Mặt đường láng nhựa

  • Khởi xướng Khởi xướng thu82
  • Ngày gửi Ngày gửi

thu82

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
16/7/08
Bài viết
14
Điểm tích cực
0
Điểm thành tích
1
Tôi đang thi công một công trình đường láng nhựa 3 lớp t/c 3,5kg/m2. Đơn vị thi công khi làm hồ sơ hoàn công đã mặc định cao độ hoàn thiện (cao độ đỏ) là đã tính đến chiều dày láng nhựa(3.5cm). Bên TVGS cho rằng cao độ đỏ là không tính đến chiều dày lớp láng nhựa, TEDI South có văn bản trả lời như TVGS. Vậy chuyện này là như thế nào? Rất mong sự giúp đỡ của các bạn! (nếu có thể chỉ dẫn được bằng văn bản, tiêu chuẩn thì càng tốt).:-?
 
Tôi đang thi công một công trình đường láng nhựa 3 lớp t/c 3,5kg/m2. Đơn vị thi công khi làm hồ sơ hoàn công đã mặc định cao độ hoàn thiện (cao độ đỏ) là đã tính đến chiều dày láng nhựa(3.5cm). Bên TVGS cho rằng cao độ đỏ là không tính đến chiều dày lớp láng nhựa, TEDI South có văn bản trả lời như TVGS. Vậy chuyện này là như thế nào? Rất mong sự giúp đỡ của các bạn! (nếu có thể chỉ dẫn được bằng văn bản, tiêu chuẩn thì càng tốt).:-?
Đường láng nhựa: Khi phun tưới trên bề mặt rồi rải một lớp vật liệu đá và lu lèn ==> gọi là láng nhựa một lớp. Lặp lại quá trình trên hai đến 3 lần gọi là láng nhựa hai lớp, ba lớp.
Đường của bạn thuộc loại thứ 3.
- Bạn không cho anh em xem cái kết cấu đường. Nếu như thông thường người ta thường thiết kế đường láng nhựa ba lớp thường chủ yếu trên mặt đường mới là cấp phối đá dăm.
Bạn đã đọc kỹ chỉ dẫn kỹ thuật và quy trình thi công nghiệm thu chưa.
-Nếu đường của bạn mà chỉ có láng nhựa 3 lớp thì xem quy định có phải chờ xem lún hết chưa và đến thời gian bao lâu sau mới nghiệm thu. ==> Như vậy thì TVGS chưa nghiệm thu chứ không phải là không nghiệm thu đường đỏ.
- Nếu như bạn đang còn một lớp BTN rải trên đường láng 3 lớp thì hiển nhiên đó không phải là cao độ đường đỏ và phải chờ lún hết sau đó nghiệm thu rải xong BTN mới được coi là đường đỏ.
Bạn đọc kỹ quy trình kỹ thuật. Và post cho anh em xem cái kết cấu của đường của bạn có lẽ anh em sẽ giúp được gì chăng ?
 
Tôi đang thi công một công trình đường láng nhựa 3 lớp t/c 3,5kg/m2. Đơn vị thi công khi làm hồ sơ hoàn công đã mặc định cao độ hoàn thiện (cao độ đỏ) là đã tính đến chiều dày láng nhựa(3.5cm). Bên TVGS cho rằng cao độ đỏ là không tính đến chiều dày lớp láng nhựa, TEDI South có văn bản trả lời như TVGS. Vậy chuyện này là như thế nào? Rất mong sự giúp đỡ của các bạn! (nếu có thể chỉ dẫn được bằng văn bản, tiêu chuẩn thì càng tốt).:-?

Theo mình thì cần phải xem kỹ thuyết minh hồ sơ thiết kế , xem trong đó TVTK áp dụng Tiêu chuẩn thiết kế, TC thi công và nghiệm thu nào, có chỉ rõ cao độ thiết kế đã bao gồm cả chiều dày lớp láng nhựa chưa.
Qua 1 số công trình đường đá dăm láng nhựa mà mình đã làm trước đây thì cao độ đường đỏ (cao độ thiết kế) không bao gồm cả lớp láng nhựa.
Chẳng hạn , tại 1 mặt cắt ngang ghi :
- Đắp nền đường K98 dày 30cm.
- Móng đá 6x8 dày 20 cm
- Mặt đường đá dăm tiêu chuẩn dày 10cm , láng nhựa 3 lớp , TC nhựa 3,5kg/m2 ( chiều dày lớp láng nhựa 3,5cm)
- Cao độ thiết kế ( đường đỏ) là 3,55m.
thì :
- Cao độ đỉnh lớp đắp K98 sẽ là 3,25m
- Cao độ đỉnh lớp móng đường đá 6x8 sẽ là 3,45m
- Cao độ đỉnh lớp đá dăm tiêu chuẩn mặt đường sẽ là 3,55m
- Cao độ đỉnh lớp láng nhựa sẽ là 3,585 m
 
Mình nhớ không có TCN nào nói rõ về vấn đề này .
Để rõ hơn , bạn có thể gửi file mặt cắt ngang bất kỳ nào đó của bản vẽ thiết kế lên được không, để mọi người xem giúp bạn.
Ngoài ra có 1 ý kiến sau đây (trên diễn đàn khác) về vấn đề này, bạn tham khảo thêm :
Vấn đề cao độ nghiệm thu lớp láng nhựa

1. Hiện nay ta đang dùng quy trình Thi công và nghiệm thu mặt đường láng nhựa 22TCN 271-2001 thay cho Quy trình cũ 22TCN 09-77 (Em chỉ nêu phần sử dụng nhựa nóng).
Có điểm khác biệt đáng chú ý giữa hai quy trình, đó là quy định về chiều dày của lớp láng nhựa: Quy trình mới 22TCN 271-2001 có nêu rõ chiều dày của lớp láng nhựa, ví dụ láng nhựa 3 lớp là 3.0-3.5cm trong khi Quy trình cũ 22TCN 09-77 không đề cập. Do vậy khi thiết kế (Theo quy trình cũ) các Đơn vị Tư vấn thường chỉ khai chiều dày kết cấu mặt đường là chiều dày của lớp đá dăm tiêu chuẩn theo quy trình chứ chưa có lớp láng. Cao độ trên cắt dọc và cắt ngang do đó cũng được xem là cao độ đỉnh lớp đá dăm tiêu chuẩn này, như vậy cao độ hoàn công sẽ cao hơn cao độ trên cắt dọc. Ít có đơn vị Tư vấn nào ghi rõ điều này trên bản vẽ (hoặc ít ra là em chưa đọc thấy, cụ thể trong toàn bộ các Dự án Đường nhánh ADB3,hi hi hi). Điều này cũng khớp với bộ định mức cũ 1242: trong mục Làm mặt đường đá dăm láng nhựa EC 300 - 361 người ta đưa chung vào một hạng mục cho các chiều dày khác nhau từ 8cm đến 15cm.

2. Ở một số Dự án, khi thiết kế theo Quy trình mới, chiều dày tổng cộng mặt đường đã được cộng thêm chiều dày lớp láng mặt (do đã xác định rõ trong quy trình thi công) để vẽ cắt dọc và cắt ngang. Nhưng khi lập Dự toán lại dùng định mức cũ (Định mức 24 mới chỉ có hiệu lực từ tháng 8 năm 2005) nên khi triển khai lại vướng: Thiết kế thì yêu cầu tổng chiều dày là Chiều dày cấp phối đá dăm+chiều dày lớp láng nhựa, nhưng Dự toán thì có thể hiểu là chỉ tính tiền với khối lượng là chiều dày Đá dăm tiêu chuẩn, còn chiều dày lớp láng không xác định được; đơn giá láng nhựa lại thay đổi phụ thuộc chiều dày lớp đá dăm tiêu chuẩn bên dưới (lớp dưới dày hơn thì nhân công và máy cho việc láng cũng nhiều hơn???) nên cuối cùng đã phải chấp nhận thi công và nghiệm thu theo phương án như trên, nghĩa là đo chiều dày và cao độ mặt lớp cấp phối đá dăm để nghiệm thu theo bản vẽ, còn đỉnh lớp láng nhựa không đo

3. Với các Dự án triển khai sau năm 2005(áp dụng định mức 24) thì tình hình có vẻ đơn giản hơn do trong định mức cho công tác láng nhựa đã được tách riêng ra khỏi lớp cấp phối đá dăm (mục AD.241), nghĩa là chiều dày lớp móng như thế nào cũng không ảnh hưởng đến đơn giá công tác láng nhựa. Do vậy Thiết kế phải chỉ rõ trên bản vẽ cắt dọc và cắt ngang về cao độ nghiệm thu hoàn công là ở đâu.

Nói túm lại là tất cả phải rõ ràng trong Hồ sơ Thiết kế thì mới tránh được các phức tạp nảy sinh trong quá trình triển khai thi công. Muốn vậy thì người Chủ nhiệm Đồ án tốt nhất là phải trải qua Khảo sát và Thi công thì mới có thể thực hiện các Đồ án ít thiếu sót.
 
Cám ơn hungvina16 rất nhiều! Như vậy với trường hợp của tôi trong bản vẽ thiết kế không vẽ lớp láng nhựa thì có nghĩa là không tính chiều dày lớp láng nhựa trong tổng chiều dày kết cấu áo đường. Như vậy có sự khác biệt giữa cao độ hoàn thiện và cao độ đỏ?
 
Theo 22TCN 211-06 Áo đường mềm - Các yêu cầu và chỉ dẫn thiết kế thì phần láng nhựa trên CPĐD không tính vào bề dày chịu lực của kết cấu , khi thiết kế bên TVTK thường chỉ đưa ra cao độ thiết kế ( đường đỏ) theo kết quả tính toán các lớp kết cấu nền áo đường.
Như vậy, Cao độ thiết kế ( như bạn gọi là cao độ đỏ) và cao độ hoàn thiện sẽ khác nhau nếu TVTK không có ghi chú khác.
Tuy nhiên , với trường hợp cụ thể của bạn thì khi thi công các lớp dưới ( đắp cát, cấp phối đá dăm ) TVGS nghiệm thu cho bạn theo cao độ nào, sao lại để đến khi láng mặt xong mới có ý kiến khác.
 
Ban đầu chúng tôi (ĐVTC và TVGS) đều tự hiểu rằng cao độ TK đã tính cả chiều dày láng nhựa, do vậy khi nghiệm thu lớp cát K95, cát K98, Cấp phối đá dăm đều lấy cao độ là cao độ thiết kế trừ đi chiều dày các lớp trên (trong đó có lớp láng nhựa). Mới gần đây Tedi south mới có văn bản trả lời (nội dung như bạn nói). Ôi trời! Phải ký lại hết các bản cao độ rồi. Tôi chợt nhớ ra trong 22 TCN 271-01 không có phần nghiệm thu cao độ láng nhựa.
 
Bác nào biết cho em xin bảng tổng hợp kinh phí làm đường với.
 
Chỗ mình thường thiết kế như sau:cao độ đường đỏ được chính bằng cao độ lớp áo đường trên cùng. Tính như vậy rất tiện cho thiết kế và thi công.
 
Đá dăm láng nhựa

Trong hồ sơ thiết kế được phê duyệt có ghi rõ rồi đấy. Ví dụ lớp mặt là đá dăm láng nhựa tiêu chuẩn nhựa 4,5kg/m2 dày 12cm thì khác với đá dăm dày 12cm láng nhựa tiêu chuẩn nhựa 4,5kg/m2. Thông thường các hồ sơ hiện nay đều ghi theo phương án 1 dễ hiểu hơn và phù hợp với hồ sơ thiết kế. Mặt dug quy trình không quy định đưa lớp láng nhựa vào tính toán cường độ nhưng không có nghĩa nó khô cí chiều dày. vậy khi duyệt hồ sơ thiết kế cao độ đường đỏ khống chế ở đâu.
Tốt nhất việc này xem trong phần dự toán là chính xác nhất.
- Theo dự toán cũ thì mặt đường láng nhựa không được tách ra rõ ràng mà nó được nâng cấp từ dự toán của mặt đường thấm nhập nhựa cho nên lớp đá dăm tiêu chuẩn tính đúng bằng chiều dày của kết cấu, còn phần đá bù chèn và láng nhựa lại không đủ để làm láng nhựa theo quy trình 22TCN 271-2001. Quá trình thi công phải vận dụng bớt đá 4x6 để thêm đá láng nhựa các cỡ.
- Theo dự toán mới thì mặt đường đá dăm láng nhựa được tách thành 2 phần: mặt đường láng nhựa có chiều dày tùy thuộc và số lớp láng và mặt đường đá dăm tiêu chuẩn có bù chèn.
Như vậy nếu dự toán mới không có phân vân gì về chiều dày thi công các lớp đá dăm và láng nhựa. Dự toán nhưa thế nào ta làm như thế ấy.
Riêng theo dự toán cũ không được bóc tách rõ ràng nên cần phân tích lại theo các quy trình 06-77 và 271-2001 để làm rõ với từng ấy vật tư tôi làm được cao độ bao nhiêu. Nếu bên TV yêu cầu làm cao hơn đường đỏ thì cần lập lạu bản vẽ thiết kế - phê duyệt lại và bổ sung dụ toán đủ khối lượng để ĐVTC có thể làm được. Dự toán là dự trù các chi phí cần thiết để thực hiện một công việc. Để đảm bảo lợi ích tốt nhất nhà thầu dừng làm vượt quá dự toán (dự thầu) được duyệt.
 
làm ơn cho tôi hỏi về hệ số đắp của K90 ,k95 ,K98 ?
 
K90;K95;K98 được gọi là hệ số đầm nén, được xác định bằng tỷ số giữa dung trọng khô của đất nền ngoài hiện trường sau thi công và dung trọng khô của loại đất đó đem đầm trong phòng thí nghiệm (để xác định hệ số k thì công đầm ở hiện trường và công đầm ở trong phòng thí nghiệm phải tườn đương nhau) nếu chia tỷ số này =0.90 thì có K90. K95;K98 tương tự
 
Ban nao co tieu chuan 22tcn 271 - 01 thi cho minh xin voi. cam on nhieu nhe
 
Họ nói thế là đúng đấy bác ạ. Hiện giờ thi tôi không nhớ rõ qui định ở đâu nhưng chắc chắn là không tính đến chiều dày lớp láng trong chiều dày kết cấu mặt đường ( cái này ai làm thiết kế đều biết). Riêng tôi đã thi công 3 công trình kiểu này nên tôi nhớ
 
[QUOTE=anhanhanh79;116015]Họ nói thế là đúng đấy bác ạ. Hiện giờ thi tôi không nhớ rõ qui định ở đâu nhưng chắc chắn là không tính đến chiều dày lớp láng trong chiều dày kết cấu mặt đường ( cái này ai làm thiết kế đều biết). Riêng tôi đã thi công 3 công trình kiểu này nên tôi nhớ[/QUOTE]

Lớp láng nhựa không được tính vào kết cấu chịu lực của KCAD.Nó chỉ có tác dụng làm lớp chống thấm,tăng độ nhám,độ bằng phẳng,chống hao mòn,va bảo vệ môi trường.Cao độ đường đỏ phải bằng cao đô. của lớp láng nhựa(22TCN 271 2001)/FONT]
 
chào mọi người. Minh có vấn đề cần hỏi như sau: Mình đang thi công mặt đường láng nhựa 3 lớp tc 5kg/m2 khi nghiệm thu kỹ thuật có cần phải đo cường độ mặt đường không?
 
măt duong da dam lang nhua

các bác noi như vậy thì sai het roi, neu khong tính chiều dày lớp láng nhựa thì họ ghi chiều dày 3.5cm làm gì, khi thiết kế sai rồi mới bảo vệ tầm bậy thôi miễn sao mình không bị đền là được
 
bạn nào có biện pháp thi công đường tỉnh lộ nâng cấp và cải tạo cho mình xin với
có xin vui lòng gửi về gmail: quangtricdb@gmail.com
Chân thành cảm ơn các bạn
 
chiều dày láng nhựa ko tính cho kết cấu. Cao độ đường đỏ là cao độ mặt đường hoàn thiện đã tính luôn chiều dày láng nhựa.....Lập QT TC nghiệm thu nền mặt đường ra thì thấy sai số cắt dọc và cắt ngang bao nhieu là ok..... phải cải lại mấy ông TDS chứ, mấy ông giám sát có bao nhiêu ông đọc QT dau
 
Back
Top