Giao khoán chi phí sản xuất trong XD !

hungvina16

Thành viên rất tuyệt vời
Tham gia
15/10/07
Bài viết
1.009
Điểm thành tích
83
Tuổi
55
Một số Nhà thầu thường áp dụng hình thức khoán chi phí sản xuất cho các Đội sản xuất trực thuộc ( Các đội này hạch toán tập trung tại công ty) thông qua hợp đồng giao khoán.
Mình thấy với hình thức này :
Ưu điểm :
- Tăng tính chủ động, gắn chặt quyền lợi và trách nhiệm của người sản xuất.
- Huy động được nguồn lực bổ sung từ các Đội
- Đảm bảo chỉ tiêu quản lý giá thành sản phẩm, lợi nhuận của doanh nghiệp.
Nhược điểm :
- Khó quản lý được chất lượng công trình.
- Khó đảm bảo các chế độ, phúc lợi cho người lao động.
- Nguồn lực của doanh nghiệp bị phân tán.
- Rủi ro cao do doanh nghiệp là người phải chịu hoàn toàn trách nhiệm đến cùng đối với công trình.

Các bạn cùng mình thảo luận về hình thức giao khoán này nhé !
 

chiakhoa

Thành viên mới
Tham gia
4/3/08
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Tuổi
41
Phương thức giao khoán còn có những hạn chế:
- Không quản lý được tiến độ của từng đội trong cung một công trình xây dựng
- Chủ trương, yêu cầu của Chủ đầu tư và nhà thầu không áp dụng trực tiếp đến người lao động do phải qua nhiều khâu trung gian.
 
H

hoangluong

Guest
Giao khoán chi phí trong ngành xây dựng

Một số Nhà thầu thường áp dụng hình thức khoán chi phí sản xuất cho các Đội sản xuất trực thuộc ( Các đội này hạch toán tập trung tại công ty) thông qua hợp đồng giao khoán.
Mình thấy với hình thức này :
Ưu điểm :
- Tăng tính chủ động, gắn chặt quyền lợi và trách nhiệm của người sản xuất.
- Huy động được nguồn lực bổ sung từ các Đội
- Đảm bảo chỉ tiêu quản lý giá thành sản phẩm, lợi nhuận của doanh nghiệp.
Nhược điểm :
- Khó quản lý được chất lượng công trình.
- Khó đảm bảo các chế độ, phúc lợi cho người lao động.
- Nguồn lực của doanh nghiệp bị phân tán.
- Rủi ro cao do doanh nghiệp là người phải chịu hoàn toàn trách nhiệm đến cùng đối với công trình.

Các bạn cùng mình thảo luận về hình thức giao khoán này nhé !

Tôi rấy tâm đắc với đề tài này của bạn hungvina16.

Quả thực, để nói về việc này chắc mọi người đã từng nghe từ "Khoán trắng" , tôi đã từng thấy hậu quả của "Khoán trắng" là "Phá sản doanh nghiệp".

Nhưng tôi hoàn toàn ủng hộ "hình thức khoán chi phí sản xuất cho các Đội sản xuất trực thuộc ( Các đội này hạch toán tập trung tại công ty) thông qua hợp đồng giao khoán" và các vấn đề bạn đặt ra.

Mấu chốt ở đây là việc lập hợp đồng giao khoán với sự tham gia hiệu quả của các cơ chế giám sát , nhưng vẫn bảo đảm "Tăng tính chủ động, gắn chặt quyền lợi và trách nhiệm của người sản xuất" và khâu tổ chức thực hiện thông qua hợp đồng giao khoán.
 

hungvina16

Thành viên rất tuyệt vời
Tham gia
15/10/07
Bài viết
1.009
Điểm thành tích
83
Tuổi
55
Như mình hiểu , khoán chi phí sản xuất cũng còn tồn tại nhiều nhược điểm.
Theo các bạn , thì chúng ta có thể sử dụng các biện pháp nào nhằm hạn chế những nhược điểm của hình thức giao khoán chi phí sản xuất ?
 

VMC

Thành viên đang trên đà lên hạng cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
16/7/08
Bài viết
324
Điểm thành tích
43
Website
www.vimeco.com
Mình cũng có ý kiến đồng tình với bạn Hungvina16 và bạn Chiakhoa. Mình xin bổ sung một số ý kiến thế này:
- Hình thức khoán đội:
*ưu điểm:
có thể triển khai nhanh, chủ động khi thi công vì nguồn vật tư vật liệu thì đội trưởng (chủ thầu) lo hết nên có thể bỏ trước tiền túi ra sau đó về thanh toán sau. Có thể động viên khuyến khích được những người có năng lực làm việc tốt nhiệt tình (vì đội trưởng là người trả lương trực tiếp cho CBCNV của đội mình nên những người làm tốt sẽ được khuyến khích trả lương cao hơn). Chi phí cho một đơn vị sản phẩm sẽ rẻ hơn (vì cơ chế quản lý chặt chẽ hơn vì tư nhân bỏ tiền ra mà)
*Nhược điểm:
Khó quản lý được chất lượng công trình (vì cơ chế khoán rất rễ xảy ra trường hợp móc ngoặc giữa CĐT-TVGS-NT nhất là với các công trình vốn ngân sách NN); Tiến độ công trình phụ thuộc rất nhiều vào tiến độ giải ngân (nếu giải ngân nhanh thì tiến độ nhanh và ngược lại vì tư nhân thì vốn không thể dày được mà); CBCNV trong các đội rất hay bị nợ lương (mình có nhiều bạn làm ở các đội ở các công ty XD thì họ nói hầu hết các đội nợ lương, chậm lương có khi 6 tháng mới trả một lần muộn có khi hàng năm); Công ty quản lý các đội không mạnh (vì lợi nhuận phải chia 5 xẻ 7 mà) khi đấu thầu các công trình lớn sẽ khó thắng thầu vì năng lực máy móc và tài chính không tốt.
Mình có một số ý kiến như vậy, mọi người bổ sung thêm nhé!
 

VMC

Thành viên đang trên đà lên hạng cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
16/7/08
Bài viết
324
Điểm thành tích
43
Website
www.vimeco.com
Mình xin bổ sung thêm ý thứ 2 mà bạn Hungvina16 đã nói:
Theo mình thì để hạn chế các nhược điểm của phương pháp khoán đội thì:
1. Nên chỉ khoán một phần chi phí sản xuất: ví dụ chỉ khoán phần nhân công thôi chẳng hạn còn phần vật tư, máy sẽ do công ty cấp
2. Các công ty phải nên thành lập phòng chức năng chuyên để giám sát các đội (lâu nay các đội công ty chẳng thèm quan tâm mà giao hết cho đội trưởng)
 

duongkhanhz

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
6/5/08
Bài viết
43
Điểm thành tích
8
Tuổi
40
Bạn VMC có nói: "1. Nên chỉ khoán một phần chi phí sản xuất: ví dụ chỉ khoán phần nhân công thôi chẳng hạn còn phần vật tư, máy sẽ do công ty cấp" , mình gặp nhiều rồi, nhưng muốn áp dụng hình thức này thì việc quản lý hao hụt vật tư phải cân nhắc rất kỹ. Bởi vì đội chỉ làm nhân công thôi thì việc hao hụt vật tư nhiều hay ít chỉ ảnh hưởng đến công ty chứ không ảnh hưởng đến đội. Phải bằng cách nào khoán chi phí nhân công cho đội nhưng phải gắn trách nhiệm của đội vào việc bảo đảm không hao hụt vật tư của công ty.
 

VMC

Thành viên đang trên đà lên hạng cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
16/7/08
Bài viết
324
Điểm thành tích
43
Website
www.vimeco.com
Đúng như bạn duongkhanhz nói. Công ty đã cấp vật tư thì phải có cơ chế quản lý chặt chẽ và phải gắn trách nhiệm cho các đội. Mình nghĩ cái này có thể làm được dựa trên định mức chi phí và dự toán của từng gói thầu.
 

hoaiqb

Thành viên mới
Tham gia
11/12/07
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Như bạn nói thì cũng không được và ở đây đang nói là khoán chi phí sản xuất cơ mà. Vậy khoán một mình nhân công thì còn bàn làm gì, vả lại bạn muốn cung cấp vật tư, máy móc thiết bị rồi lại dùng định mức để kiểm soát tôi thấy cũng không ổn lắm. Ví dụ:
1. Nếu bạn dùng định mức để kiểm soát thì ở dưới các đội đó người ta làm thấp hơn định mức thì bạn có thể kiểm soát được không.
2.Khi ở các đội đã làm không theo định mức thì chắc chắn là chất lượng không đảm bảo.
Vấn đề bất cập chắc chưa dừng lại ở đó đâu.
 

VMC

Thành viên đang trên đà lên hạng cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
16/7/08
Bài viết
324
Điểm thành tích
43
Website
www.vimeco.com
Như bạn nói thì cũng không được và ở đây đang nói là khoán chi phí sản xuất cơ mà. Vậy khoán một mình nhân công thì còn bàn làm gì, vả lại bạn muốn cung cấp vật tư, máy móc thiết bị rồi lại dùng định mức để kiểm soát tôi thấy cũng không ổn lắm.
Thế theo bạn Chi phí nhân công không phải là chi phí sản xuất thì là chi phí gì???????????????????? :))

1. Nếu bạn dùng định mức để kiểm soát thì ở dưới các đội đó người ta làm thấp hơn định mức thì bạn có thể kiểm soát được không.

Cái này đã có CDT và TVGS kiểm tra giám sát thường xuyên rồi, nếu không đảm bảo đương nhiên là sẽ không được nghiệm thu.
2.Khi ở các đội đã làm không theo định mức thì chắc chắn là chất lượng không đảm bảo.
Vấn đề bất cập chắc chưa dừng lại ở đó đâu.
Bạn có cao kiến gì post lên cho mọi người tham khảo?
 
Last edited by a moderator:
T

Trần Gia Thái

Guest
Tôi cũng đang bận tâm đến việc khoán,bạn nào có thể giúp tôi về định mức khoán nhân công trong nhà máy sản xuất kết cấu thép.Xin cảm ơn.
 

Kiencuong0403

Thành viên mới
Tham gia
10/9/08
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
Thực ra các hợp đồng với các nguồn vật liệu thì Công ty đứng ra ký kết còn Đội xây dựng chỉ báo giá về công ty.Đội chỉ làm hợp đồng giao khoán về nhân công thôi.Nguồn tiêu hao vật liệu thì kiểm tra qua định mức còn chất lượng công trình ngoài TVGS,BQLDA ra còn có giám sát nội bộ nữa.Đồng thời cuối tháng Đội phải báo công nợ và sản lượng về công ty nữa.
 

vantuannghiahp

Thành viên mới
Tham gia
20/10/08
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
về vấn đề khoán chi phí sản xuất mình xin đóng góp ý kiến là:

- Trước khi khởi công cần:
+ Bóc tách vật tư theo trúng thầu
+ Lên tiến độ thi công chi tiết

Khi khởi công
+ Cử cán bộ kỹ thuật giám sát thi công các đội
+ Lấy hóa đơn khối lượng vật tư theo thầu và theo thời gian tiến độ được cập nhập
+ Viết nhật ký theo tiến độ cập nhập
Cách này thì kiểm soát được chứng từ còn chất lượng công trình thì cũng giải quyết được phần nào
 
N

ngocbich336

Guest
cho em hỏi! có ai biết nên đọc sách j để tìm hiểu về các hình thức khoán ko ạ?
 

holmes_mt

Thành viên mới
Tham gia
20/4/09
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
39
..........Uppp! lên nào :)
Mình cũng muốn tìm hiểu mà ko biết nên tìm hiểu từ đâu.
 

QS-Quantity Surveyor

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
10/1/09
Bài viết
121
Điểm thành tích
18
Tuổi
47
Bạn muốn giao khoán hay nhận khoán bất cứ một công việc gì thì điều đầu tiên cần phải có đó là bạn phải hiểu sâu sắc công việc đó. do vậy để tìm hiểu các hình thức giao khoán thì việc đầu tiên bạn nên làm là tìm hiểu sâu về những công việc đó.
 
S

son_vq121

Guest
Để làm tốt công tác khoán, như một số anh em đã nói: trước tiên phải am hiểu chuyên môn, có kinh nghiệm thực tế hiện trường, mà những việc này thì chẳng có ai dạy đâu. Cách nhanh nhất là tham khảo một số anh em trong nghề, xin họ một cuốn định mức giao khoán nội bộ về nghiên cứu, áp dụng và điều chỉnh trong quá trình áp dụng.

Về món khoán, mình cũng có chút ít kinh nghiệm, nếu anh em nào cần thì cứ thong thả thảo luận từng hạng mục một nhé (nhưng chỉ trong lĩnh vực cầu đường bộ thôi nhé).

Thân!
 
Last edited by a moderator:
H

hai

Guest
Để làm tốt công tác khoán, như một số anh em đã nói: trước tiên phải am hiểu chuyên môn, có kinh nghiệm thực tế hiện trường, mà những việc này thì chẳng có ai dạy đâu. Cách nhanh nhất là tham khảo một số anh em trong nghề, xin họ một cuốn định mức giao khoán nội bộ về nghiên cứu, áp dụng và điều chỉnh trong quá trình áp dụng.

Về món khoán, mình cũng có chút ít kinh nghiệm, nếu anh em nào cần thì cứ thong thả thảo luận từng hạng mục một nhé (nhưng chỉ trong lĩnh vực cầu đường bộ thôi nhé).

Thân!

bác có thể chia sẻ kinh nghiệm trong định mức khoán VL, Nhiên liệu không? cách cập nhật chứng từ thế nào cho phù hợp?
thanks
 
S

son_vq121

Guest
bác có thể chia sẻ kinh nghiệm trong định mức khoán VL, Nhiên liệu không? cách cập nhật chứng từ thế nào cho phù hợp?
thanks

Bạn cần nói rõ mô hình hoạt động của Công ty bạn như thế nào, để anh em trao đổi cho sát.

Nếu Công ty bạn khoán gọn cho một đơn vị khác thì trích % thôi. Còn trường hợp Công ty bạn có máy móc, thiết bị thi công thì thông thường không khoán vật liệu, chỉ khoán nhân công, vật liệu phụ và nhiên liệu thôi.

Lấy ví dụ một số công việc trong xây lắp cầu:

* Khoán vật liệu phụ (trong công tác cốt thép): theo kinh nghiệm của tôi thì khoán bằng khoảng từ 0,4% -0,6% định mức nhà nước tùy công việc cụ thể.

* Khoán nhân công:
- Trong công tác cốt thép: khoán bằng khoảng 65 - 75% định mức nhà nước;
- Trong công tác bê tông: khoán bằng khoảng 20 - 30% định mức nhà nước;

* Khoán nhiên liệu: trên cơ sở theo dõi tiêu hao nhiên liệu thực tế để tính được định mức tiêu hao nhiên liệu cho 1h làm việc, theo dõi năng suất làm việc của máy để ra được định mức ca máy từ đó mới có được định mức khoán.

Thân!
 
H

hai

Guest
Bạn cần nói rõ mô hình hoạt động của Công ty bạn như thế nào, để anh em trao đổi cho sát.

Nếu Công ty bạn khoán gọn cho một đơn vị khác thì trích % thôi. Còn trường hợp Công ty bạn có máy móc, thiết bị thi công thì thông thường không khoán vật liệu, chỉ khoán nhân công, vật liệu phụ và nhiên liệu thôi.

Lấy ví dụ một số công việc trong xây lắp cầu:

* Khoán vật liệu phụ (trong công tác cốt thép): theo kinh nghiệm của tôi thì khoán bằng khoảng từ 0,4% -0,6% định mức nhà nước tùy công việc cụ thể.

* Khoán nhân công:
- Trong công tác cốt thép: khoán bằng khoảng 65 - 75% định mức nhà nước;
- Trong công tác bê tông: khoán bằng khoảng 20 - 30% định mức nhà nước;

* Khoán nhiên liệu: trên cơ sở theo dõi tiêu hao nhiên liệu thực tế để tính được định mức tiêu hao nhiên liệu cho 1h làm việc, theo dõi năng suất làm việc của máy để ra được định mức ca máy từ đó mới có được định mức khoán.

Thân!

cám ơn bác đã chia sẻ!
Công ty em thì thi công bên giao thông, công ty em mới thành lập, chưa có máy móc thiết bị gì cả.
công ty em muốn khoán trắng toàn bộ nhân công và máy cho doanh nghiệp khác; còn vật liệu và nhiên liệu thì cũng giao cho doanh nghiệp đó nhưng với điều kiện là hóa đơn mua VL,NL phải mang tên công ty em (mục đích là để lấy năng lực đã).
theo Bác công ty em nên quản lý khối lượng kiểu gì, yêu cầu bên B' xuất hóa đơn như thế nào cho ổn theo tiến độ thanh toán của chủ đầu tư
 

Top