hành có bán.Bạn tới đó hỏi xem sao nhé.
Bạn này nói cực chuẩn,đúng là chỉ cần lisp của Cad 12 là chạy ngon mình đã từng nhìn mấy bạn kts quy hoạch tính toán cái này rồi. Mọi người ai biết thì chia sẻ cho anh em đi.
 

voquy

Thành viên mới
Tham gia
27/9/08
Bài viết
2
Điểm thành tích
3
Tuổi
40
Em đang làm tính toán khối lượng san nền. Theo phương pháp cũ là phải nội suy (trên bản vẽ CAD, từ những điểm đo đạc thực tế) sau đó tính "thủ công" (thật ra là sử dụng Excel để thiết lập bảng tính). Làm như vậy thời gian bỏ ra sai số trong lập khối lượng rất lớn. Anh chị nào có cách tính nhanh hơn hoặc là có phần mềm nào tính toán được san nền thì cho em xin với. Em xin cảm ơn trước !

Nếu có thì xin gửi về địa chỉ email thì tốt hơn :
khanhthuy138@gmail.com
Để tính toán khối lượng san lấp mặt bằng bạn có thế sử dụng phần mềm nova3.5 ỏ 4.1 và Vipmap. Để tính được bạn làm như sau:
+ Số liệu mặt bằng bàn giao do trắc đạc cung cấp
+ Số liệu mặt bằng đã thi công xong do trắc đạc cung cấp
+ Chia mặt bằng thành các mặt cắt với khoảng cách mặt cắt có thể 5m or 10m
+ vạch tuyến trên mặt bằng nếu Thiết kế có thì bạn vạch theo thiết kế nếu thiết kế không có bạn có thể chọn một tuyến bất kỳ
Đến đây sẽ sinh ra hai trường hợp:
- Nếu bạn thi công đúng đường đỏ thiết kế thì bạn chỉ cần chạy phầm mềm nova với đường đỏ thiết kế được các mặt cắt ngang và cắt dọc và sẽ tính được khôi lượng san ủi bằng các lệnh trong Nova
- Nếu bạn thi công chưa đúng với đường đỏ thì ban phải chạy lần lượt với số liệu Hiện trạng bàn giao và số liệu đã thi công sau đó ghép các mặt cắt với nhau theo đúng vị trí mặt cắt đã chia. Sau đí tính diễn tíchc các mặt cắt dùng excel tính ra được khối lượng theo phương pháp trung bình mặt cắt.
(Bạn cần Phần mềm Nova tôi sẽ cung cấp) Chúc bạn thanh công
 

myhan

Thành viên năng động
Tham gia
4/1/08
Bài viết
60
Điểm thành tích
6
Tuổi
42
bác nào có hướng dân chi tiêt cua phân mêm HS thi gui lên de anh em tham khao
em moi hoc nhung ga qua

Đây là hướng dẫn sử dụng HS, không biết up như này có vi phạm bản quyền của HS không.
P/s@Amind tùy ý xử lý nhé
 

File đính kèm

  • GIAO TRINH H.S tinh san nen.rar
    747,5 KB · Đọc: 13.002

knt304

Thành viên có triển vọng
Tham gia
7/11/08
Bài viết
8
Điểm thành tích
1
I. Muốn tính khối lượng san nền phải bắt đầu từ đo đạc khảo sát. Tư vấn thiết kế sẽ lập lưới ô vuông ( hoặc chữ nhật ), kích thước các cạnh từ 10-30m, và cao đạc tại các điểm giao cắt của lưới.
a. Căn cứ yêu cầu thiết kế, tư vấn sẽ kẻ đường đỏ. Khối lượng tính từng phần đào hoặc đắp cho từng lưới ô bằng cách tính bình quân chiều cao đào đắp tại các điểm lưới nhân với diện tích ô ( hoặc diện tích đào, đắp trong từng ô )
b. Cuối cùng lập bảng tổng hợp khối lượng từ chi tiết khối lượng các ô
II. Nếu công tác khảo sát không thể hiện theo phương pháp trên thì bạn phải nội suy từ bình đồ số trên các phần mềm Nova hoặc một vài phần mềm khác, nhưng sai số tương đối lớn tùy theo cách xây dựng mô hình lưới bề mặt khi lập bình đồ. Vì bạn không nói rõ là bạn đang tính khối lượng từ loại bản vẽ nào, kết quả khảo sát ra sao nên tôi chỉ có thể góp ý như trên!
Nếu tư vấn thiết kế tính theo mặt cắt cỏ thể sử dụng phần mềm LandDesktop (có bản *****-miễn phí)dùng trên nền CAD 2004 để tính
 
M

minhda

Guest
ai đó có thể chỉ cho mình thủ tục cần thiết chuẩn bị trứơc khi san lấp nền mặt bằng dự án không?Dự án của mình nằm trong khu công nghệ cao, đã có giấy phép đầu tư ? Cảm ơn và hậu tạ
 
K

kevin2409

Guest
Xin hoi ba con

Hic. Thấy bà con rành về vấn đề san nền em thấy mắc ham. Hổng biết vụ chia lưới san lấp 20x20, 30x30 có trong tiêu chuẩn hay đâu không vậy? em thấy diễn đàn nào cũng nói mấy số này nhưng ko biết theo tiêu chuẩn hay chỉ dẫn kỹ thuật nào.
Ai biết chỉ giúp em. Cảm ơn nhiều.
 

BUILD_Hiep

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
24/2/10
Bài viết
32
Điểm thành tích
8
Tuổi
54
tính san nền

tính san nền tương đối phức tạp.
- Bạn chia ô lưới 10*10m hay 20*20m tùy địa hình ( giai đoạn TKKT)
- Một đường lưới song song với cạnh dài nhất.
- San theo cân bằng đào đắp hay san theo cốt quy hoạch.
Thông thường tính san theo cốt quy hoạch.
- Xác định đường không đào không đắp ( có công thức tính)
- đánh số ô theo thứ tự 1,2,3,....100,101....
Chú ý các ô góc ta luy âm dương (mép ranh san nền).
Sau đó tính khối lượng từng ô.
Công thức ô cho ô đào, đắp, ô nằm trên đường không đào đắp, ô ta luy...

Lập bảng tính cho toàn khu vực san nền. Bạn Kenvin cần nữa tôi sẽ cung cấp giáo trình.
 

HienNhan

Thành viên có triển vọng
Tham gia
13/10/07
Bài viết
7
Điểm thành tích
1
Xin quy định về kích thước ô lưới san nền

tùy từng giai đoạn thiết kế quy hoạch và độ phức tạp của địa hình mà bạn chọn lưới ô vuông là 10x10, 20x20, và có thể lớn hơn. Quy hoạch chi tiết 1/2000 và quy hoạch chi tiết 1/500 nên chọn lưới ô vuông 20x20 hoặc có thể lớn hơn. Thiết kế cơ sở thì chọn lưới 20x20 hoặc là 10x10 tùy theo độ phúc tạp của địa hình và yêu cầu cần thiết san nền của chủ đầu tư. Thiết kế bản vẽ thi công nên chọn lưới 10x10 hoặc có thể bé hơn.

Xin các anh cho biết quy định về kích thước ô lưới san nền tối thiểu và tối đa ứng với từng bước TKCS, TKKT, TKBVTC theo quy định nào. Có tiêu chuẩn nào nói về điều này không? Xin cám ơn.
 

envingoctu

Thành viên mới
Tham gia
7/8/09
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
Tuổi
39
-Các bác cho em hỏi tý. Theo Quyết định phê duyệt của UBND tỉnh thì:
+ Độ cao san nền cao nhất: 5,35m;
+ Độ cao san nền thấp nhất là: 4,95m;
-Theo bản vẽ san nền:
+ Độ cao tim đường thiết kế: 5,53;
+ Độ cao tim đường hiện trạng: 4,93;
- Lu đầm chặt k= 0,9..
- Độ dốc san nền 25%.
Mình muốn tính khối lượng đất san nền, bóc lớp hữu cơ (bóc 30cm) thì làm thế nào? (Diện tích 22,4ha).
Do làm trái ngành nên hơi khó, các bác giúp nhanh e phát. Cảm ơn các bác nhiều.
 

future

Thành viên năng động
Tham gia
7/10/08
Bài viết
50
Điểm thành tích
8
Tuổi
41
-Các bác cho em hỏi tý. Theo Quyết định phê duyệt của UBND tỉnh thì:
+ Độ cao san nền cao nhất: 5,35m;
+ Độ cao san nền thấp nhất là: 4,95m;
-Theo bản vẽ san nền:
+ Độ cao tim đường thiết kế: 5,53;
+ Độ cao tim đường hiện trạng: 4,93;
- Lu đầm chặt k= 0,9..
- Độ dốc san nền 25%.
Mình muốn tính khối lượng đất san nền, bóc lớp hữu cơ (bóc 30cm) thì làm thế nào? (Diện tích 22,4ha).
Do làm trái ngành nên hơi khó, các bác giúp nhanh e phát. Cảm ơn các bác nhiều.
Cái này của bạn cũng đơn giản thôi,đầu tiên bạn tính khối lượng bóc đất hữu cơ bằng tay, tức là lấy 0.3x22,4 thì ra được khối lượng bóc đất hữu cơ, sau đó dùng phần mềm SNVN của TDT (hay của Hài Hòa) tạo mô hình tự nhiên với các số liệu mà bạn đã khảo sát, sau đó tạo mô hình thiết kế với độ dốc 25%, phần mềm sr hổ trợ cho bạn tất cả các bước: tạo lưới san nền, định nghĩa taluy, tính khối lượng đào đắp.Tính ra được khối lượng đào đắp xong bạn làm như sau:
+ Những phần diện tích đào bạn phải trừ đi khối lương hữu cơ ở phần đào
+ Những phần diện tích đắp bạn phải đắp bù vào khối lượng hữu cơ đã đào
Không bạn gữi file số liệu lên mình hướng dẫn cho!Chúc bạn thành công!
 

DutoanCIC

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
6/6/08
Bài viết
21
Điểm thành tích
8
Ui chết thật, nay mới đọc top này. Mình xin nói qua là phần mềm sumac hiện tại là phiên bản 3.0 rồi nhé. Ở trên bạn Hongngan gì nói là mua phần mềm lâu rồi ko sử dụng đc rồi thôi, mình xin có ý kiến đóng góp thế này, phần mềm thì các bác biết rồi đó liên tục phát triển và thay đổi, mình là người dùng thì phải thường xuyên xem họ có phiên bản mới hay cập nhật gì đó không? Nếu mua rồi mà ko dùng thì chẳng phải quá lãng phí sao? Hiện tại website công ty cic đã đăng tải đầy đủ thông tin, bộ cài, demo rồi, sao không giành chút thời gian để update thông tin về sản phẩm một chút, có lẽ nó sẽ hỗ trợ được nhiều cho công việc của các bạn.
Tiện đây mình up lại bài giới thiệu về sumac để cả nhà tiện theo dõi nhé:

Trong lĩnh vực tư vấn thiết kế, quy hoạch xây dựng và giao thông... sự trợ giúp của máy tính với các phần mềm tính toán ngày càng trở nên thông dụng. Việc xây dựng một chương trình tính toán, mô hình hoá địa hình, tạo đường đồng mức và đặc biệt là tính toán khối lượng đào đắp trong xây dựng và giao thông là hết sức cần thiết. Xuất phát từ nhu cầu đó, trung tâm Phần mềm Xây dựng - thuộc Công ty CP Tin học và Tư vấn Xây dựng (CIC) đã hoàn thành việc xây dựng phần mềm Sumac phục vụ cho công việc mô hình hoá bề mặt địa hình, tạo đường đồng mức, tạo bình đồ, tính toán San nền theo cách tính thực tế của kỹ sư Việt Nam. Chương trình Sumac có giao diện đồ hoạ dễ sử dụng (hệ đồ hoạ này tương tự AutoCAD), có khả năng mô hình hoá một cách chính xác bề mặt địa hình, tạo đường đồng mức, tạo bình đồ bằng phương pháp nội suy lưới ô vuông và tạo mặt cắt địa hình. Kết quả tính toán được thể hiện đầy đủ trên bản vẽ (bề mặt địa hình, đường đồng mức, bình đồ, kết quả tính toán san lấp theo từng ô và tổng cộng khối lượng đào đắp theo từng hàng, cột trên hệ lưới ô vuông). Bản vẽ kết quả có thể được xuất ra dưới định dạng AutoCAD (*.DWG; *.DXF). Dưới đây là một số đặc điểm chính của chương trình:
1. Khả năng nhập dữ liệu địa hình:
- Nhập dữ liệu từ máy đo.
- Nhập trực tiếp số liệu địa hình trên màn hình đồ hoạ.
- Nhập số liệu địa hình từ bản vẽ hiện trạng dạng AutoCAD (*.dwg, *.dxf)
- Đọc số liệu từ tệp số liệu bên ngoài dưới dạng text.
- Chương trình cũng có khả năng hiệu chỉnh các số liệu địa hình ngay trên màn hình đồ hoạ...
2. Khả năng mô hình hoá bề mặt:
Sumac có thể mô hình hoá bề mặt địa hình trước và sau khi san lấp dưới dạng mặt cong 3 chiều.
Bemat3dsumac.png

Bemat3dsumacRender.PNG


Hoặc mô tả địa hình dưới dạng lưới tam giác.
LuoiTamGiac.png

3. Khả năng tạo đường đồng mức và bình đồ:
Sumac tạo đường đồng mức từ hệ lưới, cao độ giữa các đường đồng mức, mầu sắc, tần số xuất hiện đường đồng mức cái đều có thể thay đổi bởi người sử dụng.
Mỗi đường đồng mức đều là một đối tượng liền mạch trên bản vẽ (trong đa số các phần mềm khác cùng tính năng, các đường đồng mức đều rời rạc gây khó khăn trong việc quản lý các đối tượng đường đồng mức của người sử dụng)
DDMTuNhien.png

4. Khả năng tạo mặt cắt địa hình:
Sumac tạo mặt cắt địa hình theo từng mặt cắt mà người sử dụng chỉ định, bước cọc, chiều cao chữ, tên mặt cắt có thể thay đổi.
MatCatDiaHinh.png

5.Trợ giúp xây dựng đường đồng mức thiết kế:
Các kỹ sư thiết kế có thể khai báo một số điểm khống chế cao độ, từ các điểm khống chế cao độ này, chương trình sẽ xây dựng đường đồng mức thiết kế.
DDMThietKe1.png

DDMThietKe2.png

6. Khả năng tính toán San Nền:
Sumac tính toán San Nền theo các kiểu tính toán thường thấy ở các kỹ sư Việt Nam:
- Tính toán San Nền dựa trên các điểm khống chế cao độ thiết kế: người sử dụng phải nhập các điểm địa hình cuối kỳ đủ để nội suy cao độ các mắt lưới dùng để tính toán khối lượng đào đắp. Kiểu tính toán này thường áp dụng cho tính toán thể tích sau khi đổ đất lên một khu đất nào đó – trong trường hợp này, người sử dụng có đầy đủ số liệu đo của định hình trước sau khi đổ đất.
- Tính toán San Nền dựa trên mặt phẳng thiết kế. Kiểu tính toán này thường được sử dụng trong tính toán san lấp của một khoảnh đất trong xây dựng.
- Tính toán San Nền dựa trên các đường đồng mức thiết kế: người sử dụng sẽ tự vạch các đường đồng mức trên bản vẽ và khai báo cao độ các đường đồng mức này hoặc khai báo một số điểm khống chế cao độ, chương trình sẽ tự vạch các đường đồng mức thiết kế.
KQSanNen1.png

KQSanNen2.png

- Tính toán khối lượng công tác đất tại taluy các cạnh của khu đất.
Taluy1.png

7. Kết xuất kết quả tính toán:
Mọi kết quả tính toán đều sẽ được kết xuất lên màn hình đồ hoạ, mỗi loại đối tượng của bản vẽ đều được sắp xếp theo các lớp bản vẽ (layer) riêng biệt. Kết quả tính toán trên bản vẽ có thể tuỳ biến hiển thị.
Kết quả tính toán san lấp được ghi lên từng ô trên bản vẽ và ghi tổng cộng theo từng hàng, cột của hệ ô lưới. Kết quả tính toán có khả năng kết xuất ra bản vẽ AutoCAD (*.dwg).
8. Kết xuất kết quả tính toán ra bảng tính Excel:
Kết quả tính toán san lấp cũng được xuất ra bảng tổng hợp khối lượng dưới dạng bảng Excel.
KQExcel.png
 

lequocanh781983

Leading Quality Assurance
Tham gia
16/5/09
Bài viết
5
Điểm thành tích
3
Nơi ở
Quận Thanh Xuân
Sử dụng lisp này như thế nào bác nhỉ, em đang cần tinh san nền, thank các bác ha

Đây không phải phần mềm mà là list giống như lệnh của acad của cad đó.
bạn sử dụng như thế này nhé, bạn mở bản vẽ hiện trạng ra. bạn tự vạch lưới ô vuông.
bạn đánh dtext để mặc định chiều cao style phông chữ trong lưới ô vuông là từ 2- 2.5 như thế in ra bản vẽ mới là bản vẽ kỹ thuật.
bạn ap loát list
từ báo cáo khảo sát địa chất bạn tính ra được chiều dày cần bóc hữu cơ.
cách tính san nền khối lượng ô đất giống như tính m3 bê tông đó bạn.
từ bốn cốt ô vuông là hiệu của cốt thiết kế và cốt tự nhiên cộng lại chia 4. nhân với diện tích ô đất là kích thước lưới ô vuông.
Bạn đánh lệnh ld là lập điểm chỉ chuột vào mắt lưới cốt tự nhiên là cốt hiện trạng cốt thiết kế là cốt bạn thiết kế
list mặc định tính san nền theo kích thước 20x20
khi có chênh cao của bốn cốt. bạn dùng lệnh dt2 loát bốn chênh cao nó tính là 20x20xtrung bình bốn chênh cao.
còn là lưới khác bạn phải dùng lệnh aa đo diện tích bốn mắt lưới bạn vạch.
xong list sẽ tính là diện tích aa bạn đo nhân với chênh cao trung bình cộng bốn nút mắt lưới.
ví dụ bản vẽ dưới nè.
 

HienNhan

Thành viên có triển vọng
Tham gia
13/10/07
Bài viết
7
Điểm thành tích
1
Thông thường thiết kế cơ sở kích thước ô vuông tối thiểu là 20x20, còn giả sử trong ô đất 20m đó có sự gồ ghề về mặt địa chất bạn áp dụng xem có bốn nút lưới mà bạn chia tương ứng với bao nhiêu m3 khối đất bạn cộng thêm vào tính toán san nền, đó là thiết kế cơ sở.
Còn thiết kế kỹ thuật hay thiết kế bản vẽ thi công theo nghị định 12/2009 hình như không có khái niệm thiết kế kỹ thuật (nếu mình không nhầm) :cool:
có thể bạn đang nhầm là bản vẽ Shop drawing.
Thiết kế bản vẽ thi công lưới 10x10 hoặc 5x5 càng bé khối lượng tính toán càng chính xác.
Đầu tiên Xin cám ơn anh về bài viết, tuy nhiên tôi muốn hỏi anh em trên diển đàn là có quy định kích thước cụ thể ô lưới san nền ứng với từng bước thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật hay thiết kế bản vẽ thi công hay không? Nếu có thì quy định tại tiêu chuẩn hay quy trình nào? Dĩ nhiên ô lưới càng nhỏ thì càng chính xác nhưng ta nên tính theo từng bước thiết kế thì phù hợp hơn, đồng thời để dễ thuyết minh khi tính tiền thiết kế vì lúc đó mình chứng minh rằng tôi đã tính 2 lần với 2 kích thước ô lưới khác nhau.
Còn các bước thiết kế xây dựng công trình có ghi trong NĐ 12 tại điều 16

Điều 16. Các bước thiết kế xây dựng công trình
1. Thiết kế xây dựng công trình bao gồm các bước: thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và các bước thiết kế khác theo thông lệ quốc tế do người quyết định đầu tư quyết định khi phê duyệt dự án.
a) Thiết kế cơ sở được quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định này;
b) Thiết kế kỹ thuật là thiết kế được thực hiện trên cơ sở thiết kế cơ sở trong dự án đầu tư xây dựng công trình được phê duyệt, bảo đảm thể hiện được đầy đủ các thông số kỹ thuật và vật liệu sử dụng phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, là căn cứ để triển khai bước thiết kế bản vẽ thi công;
c) Thiết kế bản vẽ thi công là thiết kế bảo đảm thể hiện được đầy đủ các thông số kỹ thuật, vật liệu sử dụng và chi tiết cấu tạo phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, đảm bảo đủ điều kiện để triển khai thi công xây dựng công trình.
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top