Bài mở đầu về Kinh tế đầu tư

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.650
Điểm tích cực
6.776
Điểm thành tích
113
Bài viết này chưa hoàn thiện, chưa kịp trình bày sơ đồ dòng tiền và tính giá trị NPV, nhưng TA bận quá đợi đến khi hoàn thiện không biết lúc nào, cứ đưa lên nhờ ai đó giúp TA hoàn thiện. Bài viết trình bày trên quan điểm của beginer và vui để học, đề nghị các cao thủ thảo luận và chỉ bảo thêm nhé.​

BGDADT01.jpg

BHDADT02.jpg

TA chỉ mong rằng qua bài viết nho nhỏ này chúng ta có một cái nhìn tổng quan về một dự án đầu tư - tìm được cầu của thị trường - dự kiến bỏ tiền vốn -> tính và đánh giá hiệu quả -> được thì đầu tư.
Dự án đầu tư có xây dựng công trình phục vụ mục tiêu gì đó (nhà máy sản xuất công nghiệp, nhà làm việc & văn phòng cho thuê, đầu tư xây dựng một cây cầu hay con đường) thì việc xác định các thông số, tính toán, bảng biểu sẽ phức tạp hơn nhiều. Nhưng nắm được tổng quan, đường lối sẽ rõ ràng, mọi việc sẽ trong tầm tay. Do thời gian có hạn, còn nhiều sai sót, mong nhận được sự góp ý.​
 
Last edited by a moderator:
Rất vui về mục đích và nội dung của bài viết. Tuy nhiên trong việc lập hoặc phân tích dự án đầu tư của các lĩnh vực, theo tôi khó nhất vẫn là phải có được chính xác và đầy đủ các thông số đầu vào của dự án. Do đó, để đáp ứng nhu cầu trên, đã xuất hiện một số ít các doanh nghiệp ra đời chỉ nhằm mục đích thu thập, thống kê các số liệu cho 1 vài lĩnh vực nào đó thôi để bán số liệu. Tất nhiên, giá bán cũng rất đắt hoặc rất rẻ phụ thuộc vào độ tin cậy của số liệu đó.
 
Last edited by a moderator:
Rất vui về mục đích và nội dung của bài viết. Tuy nhiên trong việc lập hoặc phân tích dự án đầu tư của các lĩnh vực, theo tôi khó nhất vẫn là phải có được chính xác và đầy đủ các thông số đầu vào của dự án. Đây là cái rất khó vì chúng ta thiếu số liệu thống kê hoặc nếu có thì lạc hậu, lỗi thời hay là không chính xác.
Chúng ta không thiếu phương pháp, không thiếu chuyên gia giỏi nhưng không có ai đứng ra làm việc thu thập số liệu đầu vào :D hình như việc này là của Công nhân :beat:
 
Rất vui về mục đích và nội dung của bài viết. Tuy nhiên trong việc lập hoặc phân tích dự án đầu tư của các lĩnh vực, theo tôi khó nhất vẫn là phải có được chính xác và đầy đủ các thông số đầu vào của dự án. Đây là cái rất khó vì chúng ta thiếu số liệu thống kê hoặc nếu có thì lạc hậu, lỗi thời hay là không chính xác.

Việc có các số liệu chính xác phụ thuộc vào khả năng đánh giá của những thành viên lập dự án. Có rất nhiều dự án, khi ở lập báo cáo sơ bộ thì Tổng mức đầu tư chỉ vài ba chục tỉ đồng. Tuy nhiên, khi đã được đồng ý cho phép lập báo cáo chi tiết thì nó sát với thực tế hơn, con số Tổng mức đầu tư này có thể lên đến 100, hoặc 200 tỷ là điều không tránh khỏi. Ở đây, không chỉ là do có các kết quả tính toán sát với thực tế hơn mà nó còn có thể do các thay đổi hình thức đầu tư ( từ nhà văn phòng 5 tầng, có thể xin thay đổi thành cao ốc văn phòng cho thuê, căn hộ cho thuê cao cấp...). Vì vậy, buộc chúng ta phải có cái nhìn thực tế hơn chứ không hoàn toàn dựa vào các con số tham khảo được. Mong được các bạn góp ý thêm. Thân chào!!!
 
Đúng như các bạn nói. Trong bài viết tôi có đề cập đoạn: "người đó phải đi điều tra khảo sát thị trường, chợ đầu mối (đầu vào của sản phẩm) và chợ bán lẻ (đầu ra của sản phẩm)". Phải tìm mọi cách điều tra, khảo sát từ thực tế, từ thị trường, tìm kiếm trên mạng, mua thông tin, số liệu... khó có thể ngồi một chỗ mà có các số liệu đó (ngoại trừ ma hoặc bịa ra số liệu hoặc sử dụng số liệu cổ lỗ).

Cũng xin lưu ý một vấn đề, việc xác định TMĐT xin xem bài viết bên lớp dự toán của Phú Bình nhé.
 
Last edited by a moderator:
Lớp học rất kịp thời và rất hay! Thế Anh đi đúng bài rồi đấy: bắt đầu từ đơn giản sau tiến dần đến phức tạp. Chúc mừng TA và chúc lớp thành công!
 
Xin có ý kiến

Chào các anh chị và các bạn,

Theo mình cái tiêu đề của Lớp học chưa chính xác lắm. Mình nghĩ có thể sửa lại là Lớp học "Phân tích và lập dự án đầu tư" và sau đó có các chuyên đề, modul nhỏ như là "Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư".

Hơn nữa nếu nói là kinh tế đầu tư thì cũng chưa thật chuẩn, ở đây khi nghiên cứu, phân tích hay đánh giá, chúng ta chỉ xem xét trên góc độ chủ đầu tư là chính. Thành ra không nên dùng từ kinh tế, trừ trường hợp xem xét trên góc độ nền kinh tế.

Mình nghĩ nên tập trung vào một số khía cạnh mà mọi người hay gặp phải khi làm việc, sau đó mới lan rộng ra cả một lĩnh vực, một ngành.

Thân.
 
Cảm ơn bạn đã góp ý, TA sẽ suy nghĩ thêm về vấn đề này.
Nhưng TA nghĩ, khi xuất hiện ý tưởng cần phải lập dự án, sau đó sẽ đánh giá xem dự án liệu có khả thi (khả thi về mặt kỹ thuật, có hiệu quả, đáng giá hay không?) và đánh giá dự án trên nhiều mặt nữa (môi trường, sự phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế địa phương, đất nước...). Trong quá trình đánh giá mới xảy ra hoạt động phân tích. Phân tích tài chính kinh tế, phân tích lợi ích về mặt xã hội chỉ là các mảng nhỏ trong đánh giá dự án đầu tư.
Không biết các trường khác thế nào ? còn ở khoa KTXD của trường ĐHXD vấn đề này được dạy ở môn Kinh tế đầu tư. TA đang cố gắng sử dụng cơ sở khoa học của môn học, với các bài tập thực hành nho nhỏ và những vấn đề đã va khi giúp một số Chủ đầu tư lập và đánh giá dự án thực tế để thảo luận cùng mọi người.
Kiến thức là có hạn, va chạm cũng ít. Mong muốn được học hỏi thêm, nên TA lại "dùng mưu": Cách tốt nhất để học là dạy người khác.
 
Last edited by a moderator:
Mình trao đổi thêm với Thế Anh một chút về vấn đề này.

Nhưng TA nghĩ, khi xuất hiện ý tưởng cần phải lập dự án, sau đó sẽ đánh giá xem dự án liệu có khả thi (khả thi về mặt kỹ thuật, có hiệu quả, đáng giá hay không?) và đánh giá dự án trên nhiều mặt nữa (môi trường, sự phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế địa phương, đất nước...). Trong quá trình đánh giá mới xảy ra hoạt động phân tích. Phân tích tài chính kinh tế, phân tích lợi ích về mặt xã hội chỉ là các mảng nhỏ trong đánh giá dự án đầu tư.

Ý kiến của Thế Anh khá chính xác. Tuy nhiên mình nghĩ cái mà mọi người quan tâm chính là phân tính, đánh giá tài chính các dự án đầu tư. Còn đánh giá dự án chỉ là một bước trong quá trình phân tích và lập cũng như phê duyệt thẩm định dự án.

Nếu mọi người muốn nghiên cứu về đánh giá dự án nói chung thì theo mình cần trình bày nội dung khác.
 
Em đã được biết về môn này thông qua môn KTXD ở trường, cũng biết ít nhiều về vấn đề này, như phân tích hiệu quả đầu tư,... Đây có thể sẽ là chuyên mục thú vị đấy, mọi người cùng tham gia nhé.
 
Chào TA, Trong bài viết của bạn có nhắc đến công thức của UNIDO
Mình nhớ trước đây UNIDO có ra một bộ CD về Phân tích Dự án Đầu tư

Nếu Bạn có hoặc thấy có chỗ nào bán thì cho mình xin với. Cảm ơn nhiều
 
Mình học kinh tế thủy lợi. Khi học ở trường thì có môn kinh tế đầu tư, kinh tế thủy lợi, kinh tế thủy nông/ Và 1 số giáo trình khác nữa có liên quan tới kinh tế đầu tư.Tuy nhiên hiện nay khoa cải cách liên tục và có cho ra thêm 1 số giáo trình nữa. file thì hiện tại mình không có, chỉ có giáo trình = sách. Các bạn có thể tìm giáo trình trong hiệu sách hoặc tới cổng trường DH Thủy lợi.
 
Đấy là TA gọi công thức đó là "Công thức UNIDO"
Thực ra đây là công thức chung tính NPV:
Trong đó;
- V : là giá trị vốn đầu tư, nếu đầu tư trong nhiều năm thì còn phải tách vốn đầu tư từng năm, để khi quy về cho đúng hiện giá (hoặc giá tương lai).
- B: Benefit (lợi ích thu được)
- C: Cost (chi phí bỏ ra)
- t: thời gian (năm thứ t)
- SV: Salvage value (giá trị còn lại sau đời dự án)

Đây là công thức để hiểu bản chất thôi
Còn bây giờ trong Excel tính vèo cái xong, khỏi cần nhớ công thức :)
 
Last edited by a moderator:
Bài viết này rất chi là nghèo nàn. Nếu rảnh mình sẽ mở 1 lớp về lập & phân tích dự án đầu tư!@@
 
Hoan nghênh bạn Maximus mở lớp. Bạn cố gắng tranh thủ ngày nghỉ soạn và mở lớp luôn cho mọi người học hỏi nhé. Thanks.
 
Em cũng tìm thấy cái file excel tính NPV rồi, đúng là vèo 1 cái :))

Cần gì file riêng, file nào chẳng dùng được. Bạn cứ lập ra một dòng tiền dự kiến:

Năm 0: ????$
Năm 1: ????$
Năm 2: ????$
Năm ...: ????$
Tiền ra thì ghi dấu âm
Tiền vào thì ghi dấu dương
Chọn tỷ lệ chiết khấu r.
Xong dùng hàm NPV tính vù cái xong

Tuy nhiên, đi sâu 1 chút thì hơi rắc rối ở chỗ phải xác định được tỷ lệ chiết khấu (r)
Chúng ta thường lấy r=10% cho "đại tiện" .
Chứ thực ra tính đúng r = WACC = weighted average cost of capital thì cũng rắc rối lắm. (cũng có lý do là vì ta chưa xác định được cơ cấu tài chính, nên chưa xác định được WACC)
 
Ừm! theo minh` ngoài dòng thu dòng chi , tính IRR , NPV , B.E.P... Phải tính đến các Yếu Tố trượt giá do lạm phát nữa... Ví dụ như tính lạm phát 6 % 1 năm chẳng hạn!@_-
 
Tuy nhiên, đi sâu 1 chút thì hơi rắc rối ở chỗ phải xác định được tỷ lệ chiết khấu (r)
Chúng ta thường lấy r=10% cho "đại tiện" .
Chứ thực ra tính đúng r = WACC = weighted average cost of capital thì cũng rắc rối lắm. )

Cơ cấu tài chính tùy thuộc vào loại Vốn được sử dụng nữa: Vốn Ngân Sách và Vốn BOT là có khác nhau khi ta lấy i ( tỷ suất chiết khấu)
 
Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Chỉ huy trưởng công trường
Kích để xem giới thiệu phần mềm thanh quyết toán
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD
Giới thiệu phần mềm Dự toán GXD dùng là thích, kích là sướng

Các bài viết mới

Back
Top