1. Đối với cầu thang thẳng, có chiếu nghỉ thì đơn giản rồi vì tất cả đều có thể áp dụng công thức (d x r x c) để tính ra bê tông và ván khuôn - thép thì theo thống kê.
2. Đối với cầu thang dạng lượn tròn :
- Lượn tròn đều theo hình tròn

bề rộng bản thang đều nhau, độ dốc không thay đổi) các bạn nên tính theo cách : Gọi L là chiều dài của toàn bộ cầu thang tính ở tim bản thang , H là chiều cao tầng nhà , B là bề rộng bản thang thì diện tích của toàn bộ bản thang là :
L x B x √(L^2+H^2 )/L hoặc tính diện tích hình chiếu bằng rồi nhân với √(L^2+H^2 )/L.
- Lượn hình chữ U ( 3 mặt giáp tường, một mặt lượn tròn ) : Hãy chia hình chiếu bằng ra thành 3 hình thang để tính diện tích hình chiếu bằng sau đó nhân với √(L^2+H^2 )/L.
Nếu yêu cầu chính xác hơn , bạn hãy vẽ lại hình đó trong Acad sau đó đo diện tích và Chiều dài thang L để áp dụng công thức trên.
Từ diện tích bản thang , các bạn sẽ dễ dàng tính được bê tông và ván khuôn.
3. Tay vịn cầu thang khi nào tính theo m2 , md : Cái này các bạn phải căn cứ vào đơn vị tính của đơn giá mà các bạn áp dụng để tính dự toán để tính cho phù hợp . Đơn giá là m2 thì phải bóc ra m2 , đơn giá là md thì phải bóc ra md.