Thế nào là "xác định giá dự toán công trình" trong Thẩm tra dự toán công trình

  • Khởi xướng Khởi xướng KhongAn
  • Ngày gửi Ngày gửi
  • Tags Tags
    Không có
K

KhongAn

Guest
Khoản c) điều 10 Nghị định 99 có nêu một nội dung của việc Tư vấn thẩm tra dự toán công trình là:

"c) Xác định giá trị dự toán công trình."
có nghĩa thế nào vậy ?

Nghĩa là Tư vấn thẩm tra phải tính toán đơn giá chi tiết để đưa ra được tổng dự toán của công trình hay hạng mục công trình đó có đúng không ạ ?
Vậy thì khác gì Tư vấn lập dự toán công trình
 
Khoản c) điều 10 Nghị định 99 có nêu một nội dung của việc Tư vấn thẩm tra dự toán công trình là:

"c) Xác định giá trị dự toán công trình."
có nghĩa thế nào vậy ?

Nghĩa là Tư vấn thẩm tra phải tính toán đơn giá chi tiết để đưa ra được tổng dự toán của công trình hay hạng mục công trình đó có đúng không ạ ?
Vậy thì khác gì Tư vấn lập dự toán công trình
Bạn thân mến, theo tôi bạn đang hiểu sai một vấn để, đó là sự nhầm lẫn giữa quy trình và thủ tuc.
Việc bạn thuê 1 tổ chức có tư cách lập dự toán công trình thì cơ quan tư vấn có nhiệm vụ tính toán A- Z loại vật liệu và áp đơn giá cũng như các chi phí để ra Tổng dự toán, sau khi lập xong đưa cho bạn và có 02 vấn đề cần được làm rõ như sau:
1. Lập dự toán như vậy đã đúng, đủ và chuẩn xác chưa.
2. Khi chưa biết lập dự toán đó có độ tin cậy như hế nào mà ký vào thì nguy tọ
Để giải quyết vấn đề này thì luật đã quy định phải có bộ phận có thẩm quyền kiểm tra ( thẩm tra) việc lập dự toán ( ông nào ký thì bộ phận này do ông ký thành lập hay nói cách khác là bộ phận của ông ký)
Nhiệm vụ của thẩm tra là xem xét tính đúng đắn của lập dự toán và từ cơ sở đó, cái gì chấp nhận cái gì không chấp nhận để thêm bớt và đưa ra số liệu cụ thể để ông ký yên tâm ký

Đây cũng là một trình tự trong quá trình thực hiện dự án, song trước khi phê duyệt tổng dự toán thì phải có thủ tục thẩm định việc lập dự toán,
Chúc bạn thành công trong công viêc.
 
Last edited by a moderator:
Cám ơn bác, Em hoàn toàn hiểu các ý bác nêu.


Nhưng ý em muốn hỏi là trong Báo cáo kết quả thẩm tra phần dự toán cần nêu con số như thế nào:
a) có Tư vấn thẩm tra em thấy đóng kèm 1 bảng tính toán rất chi tiết các phần- như một dự toán thực sự

b) có đơn vị chỉ nêu con số tổng giá trị dự toán cuối cùng - còn chi tiết dự toán được hiểu là xem ở hồ sơ Dự toán của Thiết kế đã sửa sau thẩm tra có đóng dấu thẩm tra các trang.
 
Cám ơn bác, Em hoàn toàn hiểu các ý bác nêu.


Nhưng ý em muốn hỏi là trong Báo cáo kết quả thẩm tra phần dự toán cần nêu con số như thế nào:
a) có Tư vấn thẩm tra em thấy đóng kèm 1 bảng tính toán rất chi tiết các phần- như một dự toán thực sự

b) có đơn vị chỉ nêu con số tổng giá trị dự toán cuối cùng - còn chi tiết dự toán được hiểu là xem ở hồ sơ Dự toán của Thiết kế đã sửa sau thẩm tra có đóng dấu thẩm tra các trang.

Đó chỉ là cách thức thể hiện thôi: Có đơn vị thì ra bản dự toán hoàn toàn mới hiệu chỉnh những sai lệch về khối lượng, đơn giá, giá vật tư, các khoản chi phí khác của dự toán thiết kế. Có đơn vị thì dữ nguyên dự toán thiết kế chỉ hiệu chỉnh lại những sai lệch ra dự toán nguyên phần sai lệch đó thôi. Đây chỉ là cách thể hiện, mục đích vẫn là xác định một dự toán chính xác cho công trình.
 
Last edited by a moderator:
Đúng chỉ là cách thể hiện thôi, nhưng mà có khác nhau đấy. Cách của bác cộng với cách của em đưa ra vậy là có 3 cách.

Vấn đề là các cách khác nhau thì công sức bỏ ra khác nhau. Cách của bác tương tự lập Dự toán điều chỉnh bổ sung :)
 
Cái đích cuối cùng cũng là để Chủ đầu tư ra quyết định phê duyệt thì chỉ cần câu: Giá trị ự toán công trình trước VAT là ....Chia thành các mục gồm: .... giá trị VAT là ...

Còn hồ sơ nào để làm thanh quyết toán, hoặc điều chỉnh sau này nếu có. Vẫn là hồ sơ của Tư vấn thiết kế thôi đúng không ạ. Vậy hồ sơ Thẩm tra dự toán cũng chẳng dùng làm gì nữa.
 
Khoản c) điều 10 Nghị định 99 có nêu một nội dung của việc Tư vấn thẩm tra dự toán công trình là:
"c) Xác định giá trị dự toán công trình."
có nghĩa thế nào vậy ?

Nghĩa là Tư vấn thẩm tra phải tính toán đơn giá chi tiết để đưa ra được tổng dự toán của công trình hay hạng mục công trình đó có đúng không ạ ?
Vậy thì khác gì Tư vấn lập dự toán công trình

Theo tôi hiểu, các yếu tố hình thành giá trị dự toán công trình chủ yếu gồm: Khối lượng, định mức, đơn giá và các văn bản hướng dẫn hiện hành của nhà nước và của địa phương.
Việc thẩm tra cũng chủ yếu kiểm tra các yếu tố đó, khi thẩm tra mà đơn vị thẩm tra nhận thấy có sự không phù hợp thì hiệu chỉnh (nhưng phải nêu rõ trong báo cáo thẩm định) và sau khi hiệu chỉnh và chạy lại dự toán để xác định giá trị dự toán công trình thẩm tra.
Việc chạy lại dự toán để xác định giá trị dự toán công trình theo các hiệu chỉnh thẩm tra chính là xác định lại giá trị dự toán công trình.
Chúc bạn thành công.
 

Việc chạy lại dự toán để xác định giá trị dự toán công trình theo các hiệu chỉnh thẩm tra chính là xác định lại giá trị dự toán công trình.
Vấn đề là ai tính lại. Đơn giản thì yêu cầu Tư vấn thiết kế tính lại, sau đó Tư vấn thẩm tra xem, nếu thấy đúng rồi, đóng dấu thẩm tra lên đó, chứ không cần lập một dự toán riêng của Tư vấn thẩm tra ?
 
Vấn đề là ai tính lại. Đơn giản thì yêu cầu Tư vấn thiết kế tính lại, sau đó Tư vấn thẩm tra xem, nếu thấy đúng rồi, đóng dấu thẩm tra lên đó, chứ không cần lập một dự toán riêng của Tư vấn thẩm tra ?[/quote
Trong báo cáo thẩm tra bao giờ cũng có cột giá trị đề nghị thẩm tra và giá trị thẩm tra. Nếu đơn vị thẩm tra không xác định giá trị dự toán công trình theo các hiệu chỉnh trong quá trình thẩm tra thì lấy đâu ra giá trị thẩm tra?
 
vietdungkt1 nói:
Trong báo cáo thẩm tra bao giờ cũng có cột giá trị đề nghị thẩm tra và giá trị thẩm tra. Nếu đơn vị thẩm tra không xác định giá trị dự toán công trình theo các hiệu chỉnh trong quá trình thẩm tra thì lấy đâu ra giá trị thẩm tra?

Đương nhiên là Tư vấn thẩm tra phải xác định giá trị dự toán công trình sau thẩm tra, nhưng có 2 cách: hoặc yêu cầu đơn vị Tư vấn thiết kế sửa lại cho đúng thì thôi, sau đó đóng dấu thẩm tra lên đó. (theo em cách này là hợp lý nhất), trong báo cáo thẩm tra chỉ nêu con số tổng cộng cuối cùng mà không có diễn giải chi tiết.

Cách 2: theo em chỉ áp dụng trong trường hợp Tư vấn thiết kế không chịu sửa theo ý thẩm tra thì Tư vấn thẩm tra phải tự làm rồi báo cáo Chủ đầu tư.
 
Đương nhiên là Tư vấn thẩm tra phải xác định giá trị dự toán công trình sau thẩm tra, nhưng có 2 cách: hoặc yêu cầu đơn vị Tư vấn thiết kế sửa lại cho đúng thì thôi, sau đó đóng dấu thẩm tra lên đó. (theo em cách này là hợp lý nhất), trong báo cáo thẩm tra chỉ nêu con số tổng cộng cuối cùng mà không có diễn giải chi tiết.
Cách 2: theo em chỉ áp dụng trong trường hợp Tư vấn thiết kế không chịu sửa theo ý thẩm tra thì Tư vấn thẩm tra phải tự làm rồi báo cáo Chủ đầu tư.

Về nguyên tắc, đơn vị thẩm tra là làm việc độc lập, chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả tư vấn, có mối quan hệ với Chủ đầu tư qua hợp đồng và không có mối quan hệ nào với nhà thầu tư vấn thiết kế nên không thể và không có quyền bắt nhà thầu tư vấn thiết kế chỉnh sửa theo ý mình được. Mọi ý kiến tư vấn của đơn vị thẩm tra đều được thể hiện ở Báo cáo kết quả thẩm tra, qua đó Chủ đầu tư có thể yêu cầu nhà thầu tư vấn giải trình và chỉnh sửa hoặc lấy kết quả thẩm tra làm cơ sở để phê duyệt.
 

Về nguyên tắc, đơn vị thẩm tra là làm việc độc lập, chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả tư vấn, có mối quan hệ với Chủ đầu tư qua hợp đồng và không có mối quan hệ nào với nhà thầu tư vấn thiết kế nên không thể và không có quyền bắt nhà thầu tư vấn thiết kế chỉnh sửa theo ý mình được. Mọi ý kiến tư vấn của đơn vị thẩm tra đều được thể hiện ở Báo cáo kết quả thẩm tra, qua đó Chủ đầu tư có thể yêu cầu nhà thầu tư vấn giải trình và chỉnh sửa hoặc lấy kết quả thẩm tra làm cơ sở để phê duyệt.
Vấn đề là nếu Tư vấn thiết kế không đồng ý với toàn bộ ý kiến thẩm tra thì sao. Chắc gì thẩm tra đã đúng 100%.
Thực tế (không ai cấm cả) Tư vấn thiết kế và Tư vấn thẩm tra có thể làm việc cùng nhau, không vấn đề gì. Em thấy nhiều khi Tư vấn thẩm tra làm sao hiểu bằng Tư vấn thiết kế được, như vậy khi đó Chủ đầu tư sẽ phải mixed của cả 2 thì khó quá.
Em gặp nhiều trường hợp do Tư vấn thẩm tra sai mà làm cho Chủ đầu tư duyệt sai làm ảnh hưởng đến Tư vấn thiết kế - lúc đó chẳng dám kêu ai. Chắc phạt thẩm tra :) bác gặp trường hợp nào như thế chưa.
 
Last edited by a moderator:
Còn vì Chủ đầu tư đã ko có năng lực mới phải thuê Thẩm tra nên nói Chủ đầu tư yêu cầu Thiết kế giải trình thì cũng khó. Thiết kế có cái lý của họ. Nên em mới nói Tư vấn thẩm tra và Tư vấn thiết kế vẫn có mối quan hệ với nhau không vi phạm gì cả. Mà trong nhiều trường hợp nếu quan hệ tốt thì giải quyết được việc cho Chủ đầu tư - không ngại gì vấn đề ko khách quan ở đây cả. Mục đích cũng chỉ là giúp cho Chủ đầu tư kết quả đúng đắn nhất mà thôi, còn trách nhiệm các bên với công trình đã có Luật và Hợp đồng giữa các bên rồi.

@vietdungkt1: con dấu thẩm tra bác đóng vào đâu: hồ sơ dự toán của Tư vấn thiết kế trước hay sau khi sửa có tham khảo ý thẩm tra.
 
Last edited by a moderator:
Vấn đề là nếu Tư vấn thiết kế không đồng ý với toàn bộ ý kiến thẩm tra thì sao. Chắc gì thẩm tra đã đúng 100%.
Thực tế (không ai cấm cả) Tư vấn thiết kế và Tư vấn thẩm tra có thể làm việc cùng nhau, không vấn đề gì. Em thấy nhiều khi Tư vấn thẩm tra làm sao hiểu bằng Tư vấn thiết kế được, như vậy khi đó Chủ đầu tư sẽ phải mixed của cả 2 thì khó quá.
Em gặp nhiều trường hợp do Tư vấn thẩm tra sai mà làm cho Chủ đầu tư duyệt sai làm ảnh hưởng đến Tư vấn thiết kế - lúc đó chẳng dám kêu ai. Chắc phạt thẩm tra :) bác gặp trường hợp nào như thế chưa.

Mỗi đơn vị tư vấn đều có quyền bảo lưu ý kiến tư vấn của mình và họ chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước chủ đầu tư về những ý kiến tư vấn đó. Việc so sánh năng lực của đơn vị thẩm tra với đơn vị thiết kế thì không thể kết luận được vì nếu bạn lấy một công ty lớn để so với một công ty bé thì sự so sánh đó không tương xứng, vấn đề là Chủ đầu tư cần phải lựa chọn đơn vị có đủ năng lực đáp ứng với quy mô, tính chất của từng gói thầu.
 

Mỗi đơn vị tư vấn đều có quyền bảo lưu ý kiến tư vấn của mình và họ chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước chủ đầu tư về những ý kiến tư vấn đó.
Tóm lại Chủ đầu tư theo ai nếu có ý kiến khác nhau ?:(( Chắc theo Tư vấn thẩm tra, thế sau này kiểm toán, thanh quyết toán theo hồ sơ dự toán nào :-w
 
Tóm lại Chủ đầu tư theo ai nếu có ý kiến khác nhau ?:(( Chắc theo Tư vấn thẩm tra, thế sau này kiểm toán, thanh quyết toán theo hồ sơ dự toán nào :-w

Nếu bạn là chủ đầu tư thì bạn theo ai?. Bạn sẽ phải theo người nào có lý giải đúng đắn nhất, có cách tính chính xác và hợp lý nhất. Trong trường hợp như bạn đưa ra theo tôi Chủ đầu tư chỉ cần mời hai bên đến ngồi cùng nhau trước sự chứng kiến của chủ đầu tư là có thể giải quyết được vấn đề ai đúng ai sai, chẳng có gì là phúc tạp, ai sai ai đúng là biết ngay. Bên tôi thẩm tra rất nhiều, cũng có rất nhiều đơn vị thiết kế kêu là thẩm tra sai và chúng tôi đề nghị chủ đầu tư tổ chức hội nghị có mặt cả hai bên trước sự chứng kiến của chủ đầu tư, lúc gặp rồi họ mới tâm phục khẩu phục. Bạn cũng nên làm như vậy.
Còn việc kiểm toán, quyết toán phải theo dự toán do chủ đầu tư phê duyệt.
 
Nếu bạn là chủ đầu tư thì bạn theo ai?. Bạn sẽ phải theo người nào có lý giải đúng đắn nhất, có cách tính chính xác và hợp lý nhất. Trong trường hợp như bạn đưa ra theo tôi Chủ đầu tư chỉ cần mời hai bên đến ngồi cùng nhau trước sự chứng kiến của chủ đầu tư là có thể giải quyết được vấn đề ai đúng ai sai, chẳng có gì là phúc tạp, ai sai ai đúng là biết ngay. Bên tôi thẩm tra rất nhiều, cũng có rất nhiều đơn vị thiết kế kêu là thẩm tra sai và chúng tôi đề nghị chủ đầu tư tổ chức hội nghị có mặt cả hai bên trước sự chứng kiến của chủ đầu tư, lúc gặp rồi họ mới tâm phục khẩu phục. Bạn cũng nên làm như vậy.
Còn việc kiểm toán, quyết toán phải theo dự toán do chủ đầu tư phê duyệt.
Tôi vẫn làm như vậy, nhưng gì vietdungkt1 nói là "không thể và không có quyền" gì gì đó nên mới tranh luận với bác ấy cho rõ thôi.

Quay lại chủ đề chính là hình thức thể hiện kết quả thẩm tra, ai có ý kiến khác không ạ. Ý kiến của em vẫn là:

Cách 1: yêu cầu đơn vị Tư vấn thiết kế sửa lại cho đúng thì thôi, sau đó đóng dấu thẩm tra lên đó. (theo em cách này là hợp lý nhất), trong báo cáo thẩm tra chỉ nêu con số tổng cộng cuối cùng mà không có diễn giải chi tiết.

Cách 2: theo em chỉ áp dụng trong trường hợp Tư vấn thiết kế không chịu sửa theo ý thẩm tra thì Tư vấn thẩm tra phải tự làm rồi báo cáo Chủ đầu tư.
 
Last edited by a moderator:
Theo tôi chính bạn đưa ra 2 cách là 2 hướng đang cần bàn đến đấy.
Về cơ bản tư vấn thiết kế và tư vấn thẩm tra là làm việc độc lập, không bên nào có quyền áp đặt cho bên nào.
Tư vấn giao hồ sơ hoàn chỉnh cho chủ đầu tư, chủ đầu tư giao hồ sơ cho đơn vị thẩm tra, trong quá trình thẩm tra có gì cần chỉnh sửa, đơn vị thẩm tra báo cáo chi tiết trong báo cáo thẩm tra,tất cả hồ sơ hoàn tất xong thì giao cho CĐT, bao gồm tất cả hồ sơ và báo cáo thẩm tra đã đóng dấu.
Nhưng trong thực tế, để tránh chỉnh sửa lại nhiều, phức tạp, tư vấn thiết kế và thẩm tra thường kết hơp với nhau, thống nhất cơ bản để khi hồ sơ xuất bản có ít lỗi.
 
... , trong quá trình thẩm tra có gì cần chỉnh sửa, đơn vị thẩm tra báo cáo chi tiết trong báo cáo thẩm tra,tất cả hồ sơ hoàn tất xong thì giao cho CĐT, bao gồm tất cả hồ sơ và báo cáo thẩm tra đã đóng dấu.

Nhưng trong thực tế, để tránh chỉnh sửa lại nhiều, phức tạp, tư vấn thiết kế và thẩm tra thường kết hơp với nhau, thống nhất cơ bản để khi hồ sơ xuất bản có ít lỗi.

Em xin đưa ra tình huống cụ thể hơn để cùng trao đổi: em đã làm theo cách bình thường như các bác đã nói, nghĩa là đã có báo cáo thẩm tra rất chi tiết (nếu rõ comment những gì yêu cầu TV thiết kế cần chỉnh sửa) và đóng dấu thẩm tra vào tất cả các trang trong hồ sơ dự toán ban đầu mà CDT chuyển sang. Vấn đề ở chỗ, sau khi TV thiết kế chỉnh sửa lại thì vì phải sửa khá nhiều nên CDT lại yêu cầu bên TV thiết kế chuyển hồ sơ đã sửa lại cho TV thẩm tra xem đã được chưa, và yêu cầu bên TV thẩm tra xác nhận bằng cách đóng dấu thẩm tra vào các trang trong hồ sơ mà TV thiết kế đã chỉnh sửa
Ở đây có một vấn đề là nếu làm như vậy có thể hiểu là TV thẩm tra phải làm 2 lần thẩm tra (đóng dấu thẩm tra 2 lần), nên không hợp lý lắm.
Đây là thực tế chứ còn nói như các bác thì em hiểu cả
 
Mình hỏi trường hợp cụ thể, khi tư vấn thiết kế lập bản vẽ thiết kế thi công với nhà có móng sâu 3m chỉ tính toán kết cấu đảm bảo an toàn cho ngôi nhà đang làm và có tổng dự toán kèm theo đầy đủ đầu việc công trình đó, nhưng thực tế thi công khi đào móng phải có cừ xung quanh. mà dự toán lại không đưa vào.vậy thẩm có được đưa thêm đầu việc này vào khi thẩm tra không ?
 
Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Chỉ huy trưởng công trường
Kích để xem giới thiệu phần mềm thanh quyết toán
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD
Giới thiệu phần mềm Dự toán GXD dùng là thích, kích là sướng

Các bài viết mới

Back
Top