Chỉ định thầu tư vấn thiết kế kỹ thuật các công trình

  • Khởi xướng Khởi xướng lestrong
  • Ngày gửi Ngày gửi
L

lestrong

Guest
Ngày 26/5, Bộ Xây dựng đã có công văn 972/BXD-HĐXD gửi Văn phòng Chính phủ về việc chỉ định thầu tư vấn thiết kế kỹ thuật các công trình.

Việc chỉ định thầu được thực hiện theo quy định tại Điều 20 Luật Đấu thầu, Điều 101 Luật Xây dựng, Điều 40 của Nghị định 58/2008/NĐ-CP ngày 05/5/2008 của Chính phủ.

Trường hợp nếu tổ chức thi tuyển thiết kế kiến trúc công trình thì theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Quyết định 49/2007/QĐ-TTg ngày 11/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ về các trường hợp đặc biệt được chỉ định thầu, tác giả của phương án thiết kế kiến trúc được lựa chọn, đàm phán và ký kết hợp đồng để thực hiện lập dự án đầu tư xây dựng và thiết kế xây dựng công trình nếu tác giả của phương án thiết kế kiến trúc có đủ điều kiện năng lực theo quy định mà không phụ thuộc vào giá trị của gói thầu lập dự án hay gói thầu thiết kế.

Trường hợp nếu không tổ chức thi tuyển thiết kế kiến trúc công trình, theo quy định tại Điều 40 Nghị định 58/2008/NĐ-CP ngày 05/5/2008 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng, đối với gói thầu lập dự án có giá trị nhỏ hơn 500 triệu đồng được phép chỉ định thầu, nhưng gói thầu thiết kế của dự án này có giá trị lớn hơn 500 triệu thì vẫn phải tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà thầu thiết kế theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
(Theo web Bộ Xây dựng)
Toàn văn công văn, các bạn tải file đính kem sau:
 

File đính kèm

Cho tôi hỏi thêm : Theo tinh thần CV này thì công trình thi tuyển phương án TKKT được chỉ định thầu, nhưng quy trình thủ tục để CĐT có phải thực hiện theo NĐ 58 hay không hay chủ đầu tư chỉ cần CĐT theo phương thức thương thảo hợp đồng.
 
Chủ đầu tư chỉ định thầu theo quy định.
Lập hồ sơ yêu cầu ....( để kiểm tra năng lực của nhà thầu), xét hồ sơ tham gia, ....
Nếu giá trị nhỏ hơn 150tr ( nhà thầu đáp ứng đủ ĐK về năng lực) thì mời thương thảo ký hợp đồng
 
Last edited by a moderator:
cho em hỏi: Công ty em đang cần thuê tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng trụ sở công ty để trình phê duyệt. hiện tại chưa có một số liệu nào về dự án cả, mới được thông qua chủ trương lập dự án. Vậy dựa trên số liệu nào để xác định giá trị thuê tư vấn để chỉ định thầu hay đấu thầu rộng rãi.
 
cho em hỏi: Công ty em đang cần thuê tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng trụ sở công ty để trình phê duyệt. hiện tại chưa có một số liệu nào về dự án cả, mới được thông qua chủ trương lập dự án. Vậy dựa trên số liệu nào để xác định giá trị thuê tư vấn để chỉ định thầu hay đấu thầu rộng rãi.
Theo mình thì chỉ định thầu cũng giống như đấu thầu rộng rãi thôi (nói nhỏ thôi nghe). Bạn cứ chỉ định đơn vị nào mà bạn "yêu mến" lập dự án đi. Nếu là trụ sở cơ quan thì mình chưa thấy cái nào phải đấu thầu từ bước lập dự án cả (đương nhiên lập dự án phải đi đôi với TKCS). Và từ những số liệu của TKCS mà lập nên tổng mức đầu tư, lúc đó mới xác định được tương đối các chi phí (lập dự án, thiết kế kỹ thuật & lập tổng dự tóan, ...) và có số liệu để trình xin kế hoạch vốn (nếu là công trình vốn ngân sách nhà nước). Lúc đó nếu chi phí lập TKKT & tổng dư tóan vượt 500T thì bạn sẽ tổ chức đấu thầu TVTK.
Trường hợp trụ sở công ty có quy mô quá lớn, tổng mức đầu tư dự kiến trên 100 tỷ thì bạn cũng cứ chỉ định đơn vị TV bạn "yêu mến" lập dự án trước đi, rồi "giúp đỡ" hắn trúng thầu, dễ thôi mà, vì bạn là ch3 đầu tư mà!
 
Cho em hỏi đối với các gói thầu tư vấn có giá trị <150tr thì có thể áp dụng chỉ định thầu đối với các gói thầu có giá trị <150tr theo như điều 41 của Nghị định 58 được ko?
 
Cho em hỏi đối với các gói thầu tư vấn có giá trị <150tr thì có thể áp dụng chỉ định thầu đối với các gói thầu có giá trị <150tr theo như điều 41 của Nghị định 58 được ko?

Hoàn toàn được bạn à.

Trích điều 20 Luật Đấu thầu về chỉ định thầu:

Điều 20. Chỉ định thầu

1. Chỉ định thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

a) Sự cố bất khả kháng do thiên tai, địch họa, sự cố cần khắc phục ngay thì chủ đầu tư hoặc cơ quan chịu trách nhiệm quản lý công trình, tài sản đó được chỉ định ngay nhà thầu để thực hiện; trong trường hợp này chủ đầu tư hoặc cơ quan chịu trách nhiệm quản lý công trình, tài sản đó phải cùng với nhà thầu được chỉ định tiến hành thủ tục chỉ định thầu theo quy định trong thời hạn không quá mười lăm ngày kể từ ngày chỉ định thầu;

b) Gói thầu do yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài;

c) Gói thầu thuộc dự án bí mật quốc gia; dự án cấp bách vì lợi ích quốc gia, an ninh an toàn năng lượng do Thủ tướng Chính phủ quyết định khi thấy cần thiết;

d) Gói thầu mua sắm các loại vật tư, thiết bị để phục hồi, duy tu, mở rộng công suất của thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất mà trước đó đã được mua từ một nhà thầu cung cấp và không thể mua từ các nhà thầu cung cấp khác do phải bảo đảm tính tương thích của thiết bị, công nghệ;

đ) Gói thầu dịch vụ tư vấn có giá gói thầu dưới năm trăm triệu đồng, gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp có giá gói thầu dưới một tỷ đồng thuộc dự án đầu tư phát triển; gói thầu mua sắm hàng hóa có giá gói thầu dưới một trăm triệu đồng thuộc dự án hoặc dự toán mua sắm thường xuyên; trường hợp thấy cần thiết thì tổ chức đấu thầu.

Với những gói thầu tư vấn có giá gói thầu dưới 500 triệu được áp dụng hình thức chỉ định thầu để lựa chọn nhà thầu.

Nghị định 58Cp hướng dẫn việc lựa chọn nhà thầu bằng hình thức chỉ định thầu tại Chương VI: CHỈ ĐỊNH THẦU bao gồm các điều 40 và 41. Bạn tham khảo để thực hiện nhé!
 
cho em hỏi: Công ty em đang cần thuê tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng trụ sở công ty để trình phê duyệt. hiện tại chưa có một số liệu nào về dự án cả, mới được thông qua chủ trương lập dự án. Vậy dựa trên số liệu nào để xác định giá trị thuê tư vấn để chỉ định thầu hay đấu thầu rộng rãi.
Theo tôi, trước tiên bạn phải lập kháí tóan của dự án và sau đó dựa trên khái tóan này để xác định giá trị thuê tư vấn là chỉ định thầu hay đấu thầu rộng rãi.
 
cho em hỏi: Công ty em đang cần thuê tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng trụ sở công ty để trình phê duyệt. hiện tại chưa có một số liệu nào về dự án cả, mới được thông qua chủ trương lập dự án. Vậy dựa trên số liệu nào để xác định giá trị thuê tư vấn để chỉ định thầu hay đấu thầu rộng rãi.

1. Tư vấn lập dự án đầu tư đc phép chỉ định thầu (ko cần biết giá trị là bao nhiêu cả) trong trường hợp cấp bách. Bạn xem và vận dụng Khoản 4 Điều 40 của NĐ 58 là OK (Cái này mới so với 111)

2.Trường hợp ko áp dụng cấp bách thì phải lập khái toán chi phí TV lập dự án để trình duyệt trên cơ sở khối lượng công việc, yêu cầu, phức tạp ... nhưng cố gắng ko quá 500Tr để có thể chỉ định thầu (sau này thực tế tính theo định mức tỷ lệ % lớn hơn cũng chẳng sao cả)

3. Ko áp dụng đc 2 trường hợp trên thì chỉ định một ông tư vấn nào đó lập cho cái dự toán chi phí TV lập dự án là OK.
 
Xin cho mình hỏi thêm với những công trình dưới 150 triệu

Theo quy định tại điều 41 của NĐ58/2008/NĐ-CP thì những gói thầu có giá trị nhỏ hơn 150 triệu chỉ việc gửi hồ sơ đến nhà thầu, sau đó thương thảo tiến tới ký hợp đồng. Mình thắc mắc nếu không gửi hồ sơ yêu cầu thì làm sao biết được đơn vị mình chỉ định thầu có đủ điều kiện năng lực hay không ? Mình xin chân thành cảm ơn
 
Theo quy định tại điều 41 của NĐ58/2008/NĐ-CP thì những gói thầu có giá trị nhỏ hơn 150 triệu chỉ việc gửi hồ sơ đến nhà thầu, sau đó thương thảo tiến tới ký hợp đồng. Mình thắc mắc nếu không gửi hồ sơ yêu cầu thì làm sao biết được đơn vị mình chỉ định thầu có đủ điều kiện năng lực hay không ? Mình xin chân thành cảm ơn

Trước khi gọi người ta lên thương thảo bên mời thầu phải xem xét năng lực của nhà thầu mình có ý định chỉ định chứ.
Tuy nhiên, hầu như các nhà thầu được chỉ định hầu như đã quen mặt với Chủ đầu tư lắm rồi, nên Chủ đầu tư cũng rõ về năng lực của họ. Còn đối với những nhà thầu mới thì bạn yêu cầu nhà thầu cung cấp 1 bộ hồ sơ năng lực để xem xét khả năng chỉ định cho nhà thầu ấy.
 
cân tư vấn gấp

Anh ơi thế anh cho em hỏi tý nha các văn bản em đều đọc rồi nhưng hiểu và áp dụng là chuyện khác:
1. Trường hợp của em gói thầu lớn hơn 150t và nhỏ hơn 500t, áp dụng hình thức chỉ thầu okie.
2. Nhưng điều 40 ND/58 có ghi " Việc áp dụng hình thức chỉ định thầu phải được phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu trên cở sở tuân thủ quy định tại điều 20 của luật đấu thầu và điều 1001 của luật xây dựng" Như vậy có nghĩa chủ đầu tư đuọc phép chỉ thầu nhưng phải có kế hoạch đấu thầu (hình thức chỉ thầu) trình người quyết định đầu tư duyệt đã
:-w lại chờ
 
Anh ơi thế anh cho em hỏi tý nha các văn bản em đều đọc rồi nhưng hiểu và áp dụng là chuyện khác:
1. Trường hợp của em gói thầu lớn hơn 150t và nhỏ hơn 500t, áp dụng hình thức chỉ thầu okie.
2. Nhưng điều 40 ND/58 có ghi " Việc áp dụng hình thức chỉ định thầu phải được phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu trên cở sở tuân thủ quy định tại điều 20 của luật đấu thầu và điều 1001 của luật xây dựng" Như vậy có nghĩa chủ đầu tư đuọc phép chỉ thầu nhưng phải có kế hoạch đấu thầu (hình thức chỉ thầu) trình người quyết định đầu tư duyệt đã
:-w lại chờ

Đúng vậy, trước đây với các gói thầu tư vấn cần thực hiện trước khi có Quyết định phê duyệt dự án thì có thể chỉ định thầu mà không cần có Kế hoạch đấu thầu được duyệt. Nhưng theo nghị định 58Cp thì trước khki chỉ định Kế hoạch đấu thầu phải được duyệt làm cơ sở để chỉ định.
Điều 11. Trình duyệt kế hoạch đấu thầu
1. Trách nhiệm trình duyệt
Chủ đầu tư có trách nhiệm trình kế hoạch đấu thầu lên người quyết định đầu tư hoặc người được uỷ quyền quyết định đầu tư xem xét, phê duyệt; đồng thời gửi cho cơ quan, tổ chức thẩm định; trường hợp trình kế hoạch đấu thầu lên Thủ tướng Chính phủ, chủ đầu tư còn phải gửi cho bộ quản lý ngành để có ý kiến bằng văn bản trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Đối với các gói thầu dịch vụ tư vấn được thực hiện trước khi có quyết định đầu tư thì chủ đầu tư, đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án có trách nhiệm trình kế hoạch đấu thầu lên người đứng đầu cơ quan mình (người giao nhiệm vụ) để xem xét, phê duyệt. Trong trường hợp này, người đứng đầu cơ quan liên quan chịu trách nhiệm chỉ định một đơn vị trực thuộc tổ chức thẩm định kế hoạch đấu thầu trước khi phê duyệt.
Hì, việc trình duyệt Kế hoạch đấu thầu là 1 công đoạn phải làm trước khi chỉ định, không thể rút gọn được, vì vậy không thể bảo là phải chờ được. Nếu không làm đúng sau này còn vất vả nhiều hơn.
 
Theo quy định tại điều 41 của NĐ58/2008/NĐ-CP thì những gói thầu có giá trị nhỏ hơn 150 triệu chỉ việc gửi hồ sơ đến nhà thầu, sau đó thương thảo tiến tới ký hợp đồng. Mình thắc mắc nếu không gửi hồ sơ yêu cầu thì làm sao biết được đơn vị mình chỉ định thầu có đủ điều kiện năng lực hay không ? Mình xin chân thành cảm ơn

Tất nhiên là không thể nhắm mắt....đưa chân để chọn ông nào được, trường hợp trên chỉ là giảm bớt thủ tục do giá trị gói thầu nhỏ thôi, còn về cơ bản thì vẫn phải ....xem và xét. Bạn vẫn phải yêu cầu Nhà thầu chuyển cho bạn 01 bộ hồ sơ năng lực để kiểm tra và xem qua năng lực và kinh nghiệm của Nhà thầu, nếu ok thì mời đến thương thảo HĐ thôi.
 
theo mình:
- Đầu tiên mình yêu cầu đơn vị tư vấn dự kiến chỉ định cung cấp một Hồ sơ năng lưc
- Dựa trên yêu cầu năng lực tư vấn thiết kế quy định NĐ16/2005/NĐ-CP để đánh giá họ có phù hợp hay ko, quy mô các dự án họ đã thực hiện, trang thiết bị, đội ngũ cán bộ của họ...
- Ngoài ra nên nhờ người biết về các đơn vị tư vấn để điều tra thêm nguồn gốc chức danh: thiết kế thực hay bán dấu(tức bán thầu cho đơn vị khác)
trường hợp này nhàn hơn nhiều
 
bạn muốn biết thì khi đơn vị đó phải gửi báo giá đồng thời kèm theo hồ sơ năng lực.
 
Cho tôi hỏi thêm : Theo tinh thần CV này thì công trình thi tuyển phương án TKKT được chỉ định thầu, nhưng quy trình thủ tục để CĐT có phải thực hiện theo NĐ 58 hay không hay chủ đầu tư chỉ cần CĐT theo phương thức thương thảo hợp đồng.

Nếu theo đúng tinh thần của QĐ số 49 và CV số 972 thì: Sau khi trúng tuyển phương án kiến trúc nhà thầu được mời đến đàm phán và ký kết Hợp đồng trực tiếp nếu tác giả phương án kiến trúc có đủ điều kiện năng lực theo qui định chứ không phải làm tiếp thủ tục CĐT theo qui định nữa bởi vì khi tham dự thi tuyển kiến trúc Nhà thầu cũng đã có Hồ sơ đáp ứng đầy đủ nội dung tương tự HSDT rồi.
 
Nếu theo đúng tinh thần của QĐ số 49 và CV số 972 thì: Sau khi trúng tuyển phương án kiến trúc nhà thầu được mời đến đàm phán và ký kết Hợp đồng trực tiếp nếu tác giả phương án kiến trúc có đủ điều kiện năng lực theo qui định chứ không phải làm tiếp thủ tục CĐT theo qui định nữa bởi vì khi tham dự thi tuyển kiến trúc Nhà thầu cũng đã có Hồ sơ đáp ứng đầy đủ nội dung tương tự HSDT rồi.

Đây là 1 cách hiểu sai rồi bạn à!

Theo Luật Xây dựng tại khoản đ, Điều 101 thì các trường hợp sau đây được phép chỉ định thầu:
1. Các trường hợp quy định tại Quyết định số 49/2007/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ;
2. Gói thầu dịch vụ tư vấn lập, đánh giá báo cáo chiến lược, quy hoạch trong trường hợp chủ đầu tư phải bảo đảm chứng minh được chỉ có nhà thầu duy nhất có khả năng đáp ứng yêu cầu của gói thầu và chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình;
3. Gói thầu dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đầu tư;
4. Gói thầu dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, dự án đầu tư trong trường hợp cấp bách và chủ đầu tư phải đảm bảo xác định rõ được năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu đáp ứng được yêu cầu của gói thầu; trường hợp không cấp bách thì phải tổ chức đấu thầu;
5. Gói thầu thi công xây dựng tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng, tác phẩm nghệ thuật gắn với quyền tác giả từ khâu sáng tác đến thi công công trình;
6. Đối với gói thầu thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình 135: trường hợp cộng đồng dân cư địa phương có thể đảm nhiệm thì giao cho người dân ở địa phương đó thực hiện; trường hợp có nhiều tổ chức đoàn thể tại địa phương có nhu cầu tham gia thì lựa chọn tổ chức đoàn thể đưa ra phương án thực hiện hiệu quả nhất. Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn quy trình chỉ định thầu áp dụng cho trường hợp này;
7. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục các dự án trọng điểm, cấp bách vì lợi ích quốc gia, an ninh an toàn năng lượng theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 20 của Luật Đấu thầu trên cơ sở đề nghị của các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng quản trị của các doanh nghiệp nhà nước và văn bản thẩm định về danh mục các dự án này của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Trên cơ sở danh mục các dự án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng quản trị của các doanh nghiệp nhà nước có dự án liên quan phê duyệt và chịu trách nhiệm về việc chỉ định thầu các gói thầu thuộc các dự án đó theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
8. Các trường hợp đặc biệt khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề xuất của các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp có dự án liên quan và báo cáo thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Theo hướng dẫn của Nghị định 58Cp tại khoản 1, Điều 41 thì việc thực hiện chỉ định thầu thì quy trình chỉ định thầu được thực hiện như sau:

1. Quy trình thực hiện chỉ định thầu đối với một gói thầu (trừ gói thầu có giá dưới 150 triệu đồng), bao gồm:
a) Lập và phát hành hồ sơ yêu cầu;
b) Chuẩn bị hồ sơ đề xuất;
c) Đánh giá, xem xét hồ sơ đề xuất và đàm phán về các đề xuất của nhà thầu;
d) Trình duyệt, thẩm định và phê duyệt kết quả chỉ định thầu;
đ) Thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng.

Như vậy, đối với các trường hợp tại khoản đ, Điều 101 của Luật Xây dựng thì Chủ đầu tư dự án cũng phải lập HSYC trên cơ sở đó nhà thầu được chỉ định phải lập HSĐX để Chủ đầu tư xem xét đánh giá năng lực, kinh nghiệm nhà thầu trước khi chỉ định.

Không thể bỏ qua bước lập HSYC, HSĐX được!
 
Theo quy định tại điều 41 của NĐ58/2008/NĐ-CP thì những gói thầu có giá trị nhỏ hơn 150 triệu chỉ việc gửi hồ sơ đến nhà thầu, sau đó thương thảo tiến tới ký hợp đồng. Mình thắc mắc nếu không gửi hồ sơ yêu cầu thì làm sao biết được đơn vị mình chỉ định thầu có đủ điều kiện năng lực hay không ? Mình xin chân thành cảm ơn
phải yêu cầu nhà thầu nộp HS năng lực rồi mới chị định th
 
Đây là 1 cách hiểu sai rồi bạn à!


Ở đây tôi chỉ hiểu theo đúng tinh thần của Công văn số 972/BXD-HDXD và QĐ số 49/2007/QQD-TTg thôi.
Trong Phần 2 Điều 1 QĐ số 49/2007/QQD-TTg có ghi "Sau khi có kết quả thi tuyển, CĐT và tác giả của phương án thiết kế kiến trúc được lựa chọn trực tiếp đàm phán, ký kết Hợp đồng để thực hiện lập DAĐT xây dựng công trình và thiết kế xây dựng khi tác giả của phương án thiết kế kiến trúc có đủ điều kiện năng lực theo qui định, trường hợp tác giả phương án kiến trúc không đủ điều kiện năng lực thì có thể liên danh với tổ chức tư vấn thiết kế có đủ điều kiện năng lực để ký kết hợp đồng với CĐT. Nếu tác giả của phương án thiết kế kiến trúc được lựa chọn từ chối thực hiện DAĐT xây dựng công trình và thiết kế xây dựng thì chủ đầu tư tổ chức lựa chọn nhà thầu khác theo qui định của pháp luật”
Tại phần 2 của Công văn số 972/BXD-HDXD có ghi: “Trường hợp nếu tổ chức thi tuyển thiết kế kiến trúc công trình thì theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Quyết định 49/2007/QĐ-TTg ngày 11/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ về các trường hợp đặc biệt được chỉ định thầu, tác giả của phương án thiết kế kiến trúc được lựa chọn, đàm phán và ký kết hợp đồng để thực hiện lập dự án đầu tư xây dựng và thiết kế xây dựng công trình nếu tác giả của phương án thiết kế kiến trúc có đủ điều kiện năng lực theo quy định mà không phụ thuộc vào giá trị của gói thầu lập dự án hay gói thầu thiết kế”.
Nếu đã “không phụ thuộc vào giá trị của gói thầu lập dự án hay gói thầu thiết kế” thì ta có thể thực hiện theo đúng tinh thần của QĐ số 49 “trực tiếp đàm phán, ký kết Hợp đồng để thực hiện lập DAĐT xây dựng công trình và thiết kế xây dựng khi tác giả của phương án thiết kế kiến trúc có đủ điều kiện năng lực theo qui định” được không vì năng lực của Nhà thầu đã được xét duyệt khi thi tuyển phương án kiến trúc rồi.
Cũng có thể tôi hiểu nội dung 2 văn bản trên chưa thật chính xác, mọi người cùng phân tích và cho tôi ý kiến nhé.
 
Back
Top