72 "phép biến hóa" trong thi công + GSát &...

  • Khởi xướng Khởi xướng AAmylove
  • Ngày gửi Ngày gửi
Mọi biện pháp cũng chẳng qua là chạy theo bộ phận trực tiếp thi công ( khác với nhà thầu đấy) thầu quốc tế hay trong nước cũng vậy .
Đã là thi công thì đương nhiên phải rất quan tâm đến hiệu quả vì là cơm áo gạo tiền của họ. Đây là thị trường mà . Đừng trách ai đó giở " mưu ma chước quỷ" thực ra cũng vì sự sinh tồn mà thôi.

Theo mình :
1. Cốt lõi nhất vẫn là thái độ phía Chủ đầu tư đối với công trình của mình
2. Cái Tâm trong công việc, đừng bao giờ nghĩ rằng mình qua mặt được ai đó thì mình hơn.

Hoàn toàn không phải chủ đầu tư , TVGS, hoặc nhà thầu nào cũng chấp nhận bớt xén để chia chác.
Như tôi đã nói ở trên: Bộ phận trực tiếp thi công khác với nhà thầu , nhưng nhà thầu lại phải là người chịu trách nhiệm cuối cùng , Vậy thì biện pháp quản lý của nhà thầu đối với các đơn vị trực tiếp của mình như thế nào mới là điều đáng bàn.
TVGS, thanh tra, kiểm toán ...cũng chỉ là công cụ để giúp chủ đầu tư quản lý vốn đầu tư của mình, nếu chủ đầu tư vì 1 lý do nào đó không sử dụng tốt / không sử dụng/ không biết cách sử dụng các công cụ này thì sẽ " bị đứt tay"

Tản mạn đôi điều cùng các bạn .
 
Last edited by a moderator:
Bàn về TVGS TCXD công trình

Chào các bạn đồng nghiệp!
Hồi nãy đến giờ mình thấy các bạn thảo luận đưa ra nhiều ý kiến thật bổ ích, rất đáng save.
Theo mình nên quản lý như sau:
Kiểm soát toàn bộ dữ liệu đầu vào. Đầu vào tốt thì đầu ra phải tốt. Tôi thống nhất với ý kiến của bạn khongaica. Tôi cho rằng trong công tác TV giám sát thì giám sát thi công công tác bê tông là phức tạp nhất phải không các bạn?

Để giám sát tốt công tác này và không để Nhà thầu xây lắp qua mặt thì cần làm tốt ngay từ đầu các việc sau:
- Thứ nhất: Mối quan hệ với đơn vị xây lắp trên tinh thần công việc chung là "đứa con của chúng ta". Nhấn mạnh rằng: Ông ạ pháp luật họ quy định rõ chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của mỗi đơn vị chúng mình phối hợp làm tốt nhé. Đấy là vấn đề trường tồn của chính chúng mình đấy. Học 5 năm toát cả mồ hôi ra mà chỉ vì một vài cái nho nhỏ xảy ra uổng lắm...
- Thứ hai: Ta đi vào công việc nhé.
Kiểm tra công tác chuẩn bị đổ bê tông hạng mục công trình, cùng nhau tiến hành kiểm tra vật liệu, biện pháp thi công, nhân lực... .
- Thứ ba: Đem ra những yêu cầu bằng văn bản như thống nhất đơn vị đo đếm xi măng, cát đá. Kiểm tra dụng cụ và kích thước đo (chú ý đánh dấu trên bao xi măng, dụng cụ đo đếm...để tránh nhầm lẫn), chuẩn xác lại cấp phối theo thiết kế...
- Thứ tư: Trước khi đổ kiểm tra lại một lần nữa việc tập kết vật liệu (chú ý niêm yết các loại vật liệu) niêm yết xong mới phát lệnh cho đổ.
- Thứ năm: Theo dõi liên tục quá trình đổ bê tông.
- Thứ sáu: Tổng hợp số liệu ngay sau khi kết thúc đợt đổ bê tông .

Lưu ý : Các công việc trên chỉ làm việc với kỹ thuật B không làm trực tiếp với công nhân.
 
Trong Thực Tế Luôn đang Tồn Tại 1 Vấn đề Gây Nhức Nhối:
1. Các đơn Vị Thi Công Vì Lợi Nhuận Mà Luôn Có "mưu Mô Chước Quỷ" để thu lợi cao nhất cho mình.
2. Các Giám Sát Viên Vì Tư Hữu Mà Luôn Có "mưu Mô Chước Quỷ" để Moi Tiền Nhà Thầu.
Giữa 2 "đối Tác Này" Lúc Là "bạn" Nhưng Lúc Lại Là "thù". Họ luôn có "72 phép thần thông biến hóa" để trị lẫn nhau.
Bạn Nào Có Kinh Nghiệm Thực Tế Hãy đưa Các Tình Huống Lên để Các Lớp Sau Học Hỏi Nhằm Tránh Trường Hợp "thằng đó Biết Gì Kinh Nghiệm, Tao Qua Mặt Dễ Như Chơi".

Chào cả nhà, mình đã được xem tất cả các ý kiến đóng góp rất hay trong đề tài này và đã rút ra được nhiều kinh nghiệm. Nhưng đây cũng là đề tài muôn thuở nếu như các tổ chức, các nhân tham gia hoạt động xây dựng từ chủ đầu tư, nhà thầu thi công, nhà thầu tư vấn cho đến các cấp quản lý của chính quyền không làm đúng hoặc cố tình không làm đúng chức năng nghiệp vụ và các quy định của pháp luật. Nếu giả dụ như bạn là một TVGS có kinh nghiệm thực tế, am hiểu rõ pháp luật, rõ các quy trình giám sát, vững chuyên môn thì có nhà thầu nào qua mặt được trừ khi bạn nhắm mắt làm ngơ, thông đồng hoặc vô trách nhiệm đến lúc không kiểm soát được các nguy cơ có thể xảy ra (như vụ hàng loạt các trường học bị sụp đổ do động đất ở TQ vừa qua trong khi các nhà kế cận không bị thiệt hại...)... vậy nên để NĐ209 và 49 mới đây phát huy triệt để thì vẫn cần kêu gọi chữ TÂM của người TVGS. Tham gia đôi chút vậy. Chúc Ngôi nhà xây dựng ngày càng lớn mạnh hơn.
 
2. Giả sử nhà thầu mời TVGS đến nghiệm thu phần đổ bê tông móng nhưng vì một lý do nào đó không thể đến được. Đành để nhà thầu đổ BT mà không có mặt của TVGS, đến nơi thì bê tông đã được đổ xong. Làm thế nào để biết thép móng khi đổ BT không bị nhà thầu rút ra.[/quote]
Cái mà bạn hỏi thi chịu thôi, bình thường chẳng bao giờ như vậy vì một công trình không phải chỉ 1 người giám sát mà có cả 1 đoàn giám sát tuỳ theo quy mô công trình mà đoàn đó có bao nhiêu người. Hơn nữa, bên cạnh TVGS còn có kỹ thuật A nữa. Vã lại, công việc đổ BT là công việc quan trộng nhất trông thi công, nêu gặp 1 trường hợp nào đó mà không có ai cả thi theo mình là tạm dừng đổ BT. Hi hi...
Mình có 1 câu chuyện cùng chia sẽ cùng các bạn nè:
Trong thi công phần móng tại công trình của mình tại Đại Cồ Việt-Hà Nội (Mình là giám sát A). Trong việc thi công phần BT lót móng, sau khi nghiệm thu công việc đào đất móng và đã đo cốt cao độ của đáy móng và cho phép ĐVTC tiến hành đổ BT lót. Thế rồi, trước khi đổ BT lót, ĐVTC đã cho trạc vữa xuống dưới dày khoảng 70 mm và sau đó mới đổ BT lên trên dày 20-30 mm, còn phía gờ ngoài cùng của lớp lót thì không cho trạc vữa nên sau khi đổ xông chiều dày lớp lót vẫn đủ theo thiết kế. Còn việc giám sát của TVGS thì được nhà thầu bảo là "chỉ là lớp BT lót thôi, nó chỉ có tác dụng làm sạch chứ nó có tham gia chịu lục đâu" nên TVGS cho phép như vậy.
Xin hỏi anh em ai có cao kiến gì để xử lý?
 
Các bác cho em hỏi, hợp đồng cung cấp lắp đặt thiết bị tin học ( như server, tổng đài điện thoại...) ký với chủ đầu tư công trình ( vốn tư nhân ) mà công trình này đang xây dựng sắp hoàn thành có phải qua TVGS và các trình tự thủ tục như xây dựng không? Hay chỉ cần nhân viên IT của chủ đầu tư kiểm tra và xác nhận là được. Mình không phải là dân xây dựng nên xin anh em trong nghành xây dựng chỉ giáo. Bác nào có kinh nghiệm trong chuyện này vui lòng chỉ giáo dùm, xin đa tạ.
 
2. Giả sử nhà thầu mời TVGS đến nghiệm thu phần đổ bê tông móng nhưng vì một lý do nào đó không thể đến được. Đành để nhà thầu đổ BT mà không có mặt của TVGS, đến nơi thì bê tông đã được đổ xong. Làm thế nào để biết thép móng khi đổ BT không bị nhà thầu rút ra.
Có hai cách (1) và (2):
1) Tin tưởng vào nhà thầy làm đúng ( tất nhiên là xem cả biên bản nghiệm thu nội bộ).
2) Dùng máy bắn laser kiểm tra kết cấu BTCT. Chăc bây giờ các công trình lớn đều dùng thiết bị kiểm tra này.
3) Không thể bắt nhà thầu phá đi làm lại. Vì: Báo TVGS đến kiểm tra, nghiệm thu rồi. Không đến thì phải cử người khác.
Nếu như TVGS chưa đồng ý (kể cả không đến đựoc) cho đổ BT thì coi chừng phá ra là chuyện đương nhiên.
Theo các bạn nên chọn cách nào ?
 
Trong lĩnh vực xây dựng rất khó để giám sát có đúng nghĩa. Tuy nhiên ai mà chả có võ riêng của mình. Hài hòa chất lượng công trình và lợi nhuận của B thì hơi khó đấy các bác ạ
 
Trong lĩnh vực xây dựng rất khó để giám sát có đúng nghĩa. Tuy nhiên ai mà chả có võ riêng của mình. Hài hòa chất lượng công trình và lợi nhuận của B thì hơi khó đấy các bác ạ
=D>

Bác du_kick_xom có thấy trình độ giám sát của nhiều cán bộ giám sát là ... hơi bị yếu không? Nhưng lại luôn cho là mình giỏi.
Từ trước đến giờ, tôi chưa thấy một CBGS nào có trình độ ổn ổn cả. Đều xếp vào hạng.... thiếu muối.
Họ có biết là B phải đổ mồ hôi và nước mắt, công sức và của cải để thi công đâu. Tất nhiên là có nhiều B hơi.....!!!:cool:
 
những tình huống trên công trường ===> kinh nghiệm trong giám sát

mình lập chủ đề này ra mong mọi người cùng nhau đóng góp, cùng nhau bàn luận để nâng cao trình độ của mỗi người :x
 
Giả sử nhà thầu mời TVGS đến nghiệm thu phần đổ bê tông móng nhưng vì một lý do nào đó không thể đến được. Đành để nhà thầu đổ BT mà không có mặt của TVGS, đến nơi thì bê tông đã được đổ xong. Làm thế nào để biết thép móng khi đổ BT không bị nhà thầu rút ra.
Rất đơn giản mà bạn. Yêu cầu nhà thầu chụp ảnh lại bằng máy KTS, khoảng 10 ảnh là được, có diễn biến từ cuối, từ lúc đang buộc lưới thép dưới, lưới thành, lưới trên, quá trình đang đổ BT từ lúc bắt đầu đến khi được 1/2 khối lượng, 2/3 KL, xong cuối cùng. Bạn mở ảnh bằng máy tính rồi zoom to lên mà đếm thép thôi. chú ý dùng máy ảnh KTS có độ phân giải càng cao càng tốt, chụp toàn cảnh.
Đây là cách mình vẫn hay áp dụng, ai có ý kiến hay hơn thì phát biểu nhé.
Thân chào!
 
Last edited by a moderator:
các bác đừng nói thậm tệ thé chứ!!! chúng ta co luật pháp mà, có luật xây dụng ma!! có trách nhiệm hẳn hoi mà!!!!
sóng và làm việc theo pháp luật di, đừng nghỉ bi quan quá!!!!!1
 
2.
Mình có 1 câu chuyện cùng chia sẽ cùng các bạn nè:
Trong thi công phần móng tại công trình của mình tại Đại Cồ Việt-Hà Nội (Mình là giám sát A). Trong việc thi công phần BT lót móng, sau khi nghiệm thu công việc đào đất móng và đã đo cốt cao độ của đáy móng và cho phép ĐVTC tiến hành đổ BT lót. Thế rồi, trước khi đổ BT lót, ĐVTC đã cho trạc vữa xuống dưới dày khoảng 70 mm và sau đó mới đổ BT lên trên dày 20-30 mm, còn phía gờ ngoài cùng của lớp lót thì không cho trạc vữa nên sau khi đổ xông chiều dày lớp lót vẫn đủ theo thiết kế. Còn việc giám sát của TVGS thì được nhà thầu bảo là "chỉ là lớp BT lót thôi, nó chỉ có tác dụng làm sạch chứ nó có tham gia chịu lục đâu" nên TVGS cho phép như vậy.
Xin hỏi anh em ai có cao kiến gì để xử lý?


Câu chuyện này cũng tương tự như em gặp phải, em thì làm cái khác không phải bê tông lót nhưng em trả lời người ta là Bây giờ người ta đưa tiền để anh mua hộ cho người ta Mec mà anh lại mua cho người ra cái Camry rồi ah bảo là cái này là tốt lắm rồi, đành rằng camry cũng tốt lắm rồi, nhưng tiền tôi bỏ ra không phải mua nó, thế nhé. hì quan điểm của em là làm xây dựng thì lúc làm mẹ chồng, lúc làm nàng dâu thôi, nên là không nên khi làm mẹ chồng thì đì nàng dâu lòi cơm, kẻo lúc làm nàng dâu lại báo ứng, còn trong làm thật ngoài hiện trường thì nhiều tình huống sảy ra, nhiều lắm, không phải cái gì cũng chuẩn chỉ như viết trên văn bản được, bác nào làm thi công mà bảo là tao làm đúng như tiêu chuẩn việt nam, tao chả sợ gì cả, thế thì báo cháo, làm ăn bớt thì em không bàn, nhưng phải linh hoạt để đẩy nhanh tiến độ thi công, đấy chính là lãi đấy thôi. mà lãi đấy nó mới sướng.
Em cũng mới làm 3 năm mà lộn tùng phèo, 6 tháng ngồi nhà làm hồ sơ lúc mới ra trường, đi thi công và giám sát xen kẽ thời gian còn lại, toàn làm chân chạy lon ton, em thấy quan trong là các bên ngồi thống nhất với nhau, trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, ở đây không có chuyện xin cho, ban phát, mà là tạo điều kiện cho nhau hoàn thành công việc vì sản phẩm xây dựng cuối cùng chính là sản phẩm của cả đơn vị thi công và tư vấn giám sát. Muốn làm gì không như thiết kế phải báo trước để xem mức độ cụ thể thế nào, cùng nhau bàn tính xem lợi hại thế nào, có được hay không, còn không báo trước mà làm sai, xin mời lật lên làm lại, như trường hợp bác trên, với em thì chỉ có lật lên thôi à, không phải vì kỹ thuật hay vì kinh tế mà cái chính là thái độ làm việc thôi, em kinh nghiệm non kém, có gì mong các bác bỏ qua. chúc các bác thảo luận sôi nổi
 
Mình trong vai trò của 1 ĐVTC xin có vài lời góp ý kiến:
Câu chuyện giữa TVGS và ĐVTC là chủ đề muôn thuở trong bối cảnh %, phong bì luôn tồn tại trong ngành XD hiện nay.
- Bên A luôn luôn đòi hỏi phải có % back lại từ Nhà thầu (còn phải chạy dự án, chi phí này kia nữa chứ,...)
- Nhà thầu đi làm là phải có lợi nhuận mới có đồng lương cho CN,CBNV,phong bì:),...Muốn công việc trôi chảy, đạt tiến độ làm ăn có hiệu quả thì phải quan hệ tốt với anh TVGS chứ( TVGS mà lúc nào cũng bắt làm theo TCVN có mà chết nhé, đã thi công mà phải linh hoạt mà, như bạn gì đó nói" BT lót chỉ làm sạch thôi chứ có chịu lực đâu.." BT lót mà cứ bắt đong đủ cấp phối, đổ đúng TC thì lúc nào mới thi công xong).Quan hệ tốt thi thoảng phải mời bữa bia,đi đâu đó,phong bì nữa chứ...Tiền đó đâu ra không thể bỏ tiền túi mình ra rồi phải không, chưa kể anh GS nào cáo già còn cố tình, bày muôn ngàn kế vọc phong bì của NT nữa...những việc bé không phải lúc nào cũng báo cáo với Bên A thay TVGS được, thay xong thì ôi thôi chậm tiến độ, làm ăn mất hiệu quả, thôi đành sống chung với lũ vậy chứ sao.
- Anh TVGS thì có phải tiền của mình đâu, thời nay ai sống bằng mỗi lương. Phải tìm cách bắt lỗi NT cho nó biết lễ độ, cải thiện thêm thu nhập cho bản thân chứ. Thằng nào láo ta bắt cho nó chết phải xì phong bì ra, thằng nào lễ độ bày cách cho mà lấy, mỗi người chia 1 ít, tiền chùa mà.
Thực trạng ngành XDVN từ trên thượng tầng, ăn sâu vào trong cách nghĩ, cách làm của 1 đa số người. Bản thân mình ĐVTC cũng đành sống chung với lũ vậy, nhu cương xử lý tùy từng tình huống, tùy từng Chủ đầu tư, cũng phải vì bát cơm manh áo vậy. Hy vọng vào 1 tương lai tốt đẹp hơn cho ngành XDVN như tương lai màu hồng mà mình đã từng nghĩ, hy vọng lúc còn ngồi ghế nhà trường.:cool:
 
Last edited by a moderator:
Nói chung là tùy Nhà thầu và tùy tính chất công trình mà TVGS có thái độ phù hợp.
Nếu Nhà thầu thi công thật,biết vì thương hiệu thì nhàn quá,nhưng cũng có khi do họ buông lỏng quản lý để bên dưới bớt xén vật tư thì mình cũng phải sát sao hơn.
Tuy nhiên cũng cần tránh tình trạng làm kỹ thuật viên thay cho Nhà thầu mà người TVGS tìm cách làm cho họ thay đổi tư duy,tư vấn về mọi mặt tâm lý, chính trị,xã hội..
Có nhiều Nhà thầu là sân sau của nhiều Sếp to và rất to,họ lại ko biết điều mà cứ cố tình làm ẩu thì lại càng phải khéo léo,vừa được việc của mình vừa không bị trách là gây khó dễ, vòi vĩnh..
Tôi thấy bác Chaien nói cái này được đấy, bữa nay quan hệ làm ăn dây mơ rễ má nhiều lắm, đặc biệt là các dự án vốn Nhà nước. Trên lý thuyết thì TVGS có quyền tự quyết độc lập, song khi vào thực tế công việc mới thấy được là không phải vậy, đôi khi ta chỉ là một khâu nhỏ trong một hệ thống của sự thỏa thuận. Tuy nhiên để vẫn giữ được cái thế "ta vẫn là ta" thì cũng hơi khó và đòi hỏi phải có nghệ thuật cao đấy. Tôi nói thế này không biết bác Chaien có đồng ý không vì tôi đã giám sát một công trình gặp đúng y trường hợp bác nói. ĐVTC có sự chống lưng rất lớn nhưng chúng tôi đã giải quyết ổn thỏa và hoàn thành tốt đẹp mặc dù cũng có vài sự cố nho nhỏ. Lúc đầu tôi mới tiếp nhận công việc cũng bị nhà thầu làm phách lắm, họ ỷ vào các mối quan hệ của mình nên không coi tụi tôi vào mắt nhưng anh em TVGS đồng loạt chơi rất rắn đòn, dằn ngay từ đầu, có đỉnh chỉ nhỏ mấy lần cảnh cáo (tất nhiên là vì họ sai). Họ cũng ức, chơi trò bỏ phong bao cho một vài thành viên trong tổ TVGS để ly gián anh em, làm cho anh em không nhất trí. Nhưng cũng do quá trình mình tổ chức thông suốt quán triệt tư tưởng , quan điểm nội bộ cặn kẽ nên cuối cùng nhà thầu chơi không được đành chịu lép. Sau đó mình chơi bồi thêm vài đòn nữa cho họ biết vị trí của mình, cũng có lúc làm rùm beng lên, song nhờ anh em mình thống nhất quan điểm thành ra rồi đâu cũng vào đó, từ đó rồi thôi êm.
 
Last edited by a moderator:
lấy mẫu bê tông

"Có thể có những chuyện như bạn nói nhưng theo mình khi lấy mẫu bê tông luôn có xác nhận của TVGS (mình đã từng làm) theo hình thức "dán tem" ghi một số các nội dung cơ bản như: mác BT theo thiết kế, ngày giờ lấy mẫu, tên nhà thầu, TVGS ký xác nhận...
Theo quy định kỹ thuật cho công trình thì đến ngày ép mẫu TVGS cùng với nhà thầu tổ chức ép mẫu, các thông số được ghi chép đầy đủ nên có thể đánh giá về cơ bản chất lượng bê tông đã thi công."

Em thì thấy ai dán cứ dán . còn ai bóc "tem " đổ lại mẫu cứ đổ :D. cái tem đó không thể nói lên thực chất lượng được .
Các bác cho em hỏi luôn là khi ta lấy các mẫu về vật liệu : cát đá sắt xi đất ...thực tế ở CT để thí nghiệm thì có văn bản hướng dẫn nào hay 1 cái gì để đảm bảo chính xác đây là mẫu mình mang thí nghiệm . em xin cảm ơn
 
:cool:Ơ hay! Anh em xây dựng nhà mình cả sao lại bêu xấu nhau thế này. "Anh có cơm thì cho em xin bát cháo chứ" :)) :))
Các bác đã đọc chuyện này chưa nhỉ?
Có một công trình đấu thầu rộng rãi ở NewYork. Sau khi xem xét hiện trường xong, nghiên cứu hồ sơ mời thầu đến buổi họp thương thảo.
Nhà thầu Cali bảo:
- Tôi bỏ thầu $800
Nhà thầu Texas bảo:
- Tôi bỏ thầu $650
Nhà thầu NewYork nói nhỏ với A:
- Tôi bỏ thầu $ 2650
A "phát hoảng" :
- Anh đã nghiên cứu hồ sơ sao lại bỏ thầu với giá đó?
Nhà thầu NewYork "thì thầm":
- $1000 cho anh, $1000 cho tôi và $650 để thuê thằng cha Texas làm toàn bộ

:)):)):)):))Hic. Thế là nó quên mất anh TVGS rùi
(em không nhớ kỹ lắm vì đọc lâu rồi - nhưng đại thể nôm na nó là như thế)
Vậy kết quả ra sao ạ????

Nói chung, không phải TVGS nào cũng xấu, không phải TVGS nào cũng kém và không phải nhà thầu nào cũng "chịu chơi, chịu chi" cả. Nhưng nghề nào cũng có lệ của nó mà "phép vua thua lệ làng" mà. Cứ "sống chung với lũ" đi các bác ạ.:D
Em thấy các bác cứ ca ngợi bọn nước ngoài chứ vừa rồi thằng bạn em (làm ở công ty nước ngoài hẳn hoi) đang nhờ em liên hệ giùm một LAB quen đó thui. Ngoại nội giờ thật giả khó phân minh lắm ạ
Hên xui thôi
 
- Tôi là Vũ Đức Hạnh sinh năm 1959, công tác tại UBND xã Tân Thành- Kim Sơn - Ninh Bình là cán bộ Tài chính - Ngân sách, do vậy các công trình đầu tư và phát triển của địa phương, như đường, trường, trạm và công trình phúc lợi khác, hàng năm được xây dựng. Ở cấp xã kinh nghiệm công tác có hàng chục năm, nhưng hạn chế về chuyên ngành, công việc đặt lên vai với tình hình hiện nay nhiều. Phải giám sát XD, lập hồ sơ thanh toán, thẩm tra giá trị quyết toán. Khi có chương trình này tôi được các anh, chị em có năng lực, kiến thức để tôi tham khảo, sử dụng tài liệu, tôi rất chân thành cảm ơn các bạn. Xín chúc các bạn có sức khoẻ tốt để phục vụ xã hội tốt hơn.
 
- Tôi là Vũ Đức Hạnh cán bộ Tài chính - Ngân sách UBND xã Tân Thành - Kim sơn - ninh Bình, xin hỏi chương trình. Dự toán G8 có giá trị 1 triệu đồng; nếu liên hệ đăng ký mua để sử dụng thì liên hệ trực tiếp với ai?
Cho tôi xin số ĐT, để tôi hỏi trực tiếp.
 
Chác các bạn. Tôi làm bên nhà thầu từ lúc ra trường. Vấn đề nhạy cảm giữa TVGS và nhà thầu tôi xin phép có ý kiến như sau:.
1. Trong một số trường hợp TVGS lỏng lẻo trong khâu quản lý chất lượng:
- Hệ số an toàn trong công trình cao quá (cái này do mấy Bác thiết kế)
- Công tác xây dựng thiếu sự quan tâm sát sao của CĐT nên nhà thầu với TV "lâu ngày thành anh em" là điều khó tránh khỏi.
- Và còn nhiều lý do lắm chắc các bạn đã biết nên không tiện nói ở đây
2. Trường hợp sau đảm bảo 98% là TVGS nghiêm túc:
- CĐT "chơi" khá thân với nhà thầu
- Các công trình trọng điểm (cái này mà vớ vẩn là "chết" à nghe - ai mà lại không sợ
- Công trình đầu tiên ở VN hoặc đầu tiên đối với Mr TVGS. (He he cái này mình đã gặp - Từ CĐT, BQL, TVGS ai ai cũng làm việc nghiêm túc theo luật cả vì chưa biết khả năng xảy ra trong tương lai thế nào. Trường hợp này Mr Thiết kế là khổ nhất. TL thì đọc ở nước ngoài và thay đổi có tý xíu thiết kế thì các ban bệ phải "mời" bằng MR này vào để mà còn ký Biên bản he he)
Trên đây là ý kiến các nhân của mình.
Mình rất muốn góp ý để cho Giaxaydung nói riêng và Nghành XD việt nam nói chung ngày các tốt đẹp và phát triển có Bài bản, đạt TCVN (^_^)
 
Tất cả đều là chuyện nhỏ.???. Dại gì làm lớn chuyện với B, tốt nhất là bắt tay nhau cùng làm việc miễn sao công trình hoàn thành đúng tiến độ, B hoàn thành hợp đồng mình cũng hoàn thành, nếu làm lớn không khéo ông B nói nhỏ với chủ đầu tư thanh lý hợp đồng mình luôn thì hui.
 
Back
Top