Hồ sơ xin chủ trương đầu tư ở UBND phải chuẩn bị những gì ?

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.650
Điểm tích cực
6.777
Điểm thành tích
113
Có một người bạn hỏi tôi có biết gì về hồ sơ xin chủ trương đầu ở UBND không ? Ngoài tờ trình, phần hồ sơ phải chuẩn bị những gì, phải làm gì ? (lưu ý là hồ sơ xin chủ trương khác với xin thoả thuận).

Ngoài ra nếu dự án đầu tư nằm trong khu đất có vị trí nhạy cảm, nếu cứ theo quy trình bình thường là xin địa điểm, lên sở KH-ĐT thì e là khó giải quyết.

Các cao thủ đã kinh qua, có kinh nghiệm giúp tôi và người bạn tôi với, xin chân thành cảm ơn.
 
Em thì em không thạo lắm nhưng muốn có chủ trương thì fải có ... quan hệ tốt với Chủ đầu tư

Còn lại toàn bộ chủ trương là do ... Chủ đầu tư đạo diễn hết. OK?
 
KInh nghiệm thì E chưa nhiều lắm. Nhưng E thấy ở mỗi địa phương thủ tục lại khác nhau. Nên tốt nhất để biết thủ tục thế nào thì phải làm việc trực tiếp với các sở ban nghành ở địa phương để xin hướng dẫn.
 
Theo mình, mỗi DA đầu tư sẽ có 1 bộ hồ sơ xin chủ trương đầu tư khác nhau. Nói chung , gồm :
+ Tờ trình xin chủ trương đầu tư
+ Dự án dự kiến đầu tư
+ Báo cáo nghiên cứu thị trường
+ Tóm tắt phương án đầu tư
+ Khả năng tài chính
+ Năng lực, kinh nghiệm của chủ đầu tư
+ Dự kiến hiệu quả kinh tế - xã hội
+ Các phụ lục tài liệu chứng minh
+ Các đề xuất , kiến nghị về ưu đãi đầu tư.

Tức là phải làm rõ được các câu hỏi của cấp có thẩm quyền :
- Bạn là ai ?
- Bạn định đầu tư vào DA gì ?
- Vì sao bạn lại đầu tư DA đó ?
- Khả năng của bạn đến đầu ?
- Hiệu quả mà DA mang lại ?
- Bạn có đề xuất , kiến nghị gì ?
 
Theo mình, mỗi DA đầu tư sẽ có 1 bộ hồ sơ xin chủ trương đầu tư khác nhau. Nói chung , gồm :
+ Tờ trình xin chủ trương đầu tư
+ Dự án dự kiến đầu tư
+ Báo cáo nghiên cứu thị trường
+ Tóm tắt phương án đầu tư
+ Khả năng tài chính
+ Năng lực, kinh nghiệm của chủ đầu tư
+ Dự kiến hiệu quả kinh tế - xã hội
+ Các phụ lục tài liệu chứng minh
+ Các đề xuất , kiến nghị về ưu đãi đầu tư.

Tức là phải làm rõ được các câu hỏi của cấp có thẩm quyền :
- Bạn là ai ?
- Bạn định đầu tư vào DA gì ?
- Vì sao bạn lại đầu tư DA đó ?
- Khả năng của bạn đến đầu ?
- Hiệu quả mà DA mang lại ?
- Bạn có đề xuất , kiến nghị gì ?
Chính xác. Ngoài ra nếu có thể có thêm cả bản vẽ thiết kế (Quy hoạch ) của dự án đóng kèm, thể hiện rõ ý định đầu tư.
 
Ngoài ra nếu dự án đầu tư nằm trong khu đất có vị trí nhạy cảm, nếu cứ theo quy trình bình thường là xin địa điểm, lên sở KH-ĐT thì e là khó giải quyết.

Đối với những vị trí nhạy cảm , cần xác định rõ nhạy cảm về vấn đề gì, tức là các tác động ( ngoài mức bình thường) của dự án đến xã hội, môi trường , lợi nhuận mang lại cho nhà đầu tư... chẳng hạn :
- Mang lại siêu lợi nhuận cho nhà đầu tư.
- Có tác động xấu đến môi trường sống.
- Có tác động xấu đến xã hội:
.........
Từ đó , chuẩn bị các giải pháp thuyết trình làm sao đó : "Tổng các được > Tổng cái mất" - Ai cũng hiểu nguyên lý : để được thì phải có mất. :D
 
Đối với những vị trí nhạy cảm , cần xác định rõ nhạy cảm về vấn đề gì, tức là các tác động ( ngoài mức bình thường) của dự án đến xã hội, môi trường , lợi nhuận mang lại cho nhà đầu tư... chẳng hạn :
- Mang lại siêu lợi nhuận cho nhà đầu tư.
- Có tác động xấu đến môi trường sống.
- Có tác động xấu đến xã hội:
.........
Từ đó , chuẩn bị các giải pháp thuyết trình làm sao đó : "Tổng các được > Tổng cái mất" - Ai cũng hiểu nguyên lý : để được thì phải có mất. :D
Mình nghĩ vị trí nhạy cảm ở đây anh Thế Anh muốn hỏi là vị trí có nhiều chủ đầu tư cùng nhòm ngó (theo quy định trừơng hợp lô đất có nhiều chủ đầu tư cùng muốn đầu tư thì phải đưa ra đấu giá SDD) hoặc đang có tranh chấp, hoặc đã giao cho chủ đầu tư khác nhưng chủ đầu tư đó chưa bị huỷ quyết định giao dịa điểm... Những vị trí này e rằng nếu lên thẳng Sở KHĐT thì khó giải quyết lắm. Thông thường các chủ đầu tư khi bắt đầu làm hồ sơ chủ trương xin đầu tư thì bao giờ cũng đã có chủ trương đồng ý của các vị lãnh đạo Tỉnh (dù chỉ bằng lời) thì lúc đó mới lên tìm hiểu ở phòng Kinh tế của tỉnh, từ phòng kinh tế các chuyên viên sẽ hướng dẫn cụ thể các làm việc, tiếp cận các sở ban ngành như thế nào là nhanh nhất, thủ tục nào có thể rút ngắn...
 
Em thì em không thạo lắm nhưng muốn có chủ trương thì fải có ... quan hệ tốt với Chủ đầu tư

Còn lại toàn bộ chủ trương là do ... Chủ đầu tư đạo diễn hết. OK?
Điều này sai, muốn có chủ trương thì chủ đầu tư phải có mối quan hệ tốt với tỉnh chứ không phải tư vấn có mối quan hệ tốt với chủ đầu tư.
 
Trên cơ sở các văn bản pháp lý, về nội dung các phần việc để xin chủ trương đầu tư thì đã rõ. Còn trong thực tế, với những dự án nhạy cảm để đạt được việc đó thì còn phụ thuộc vào từng hoàn cảnh, từng địa phương, từng...lãnh đạo.
Nói như cô achvanhuong: muốn có chủ trương phải có sự ủng hộ của lãnh đạo trước khi các thủ tục được trình lên.
Làm thế nào để có sự đồng ý của lãnh đạo?chắc mỗi bạn tự có một cách riêng.:D
 
Yes, man :D

Mỗi người, mỗi đơn vị tại VN lại có cách riêng biệt và "độc đáo" khác nhau :D

:-w
 
Trình tự như sau:
(sử dụng vốn ngân sách nhà nước)

Đây là bước Chuẩn bị đầu tư: Xin chủ trương đầu tư (nó chung là xin cấp quyết định đầu tư) về chủ trương.
Cách 1: Chủ trương được hình thành trên cơ sở quy hoạch kinh tế - xã hội ở địa phương; từ nhu cầu cấp thiết (cần thiết) và có kết luận tại các cuộc họp của (chủ đầu tư) chủ quản lý sử dụng công trình (dự kiến). Từ đó làm tờ trình đề nghị cấp quyết định đầu tư cho phép lập dự án đầu tư.
Cách 2: Chủ trương có thể phối hợp với các sở ngành liên quan để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Cách 3: Chủ trương có thể hình thành, khi cấp Quyết định đầu tư đi kiểm tra, xử lý việc gì đó ở địa phương, địa phương tiện thể đề xuất ngay trong cuộc họp, và được đồng ý bằng văn bản.
Cách 4: Nắm bắt các Chương trình mục tiêu quốc giá, kế hoạch đầu tư của các vùng khác nhau, từ đó hình thành chủ trương đầu tư.
Cách 5: Như anh em bình luận.

* ở địa phương cấp quyết định đầu tư (Chủ tịch UBND tỉnh), tuỳ tình hình mỗi địa phương Chủ tịch tỉnh phân cấp ủy quyền cho Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt (tổng mức < 5 tỷ đồng); trừ Tp Hnội và Tp HCM cơ chế riêng.
 
Trên cơ sở các văn bản pháp lý, về nội dung các phần việc để xin chủ trương đầu tư thì đã rõ. Còn trong thực tế, với những dự án nhạy cảm để đạt được việc đó thì còn phụ thuộc vào từng hoàn cảnh, từng địa phương, từng...lãnh đạo.
Nói như cô achvanhuong: muốn có chủ trương phải có sự ủng hộ của lãnh đạo trước khi các thủ tục được trình lên.
Làm thế nào để có sự đồng ý của lãnh đạo?chắc mỗi bạn tự có một cách riêng.:D

:)) he he cái này nghe như vẫn còn cơ chế "xin cho" ấy!
Ai cũng biết cái đó không còn, nhưng vì những lý do tế nhị và rất nhiều điều nhạy cảm cho nên việc xin chủ trương đầu tư các dự án hứa hẹn đem lại HIỆU QUẢ cao sẽ vẫn vượt ngoài tầm kiểm soát của "cơ sở các văn bản pháp lý về nội dung các phần việc để xin chủ trương đầu tư "
Chẳng bao giờ là thừa khi quan hệ tốt với "các anh, các chú" :D
 
Không biết mọi người thế nào. Như em làm ở HN thì hồ sơ xin chủ trương còn gọi là hồ sơ đề nghị chấp thuận địa điểm. Thành phần bao gồm:
1. Tờ trình đề nghị chấp thuận địa điểm.
2. Giấy đăng ký KD hoặc quyết định thành lập.
3. Báo cáo tài chính đã qua kiểm toán 2 năm gần nhất (hoặc xác nhận thực hiện nghĩa vụ thuế của CQ thuế)
4. Báo cáo giải trình khả năng đáp ứng điều kiện tài chính của dự án.
5. Báo cáo chấp hành luật đất đai.
6. Thuyết minh ý tưởng dự án.
7. Bản vẽ thiết kế sơ bộ.
8. Các tài liệu pháp lý liên quan khác.
Sau khi nộp lên 1 cửa Sở KH&ĐT xem xét, nếu đủ họ sẽ ra văn bản hỏi tham gia ý kiến các Sở ban ngành khác và tổng hợp lại để báo cáo UBND TP và ra quyết định.
Tuy nhiên nếu dự án trên khu đất chưa có chủ thì sẽ phải thông báo để đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo Quyết định số 15, còn nếu C ĐT tự thỏa thuận với chủ đất thì theo QĐ 39.
Nói chung 1 dự án có nhiều cách đi, đi từ trên xuống hay từ dưới lên và hầu hết đều vất vả...
Trên đây là các ý kiến của riêng em!
Thanks!
 
Không biết mọi người thế nào. Như em làm ở HN thì hồ sơ xin chủ trương còn gọi là hồ sơ đề nghị chấp thuận địa điểm. Thành phần bao gồm:
1. Tờ trình đề nghị chấp thuận địa điểm.
2. Giấy đăng ký KD hoặc quyết định thành lập.
3. Báo cáo tài chính đã qua kiểm toán 2 năm gần nhất (hoặc xác nhận thực hiện nghĩa vụ thuế của CQ thuế)
4. Báo cáo giải trình khả năng đáp ứng điều kiện tài chính của dự án.
5. Báo cáo chấp hành luật đất đai.
6. Thuyết minh ý tưởng dự án.
7. Bản vẽ thiết kế sơ bộ.
8. Các tài liệu pháp lý liên quan khác.
Sau khi nộp lên 1 cửa Sở KH&ĐT xem xét, nếu đủ họ sẽ ra văn bản hỏi tham gia ý kiến các Sở ban ngành khác và tổng hợp lại để báo cáo UBND TP và ra quyết định.
Tuy nhiên nếu dự án trên khu đất chưa có chủ thì sẽ phải thông báo để đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo Quyết định số 15, còn nếu C ĐT tự thỏa thuận với chủ đất thì theo QĐ 39.
Nói chung 1 dự án có nhiều cách đi, đi từ trên xuống hay từ dưới lên và hầu hết đều vất vả...
Trên đây là các ý kiến của riêng em!
Thanks!

Bạn có thể cho biết rõ hơn về 2 quyết định bạn trích dẫn trên được không? Thx!
 
Không biết mọi người thế nào. Như em làm ở HN thì hồ sơ xin chủ trương còn gọi là hồ sơ đề nghị chấp thuận địa điểm. Thành phần bao gồm:
1. Tờ trình đề nghị chấp thuận địa điểm.
2. Giấy đăng ký KD hoặc quyết định thành lập.
3. Báo cáo tài chính đã qua kiểm toán 2 năm gần nhất (hoặc xác nhận thực hiện nghĩa vụ thuế của CQ thuế)
4. Báo cáo giải trình khả năng đáp ứng điều kiện tài chính của dự án.
5. Báo cáo chấp hành luật đất đai.
6. Thuyết minh ý tưởng dự án.
7. Bản vẽ thiết kế sơ bộ.
8. Các tài liệu pháp lý liên quan khác.
Sau khi nộp lên 1 cửa Sở KH&ĐT xem xét, nếu đủ họ sẽ ra văn bản hỏi tham gia ý kiến các Sở ban ngành khác và tổng hợp lại để báo cáo UBND TP và ra quyết định.
Tuy nhiên nếu dự án trên khu đất chưa có chủ thì sẽ phải thông báo để đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo Quyết định số 15, còn nếu C ĐT tự thỏa thuận với chủ đất thì theo QĐ 39.
Nói chung 1 dự án có nhiều cách đi, đi từ trên xuống hay từ dưới lên và hầu hết đều vất vả...
Trên đây là các ý kiến của riêng em!
Thanks!


k biết bạn xin chủ trương đầu tư cho dự án có nguồn vốn như thế nào và ở tỉnh nào.
đối với vốn NSNN ở Hà Nội thì thủ tục xin chủ trương đầu tư chính là thủ tục xin phê duyệt nhiệm vụ CBDDT trước đây, cái này bạn lên web của sở KHDDT HÀ Nội tải về, cái đề cương và hồ sơ kèm theo thì mẫu đã nói rõ, còn tờ trình thì lấy mẫu tờ trình phê duyệt nhiệm vụ CBDDT để làm.
hy vọng thông tin này hữu ích cho bạn.
P/S: mình vừa làm và được phê duyêt 02 chủ trương đầu tư xong:)
 
vấn đề của bác theanh khá rõ ràng là sử dụng vốn ngoài nhà nước (nên mới lo vị trí nhạy cảm), các bác không nên bàn thêm vốn nhà nước làm gì. với kinh nghiệm từng xin DA kiểu này, theo em đầu tiên các bác cứ vận động hàng lang xin chủ truơng. OK rồi thì mới theo quy trình chuẩn được.
 
Có một người bạn hỏi tôi có biết gì về hồ sơ xin chủ trương đầu ở UBND không ? Ngoài tờ trình, phần hồ sơ phải chuẩn bị những gì, phải làm gì ? (lưu ý là hồ sơ xin chủ trương khác với xin thoả thuận).

Ngoài ra nếu dự án đầu tư nằm trong khu đất có vị trí nhạy cảm, nếu cứ theo quy trình bình thường là xin địa điểm, lên sở KH-ĐT thì e là khó giải quyết.

Các cao thủ đã kinh qua, có kinh nghiệm giúp tôi và người bạn tôi với, xin chân thành cảm ơn.

Hồ sơ xin chủ trương đầu tư dự án gồm:
- Tờ trình xin chủ trương;
- Sơ đồ vị trí khu đất;
- Giấy tờ đất có liên quan (do mình đứng tên, hoặc của tổ chức cá nhân khác đứng tên bằng hình thức góp vốn bằng quyền sử dụng đất)
- Hồ sơ năng lực (giấy phép đăng ký kinh doanh, tài chính, hợp đồng hợp tác liên doanh (nếu có),...).

Nếu theo trình tự thì phải nộp hồ sơ qua Sở KHDT để lấy ý kiến các Sở ngành liên quan để trình UBND xem xét, chấp thuận.
Hoặc hồ sơ chuyển thẳng lên UBND, tất nhiên UBND không chấp thuận ngay, phải chỉ đạo cho các cơ quan chuyên môn tham mưu đề xuất, sau đó mới quyết định.
Theo tôi, tùy theo điều kiện khách quan, chủ quan để có hướng thuận lợi cho công việc.
 
Để xin chủ truơng được thuận lợi, trước hết khu đất cần đầu tư dự án phải phù hợp với quy hoạch được duyệt, chủ đầu tư cũng phải có quỹ đất trên 50% diện tích đất cần đầu tư.
Hiện nay, có rất nhiều chủ dự án xin xong rồi bỏ đó, chỉ chờ có cơ hội là chuyển nhượng, hoặc không đủ tài chính để làm. Như vậy, cứ thắc mắc tại sao nhiều dự án treo đến thế.

"Không có việc gì khó, chỉ sợ....không nhiều"
 
Theo tôi vấn đề này bạn nên lên Sở KH-ĐT mà hỏi là chuẩn nhất.
Còn đối với các cơ quan nhà nước trên địa bàn Tỉnh thì đơn giản hơn nhiều. Tại các cuộc họp UBND hoặc Thường trực Tỉnh uỷ giao ban đưa ra chủ trương sau đó giao cho ông nào làm Chủ đầu tư. Ông đó về chỉ đạo và làm Tờ trình xin chấp thuận chủ trương. Có chủ trương tuỳ vào dự án mà bước lập dự án phải thông qua UBND tỉnh duyệt....=D>
 
Theo tôi vấn đề này bạn nên lên Sở KH-ĐT mà hỏi là chuẩn nhất.
Còn đối với các cơ quan nhà nước trên địa bàn Tỉnh thì đơn giản hơn nhiều. Tại các cuộc họp UBND hoặc Thường trực Tỉnh uỷ giao ban đưa ra chủ trương sau đó giao cho ông nào làm Chủ đầu tư. Ông đó về chỉ đạo và làm Tờ trình xin chấp thuận chủ trương. Có chủ trương tuỳ vào dự án mà bước lập dự án phải thông qua UBND tỉnh duyệt....=D>
 
Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Chỉ huy trưởng công trường
Kích để xem giới thiệu phần mềm thanh quyết toán
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD
Giới thiệu phần mềm Dự toán GXD dùng là thích, kích là sướng

Các bài viết mới

Back
Top