Hướng dẫn điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.561
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Bài viết này TA đáng ra phải viết từ lâu, nhưng do nhiều việc việc quá nên bây giờ mới chia sẻ với đồng nghiệp được, mong thứ lỗi.

Trong năm 2007, giá cả vật liệu liên tục tăng vượt ra ngoài tầm kiểm soát và những dự kiến của Chủ đầu tư, nhà thầu. Giá cả bắt đầu tăng mạnh vào cuối tháng 4/2007, tăng vượt tầm kiểm soát vào cuối năm 2007 và đỉnh cao tết dương lịch năm 2008. Một số số liệu:
+ Thép từ 6.800 đ/kg tăng lên 21.500 đ/kg
+ Gạch từ 450-550 đ/viên tăng lên 2500 đ/viên
+ Xi măng 750-800 đ/kg tăng lên 1450-1500 đ/kg

Các dự án bị đình trệ, chủ đầu tư, nhà thầu, các đơn vị tư vấn, các cơ quan quản lý lúng túng không biết tiếp tục thực hiện dự án thế nào. Đứng trước tình hình đó, đòi hỏi nhà nước cần phải có các hướng dẫn xử lý và các văn bản điều tiết của Nhà nước lần lượt ra đời.

Để thực hiện việc điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng phù hợp quy định. Chúng ta cần xem xét toàn diện cả hệ thống các văn bản quy định về vấn đề này. TA xin tóm lược lại quá trình ban hành các văn bản như sau:

1. Ngày 25/1/2008 Thủ tướng Chính phủ có Văn bản 164/TTg-CN về việc điều chỉnh giá và hợp đồng trọn gói.

2. Ngày 25/02/2008 Bộ Xây dựng có Thông tư số 05/2008/TT-BXD Hướng dẫn điều chỉnh giá và HĐ xây dựng do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng trên cơ sở hướng dẫn văn bản chỉ đạo số 167/TTg-CN của Thủ tướng Chính phủ.
Sau khi TT 05 ra đời, vẫn có nhiều ý kiến rằng: “Hướng dẫn của TT05 vẫn chưa thực hiện được”. Bộ Xây dựng tiếp tục có kiến nghị với Chính phủ để tháo gỡ khó khăn.

3. Ngày 14/04/2008, Chính phủ có văn bản số 546/TTg-KTN về việc điều chỉnh giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu XD và hợp đồng xây dựng để xử lý các kiến nghị của BXD.

4. Ngày 17/04/2008, BXD lại có Thông tư số 09/2008/TT-BXD Hướng dẫn điều chỉnh giá, hợp đồng xây dựng do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng trên cơ sở văn bản số 546/TTg-KTN.

TT09 ra đời với những nỗ lực tháo gỡ khó khăn của Bộ Xây dựng, nhưng vẫn có ý kiến cho rằng: “vẫn chưa rõ, vẫn còn nhiều vấn đề chưa thực hiện được, chưa nhà thầu nào lấy được một đồng bù giá”.

5. Ngày 12/05/2008 Bộ Tài chính cũng có văn bản số 5422/BTC-ĐT hướng dẫn tạm ứng, thanh toán tiền bù chênh lệch giá vật liệu xây dựng cũng trên cơ sở văn bản số 546/TTg-KTN.

6. Ngày 22/7/2008, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Cao Lại Quang ký Quyết định thành lập tổ thường trực theo dõi, kiểm tra, đề xuất giải pháp xử lý những vướng mắc do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng

7. Tích cực theo đuổi tháo gỡ khó khăn đến cùng, ngày 01/08/2008 Bộ Xây dựng có văn bản số 1551/BXD-KTXD Hướng dẫn thêm một số nội dung của TT số 09.

8. Ngày 22/9/2008, Chính phủ có thêm văn bản số 1565/TTg-KTN về điều chỉnh giá và HĐ xây dựng.

Như vậy phải mất gần 9 tháng về cơ bản nội dung điều chỉnh mới được định hình. Để điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng cần xem xét văn bản một cách có hệ thống như đã nêu ở trên.

Cần lưu ý rằng các văn bản này mang tính chất xử lý tình huống sốt giá trong thời gian diễn ra tăng giá vượt tầm kiểm soát. Khi tình hình trở lại bình thường thì lại thực hiện như thông thường.
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.561
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Chi tiết các vấn đề

1. Văn bản số 164 (do Bộ Kế hoạch đầu tư soạn thảo trình Chính phủ ban hành) nêu 2 vấn đề chính:

- Cho phép điều chỉnh vật liệu ngoài khả năng kiểm soát chủ đầu tư.
- Cho phép điều chỉnh hình thức hợp đồng.

Nguyên tắc: Việc điều chỉnh giá và hợp đồng được tính theo thời điểm có biến động về giá.

2. Thông tư 05 của Bộ Xây dựng ban hành để hướng dẫn thực hiện văn bản 164, các điểm đáng chú ý:

- Việc điều chỉnh giá vật liệu xây dựng được áp dụng đối với các gói thầu đã và đang triển khai thực hiện theo hình thức giá hợp đồng trọn gói, hình thức giá hợp đồng theo đơn giá cố định.
- Đưa ra mốc được thực hiện từ năm 2007.
- Điều chỉnh giá vật liệu xây dựng được xác định cho từng hợp đồng thi công xây dựng công trình, từng gói thầu và cho cả dự án.
- Hai phương pháp điều chỉnh giá: phương pháp sử dụng hệ số và phương pháp bù trừ.
- Đồng thời đặt vấn đề điều chỉnh giá theo văn bản số 164 gắn với điều chỉnh hình thức hợp đồng, TMĐT…

Văn bản 546 của Chính phủ cho phép Chủ đầu tư điều chỉnh cho các dự án sử dụng vốn nhà nước. Nhưng có điều chỉnh được hay không cần căn cứ hợp đồng trong đó ràng buộc quyền và nghĩa vụ của 2 bên. Bản chất phải được sự đồng ý của bên A/B còn nếu chỉ một trong 2 bên đồng ý chưa đủ.

Bình thường Hợp đồng trọn gói, đơn giá cố định thì không được phép, nếu tự chủ động điều chỉnh là vi phạm pháp luật.
Tuy nhiên, là vì xử lý chúng ta phải xử lý tình huống, nên Chính phủ cho phép điều chỉnh để tháo gỡ khó khăn cho các bên.

Một loạt câu hỏi được đặt ra:

1. Điều chỉnh giá vật liệu chủ yếu, vậy vật liệu nào là chủ yếu?

Trả lời:
BXD có văn bản đề xuất và Chính phủ có văn bản số 546 trong đó nói rõ tên vật liệu được coi là chủ yếu:

Gồm 13 loại: Xăng, dầu, sắt thép các loại (bao gồm cả cáp thép, ống thép các loại), nhựa đường, xi măng, cát, đá, sỏi, gạch, dây điện, cáp điện các loại, gỗ các loại (bao gồm cả cốp pha gỗ, cửa gỗ các loại), kính các loại.

Và quy định thêm: Ngoài ra những vật liệu không có tên thì chủ đầu tư báo cáo người QĐ đầu tư cho phép áp dụng.

BXD: các cấu kiện dạng bán thành phẩm cấu tạo lên từ các loại vật liệu trên cũng nằm trong diện được diều chỉnh

2. Thế nào là đột biến về giá?


Trả lời
:
- Thông tư số 15/2004/TT-BTC ngày 9/3/2004 của bộ tài chính hướng dẫn thực hiện nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh giá đã quy định thế nào là đột biến về giá. (xem file đính kèm)
- Thông tư 104/2008/TT-BTC giải thích đột biến về giá: Đối với xi măng, sắt thép trong vòng 15 ngày liên tục mức giá vật liệu liên tục quá 15% thì coi là có đột biến về giá.

3. Thế nào là nằm ngoài khả năng kiểm soát của chủ đầu tư và nhà thầu ?

Trả lời:
Có ý kiến cho rằng giá thực tế cao hơn giá hợp đồng được coi là ngoài khả năng kiểm soát. Ý kiến này chưa chuẩn. Cần hiểu như sau:

Bản thân trong dự toán, TMĐT có dự phòng, gồm:
+ Dự phòng phát sinh khối lượng
+ Dự phòng cho yếu tố trượt giá
Khi xảy ra trượt giá đem dự phòng ra xử lý vấn đề trượt giá, nếu không đủ khi đó mới được coi là vượt ra ngoài khả năng kiểm soát.
 

File đính kèm

  • Giaxaydung.vn-TT15-2004-TT-BTC.doc
    81,5 KB · Đọc: 861

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.561
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Bạn đã thực hiện nội dung điều chỉnh thế nào ?

Chính phủ nói 2 vấn đề:

1. Bù trừ vật liệu
2. Điều chỉnh hình thức hợp đồng áp dụng

Xét về mặt pháp luật: Hợp đồng đã ký trọn gói, đơn giá cố định thì không được phép điều chỉnh. Nhưng do đây là xử lý tình huống, nên Chính phủ đã cho phép điều chỉnh. Nhưng điều chỉnh thế nào ?

Chúng ta thấy rõ rằng đúng trình tự thì phải làm được nội dung thứ 2 trước rồi mới được thực hiện nội dung số 1. Tức là phải điều chỉnh hợp đồng trước (sửa lại các điều khoản trọn gói, cố định...) rồi mới thực hiện điều chỉnh, bù trừ vật liệu theo điều mà hợp đồng đã được điều chỉnh quy định. Mà xử lý nội dung về điều chỉnh hợp đồng mới là nội dung khó. Đòi hỏi A/B phải ngồi cùng nhau để thương thảo, đàm phán lại.

Tuy nhiên, thời gian vừa qua, để đáp ứng tiến độ thực hiện dự án, thi công xây dựng công trình trước mắt mà các bên liên qua mới chỉ tập trung vào được bước 1. Hầu hết đều phổ biến là "tạm" (tạm ứng, tạm thanh toán).

Và chúng ta đang đứng trước việc giải quyết bài toán ngược, ở "bước chạy" là điều chỉnh nội dung thứ 2 vào giai đoạn quý I, II, III năm 2009 này (với những ai chưa làm động tác điều chỉnh hợp đồng). Đây mới là giai đoạn chính thức và "hứa hẹn" nhiều vất vả nếu đồng nghiệp không muốn giải quyết bài toán điều chỉnh một cách trọn vẹn, không còn lo lắng gì với các vấn đề pháp lý sau này (thanh tra, kiểm toán chẳng hạn):((.
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.561
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Một số điểm đáng quan tâm của văn bản 546

Xét đề nghị của Bộ Xây dựng tại văn bản số 623/BXD-KTTC ngày 07/4/2008 và ý kiến các cơ quan liên quan, Thủ tướng Chính phủ có văn bản số 546/TTg-KTN làm rõ văn bản số 164/TTg-CN ngày 29/01/2008. Điều này dẫn đến việc Bộ Xây dựng ban hành TT09 tiếp tục hướng dẫn vấn đề điều chỉnh. Qua đó thể hiện sự quan tâm và thiện chí tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, góp phần thúc đẩy tiến độ thực hiện các dự án của Chính phủ cũng như Bộ Xây dựng.

3. Văn bản số 546 tập trung vào các nội dung:
+ Giới hạn: Điều chỉnh giá áp dụng đối với các Dự án sử dụng vốn Ngân sách. (các nhà thầu làm nguồn vốn tư nhân, vốn khác sẽ kêu khổ, chưa biết làm sao:((.
+ Cụ thể hóa danh mục vật liệu.
+ Cho phép Chủ đầu tư tính đầy đủ các khoản chi phí.

Câu hỏi: Việc bù trừ, điều chỉnh có được tính thêm các khoản tính theo tỷ lệ % - tục gọi là "đuôi" không ?

Trả lời:
Văn bản 546 cho phép tính đủ các khoản chi phí, ngoài chênh lệch vật liệu, có được tính "đuôi".
Cho phép Chủ đầu tư tạm ứng, tạm thanh toán.
Cho phép điều chỉnh lại Tổng mức đầu tư.

Trong quản lý chi phí, theo các giai đoạn thực hiện dự án, thi công xây dựng chúng ta có sự hình thành lần lượt các chỉ tiêu quản lý chi phí: Dự toán, giá gói thầu, giá hợp đồng... tổng cộng các giá trị dự toán có giá trị tổng mức đầu tư. Khi Chính phủ cho phép điều chỉnh giá hợp đồng lập tức sẽ dắt dây ảnh hưởng đến các chỉ tiêu giá trị Dự toán, giá gói thầu, giá trị tổng mức đầu tư... và các vấn đề khác.

Do tính chất xử lý tình huống và sự liên quan móc xích giữa các vấn đề như trên. Văn bản 546 cho phép điều chỉnh tương ứng các chỉ tiêu quản lý chi phí khác bằng cách: Lập dự toán chi phí xây dựng bổ sung.

Văn bản 546 cũng quy định:
+ Những hợp đồng đã thanh toán xong không được xem xét điều chỉnh.
+ Thẩm quyền điều chỉnh giá xây dựng thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của Chủ đầu tư (được điều chỉnh giá dự toán, giá gói thầu...).

TT09 cụ thể hóa cách lập dự toán CPXD bổ sung. Vấn đề này xin viết tiếp ở bài sau.
 
T

thanhcienco5

Guest
Chúng ta thấy rõ rằng đúng trình tự thì phải làm được nội dung thứ 2 trước rồi mới được thực hiện nội dung số 1. Tức là phải điều chỉnh hợp đồng trước (sửa lại các điều khoản trọn gói, cố định...) rồi mới thực hiện điều chỉnh, bù trừ vật liệu theo điều mà hợp đồng đã được điều chỉnh quy định. Mà xử lý nội dung về điều chỉnh hợp đồng mới là nội dung khó. Đòi hỏi A/B phải ngồi cùng nhau để thương thảo, đàm phán lại.

Chỗ in đậm là mình chưa đồng ý. bỡi vì:
Phải làm động tác điều chỉnh giá thì mới có giá trị để mà điều chỉnh hợp đồng. ---> vậy cách làm theo hướng dẫn đợt điều chỉnh vừa rồi là đúng.
 

boytongdat

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
11/1/08
Bài viết
130
Điểm thành tích
28
Tuổi
41
Có thể việc điều chỉnh bổ sung giá hợp đồng không phải sửa lại mà "giá trị bổ sung điều chỉnh" được tạm ứng, thanh toán, quyết toán. Khi có quyết định phê duyệt giá trị bổ sung điểu chỉnh của cấp có thẩm quyền. Căn cứ để tạm ứng, thanh toán, quyết toán: có thể "ký phụ lục hợp đồng bổ sung" về phần giá trị này dựa vào quyết định phê duyệt giá trị bổ sung đã được duyệt.
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.561
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Chỗ in đậm là mình chưa đồng ý. bỡi vì:
Phải làm động tác điều chỉnh giá thì mới có giá trị để mà điều chỉnh hợp đồng. ---> vậy cách làm theo hướng dẫn đợt điều chỉnh vừa rồi là đúng.

Vấn đề không phải là cảm tính đồng ý hay không đồng ý, mà là pháp luật quy định. Hợp đồng đã ký là trọn gói, đơn giá cố định, giờ phải điều chỉnh lại hợp đồng (A/B thương thảo, đồng ý sửa lại điều khoản quy định trong hợp đồng hoặc bổ sung phụ lục chẳng hạn), sau khi hợp đồng cho phép rồi mới tiếp tục thực hiện hợp đồng. Có điều như TA đã nói, do yêu cầu tiến độ nên các đơn vị đã thực hiện công việc trước rồi sau đó mới hợp lý hóa nội dung hợp đồng sau.

- Thông thường, khi thi công công trình, công việc được tiến hành không thể hiện bằng hợp đồng, nhà thầu "nắm đằng lưỡi", rất có thể bị "quỵt" :D - không được thanh toán.

- Trong trường hợp điều chỉnh giá này, không thể hiện bằng hợp đồng, tiền thanh toán đi rồi (cho dù có là "tạm"), chủ đầu tư "thả gà ra đuổi", cán bộ thanh toán không khép hồ sơ - có điều luật về tội vô trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng:D
 

capovoc

Thành viên đang trên đà lên hạng cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
15/9/08
Bài viết
303
Điểm thành tích
18
Tôi đồng ý với nguyentheanh theo Luật Dân sự các nội dung thực hiện giữa 2 bên trong hoạt động XD bắt đầu phải bằng hợp đồng, nhất là đối với nước ngoài. Hợp đồng là tối thượng trong việc phân định quyền lợi và nghĩa vụ của 2 bên. Tuy nhiên, việc xử lí của Chính phủ trong điều kiện VT, VL biến động cũng phù hợp. Dù chưa điều chỉnh HĐ, trước khi điều chỉnh giá các CĐT cũng đã thương thảo với các nhà thầu rồi.
 

Kynam175

Thành viên năng động
Tham gia
10/5/08
Bài viết
71
Điểm thành tích
8
Tuổi
48
- Trong trường hợp điều chỉnh giá này, không thể hiện bằng hợp đồng, tiền thanh toán đi rồi (cho dù có là "tạm"), chủ đầu tư "thả gà ra đuổi", cán bộ thanh toán không khép hồ sơ - có điều luật về tội vô trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng:D
Nếu được thanh toán trước rồi CĐT thả gà ra đuổi như vậy thì thuận lợi cho nhà thầu quá còn gì…

Trường hợp sau đây mong TA hướng dẫn và mọi người góp ý thêm:

1 . Nhà thầu làm dự toán bổ xung trình phê duyệt tổng thể toàn bộ công trình tính tại thời điểm lập dự toán bổ xung, nhưng BQLDA chỉ đồng ý Nhà thầu lập dự toán bổ xung những khối lượng đã thực hiện để làm thanh toán, còn những khối lượng chưa thực hiện thì tính bù giá sau khi có khối lượng quyết toán, không chấp nhận tính bù giá khối lượng chưa thực hiện theo thời điểm hiện tại để trình phê duyệt. Giải quyết thế nào là đúng?

2 . Sau khi trình dự toán bổ xung "tạm gọi là lần 1" theo yêu cầu của BQLDA thì Nhà thầu lại chỉ được thanh toán những khối lượng nằm trong thầu và giá trị bù giá của khối lượng đó. Khối lượng phát sinh nằm ngoài thầu thì chưa được thanh toán mặc dù đã được “tạm” phê duyệt ???

3 . Nhiều yếu tố như thời tiết, thay đổi thiết kế, thay đổi biện pháp thi công được duyệt…. tiến độ công trình bị chậm lại. Đến thời điểm trình phê duyệt dự toán bổ xung thì thời hạn hợp đồng đã hết, như vậy thì phải có phụ lục điều trỉnh thời hạn hợp đồng thì dự toán bổ xung “lần 1” mới có giá trị. Mà trong trường hợp này lại chưa có giá trị tổng dự toán công trình điều chỉnh. ??? Giải quyết thế nào cho đúng?
 

capovoc

Thành viên đang trên đà lên hạng cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
15/9/08
Bài viết
303
Điểm thành tích
18
VỚi trường hợp bạn kynam175,theo tôi:
1.Theo quy định của TT09 Bộ XD và các văn bản liên quan của Chính phủ, Bộ XD, Bộ TC thì do biến động giá VT, VL ngoài tầm kiểm soát của CĐT, Nhà thầu thì được phép điều chỉnh chi phí XD bổ sung (nhiều loại chi phí, không cứ gì VT, VL). Vì vậy, phải chốt khối lượng đã thi công theo từng giai đoạn, xác đinh khối lương chưa thi công (theo hồ sơ thiết kế và HSMT trước đây) để điều chỉnh DT. Lưu ý, thương thảo và kí HĐ bổ sung, điều chỉnh có nội dung giảm giá theo tỉ lệ giảm giá khi đấu thầu.

2. Không cần phải quan tâm tới dự toán bổ sung, khối lượng thi công ngoài hồ sơ thiết kế và HSMT là khối lượng phát sinh (có thể tăng, có thể giảm) phải trình cấp quyết định ĐT cho phép mới đúng Luật và mới thanh toán được.

3. Những yếu tố làm chậm tiến độ thi công, CĐT cùng TVGS, TVTK, Nhà thầu xem xét thật cẩn trọng để quyết định gia hạn HĐ thi công (CĐT chịu trách nhiệm về QĐ này), rồi điều chỉnh DT. Tuy nhiên, để xử lí tình huống này Chính phủ cho phép điều chỉnh chi phí XD bổ sung, sau đó Điều chỉnh HĐ. Nhớ kí lại HĐ bảo hiểm XD.
Chào!
 
D

Doimoi

Guest
Cần phải có Văn bản làm rõ hơn nữa

Cám ơn Bác Thế Anh có mấy điều trao đổi với mọi người. Ở đây cũng phải phê bình Bác một chút vì là cơ quan đầu não được tham gia soạn thảo văn bản hướng dẫn Bác ko nói các ý tưởng khi soạn thảo văn bản để mọi người hiểu rõ hơn, tránh đi nhầm đường.

Ở các ý kiến của Bác ở đây, Tôi rất đồng tình quan điểm là đúng ra mọi người phải hiểu là PHẢI ĐIỀU CHỈNH HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG trước khi ĐƯỢC ĐIỀU CHỈNH GIÁ. Cái cốt lõi, mục đích của TT09 đó là đảm bảo quyền lợi của Nhà thầu và bảo vệ lợi ích của CĐT (kể cả NN và TN) bằng việc tính toán giá cả thực hiện cho sát với tình hình thị trường (lỗi để mọi người ko hiểu một phần nhiều cũng là do văn bản hướng dẫn chưa cụ thể, quan điểm của Tôi đã là văn bản hướng dẫn là phải cụ thể và ko được nêu chung chung các vấn đề)

Để tiếp tục chủ đề này, đề nghị các Bác cao thủ nắm được đường lối chính sách có các bài viết hướng dẫn cụ thể cách thức và kinh nghiệm để cho mội người theo với chứ, không thì việc này tắc lắm rồi còn thanh tra, kiểm tra sau này nữa.

Còn về phía Tôi, thứ 7 và chủ nhật này có thời gian sẽ hầu các Bác một bài dài dài một chút để nêu vướng mắc cũng như đề xuất hướng giải quyết cụ thể.
 
D

Doimoi

Guest
Tiếp tục chủ đề điều chỉnh hợp đồng

Để tiếp tục chủ đề này, Ở đây Tôi sẽ nêu một số vướng mắc trong quá trình điều chỉnh mà TT 09 chưa giải quyết được.

1. Tại TT09 mới chỉ hướng dẫn đến phần lập DỰ TOÁN BỔ SUNG còn giai đoạn khó khăn nhất là thanh toán cho Nhà thầu thì chưa có. Khi điều chỉnh theo TT09 một số người đã lầm tưởng chỉ cần điều chỉnh dự toán và lấy đó làm cơ sở thanh toán, điều này là chưa đúng với tinh thần của Bộ XD khi ban hành TT09. Lặp lại ý ở bài trước Tôi muốn nói là ở TT 09 còn một ý nữa là phải chuyển hình thức hợp đồng. Vậy việc này giải quyết như thế nào? Ở đây theo ý kiến cá nhân Tôi, HĐ phải chia làm 2 việc điều chỉnh khác nhau

+ Đối với khối lượng đã thi công: Điều chỉnh HĐ bằng cách bù trừ trực tiếp theo TT 09. Việc thanh toán bù trừ bằng cách lập dự toán, giá trị này sẽ thanh toán trực tiếp cho nhà thầu.

+ Đối với khối lượng sẽ thi công (KL còn lại của HĐ): Sẽ phải áp dụng hình thức điều chỉnh giá HĐ (phần điều chỉnh này sẽ đc bàn sau).

2. Tại Thông tư 09 chỉ có thể áp dụng với hợp đồng theo đơn giá cố định có lập đơn giá chi tiết (có chiết tính giá vật liệu đến chân công trình) mà thôi, còn HĐ mà có đơn giá tổng hợp hay trọn gói và thậm chí là HĐ điều chỉnh nhưng không có công thức điều chỉnh cụ thể thì điều này là cực kỳ khó khăn vì không có chiết tính đơn giá vật liệu trong hồ sơ dự thầu hay không có cách thức điều chỉnh (nếu áp dụng công thức của TT06 thì không có cơ sở xác định các hệ số). Để giải quyết vấn đề này, Tôi đưa ra các giải pháp như sau:

- Xác định được các hệ số điều chỉnh đơn giá (đối với đơn giá cố định) và hệ số điều chỉnh đối với đơn giá trọn gói và công thức điều chỉnh trên cơ sở dự toán của Chủ đầu tư đối với HĐ điều chỉnh mà không có công thức.

+ HĐ theo Đơn giá cố định: ĐG thanh toán = ĐG dự thầu x Kđc, trong đó

Kđc = Gdt lập mới/Gdt duyệt (Gdt duyệt là đơn giá trong dự toán được duyệt của CĐT và Gdt lập mới là đơn giá trong dự toán được duyệt được cập nhật giá vật liệu tại thời điểm thanh toán).

+ HĐ trọn gói: Ghđ mới = Ghđ cũ x Tvlx (1+ Kđc)

Tvl: tỷ trọng vật liệu trong dự toán được duyệt của CĐT

Kđc = DTmới/DTcũ (DT cũ là dự toán được duyệt của CĐT và DT mới là dự toán được duyệt được cập nhật giá vật liệu tại thời điểm thanh toán

+ Công thức điều chỉnh giá trên cơ sở dự toán của Chỉ đầu tư

ĐG đc = Đg dự thầu x [ Tk + (Tvl x CPVL mới/CPVL cũ) + TncxKnc + TmxKm) , trong đó

Tk, Tvl, Tm, Tnc: Tỷ trọng của chi phí khác, chi phí vật liệu, chi phí máy và chi phí nhân công trong dự toán được duyệt của CĐT

Km, Knc: Hệ số điều chỉnh nhân công và máy do thay đổi lương cơ bản

CPVL cũ và CPVL mới: Là chi phí vật liệu trong dự toán được duyệt và chi phí vật liệu theo dự toán được duyệt đã cập nhật đơn giá vật liệu tại thời điểm thanh toán.


Trước mắt là 02 vấn đề vướng mắc lớn nhất mà một số nhà thầu và chủ đầu tư đang gặp phải. Các Bác cao thủ cho ý kiến phản biện những cái được và chưa được nhằm giúp tìm giải pháp tối ưu nhất. Các vấn đề tiếp theo sẽ được trao đổi dần dần.
 

nguyenhuutrinh

Quản trị cấp cao
Tham gia
8/10/08
Bài viết
1.208
Điểm thành tích
113
Đọc xong bài của bác DOIMOI mới thấy bác đã rất cụ thể và có nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện TT09=D> . Còn lại, một vài điểm nhỏ nhỏ, em xin có một số ý kiến để bàn như sau:

1. Vẫn cứ phải chuyển hình thức hợp đồng (đã lỡ thực hiện theo hình thức trọn gói và đơn giá cố định) song song với việc lập dự toán chi phí xây dựng bổ sung. Việc điều chỉnh dự toán chi phí xây dựng bổ sung còn liên quan đến việc bổ sung tổng mức đầu tư (nếu có) do đó vẫn phải điều chỉnh luôn với khối lượng chưa thực hiện.:D

Việc lập dự toán chi phí xây dựng bổ sung có thể được tiến hành rất nhanh chóng bằng các biện pháp mà TT09, VB 1551 và các văn bản khác do cấp tỉnh hay SXD đã hướng dẫn. Nên trong khi chờ các thủ tục điều chỉnh (kiểm soát khối lượng thi công thực tế, kiểm tra chứng từ, hóa đơn đầu vào v.v...) mới có khoản là Tạm thanh toán 80-90% giá trị chênh lệch giá của khối lượng đã thực hiện và tạm ứng theo mức tạm ứng của hợp đồng với khối lượng chưa thực hiện để tránh thiệt hại cho nhà thầu cũng như ảnh hưởng đến tiến độ thi công của dự án.

Rõ ràng là TT09 đã có tinh thần rõ ràng và đã lường được nhiều vấn đề có thể nảy sinh trong quá trình thực hiện. Hix...:D

2. Cách xác định hệ số điều chỉnh đơn giá. Bác thật tuyệt vời vì cách của bác giải quyết được nhiều khúc mắc, nhất là đối với các hợp đồng không có lập đơn giá chi tiết.

Nhưng theo em:
a) Với hợp đồng có đơn giá cố định, Kđc = Gdt lập mới/Gdt duyệt sẽ khó và chính xác là không thể triển khai thực hiện với một số tỉnh khi duyệt dự toán bằng cách dùng đơn giá do địa phương ban hành và có bảng chênh lệch vật tư. Phương án này chỉ áp dụng với cách lập lại đơn giá chi tiết và áp dụng Kđc với từng đơn giá. Khá phức tạp. Bác nghiên cứu xem còn phương án nào hay không?
b) Với hợp đồng có đơn giá trọn gói: Ghđ mới = Ghđ cũ x Tvl x (1+ Kđc)

Tvl: tỷ trọng vật liệu trong dự toán được duyệt của CĐT

Nhờ các bác xem lại xem: Tvl x (1+ Kđc) có thể sẽ <1. Và do đó Ghđ mới < Ghđ cũ.

Dòng chữ đỏ trên là chưa thật sự chính xác. Phải là tỷ trọng vật liệu được điều chỉnh giá so với tổng giá trị vật liệu của gói thầu. Lại có thêm Kđc ở đây nữa thì khủng khiếp quá. Và liệu Kđc ở đây chỉ có thể tính cho từng đơn giá thôi!

Còn vấn đề khác nữa cần các bác giúp đỡ. Trong các loại vật liệu được điều chỉnh giá, nhiều CĐT không điều chỉnh giá với cây chống với lý do không nằm trong danh mục. Họ quan điểm là dùng cây chống bằng tre thì không phải là gỗ các loại theo TT09.:D Đúng hay sai hả bác!

Rất may là các hợp đồng của em đều có đơn giá chi tiết khá cụ thể và kỹ lưỡng. Đồng thời, Files giá của em đều dùng hàm Vlookup, Filter giữa các sheet nên quá trình điều chỉnh giá được thực hiện khá thuận lợi! Cảm ơn TT09!:D
 

Doan Phuong chinh

Thành viên năng động
Tham gia
6/2/09
Bài viết
67
Điểm thành tích
8
Tuổi
41
Em chào thầy Thế Anh! Em là học viên của khóa học KSDG của GXD tại trường Lê Hồng Phong. Em có vấn đề như thế này rất mong được thầy chỉ giáo:
E thấy Thông báo giá VLXD của LSTC rất bất cập, khi giá NVL trên thị trường rất cao thì giá TB lại rất thấp, theo các Văn bản hướng dẫn của Chính phủ thì có thể lấy báo giá của Nhà cung cấp, nhưng có rất nhiều các Chủ đầu tư không muốn bù giá cho nhà thầu theo báo giá vì cho rằng không có cơ sở, Nhà thầu và Nhà cung cấp thông đồng với nhau báo giá cao hơn thực tế mua.Đây là trường hợp E đã gặp khi làm bù giá cho 1 công trình sử dụng vốn NS.
Còn bây giờ khi giá NVL giảm và giá thầu cao,với các công trình được tạm ứng tiền vật tư chính thì các Nhà thầu lấy báo giá bằng giá thầu ( thực tế trên thị trường giá đã giảm rất nhiều).Mua hóa đơn theo giá thầu để thanh toán.
Theo một số ý kiến cho rằng đây là cái được mất của Nhà thầu.
Cho E hỏi có Văn bản nào quy định về vấn đề này không ạ.
Bác nào có ý kiến về vấn đề này cho mình tham khảo nhé.Thanks!
 
D

Doimoi

Guest
Giải thích thêm một chút

Đối với một số ý của Bạn SyncMaster, Tôi xin giải thích thêm thế này.

1. Về quan điểm, Tôi vẫn phải nói lại là Phải chuyển hình thức hợp đồng sang hình thức HĐ điều chỉnh thì mới giải quyết căn bản các vấn đề được, như trường hợp bạn nêu về cây chống ko đc coi là gỗ theo TT09 đấy. Khi chuyển hình thức HĐ thì không chỉ hạn chế chỉ có 13 loại VL, mà tất cả hay bao nhiêu là do CĐT và NT thương thảo (đc Ng quyết định đầu tư OK) là đc điều chỉnh. Điều này giải thích tại sao trong công thức điều chỉnh về HĐ trọn gói, Tôi đề xuất Tvl là tỷ trong vật liệu chứ ko phải là Tỷ trọng vật liệu đc điều chỉnh. Các công thức điều chỉnh sẽ được đưa vào HĐ và sẽ áp dụng cụ thể tại mỗi lần thanh toán.

2. Ban Trinh có nêu về vấn đề khi lập dự toán thì CĐT không tính theo đơn giá tổng hợp mà tính bù giá VL theo đơn giá địa phương, Xin giải thích với Bạn như thế này:

- Về cơ bản, những CĐT nào đã yêu cầu đấu thầu theo đơn giá tổng hợp mà không xét tới đơn giá chi tiết là khi lập dự toán họ đã lập theo đơn giá TH rồi, kể cả có tính theo Đg địa phương họ cũng đã quy đổi về đơn giá TH rồi. Trường hợp CĐT tính theo đg địa phương, thì việc quy đổi về đơn giá TH cũng chẳng có gì quá khó khăn.

- Thực ra, khi Tôi bắt đầu làm dự toán (1996) thì hầu hết là đều làm theo phân tích chi phí mà không có Đg TH và Tôi đã thấy việc tính phân tích theo chi phí mà không có đơn giá TH là điều cực kỳ phi lý. Cái cần để sau này hình thành giá chuyên gia (phương pháp của bọn Tây) thì không nêu trong đó mất rất nhiều thời gian để bóc tách KL và các chi phí, đặc biệt là trong giai đoạn thanh toán và quyết toán. Việc này chỉ phù hợp với giai đoạn Kinh tế kế hoạch thôi, vì căn cứ vào đây để cấp vật tư và trả lương nhân công.

3. Về công thức đề nghị điều chỉnh HĐ trọn gói, đúng như Bạn Trinh nói, công thức này bị sai (vì lẫn qua một cách điều chỉnh khác), xin đc đính chính như sau:

Ghđ mới = Ghđ cũ x [1+ Tvl x (Kđc-1)]

- Kđc ở đây áp dụng cho từng giai đoạn thanh toán. Ví dụ trong HĐ giá trọn gói đc chia làm các giai đoạn thanh toán 30%, 40, 20, 10. Thì tương ứng với từng thời điểm thanh toán sẽ có các Kđc khác nhau.

4. Bạn nói có đơn giá chi tiết sẽ điều chỉnh được theo TT 09, Bạn có thể nêu vấn đề Tôi đề cập ngay từ đầu đó là Vấn đề thanh toán cho nhà thầu ntn?

Còn một số vấn đề nữa, xin khất để hôm nào có thời gian sẽ hầu chuyện các Bạn. Cuối cùng là đề nghị các đồng chí đã làm điều chỉnh HĐ rồi tham gia ý kiến để mọi người học theo, đồng thời các Bác nào còn vướng mắc gì mạnh dạn nêu lên để làm kinh nghiệm cho mọi người. (Admin cho topic này lên trang nhất đấy nhé)
 
P

phanthithunga

Guest
cước vc tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên Huế năm 2006

Mình đang làm công trình này rất gấp, áp dụng giá cước vận chuyển VLXD trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên Huế tại thời điểm tháng 6/2007. Bạn nào post lên giúp mình với, thanhks alot.
 
X

xuanthanh6x

Guest
Cách xác định tỷ trọng P như thế nào là đúng?

Thông tư số 09 có công thức VL = Gvl x P x K. Trong đó:
- Gvl : Là chi phí vật liệu trực tiếp trong hợp đồng hoặc dự toán, cái này rõ ràng rồi.
- K : Hệ số tăng giá VLXD, cái này cũng oke, cứ lấy trong công bố của Bộ XD là được.
Cái bây giờ chúng tôi đang còn chưa thống nhất là tỷ trọng P:
- Theo tôi, P = Pi/Po , trong đó:
* Po: lấy từ bảng tổng hợp chi phí vật tư trực tiếp và bằng tổng KL của các VT trong bảng phân tích vật tư nhân với đơn giá của chính nó tại thời điểm lập dự toán
* Pi : Cũng lấy tương tự như trên nhưng loại bỏ các loại vật liệu không được điều chỉnh giá.

- Người khác lại bảo: P = Pi/Gvl ; sau đó tính như sau: VL = Gvl x Pi/Gvl x K
Vậy xin hỏi bác Thế Anh và các bác khác là trong 2 cách xác định tỷ trọng P ở trên, cách nào là đúng?
Mong các bác nhiệt tình chỉ bảo, xin trân trọng cảm ơn
 

Triết Văn Lý

Thành viên có triển vọng
Tham gia
18/3/09
Bài viết
6
Điểm thành tích
1
Em lập đơn giá vật liệu đến chân công trình theo nghị định 99, tự điều tra giá VL, cự ly vận chuyển vật liệu, loại đường, từ đó xây dựng chi phí vận chuyển. Khi tiến hành điều chỉnh giá theo TT09, có nói giá mặt bằng tại thời điểm thi công là giá mặt bằng do tỉnh ban hành, vậy em xin hỏi giá mặt bằng này được xác định thế nào cho phù hợp với NĐ 99 và TT09 :
- Giá VL đến chân CT = Giá MB tỉnh ban hành + CP hiện trường + CP lưu thông (do tỉnh ban hành).
- Giá VL đến chân CT = Giá MB tỉnh ban hành + CP hiện trường + CP lưu thông (tính lại CVC theo nghị định 99).
Theo em hiểu tinh thần của TT 09 lấy giá mặt bằng do tỉnh ban hành là để có một giá "trừ" cố định, nhằm tránh sai sót, nếu lấy chi phí lưu thông do CĐT tự điều tra thì giá này sẻ không còn cố định nửa(cự ly, loại đường...).
 
Last edited by a moderator:

mrbomb

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
23/7/08
Bài viết
27
Điểm thành tích
6
Tuổi
39
Xin hỏi các bác: theo hướng dẫn điều chỉnh chi phí nhân công tại Thông tư 03/2008/TT-BXD thì mức lương tối thiểu theo vùng lần lượt là 620.000đ, 580.000đ và 540.000đ. Nhưng theo Quyết định số 57/2008/QD-UB của UBND thành phố Hà Nội thì tại Hà Nội chia ra 3 vùng với mức lương tối thiểu là 800.000 đ, 740.000 đ và 690.000 đ.
Vậy phải điều chỉnh chi phí nhân công và chi phí máy thế nào được. Mong các bác chỉ giáo!
 

boytongdat

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
11/1/08
Bài viết
130
Điểm thành tích
28
Tuổi
41
Với mức lương là 620.000đ, 580.000đ, và 540.000đ theo Thông tư 03/2008/TT- BXD và nếu theo HN thi sẽ là QĐ18 của UBND. Và khi áp dụng theo QĐ57/2008/QĐ- UB theo vùng thì Bộ xây dựng cũng có Thông tư 05/2009/TT-BXD.
Do đó phụ thuộc vào công trình của bạn ở địa phương nào và CĐT yêu cầu điều chỉnh theo BXD hay UBND sẽ có lựa chọn pháp lý phù hợp.
Chúc bạn thành công.
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top