Cách tính trọng lượng thép nhanh

  • Khởi xướng Khởi xướng tr hoan
  • Ngày gửi Ngày gửi
Trước đây trên diễn đàn cũng có trao đổi cách tính trọng lượng thép tròn
không cần dùng pi hay bán kính:

d: đường kính thép tròn
TL: trọng lượng/ m dài

TL=d²/162
 
Thép tròn
Fi 6: 0,222
Fi8: 0,395
10: 0,617
12: 0,888
14: 1,21
16: 1,58
18: 2,00
20: 2,47
22: 2,98
24: 2,56
25: 3,85
26: 4,17
30: 5,55
34: 7,13
36: 7,99
38: 8,90
40: 9,89
42: 10,87
44: 11,94
46: 12,97
58: 20,74
60: 22,19
62: 23,69
70: 30,21
100: 61,65

với thép tròn mình có công thức tính tương đối thế này anh em tham khảo
kg/m = (d/4)^2*0.1 ví dụ fi 16 =(16/4)^2*0.1 = 1.60kg/mdài
 
Bạn ấy hỏi là cách tính trọng lượng thép nhanh kia mà: Mình thấy tất cả các cách trên đều lâu. Mình góp ý một cách nhé cách này rất chính xác đấy :
Công thức: r^2/40,5
Ví dụ:
D6: 3^2/40,5=0,222
D8: 4^2/40,5=0,395
...........................
Tương tự các bạn tự làm
Chúc các bạn thành công !
 
Có một cách nhanh nhất và rất chính xác:
Công thức: r^2/40,5
D6: 3^2/40,5=0,222
D8: 4^2/40,5=0,395
Các loại khác làm tương tư.
Chúc các bạn thành công!
 
Đó là tính cho thép tròn, thực ra mỗi hãng thép lại có trọng lượng thép khác nhau một chút, mà khi thí nghiệm thì trọng lượng lại càng khác chỗ mính làm hoàn công chủ đầu tư thường bắt lấy trọng lượng riêng theo kết quả thí nghiệm, vì vậy các bạn áp dụng công thức dó rồi đến khi chỉnh lại rất phức tạp, nên các công thúc đó chỉ áp dụng tính nhanh cho một công việc nào đó mà ta không nhớ được trọng lượng của nó( nó chỉ mang tính chất tương đối)
Còn cách tính cho tất cả các loại thép vuông, tròn... theo minh nghĩ nên tính như này nhé
thể tích của một mét dài x 7850 = trọng lượng riêng / 1m dài
Trong đó:
- thể tích thì tùy theo hình dạng của từng loại mà có cách tính khác nhau
- còn 7850 là trọng lượng riêng của thép


Mình thấy cách này là hay nhất các bạn ah!

Trong trường hợp phải giải trình về KL tính toán thì vẫn có cơ sở là trọng lượng riêng của thép 7850
Còn nếu nhân với 1 hệ số thì không có 1 căn cứ nào cả............
 
tranh luan

tui thấy các bác nối chung chung qua
tinh vậy thì làm sao dc
các bác không tinh vát mép rồi lượn goc ah
 
các bạn chỉ cần nhớ hệ số:0,00617
cách tính:
fi6: 6x6x0,00617=0,222kg/md
fi8: 8x8x0,00617=0,39488kg/md
fi10: 10x10x0,00617=0,617kg/md
áp dụng tương tự các fi còn lại
 
cho mình hỏi có ai có công thức tính trọng lượng viên bi thép không?
 
cách tính của các bác cũng ổn nhưng ko chính xác em có cách này các bác tham khảo nhé
(d/2) bình phương * 0.02466 VD: Thép $6 = (6/2)bình phương*0.2466 = 0.221940 kg
 
Ai cũng cho cách của mình là nhanh nhất, vậy chọn ý kiến nào?

Tôi cũng có một cách: lúc nào cũng mang bảng tra theo mình, cần thì giở ra tra. Nhanh - chính xác.
 
Mình hay sử dụng công thức 0.222*D^2/36
Mình tính toán cũng tương đối chính xác với công thức này và làm khá nhiều công trình rồi,
Trong đó Dlaf đường kính thanh thép sử dụng đơn vị mm là được.
Ví dụ: F10= 0.222*10*10/36=0.6167kg/m
 
Ui đọc 3 trang nãy giờ mà nhìu cách tính quá. Không hiểu các bác tính toán để làm gì (thiết kế hay thanh toán)? Ngày trước em cũng như mấy bác này, cũng tìm, cũng tính. Nhưng mà giờ em chả tính làm gì cho mệt. Em rút ra được kinh nghiệm sau:

- Nếu để ước lượng nhanh, không có bảng tra thì mới nên tính.

- Nếu để thanh quyết toán, các bác xem lại công trình đó áp dụng tiêu chuẩn nào, rùi áp khối lượng theo tiêu chuẩn đó. Đôi khi tự tính khối lượng lại nhỏ hơn đấy ạ (do sai số). Mấy cái công trình nhà nước thì các bác biết rùi, cãi nhau thì cũng phải căn cứ vào không văn bản này thì phải văn bản kia. Các bác cứ lôi cái bảng tra trong định mức vật tư ấy, hoặc áp dụng TCVN thì lôi cái TCVN ra. Bên em đang làm cái công trình sử dụng tiêu chuẩn ASTM, đang đòi khối lượng theo cái tiêu chuẩn ấy đây. Cũng chưa biết là có được hay ko.
 
Đó là tính cho thép tròn, thực ra mỗi hãng thép lại có trọng lượng thép khác nhau một chút, mà khi thí nghiệm thì trọng lượng lại càng khác chỗ mính làm hoàn công chủ đầu tư thường bắt lấy trọng lượng riêng theo kết quả thí nghiệm, vì vậy các bạn áp dụng công thức dó rồi đến khi chỉnh lại rất phức tạp, nên các công thúc đó chỉ áp dụng tính nhanh cho một công việc nào đó mà ta không nhớ được trọng lượng của nó( nó chỉ mang tính chất tương đối)
Còn cách tính cho tất cả các loại thép vuông, tròn... theo minh nghĩ nên tính như này nhé
thể tích của một mét dài x 7850 = trọng lượng riêng / 1m dài
Trong đó:
- thể tích thì tùy theo hình dạng của từng loại mà có cách tính khác nhau
- còn 7850 là trọng lượng riêng của thép
Mình thấy chỉ có cách tính này là chính xác nhất, vì 7850 là trọng lượng riêng tiêu chuẩn. Còn đối với các loại thép hình như U, C ... đúc thì phải theo TCVN không thể tính theo cách lấy thể tích 1m x 7850 được.
 
Ui đọc 3 trang nãy giờ mà nhìu cách tính quá. Không hiểu các bác tính toán để làm gì (thiết kế hay thanh toán)? Ngày trước em cũng như mấy bác này, cũng tìm, cũng tính. Nhưng mà giờ em chả tính làm gì cho mệt. Em rút ra được kinh nghiệm sau:

- Nếu để ước lượng nhanh, không có bảng tra thì mới nên tính.

- Nếu để thanh quyết toán, các bác xem lại công trình đó áp dụng tiêu chuẩn nào, rùi áp khối lượng theo tiêu chuẩn đó. Đôi khi tự tính khối lượng lại nhỏ hơn đấy ạ (do sai số). Mấy cái công trình nhà nước thì các bác biết rùi, cãi nhau thì cũng phải căn cứ vào không văn bản này thì phải văn bản kia. Các bác cứ lôi cái bảng tra trong định mức vật tư ấy, hoặc áp dụng TCVN thì lôi cái TCVN ra. Bên em đang làm cái công trình sử dụng tiêu chuẩn ASTM, đang đòi khối lượng theo cái tiêu chuẩn ấy đây. Cũng chưa biết là có được hay ko.
Oki, chuẩn Men luôn. Các công chức chỉ là tạm nhớ cho nhanh thôi, chứ còn thiết kế thì phải bám theo tiên chuẩn áp dụng; còn hoàn công thanh toán thì áp theo kết quả thí nghiệm kiểm chứng chứ. Không vậy thì kiểm toán họ uot sạch đó nha!
 
Mình có mẹo nhỏ góp cùng mọi người : DxD/162=? (kg ) ( D - đường kính cây thép )
 
Oki, chuẩn Men luôn. Các công chức chỉ là tạm nhớ cho nhanh thôi, chứ còn thiết kế thì phải bám theo tiên chuẩn áp dụng; còn hoàn công thanh toán thì áp theo kết quả thí nghiệm kiểm chứng chứ. Không vậy thì kiểm toán họ uot sạch đó nha!

Vấn đề này em thấy trong diễn đàn cũng bàn luận nhìu rùi : http://www.giaxaydung.vn/diendan/f135/tinh-khoi-luong-thep-theo-barem-hay-theo-ket-qua-thi-nghiem-la-dung-9562.htmlhttp://www.giaxaydung.vn/diendan/f260/hoi-ve-thanh-toan-khoi-luong-thep-9822.html


Bác định cho em chuân Men luôn là khỏi phải lấy chồng đấyx( . Kiểm toán thì kệ kiểm toán chứ, hoàn công theo kết quả thí nghiệm chắc cty chết vì phải bù lỗ mất. Hj, thử hỏi mấy ông kiểm toán, đố các ông đó khi mua thép cũng với đơn giá như thế mà mua được với khối lượng thực thí nghiệm đấy. Nhiều khi người ta không làm được nhưng mà lại cứ thích người khác làm được =))=))=))
 
Ai cũng cho cách của mình là nhanh nhất, vậy chọn ý kiến nào?

Tôi cũng có một cách: lúc nào cũng mang bảng tra theo mình, cần thì giở ra tra. Nhanh - chính xác.
chuẩn.có bảng tra thì tính làm cai gì.:)).thừa hơi đi mà làm việc khác
 
Mình hay sử dụng công thức 0.222*D^2/36
Mình tính toán cũng tương đối chính xác với công thức này và làm khá nhiều công trình rồi,
Trong đó Dlaf đường kính thanh thép sử dụng đơn vị mm là được.
Ví dụ: F10= 0.222*10*10/36=0.6167kg/m
Công thức của bạn tính là áp dụng cho thép fi 6 thì phải, 0,222 cơ mà để đưa ra 1 cái gì đó chính xác là vấn đề con người đàng vò đầu bứt tai, cho lên cái gì tuyệt đối nhất cũng chỉ là tương đối mà thôi, ai cũng có ý kiến đúng cả vậy sao chúng ta không thử áp dụng từng phương pháp 1 xem kết quả cái nào là tốt nhất thì cái đó ta chọn và áp dụng vào thực tiễn.
 
Đóng góp thêm với các bác 1 cách tính trọng lượng thép nhanh nhé!

d^2 /162

Ví dụ: 6^2/162 = 36/162=0,2222222222222

Thân chào!
Chủ đề đang bàn tới là cách tính trọng lượng thép nhanh (đảm bảo tương đối chính xác, sai số sau dấu phẩy 3 chữ số là ok)
Và e thấy cách tính của bác Đinh Tấn Linh là cách tính nhanh nhất, có thể tính nhẩm được nếu không có máy tính.
Riêng các cách tính khác sẽ chính xác, nhưng chỉ áp dụng khi đang ngồi ở văn phòng với thiết bị hỗ trợ.
 
Mình cũng xin đóng góp thêm một cách tính nữa đó là R^2/40,5 ( R bán kính thép tính mm)
 
Back
Top