- Tham gia
- 6/7/07
- Bài viết
- 4.650
- Điểm tích cực
- 6.777
- Điểm thành tích
- 113
Bài viết này TA đáng ra phải viết từ lâu, nhưng do nhiều việc việc quá nên bây giờ mới chia sẻ với đồng nghiệp được, mong thứ lỗi.
Trong năm 2007, giá cả vật liệu liên tục tăng vượt ra ngoài tầm kiểm soát và những dự kiến của Chủ đầu tư, nhà thầu. Giá cả bắt đầu tăng mạnh vào cuối tháng 4/2007, tăng vượt tầm kiểm soát vào cuối năm 2007 và đỉnh cao tết dương lịch năm 2008. Một số số liệu:
+ Thép từ 6.800 đ/kg tăng lên 21.500 đ/kg
+ Gạch từ 450-550 đ/viên tăng lên 2500 đ/viên
+ Xi măng 750-800 đ/kg tăng lên 1450-1500 đ/kg
Các dự án bị đình trệ, chủ đầu tư, nhà thầu, các đơn vị tư vấn, các cơ quan quản lý lúng túng không biết tiếp tục thực hiện dự án thế nào. Đứng trước tình hình đó, đòi hỏi nhà nước cần phải có các hướng dẫn xử lý và các văn bản điều tiết của Nhà nước lần lượt ra đời.
Để thực hiện việc điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng phù hợp quy định. Chúng ta cần xem xét toàn diện cả hệ thống các văn bản quy định về vấn đề này. TA xin tóm lược lại quá trình ban hành các văn bản như sau:
1. Ngày 25/1/2008 Thủ tướng Chính phủ có Văn bản 164/TTg-CN về việc điều chỉnh giá và hợp đồng trọn gói.
2. Ngày 25/02/2008 Bộ Xây dựng có Thông tư số 05/2008/TT-BXD Hướng dẫn điều chỉnh giá và HĐ xây dựng do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng trên cơ sở hướng dẫn văn bản chỉ đạo số 167/TTg-CN của Thủ tướng Chính phủ.
Sau khi TT 05 ra đời, vẫn có nhiều ý kiến rằng: “Hướng dẫn của TT05 vẫn chưa thực hiện được”. Bộ Xây dựng tiếp tục có kiến nghị với Chính phủ để tháo gỡ khó khăn.
3. Ngày 14/04/2008, Chính phủ có văn bản số 546/TTg-KTN về việc điều chỉnh giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu XD và hợp đồng xây dựng để xử lý các kiến nghị của BXD.
4. Ngày 17/04/2008, BXD lại có Thông tư số 09/2008/TT-BXD Hướng dẫn điều chỉnh giá, hợp đồng xây dựng do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng trên cơ sở văn bản số 546/TTg-KTN.
TT09 ra đời với những nỗ lực tháo gỡ khó khăn của Bộ Xây dựng, nhưng vẫn có ý kiến cho rằng: “vẫn chưa rõ, vẫn còn nhiều vấn đề chưa thực hiện được, chưa nhà thầu nào lấy được một đồng bù giá”.
5. Ngày 12/05/2008 Bộ Tài chính cũng có văn bản số 5422/BTC-ĐT hướng dẫn tạm ứng, thanh toán tiền bù chênh lệch giá vật liệu xây dựng cũng trên cơ sở văn bản số 546/TTg-KTN.
6. Ngày 22/7/2008, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Cao Lại Quang ký Quyết định thành lập tổ thường trực theo dõi, kiểm tra, đề xuất giải pháp xử lý những vướng mắc do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng
7. Tích cực theo đuổi tháo gỡ khó khăn đến cùng, ngày 01/08/2008 Bộ Xây dựng có văn bản số 1551/BXD-KTXD Hướng dẫn thêm một số nội dung của TT số 09.
8. Ngày 22/9/2008, Chính phủ có thêm văn bản số 1565/TTg-KTN về điều chỉnh giá và HĐ xây dựng.
Như vậy phải mất gần 9 tháng về cơ bản nội dung điều chỉnh mới được định hình. Để điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng cần xem xét văn bản một cách có hệ thống như đã nêu ở trên.
Cần lưu ý rằng các văn bản này mang tính chất xử lý tình huống sốt giá trong thời gian diễn ra tăng giá vượt tầm kiểm soát. Khi tình hình trở lại bình thường thì lại thực hiện như thông thường.
Trong năm 2007, giá cả vật liệu liên tục tăng vượt ra ngoài tầm kiểm soát và những dự kiến của Chủ đầu tư, nhà thầu. Giá cả bắt đầu tăng mạnh vào cuối tháng 4/2007, tăng vượt tầm kiểm soát vào cuối năm 2007 và đỉnh cao tết dương lịch năm 2008. Một số số liệu:
+ Thép từ 6.800 đ/kg tăng lên 21.500 đ/kg
+ Gạch từ 450-550 đ/viên tăng lên 2500 đ/viên
+ Xi măng 750-800 đ/kg tăng lên 1450-1500 đ/kg
Các dự án bị đình trệ, chủ đầu tư, nhà thầu, các đơn vị tư vấn, các cơ quan quản lý lúng túng không biết tiếp tục thực hiện dự án thế nào. Đứng trước tình hình đó, đòi hỏi nhà nước cần phải có các hướng dẫn xử lý và các văn bản điều tiết của Nhà nước lần lượt ra đời.
Để thực hiện việc điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng phù hợp quy định. Chúng ta cần xem xét toàn diện cả hệ thống các văn bản quy định về vấn đề này. TA xin tóm lược lại quá trình ban hành các văn bản như sau:
1. Ngày 25/1/2008 Thủ tướng Chính phủ có Văn bản 164/TTg-CN về việc điều chỉnh giá và hợp đồng trọn gói.
2. Ngày 25/02/2008 Bộ Xây dựng có Thông tư số 05/2008/TT-BXD Hướng dẫn điều chỉnh giá và HĐ xây dựng do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng trên cơ sở hướng dẫn văn bản chỉ đạo số 167/TTg-CN của Thủ tướng Chính phủ.
Sau khi TT 05 ra đời, vẫn có nhiều ý kiến rằng: “Hướng dẫn của TT05 vẫn chưa thực hiện được”. Bộ Xây dựng tiếp tục có kiến nghị với Chính phủ để tháo gỡ khó khăn.
3. Ngày 14/04/2008, Chính phủ có văn bản số 546/TTg-KTN về việc điều chỉnh giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu XD và hợp đồng xây dựng để xử lý các kiến nghị của BXD.
4. Ngày 17/04/2008, BXD lại có Thông tư số 09/2008/TT-BXD Hướng dẫn điều chỉnh giá, hợp đồng xây dựng do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng trên cơ sở văn bản số 546/TTg-KTN.
TT09 ra đời với những nỗ lực tháo gỡ khó khăn của Bộ Xây dựng, nhưng vẫn có ý kiến cho rằng: “vẫn chưa rõ, vẫn còn nhiều vấn đề chưa thực hiện được, chưa nhà thầu nào lấy được một đồng bù giá”.
5. Ngày 12/05/2008 Bộ Tài chính cũng có văn bản số 5422/BTC-ĐT hướng dẫn tạm ứng, thanh toán tiền bù chênh lệch giá vật liệu xây dựng cũng trên cơ sở văn bản số 546/TTg-KTN.
6. Ngày 22/7/2008, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Cao Lại Quang ký Quyết định thành lập tổ thường trực theo dõi, kiểm tra, đề xuất giải pháp xử lý những vướng mắc do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng
7. Tích cực theo đuổi tháo gỡ khó khăn đến cùng, ngày 01/08/2008 Bộ Xây dựng có văn bản số 1551/BXD-KTXD Hướng dẫn thêm một số nội dung của TT số 09.
8. Ngày 22/9/2008, Chính phủ có thêm văn bản số 1565/TTg-KTN về điều chỉnh giá và HĐ xây dựng.
Như vậy phải mất gần 9 tháng về cơ bản nội dung điều chỉnh mới được định hình. Để điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng cần xem xét văn bản một cách có hệ thống như đã nêu ở trên.
Cần lưu ý rằng các văn bản này mang tính chất xử lý tình huống sốt giá trong thời gian diễn ra tăng giá vượt tầm kiểm soát. Khi tình hình trở lại bình thường thì lại thực hiện như thông thường.