Điều chỉnh tổng mức đầu tư theo giá nào ?

  • Khởi xướng Khởi xướng KhongAn
  • Ngày gửi Ngày gửi
  • Tags Tags
    Không có
K

KhongAn

Guest
Bên em đã thuê tư vấn lập Dự án đầu tư và đã đấu thầu các gói thầu trong Dự án đó. Nhưng trong đó chỉ có 1 gói thầu vượt so với dự toán trong Dự án khá lớn, nên phải điều chỉnh lại Dự án đầu tư để làm cơ sở điều chỉnh Kế hoạch thầu.

Vậy các bác cho em hỏi là tính tổng mức đầu tư trong Dự án điều chỉnh có thể lấy theo giá thầu + bao nhiêu % là đúng ạ ?
 
Last edited by a moderator:
Xin chào.
Theo ý kiến của tôi thì tổng mức đầu tư điều chỉnh đưa vào dự toán của bạn điều chỉnh. Còn tỷ lệ % được điều chỉnh thì như bạn nói thì mình không thấy đề cập ở văn bản nào.
Đây là ý kiến của tôi. Mong mọi người chỉ giáo thêm. Thân chào bạn.
 
Xin chao.
Xin chào.
Theo ý kiến của tôi thì tổng mức đầu tư điều chỉnh đưa vào dự toán của bạn điều chỉnh. Còn tỷ lệ % được điều chỉnh thì như bạn nói thì mình không thấy đề cập ở văn bản nào.
Đây là ý kiến của tôi. Mong mọi người chỉ giáo thêm. Thân chào bạn.
Vấn đề là sau khi lập Dự án điều chỉnh sẽ phải tiến hành đấu thầu nốt gói thầu bị vượt đó.Về lý thuyết kết quả giá gói thầu có thể lớn hơn giá lần trước, ko khéo phải điều chỉnh DA lần nữa. Ngoài ra nếu lấy = giá thầu thì khác gì "Chỉ định thầu"
 
Last edited by a moderator:
Bên em đã thuê tư vấn lập Dự án đầu tư và đã đấu thầu các gói thầu trong Dự án đó. Nhưng trong đó chỉ có 1 gói thầu vượt so với dự toán trong Dự án khá lớn, nên phải điều chỉnh lại Dự án đầu tư để làm cơ sở điều chỉnh Kế hoạch thầu.

Vậy các bác cho em hỏi là tính tổng mức đầu tư trong Dự án điều chỉnh có thể lấy theo giá thầu + bao nhiêu % là đúng ạ ?

Mình không hiểu ý bạn hỏi là gì. Bạn có thể nêu rõ hơn về tình huống của bạn??
 
Mình không hiểu ý bạn hỏi là gì. Bạn có thể nêu rõ hơn về tình huống của bạn??

Trong dự án mình chia làm 3 gói thầu + một số các chi phí khác (dự phòng, chi phí lập dự án, kiểm toán .v.v...)
Trong đó chia ra dự kiến gói thầu A: 2 tỷ gói B: 2,2 tỷ gói C: 3 tỷ (theo phê duyệt dự án).

Sau khi đầu thầu kết quả gói A =1,8 tỷ, B= 2 tỷ (kết quả là OK) nhưng gói C đấu đi đấu lại vẫn 3,5 tỷ -> phải điều chỉnh lại Tổng mức đầu tư.

Ý em hỏi là trong Dự án (Tổng mức đầu tư) điều chỉnh giá trị lấy bằng 3,5 tỷ cho dự kiến gói C có đúng luật không ?
 
Last edited by a moderator:
Trong dự án mình chia làm 3 gói thầu + một số các chi phí khác (dự phòng, chi phí lập dự án, kiểm toán .v.v...)
Trong đó chia ra dự kiến gói thầu A: 2 tỷ gói B: 2,2 tỷ gói C: 3 tỷ (theo phê duyệt dự án).

Sau khi đầu thầu kết quả gói A =1,8 tỷ, B= 2 tỷ (kết quả là OK) nhưng gói C đấu đi đấu lại vẫn 3,5 tỷ -> phải điều chỉnh lại Tổng mức đầu tư.

Ý em hỏi là trong Dự án (Tổng mức đầu tư) điều chỉnh giá trị lấy bằng 3,5 tỷ cho dự kiến gói C có đúng luật không ?

Chúng ta cùng gỡ từ từ nhé:
Do giá gói C tăng lên 3.5 tỷ dẫn đến vượt giá gói thầu được duyệt và vượt tổng mức đấu tư được duyệt ban đầu đúng ko bạn? Vậy sử lý theo hướng dẫn quy định tại KHoản 6, 9, Điều 57, Nghị định 111 hoặc Khoản 6, 9, Điều 70, Nghị định 58 (hôm nay có hiệu lực). Xét cho cùng khi vượt TMDT sẽ phải báo cấp có thẩm quyền quyết định về tính hiệu quả của DA do vượt TMDT.
Trích Khoản 6, 9, Điều 70, Nghị định 58:
6. Trường hợp giá dự thầu sau sữa lỗi, hiệu chỉnh vượt giá gói thầu: Đối với gói thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp, gói thầu lựa chọn tổng thầu (trừ tổng thầu thiết kế), trường hợp giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch của các nhà thầu đều vượt giá gói thầu đã duyệt thì chủ đầu tư phải báo cáo bằng văn bản đến người quyết định đầu tư hoặc người được uỷ quyền để xem xét, quyết định xử lý theo một trong các giải pháp sau đây:
a) Cho phép các nhà thầu này được chào lại giá dự thầu;
b) Cho phép đồng thời với việc chào lại giá dự thầu sẽ xem xét lại giá gói thầu, nội dung hồ sơ mời thầu đã duyệt, nếu cần thiết.
Trường hợp cho phép các nhà thầu được chào lại giá dự thầu thì cần quy định rõ thời gian chuẩn bị và nộp hồ sơ chào lại giá (trong thời hạn tối đa là 10 ngày) cũng như quy định rõ việc mở các hồ sơ chào lại giá như quy trình mở thầu theo quy định tại khoản 3 Điều 28 Nghị định này. Trường hợp cần điều chỉnh lại giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu đã duyệt thì người quyết định đầu tư có trách nhiệm phê duyệt điều chỉnh trong thời gian tối đa là 10 ngày (song phải bảo đảm trước thời điểm hết hạn nộp hồ sơ chào lại giá) kể từ ngày nhận được báo cáo của chủ đầu tư.
c) Cho phép điều chỉnh lại giá gói thầu căn cứ giá dự thầu của nhà thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch thấp nhất và được mời nhà thầu đó vào đàm phán nhưng phải bảo đảm giá sau đàm phán không được vượt giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch của nhà thầu đó. Người phê duyệt cho phép điều chỉnh giá trong trường hợp như vậy phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình trên cơ sở bảo đảm các điều kiện sau đây:
- Gói thầu đó được thực hiện theo hình thức đấu thầu rộng rãi;
- Quá trình tổ chức đấu thầu được tiến hành đúng quy trình và bảo đảm tính cạnh tranh, minh bạch;
Việc tăng giá gói thầu đó không làm vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt, hiệu quả của dự án vẫn được bảo đảm.
9. Trường hợp giá đề nghị ký hợp đồng vượt giá trúng thầu được duyệt thì chủ đầu tư phải báo cáo bằng văn bản đến người quyết định đầu tư hoặc người được ủy quyền để xem xét, quyết định
 
Trong dự án mình chia làm 3 gói thầu + một số các chi phí khác (dự phòng, chi phí lập dự án, kiểm toán .v.v...)
Trong đó chia ra dự kiến gói thầu A: 2 tỷ gói B: 2,2 tỷ gói C: 3 tỷ (theo phê duyệt dự án).

Sau khi đầu thầu kết quả gói A =1,8 tỷ, B= 2 tỷ (kết quả là OK) nhưng gói C đấu đi đấu lại vẫn 3,5 tỷ -> phải điều chỉnh lại Tổng mức đầu tư.

Ý em hỏi là trong Dự án (Tổng mức đầu tư) điều chỉnh giá trị lấy bằng 3,5 tỷ cho dự kiến gói C có đúng luật không ?

Bạn không thể lấy giá nhà thầu đưa ra để làm cơ sở điều chỉnh TM ĐT. Bạn chỉ điều chỉnh TM ĐT theo Điều 7 Nghị định 99.
 
@lestrong, minhtuong

Thực tế gói thầu C đã tổ chức đấu thầu rộng rãi 2 lần nhưng đều vượt giá gói thầu được duyệt. Có nghĩa là sau lần đấu thầu lần 1 chủ đầu tư đã báo cáo bằng văn bản đến người quyết định đầu tư hoặc người được ủy quyền để xem xét, quyết định & người quyết định đầu tư đã có văn bản đề nghị tổ chức đấu thầu lần 2 nhưng kết quả cũng không khác lần 1 nhiều lắm như trình bầy ở trên. Lần 2 có 6 nhà thầu mua hồ sơ, 3 nhà thầu nộp hồ sơ và xem xét thấy thỏa mãn các tiêu chí yêu cầu .... trong đó nhà thầu có giá thấp nhất là 3,5 tỷ đã nói ở trên.

Vấn đề đặt ra là phải điều chỉnh Tổng mức đầu tư với giá trị bao nhiêu là đúng luật và an toàn tránh phải điều chỉnh lại Tổng mức đầu tư nhiều lần.
Nếu đưa vào giá quá cao lại ngại bị nhà thầu lợi dụng (mặc dùng đấu rộng rãi ?), nếu giá thấp quá dễ bị hiểu là ko cạnh tranh, hay "chỉ định thầu"

Các yêu cầu kỹ thuật trong hồ sơ mời thầu và dự án đã được rà soát không có vấn đề gì


Mong các bác tiếp tục trao đổi.
 
Bạn không thể lấy giá nhà thầu đưa ra để làm cơ sở điều chỉnh TM ĐT
Dĩ nhiên ko phải như vậy, nhưng rõ ràng khi đã tiến hành đấu thầu thì giá gói thầu đã rõ nét hơn so với lúc lập Tổng mức đầu tư , nên phải "tham khảo" chứ bác ?
Không bàn ở đây vấn đề tại sao khi lập Tổng mức đầu tư lại không chính xác, vì nguyên nhân có nhiều

Bạn chỉ điều chỉnh TM ĐT theo Điều 7 Nghị định 99.
Nếu kết quả đấu thầu vượt Tổng mức đầu tư thì theo Nghị định nào ?
 
Mình xin có 1 số ý thế này:

- Nếu muốn điều chỉnh TMĐT thì phải tuân theo quy định như minhtuong đã nói. Giá gói thầu ban đầu của bạn ko vượt TMĐT, sau đó bạn đã xem xét kỹ lại giá toàn bộ các gói thầu và kết luận : Giá gói thầu đã tính đúng, tính đủ. Thì không thể lấy lý do giá gói C sau 2 lần đấu vẫn cao hơn giá gói thầu để điều chỉnh TMĐT -> đấu thầu lại lần 3.

- Bạn hoàn toàn có thể tham khảo giá của nhà thầu để so sánh với giá gói thầu để tìm nguyên nhân giá bỏ thầu cao hơn giá gói thầu.

- Tổng giá của toàn bộ các gói thầu là 7,2 tỷ . Các gói A + B đã đấu trúng 3,8 tỷ như vậy còn lại 3,4 tỷ - Bạn có thể yên tâm là việc tăng giá gói C lên 3,5 tỷ ( nếu giá đó là phù hợp) hoặc làm như lestrong nói cũng sẽ không làm vượt TMĐT.
 
Hoàn toàn đồng ý với anh Hùng, theo như bạn KhongAn thì tổng giá trị các gói thầu của DA là 7,2 tỷ, mình giả sử thời gian thực hiện DA < 2 năm, vậy chi phí dự phòng cho DA ít nhất = 7,2 tỳ x 10% = 720 triệu. Với việc tăng giá gói thầu lên thêm 100 triệu thì mình nghĩ khoản 620 triệu cho dự phòng vẫn đủ, sẽ ko vượt TMĐT ít nhất là thời điểm hiện tại.
Việc cần làm bây giờ là xin chủ trương của cấp thẩm quyền cho phép điều chỉnh giá các gói thầu ( A là 1,8 tỷ, B là 2 tỷ, C là 3,5 tỷ) đồng thời mời nhà thầu C vào đàm phán hợp đồng.
 
việc điều chỉnh TMĐT

Bro này đặt ra vấn đề hoi bị dở hơi (chắc chẳng hiểu gì suất)
Này nhé :
- Một là : Tổng mức đầu tư theo nguyên tắc phải tính đúng, tính đủ (xem lại NĐ99/CP);
- Hai là : Chỉ có mỗi một gói vượt mà phải edit cả TMĐT sao? nếu có đúng như vậy thì dắt thằng lập dự toán và mời thầu gói ấy đi Bố lá hoặc chỗ nào khuất khuất vắng người bắn nó đi!
- Ba là : từ khi Bộ xây dựung thành lập đến nay mới có người hỏi việc edit TMĐT "bi nhiêu % là vừa" nge buồn...quá.
Xin mạo phạm tí cho vui. kiếm chủ đề gì hóc một tí vào.
 
Thiếu thông tin cần thiết

1. Bạn KhongAn cần phải cho mọi người biết là TMĐT đc lập theo 16 or 99

2. Trong 16, 99, 111, 58 đều nói rất rõ cách giải quyết trường hợp của Bạn khi mà giá đề nghị trúng thầu lớn hơn giá gói thầu làm vượt TMĐT.

3. Cách hỏi của Bạn mình có thể hiểu đc là muốn biết xử lý chuyện có lấy giá dự thầu (dc đề nghị trúng thầu) để lập TMĐT mới hay ko? Nếu đúng như vậy, thì câu trả lời là hoàn toàn được.

Trình tự cho một số giải pháp xử lý vấn đề của Bạn như sau:

- Báo cáo người quyết định đầu tư cho phép thương thảo với Nhà thầu trước khi quyết định xem xét đề nghị trúng thầu. Nếu giảm dưới giá gói thầu là OK, nếu ko thì tiếp theo là

+ Vẫn đề nghị Nhà thầu đó được trúng thầu đồng thời với chủ trương điều chỉnh TMĐT. Trong đó căn cứ vào giá đề nghị trúng thầu của Nhà thầu làm dự toán cho gói thầu này để điều chỉnh TMĐT .
+ Nếu có tiến độ gấp có thể vừa thi công vừa thực hiện thủ tục điều chỉnh TMĐT, đảm bảo rằng việc điều chỉnh TMĐT, dự toán phải xong trước khi thanh toán 100% cho Nhà thầu (ko làm gián đoạn việc thanh tóan của Nhà thầu)

- Báo cáo người quyết định đầu tư cho phép Nhà thầu chào lại giá đồng thời xem xét một số yếu tố của HSMT để có thể giảm giá gói thầu (ko đc làm ảnh hưởng đến kỹ thuật, chất lượng công trình).

- Báo cáo người quyết định đầu tư cho phép thựchiện một số biện pháp giảm giá dự thầu như: để lại một số hạng mục thi công sau để (hạng mục độc lập); chia tách gói thầu; thương thảo với Nhà thầu xem xét lại nguồn cung ứng vật liệu ......

Còn rất nhiều cách, ở đây nêu một số ý đơn giản nhất như vậy để bạn tham khảo.
 
Điều chỉnh giá

ACE cho hỏi việc điều chỉnh giá 1 lần cụ thể:
+ Hợp đồng đang thực hiện.
+ Gói thầu đã lựa chọn nhà thầu chưa ký hợp đồng.
+ Đang duyệt dự toán (giá gói thầu)
+ Phần giá trị của hợp đồng đã thanh toán theo giai đoạn.
+ Phần sẽ thực hiện sau điều chỉnh thì thanh toán theo giá nào? khi giá dự thầu nhà thầu có tính giảm các hệ số sau chi phí trực tiếp?
thank các ACE cho ý kiến bổ ích.,,!!!
 
Dĩ nhiên ko phải như vậy, nhưng rõ ràng khi đã tiến hành đấu thầu thì giá gói thầu đã rõ nét hơn so với lúc lập Tổng mức đầu tư , nên phải "tham khảo" chứ bác ?
Không bàn ở đây vấn đề tại sao khi lập Tổng mức đầu tư lại không chính xác, vì nguyên nhân có nhiều?

Giá gói thầu hoàn toàn khác với giá dự thầu của nhà thầu.
Vấn đề ở chỗ giá của tổng tất cả các gói thầu của dự án có vươt TMDDT hay không? Ở dự án bạn, chắc chắn là không, vì nếu vượt thì phải điều chỉnh giá gói thầu hay điều chỉnh TMDT trước khí đấu thầu.

Nếu kết quả đấu thầu vượt Tổng mức đầu tư thì theo Nghị định nào ?

Tổng tất cả các giá trúng thầu không thể vượt TMDT. Nếu vượt thì đấu thầu lại hoặc xem lại giá gói thầu, xem lại TMDT.
Bạn xem các văn bản pháp luật về đầu tư xây dựng như Nghị định 16,112,99,58 Luật xây dựng, Luật đấu thầu,...
 
Hoàn toàn đồng ý với anh Hùng, theo như bạn KhongAn thì tổng giá trị các gói thầu của DA là 7,2 tỷ, mình giả sử thời gian thực hiện DA < 2 năm, vậy chi phí dự phòng cho DA ít nhất = 7,2 tỳ x 10% = 720 triệu. Với việc tăng giá gói thầu lên thêm 100 triệu thì mình nghĩ khoản 620 triệu cho dự phòng vẫn đủ, sẽ ko vượt TMĐT ít nhất là thời điểm hiện tại.
Việc cần làm bây giờ là xin chủ trương của cấp thẩm quyền cho phép điều chỉnh giá các gói thầu ( A là 1,8 tỷ, B là 2 tỷ, C là 3,5 tỷ) đồng thời mời nhà thầu C vào đàm phán hợp đồng.
Cám ơn các bác. Các bác phát hiện hoàn toàn chính xác (con số em đưa ra là không hợp lý), em cũng không đưa lại con số cho nó lằng nhằng. Tóm lại tổng giá đề nghị trúng thầu > TMĐT kể cả "dự phòng". Còn tình tiết thì có nhiều: Tư vấn lập giá khá sát nhưng lúc duyệt "cắt" đi thì sao ? Chắc các bác lại bảo Tại sao Tư vấn không bảo vệ kết quả dự toán của mình .v.v... chuyện dài lắm sẽ loãng chủ đề.

Ý em là muốn biết xử lý chuyện có lấy (hay tham khảo như thế nào) giá dự thầu (dc đề nghị trúng thầu) để lập TMĐT mới hay ko ?

Em làm lúc NĐ16, NĐ111 có hiệu lực, bây giờ chắc phải theo NĐ99, NĐ58

Cám ơn các bác nhiều.
 
Last edited by a moderator:
Này nhé :
- Một là : Tổng mức đầu tư theo nguyên tắc phải tính đúng, tính đủ (xem lại NĐ99/CP); ...
Bác hơi bị lý thuyết, cũng spam cho vui. Bác có tin các TMĐT em làm và duyệt khi quyết toán không bao giờ vượt hay giảm quá 0,1% không :))
 
Hoàn toàn đồng ý với anh Hùng, theo như bạn KhongAn thì tổng giá trị các gói thầu của DA là 7,2 tỷ, mình giả sử thời gian thực hiện DA < 2 năm, vậy chi phí dự phòng cho DA ít nhất = 7,2 tỳ x 10% = 720 triệu. Với việc tăng giá gói thầu lên thêm 100 triệu thì mình nghĩ khoản 620 triệu cho dự phòng vẫn đủ, sẽ ko vượt TMĐT ít nhất là thời điểm hiện tại.
Việc cần làm bây giờ là xin chủ trương của cấp thẩm quyền cho phép điều chỉnh giá các gói thầu ( A là 1,8 tỷ, B là 2 tỷ, C là 3,5 tỷ) đồng thời mời nhà thầu C vào đàm phán hợp đồng.
Không phải tình huống của em, nhưng cũng nhân tiện hỏi các bác Chi phí dự phòng có "dùng ngay" được không hay phải điều chỉnh TMĐT,... ?
 
Không phải tình huống của em, nhưng cũng nhân tiện hỏi các bác Chi phí dự phòng có "dùng ngay" được không hay phải điều chỉnh TMĐT,... ?
Mình cũng thắc mắc như bạn. Là công trình mình có chào thầu phụ nhưng ko làm vượt tổng mức đầu tư.
Vậy mình đưa phần dự toán bổ sung này vào dự phòng hay phải điều chỉnh tổng mức đầu tư.
 
Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Chỉ huy trưởng công trường
Kích để xem giới thiệu phần mềm thanh quyết toán
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD
Giới thiệu phần mềm Dự toán GXD dùng là thích, kích là sướng

Các bài viết mới

Back
Top