pccckienlong
Thành viên năng động
- Tham gia
- 10/7/14
- Bài viết
- 71
- Điểm tích cực
- 13
- Điểm thành tích
- 8
Quyết định 27 của UBND TP.HCM quy định chi tiết một số nội dung về cấp giấy phép xây dựng (CPXD) trên địa bàn TP vừa có hiệu lực từ ngày 14-8. Quy định mới này không buộc phải có bản vẽ kết cấu công trình trong hồ sơ xin CPXD.
Ngoài ra, đối với nhà ở trong dự án đã có quy hoạch chi tiết 1/500 thì không cần phải CPXD như hiện nay.
9/10 hồ sơ phải điều chỉnh bản vẽ?
Ông T., một người dân làm thủ tục xin điều chỉnh CPXD tại UBND Q.Bình Thạnh chiều 15-8, khẳng định khó khăn nhất của người dân khi làm thủ tục CPXD là khâu làm bản vẽ. Cách đây hơn hai tháng, ông T. tìm hiểu thủ tục xin CPXD, được nhân viên hướng dẫn liên hệ với công ty X để làm bản vẽ.
Đúng ngày hẹn, ông T. được CPXD và khởi công xây nhà. Tuy nhiên, khi đang xây thì ông bị UBND phường đình chỉ thi công vì nhà ông xây lớn hơn so với giấy phép.
Ông T. coi lại bản vẽ CPXD mới biết diện tích trong bản vẽ nhỏ hơn so với giấy chủ quyền nhà của ông. Cạnh ngang phía cuối căn nhà theo giấy chủ quyền dài 4,15m nhưng bản vẽ chỉ có 3,95m, thiếu hai tấc làm diện tích xây dựng toàn căn nhà nhỏ hơn khoảng 3m2 so với giấy chủ quyền (thực tế).
Ông T. yêu cầu công ty X sửa bản vẽ để điều chỉnh giấy phép, nhưng cả tháng sau công ty này vẫn chưa sửa. Vì nóng lòng muốn tiếp tục xây dựng nhà để tránh những thiệt hại do bị đình chỉ thi công, ông T. thuê công ty khác làm bản vẽ mới để điều chỉnh giấy phép.
Lần này, cán bộ tiếp nhận yêu cầu ông T. phải bổ sung bản sao y giấy phép kinh doanh và bản khai kinh nghiệm của công ty đo vẽ theo thông tư 10 của Bộ Xây dựng.
Ông T. cho biết khi xin CPXD lần đầu, do công ty đo vẽ được cán bộ của quận giới thiệu nên không cần nộp bản khai kinh nghiệm và giấy phép kinh doanh. Còn nay bản vẽ điều chỉnh giấy phép do ông tự thuê công ty khác làm nên phải có hồ sơ về năng lực của công ty đo vẽ.
“Người dân bình thường không thể hiểu và làm hết những thủ tục theo quy định. Thủ tục CPXD vẫn còn quá rắc rối, có khi hỏi cán bộ rồi cũng chưa thể làm được hồ sơ” - ông T. cho biết.
Ông K., một người chuyên làm hồ sơ nhà, đất ở Q.Gò Vấp, cho rằng thủ tục CPXD có cải tiến, đơn giản hơn trước đây. Hiện khâu bị chỉnh sửa nhiều là bản vẽ CPXD, cứ mười hồ sơ xin CPXD thì có chín hồ sơ bị điều chỉnh bản vẽ.
Cơ quan chức năng thường yêu cầu điều chỉnh những lỗi như bước cột, bancông, khoảng lùi, vạt góc, cắt lộ giới đường, hẻm không chính xác... Nhiều trường hợp khuôn viên nhà thực tế lớn hơn so với bản đồ địa chính thì chủ nhà phải cam kết về phần diện tích dư ra không ai tranh chấp. “Cán bộ thụ lý đi thực tế bắt bẻ nhiều hay ít tùy thuộc vào việc chủ nhà có “biết điều” hay không.
Ở nhiều quận, huyện tôi thường thuê cán bộ thụ lý làm bản vẽ kiến trúc luôn để hồ sơ được giải quyết suôn sẻ, khỏi bị điều chỉnh bản vẽ. Giá đo vẽ trong trường hợp này thường mắc gần gấp đôi bên ngoài” - ông K. tiết lộ.
Thủ tục “hành” doanh nghiệp
Nhiều doanh nghiệp cho biết rất ủng hộ hai điểm mới trong quyết định 27 của UBND TP. Tuy nhiên theo ông Nguyễn Quốc Bình - làm việc ở một công ty bất động sản tại TP.HCM, thực tế các chủ đầu tư làm bản vẽ kết cấu và các văn bản thẩm tra ở giai đoạn CPXD thường là để đối phó, cho đủ thủ tục chứ không được sử dụng trong quá trình thi công công trình.
Hơn nữa, cơ quan nhà nước thẩm tra bản vẽ thiết kế thì khi xảy ra sự cố công trình vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm, trong khi thực tế không biết chủ đầu tư có thi công theo bản vẽ này hay không. Việc không yêu cầu giấy phép xây dựng đối với nhà ở dưới bảy tầng, dưới 500m2 trong dự án đã có quy hoạch 1/500 cũng rất hợp lý, tránh những thủ tục không cần thiết.
Riêng về thủ tục CPXD cho các dự án, theo ông Bình, còn rất nhiều thủ tục thừa, làm khó doanh nghiệp, kéo dài thời gian làm thủ tục. Hiện nay, hồ sơ xin CPXD của doanh nghiệp phải có bản thỏa thuận về đấu nối điện, nước, báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản vẽ phòng cháy chữa cháy đã có thẩm duyệt.
Theo ông Bình, những thủ tục trên đôi khi không cần thiết, chỉ thêm thủ tục, làm khó doanh nghiệp.
Loại bỏ thủ tục hành chính không cần thiết
Đó là yêu cầu cấp thiết được các đại biểu đặt ra tại Hội nghị giao ban trực tuyến sơ kết một năm thực hiện chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ và tình hình, kết quả công tác kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC) sáu tháng đầu năm 2014 được Bộ Tư pháp tổ chức sáng 15-8 ở Hà Nội.
Báo cáo của Bộ Tư pháp cho thấy trong sáu tháng đầu năm 2014, các bộ, ngành, địa phương đã hoàn thành việc đơn giản hóa 106 thủ tục hành chính, nâng tổng số thủ tục hành chính được đơn giản hóa lên 4.100 (trên tổng số gần 5.000 thủ tục hành chính đã được Chính phủ phê duyệt).
Báo cáo cũng đã “điểm mặt chỉ tên” một số bộ, ngành vẫn còn nhiều thủ tục hành chính chưa hoàn thành phương án đơn giản hóa như Bộ Kế hoạch - đầu tư (97 TTHC), Ngân hàng Phát triển VN (72 TTHC), Bộ Quốc phòng (69 TTHC), Bộ Tài chính (60 TTHC), Bộ Lao động - thương binh và xã hội (46 TTHC)...
Theo Bộ Tư pháp, qua kiểm tra có một số bộ, ngành địa phương đã không tuân thủ việc đánh giá tác động thủ tục hành chính quy định tại dự thảo (như tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Quảng Nam, TP Đà Nẵng...).
Hệ quả của tình trạng trên là một số văn bản quy phạm pháp luật có quy định thủ tục hành chính sau khi được ban hành đã vấp phải sự phản ứng của người dân, doanh nghiệp về sự không hợp lý, khó thực hiện, gây khó khăn, lãng phí, tăng gánh nặng cho người thực hiện và cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Website: www.pccckienlong.com
Ngoài ra, đối với nhà ở trong dự án đã có quy hoạch chi tiết 1/500 thì không cần phải CPXD như hiện nay.
9/10 hồ sơ phải điều chỉnh bản vẽ?
Ông T., một người dân làm thủ tục xin điều chỉnh CPXD tại UBND Q.Bình Thạnh chiều 15-8, khẳng định khó khăn nhất của người dân khi làm thủ tục CPXD là khâu làm bản vẽ. Cách đây hơn hai tháng, ông T. tìm hiểu thủ tục xin CPXD, được nhân viên hướng dẫn liên hệ với công ty X để làm bản vẽ.
Đúng ngày hẹn, ông T. được CPXD và khởi công xây nhà. Tuy nhiên, khi đang xây thì ông bị UBND phường đình chỉ thi công vì nhà ông xây lớn hơn so với giấy phép.
Ông T. coi lại bản vẽ CPXD mới biết diện tích trong bản vẽ nhỏ hơn so với giấy chủ quyền nhà của ông. Cạnh ngang phía cuối căn nhà theo giấy chủ quyền dài 4,15m nhưng bản vẽ chỉ có 3,95m, thiếu hai tấc làm diện tích xây dựng toàn căn nhà nhỏ hơn khoảng 3m2 so với giấy chủ quyền (thực tế).
Ông T. yêu cầu công ty X sửa bản vẽ để điều chỉnh giấy phép, nhưng cả tháng sau công ty này vẫn chưa sửa. Vì nóng lòng muốn tiếp tục xây dựng nhà để tránh những thiệt hại do bị đình chỉ thi công, ông T. thuê công ty khác làm bản vẽ mới để điều chỉnh giấy phép.
Lần này, cán bộ tiếp nhận yêu cầu ông T. phải bổ sung bản sao y giấy phép kinh doanh và bản khai kinh nghiệm của công ty đo vẽ theo thông tư 10 của Bộ Xây dựng.
Ông T. cho biết khi xin CPXD lần đầu, do công ty đo vẽ được cán bộ của quận giới thiệu nên không cần nộp bản khai kinh nghiệm và giấy phép kinh doanh. Còn nay bản vẽ điều chỉnh giấy phép do ông tự thuê công ty khác làm nên phải có hồ sơ về năng lực của công ty đo vẽ.
“Người dân bình thường không thể hiểu và làm hết những thủ tục theo quy định. Thủ tục CPXD vẫn còn quá rắc rối, có khi hỏi cán bộ rồi cũng chưa thể làm được hồ sơ” - ông T. cho biết.
Ông K., một người chuyên làm hồ sơ nhà, đất ở Q.Gò Vấp, cho rằng thủ tục CPXD có cải tiến, đơn giản hơn trước đây. Hiện khâu bị chỉnh sửa nhiều là bản vẽ CPXD, cứ mười hồ sơ xin CPXD thì có chín hồ sơ bị điều chỉnh bản vẽ.
Cơ quan chức năng thường yêu cầu điều chỉnh những lỗi như bước cột, bancông, khoảng lùi, vạt góc, cắt lộ giới đường, hẻm không chính xác... Nhiều trường hợp khuôn viên nhà thực tế lớn hơn so với bản đồ địa chính thì chủ nhà phải cam kết về phần diện tích dư ra không ai tranh chấp. “Cán bộ thụ lý đi thực tế bắt bẻ nhiều hay ít tùy thuộc vào việc chủ nhà có “biết điều” hay không.
Ở nhiều quận, huyện tôi thường thuê cán bộ thụ lý làm bản vẽ kiến trúc luôn để hồ sơ được giải quyết suôn sẻ, khỏi bị điều chỉnh bản vẽ. Giá đo vẽ trong trường hợp này thường mắc gần gấp đôi bên ngoài” - ông K. tiết lộ.
Thủ tục “hành” doanh nghiệp
Nhiều doanh nghiệp cho biết rất ủng hộ hai điểm mới trong quyết định 27 của UBND TP. Tuy nhiên theo ông Nguyễn Quốc Bình - làm việc ở một công ty bất động sản tại TP.HCM, thực tế các chủ đầu tư làm bản vẽ kết cấu và các văn bản thẩm tra ở giai đoạn CPXD thường là để đối phó, cho đủ thủ tục chứ không được sử dụng trong quá trình thi công công trình.
Hơn nữa, cơ quan nhà nước thẩm tra bản vẽ thiết kế thì khi xảy ra sự cố công trình vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm, trong khi thực tế không biết chủ đầu tư có thi công theo bản vẽ này hay không. Việc không yêu cầu giấy phép xây dựng đối với nhà ở dưới bảy tầng, dưới 500m2 trong dự án đã có quy hoạch 1/500 cũng rất hợp lý, tránh những thủ tục không cần thiết.
Riêng về thủ tục CPXD cho các dự án, theo ông Bình, còn rất nhiều thủ tục thừa, làm khó doanh nghiệp, kéo dài thời gian làm thủ tục. Hiện nay, hồ sơ xin CPXD của doanh nghiệp phải có bản thỏa thuận về đấu nối điện, nước, báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản vẽ phòng cháy chữa cháy đã có thẩm duyệt.
Theo ông Bình, những thủ tục trên đôi khi không cần thiết, chỉ thêm thủ tục, làm khó doanh nghiệp.
Loại bỏ thủ tục hành chính không cần thiết
Đó là yêu cầu cấp thiết được các đại biểu đặt ra tại Hội nghị giao ban trực tuyến sơ kết một năm thực hiện chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ và tình hình, kết quả công tác kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC) sáu tháng đầu năm 2014 được Bộ Tư pháp tổ chức sáng 15-8 ở Hà Nội.
Báo cáo của Bộ Tư pháp cho thấy trong sáu tháng đầu năm 2014, các bộ, ngành, địa phương đã hoàn thành việc đơn giản hóa 106 thủ tục hành chính, nâng tổng số thủ tục hành chính được đơn giản hóa lên 4.100 (trên tổng số gần 5.000 thủ tục hành chính đã được Chính phủ phê duyệt).
Báo cáo cũng đã “điểm mặt chỉ tên” một số bộ, ngành vẫn còn nhiều thủ tục hành chính chưa hoàn thành phương án đơn giản hóa như Bộ Kế hoạch - đầu tư (97 TTHC), Ngân hàng Phát triển VN (72 TTHC), Bộ Quốc phòng (69 TTHC), Bộ Tài chính (60 TTHC), Bộ Lao động - thương binh và xã hội (46 TTHC)...
Theo Bộ Tư pháp, qua kiểm tra có một số bộ, ngành địa phương đã không tuân thủ việc đánh giá tác động thủ tục hành chính quy định tại dự thảo (như tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Quảng Nam, TP Đà Nẵng...).
Hệ quả của tình trạng trên là một số văn bản quy phạm pháp luật có quy định thủ tục hành chính sau khi được ban hành đã vấp phải sự phản ứng của người dân, doanh nghiệp về sự không hợp lý, khó thực hiện, gây khó khăn, lãng phí, tăng gánh nặng cho người thực hiện và cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Website: www.pccckienlong.com