Định mức lập báo cáo kinh tế kỹ thuật

linhbaby502

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
26/4/08
Bài viết
24
Điểm tích cực
2
Điểm thành tích
3
Tuổi
42
Tra định mức lập BCKTKT theo nghị định 12

Theo Nghị định 12 thì các công trình có giá trị <15 ty thì sẽ lập BCKTKT.Vậy định mức chi phí lập BCKTKT sẽ được lấy theo bảng nào?Xin các bác giúp em trả lời thắc mắc này với?
 
Điều này thì bạn phải chờ BXD ra văn bản hướng dẫn thay thế VB 1751 thôi, còn nếu bạn không chờ được thì hãy lập dự toán thử xem sao
 
Nghị định 12/2009/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/4/2009. Bây giờ muốn tính chi phí cho công tác lập BCKTKT cho các công trình có giá trị lớn hơn 7 tỷ thì làm cách nào (Không hiểu BXD đã có văn bản nào bổ sung hay sửa đổi nội dung này trong 1751 chưa?). Bạn nào biết mách tôi với
 
Tôi không biết bạn đã hỏi nên cũng vừa hỏi xong. Có lẽ phải chờ thôi nếu lập dự toán, không biết CĐT có dám phê duyệt không; Kho bạc có cho đi không. Bộ XD lề mề quá nhỉ!
 
Chào các bác!

Hiện tại 15 định mức của BXD ban hành chỉ có tính chất tham khảo ( trong đó có công văn 1751 ).

Như vậy khi lập BCKTKT thì có lẽ các đơn vị tư vấn phải lập hồ sơ đề xuất để chủ đầu tư xem xét, từ đó chỉ định thầu gói thấu lập BCKTKT thi công công trình.

Mong các bác đóng góp ý kiến thêm!
 
Theo mình nghĩ hì cứ nội suy ra để lập tổng dự toán thôi, vì con số chênh lệch giữa các cấp công trình cũng không lớn nên khi quyết toán và thanh lý HĐ sẽ làm theo căn TT hướng dẫn mới.Nếu là mình thẩm tra mình vẫn duyệt bình thường chỉ thêm dòng ghi chú ( Tạm tính) là ok
 
Cái này có lẽ phải là ngoại suy chứ không phải nội suy. Nhưng công thức tính ngoại suy như thế nào nhỉ. Bạn nào tính hộ cái. Ví dụ công trình là 12 tỷ.
 
Theo tôi nghĩ thì định mức chi phí lập báo cáo kinh tế kỹ thuật trong công văn số 1751 là chưa hợp lý vì công tác lập báo cáo KTKT trong đó có cả việc thiết kế bản vẽ thi công, vậy mà chi phí này lại nhỏ hơn chi phí thiết kế bản vẽ thi công. Tôi nghĩ chúng ta nên áp dụng định mức chi phí thiết kế bản vẽ thi công thay cho chi phí lập BCKTKT là đúng hơn.
Dù sao thì định mức này cũng chỉ để tham khảo thôi nhưng nếu không áp dụng thì hồ sơ sẽ không được duyệt, nhưng áp dụng như thế nào? Người làm muốn lấy tiền nhiều , bên thuê muốn trả tiền ít, Nhà nước thì cho phép thỏa thuận. Vậy mà tôi chưa thấy cái thỏa thuận nào về vấn đề này cả. Tôi đưa ra một ví dụ này nhé: Ngày xưa tôi nghe nói ở Đăk Lăk có ban hành một văn bản quy định mức chi phí lập dự toán điều chỉnh công trình là 8% chi phí thiết kế đã được duyệt. Vậy là từ đó đến nay tôi thấy trong những tập dự toán điều chỉnh có tính chi phí lập dự toán điều chỉnh là 8%*TKP. Cuối cùng tôi cũng chưa nghe ai kể đến số tiền nhận được từ công việc điều chỉnh dự toán ấy. Chắc là chủ đầu tư không thanh toán? Phải chăng là chưa có thỏa thuận hoặc thỏa thuận như vậy là không hợp lệ?
Các bác nào có cao kiến về những vấn đề trên xin chỉ giáo. Giá trị công việc thực hiện được xác định theo hợp đồng, hợp đồng thì căn cứ hệ thống các văn bản luật và các định mức đơn giá do Nhà nước ban hành. Nhà nước ban hành thiếu thì lấy đâu mà áp dụng? Muốn có thêm thỏa thuận đâu phải dễ phải không các bác? Thỏa thuận cũng phải theo luật và văn bản hướng dẫn của Nhà nước chứ!?
Kính chúc sức khỏe đến mọi người để làm việc tốt và cùng nhau xây dựng đất nước!
 
Theo tôi nghĩ thì định mức chi phí lập báo cáo kinh tế kỹ thuật trong công văn số 1751 là chưa hợp lý vì công tác lập báo cáo KTKT trong đó có cả việc thiết kế bản vẽ thi công, vậy mà chi phí này lại nhỏ hơn chi phí thiết kế bản vẽ thi công. Tôi nghĩ chúng ta nên áp dụng định mức chi phí thiết kế bản vẽ thi công thay cho chi phí lập BCKTKT là đúng hơn.
Dù sao thì định mức này cũng chỉ để tham khảo thôi nhưng nếu không áp dụng thì hồ sơ sẽ không được duyệt, nhưng áp dụng như thế nào? Người làm muốn lấy tiền nhiều , bên thuê muốn trả tiền ít, Nhà nước thì cho phép thỏa thuận. Vậy mà tôi chưa thấy cái thỏa thuận nào về vấn đề này cả. Tôi đưa ra một ví dụ này nhé: Ngày xưa tôi nghe nói ở Đăk Lăk có ban hành một văn bản quy định mức chi phí lập dự toán điều chỉnh công trình là 8% chi phí thiết kế đã được duyệt. Vậy là từ đó đến nay tôi thấy trong những tập dự toán điều chỉnh có tính chi phí lập dự toán điều chỉnh là 8%*TKP. Cuối cùng tôi cũng chưa nghe ai kể đến số tiền nhận được từ công việc điều chỉnh dự toán ấy. Chắc là chủ đầu tư không thanh toán? Phải chăng là chưa có thỏa thuận hoặc thỏa thuận như vậy là không hợp lệ?
Các bác nào có cao kiến về những vấn đề trên xin chỉ giáo. Giá trị công việc thực hiện được xác định theo hợp đồng, hợp đồng thì căn cứ hệ thống các văn bản luật và các định mức đơn giá do Nhà nước ban hành. Nhà nước ban hành thiếu thì lấy đâu mà áp dụng? Muốn có thêm thỏa thuận đâu phải dễ phải không các bác? Thỏa thuận cũng phải theo luật và văn bản hướng dẫn của Nhà nước chứ!?
Kính chúc sức khỏe đến mọi người để làm việc tốt và cùng nhau xây dựng đất nước!

LDC thấy sự mâu thuẫn trong câu của bạn (Cho phép xưng hô thế nhé vì không biết rõ tuổi tác). Lập BCKTKT bao gồm thực hiện 2 phần: thuyết minh và thiết kế bản vẽ thi công, tức Chi phí lập BCKTKT đã bao gồm cả chi phí cho việc thiết kế bản vẽ thi công sao lại "Theo tôi nghĩ thì định mức chi phí lập báo cáo kinh tế kỹ thuật trong công văn số 1751 là chưa hợp lý vì công tác lập báo cáo KTKT trong đó có cả việc thiết kế bản vẽ thi công, vậy mà chi phí này lại nhỏ hơn chi phí thiết kế bản vẽ thi công". Từ đó việc "áp dụng định mức chi phí thiết kế bản vẽ thi công thay cho chi phí lập BCKTKT" lại càng sai. Không biết ý bạn diễn đạt phải hiểu theo 1 nghĩa khác không.

Định mức quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình (trong đó có Định mức chi phí lập BCKTKT) được xác định trên cơ sở các yêu cầu về nội dung và sản phẩm của công việc quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng; phù hợp với quy định về phân loại, phân cấp, bước thiết kế xây dựng công trình. Nếu bạn so sánh Định mức chi phí lập BCKTKT với Định mức chi phí thiết kế bản vẽ thi công của công trình thiết kế 2 bước và 3 bước thì hoàn toàn không thể so sánh được, các loại hình công trình này không cùng 1 mặt bằng về loại hình công trình, cấp công trình và về các bước thiết kế.

Đúng là ĐM chỉ để tham khảo không bắt buộc áp dụng nhưng xin hỏi bạn khi áp dụng một ĐM khác để tính toán thì cơ sở pháp lý hay tính đúng đắn của ĐM đó được chứng minh ở đâu để phê duyệt. Ở VN chưa có một tổ chức tư vấn nào đứng ra lập ĐM mà được áp dụng cả (Trừ các công trình đặc biệt như công trình thủy điện được Nhà nước cho phép lập riêng 1 bộ định mức và đơn giá), rồi tất cả lại quay về áp dụng của nhà nước ban hành. LDC nghĩ rằng ngoài việc có tính pháp lý cao thì ĐM do Nhà nước ban hành tương đối chính xác và hợp lý vì dù sao Nhà nước cũng đã lập nên một đội ngũ cán bộ có trình độ cao chuyên nghiên cứu và lập nên các loại ĐM, dễ tin tưởng hơn 1 tổ chức nào đó lập nên (Ví dụ: Viện KTXD luôn nghiên cứu, lập và tham mưu cho BXD về các Thông tư, ĐM của ngành xây dựng)

Chúng ta dễ dàng thấy đến thời điểm này Nhà nước cũng không thể đưa ra được hết tất cả biện pháp để giải quyết các vấn đề của ngành xây dựng. Và việc thoả thuận giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu trong một số vấn đề là cái mà Nhà nước mở ra để giải quyết một phần nào đó vướng mắc khi mà chưa tìm ra được biện pháp tối ưu. Trong mối quan hệ công việc thường Chủ đầu tư không muốn phải chi nhưng Nhà thầu muốn thu được nhiều thì phải thể hiện được trình độ thương thảo của mình, cái này rõ là điều đương nhiên mà.
 
Last edited by a moderator:
Cái này có lẽ phải là ngoại suy chứ không phải nội suy. Nhưng công thức tính ngoại suy như thế nào nhỉ. Bạn nào tính hộ cái. Ví dụ công trình là 12 tỷ.
Ngoại suy không khéo có khi lại nhỏ hơi Chi phí Thiết kế :-w
 
chào các bác.
Tôi cũng đang làm điều chỉnh lại tổng mức đầu tư của dự án, khi điều chỉnh thì chi phí lập dự toán điều chỉnh được tính như thế nào? do đâu quy định? tôi thấy khi thanh toán chi phí này rất khó?
thanks.
 
Em moi hoc 1 lop dinh gia, co a trong lop cung gap phai truong hop nhu vay. Thay tra loi rang trong thoi gian cho 1751 sua doi, moi nguoi cu ngoai suy bua di. Van dung vi chang co cai van nao quy dinh va huong dan het (1751 la cong bo chu co phai ban hanh dau). Cai chinh la CDT ok thi k fai lan tan j het!

BQL: Đề nghị bạn viết bài có dấu nhé!
 
Last edited by a moderator:
Bộ xây dựng không cho ra cái văn bản hướng dẫn.Chậm chạp quá!Chỗ em bây giờ lại làm mấy cái công trình ~15 tỷ nhiều mới mệt chứ!
 
Theo tôi nghĩ thì định mức chi phí lập báo cáo kinh tế kỹ thuật trong công văn số 1751 là chưa hợp lý vì công tác lập báo cáo KTKT trong đó có cả việc thiết kế bản vẽ thi công, vậy mà chi phí này lại nhỏ hơn chi phí thiết kế bản vẽ thi công. Tôi nghĩ chúng ta nên áp dụng định mức chi phí thiết kế bản vẽ thi công thay cho chi phí lập BCKTKT là đúng hơn.

Theo Tôi chư chắc Chi phí lập BCKTKT lại nỏ hơn chi phí TKBVTC vì :
Chi phí lập BCKTKT tính cho cả Gxd+Gtb còn chi phí TKBVTC chỉ tính cho Gxd.
Bạn thư tìm hiểu xem cho từng công trình cụ thể.
 
Theo tôi Báo cáo kinh tế chỉ lợi đối với các công trình đầu tư mới có giá trị thiết bị chiểm tỉ trọng 20%-30% còn lại anh em mà làm cải tạo với với hẹ số này thì móm ngày xưa chưa có 1751 giá trị này theo tôi biết là 3.5 là ổn
 
chào các bác.
Tôi cũng đang làm điều chỉnh lại tổng mức đầu tư của dự án, khi điều chỉnh thì chi phí lập dự toán điều chỉnh được tính như thế nào? do đâu quy định? tôi thấy khi thanh toán chi phí này rất khó?
thanks.

Hi,
Mình cũng gặp vấn đề này rất nhiều vì mình làm bên kiểm toán nhưng cũng chưa tìm ra câu trả lời. Mình vẫn không cho nhà thầu được thanh toán các khoản này và nhà thầu vẫn oki vì thực ra chi phí không đáng kể, vẫn thuộc trách nhiệm của nhà thầu.
Thân,
 
Tại bảng số 3 công văn 1751 có nói rõ "Việc xác định tỷ trong chi phí thực hiện phần Thuyết minh và thiết kế BVTC trong chi phí Lập BCKTKT do các bên giao nhận thầu thực hiện công việc trên quyết định". Tức chi phí cho việc Lập BCKTKT đã bao gồm chi phí cho cả 2 phần "Thuyết minh" và "Thiết kế BVTC". Do công trình yêu cầu lập BCKTKT là những công trình có giá trị nhỏ do đó công tác lập BCKTKT (gồm Thuyết minh và TKBVTC) là đơn giản hơn rất nhiều so với việc TKBV thi công của những công trình yêu cầu thiết kế 2 bước hoặc 2 bước vì vậy định mức chi phí lập BCKTKT (gồm thuyết mình + TKBVTC) có thể nhỏ hơn chi phí TKBVTC của những công trình 2 hoặc 3 bước là đương nhiên. Nên nếu bạn so sánh Định mức chi phí lập BCKTKT với Định mức chi phí thiết kế bản vẽ thi công của công trình thiết kế 2 bước và 3 bước thì hoàn toàn không thể so sánh được, các loại hình công trình này không cùng 1 mặt bằng về loại hình công trình, cấp công trình và về các bước thiết kế.

Các bà con cứ theo đúng văn bản 1751 mà áp dụng nhé. Còn việc khi nào ban hành và công bố Quyết định mới 954/QĐ-BXD thay thế văn bản 1751 như bà con đồn đại thì chúng ta lại làm theo văn bản mới ban hành.
 
Last edited by a moderator:
Hiện nay đã có quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng V/v Công bố định mức chi phí quản lý dự án xây dựng công trình thay thế cho Công văn số 1751/BXD-VP của Bộ Xây dựng.

Các bác có thể download tài liệu tại đây
Trong văn bản này có thểm một số phần mới:
+ Hầu hết các định mức các chi phí đều cao hơn so với 1751. ( Quan trọng là chỗ chi phí lập BCKTKT đối với công trình dưới 3 tỷ đồng định mức này tương đương với quyết định 10, 11/2005/QĐ-BXD rùi, lại còn có 1 câu rất "ngon" cho anh em thiết kế nhé: Chi phí lập báo kinh tế kỹ thuật được xác định theo định mức nhưng tối thiểu không nhỏ hơn 10.000.000 đồng
+ Một số định mức được bổ sung thêm như: Định mức chi phí thẩm tra hiệu quả và tính khả thi của dự án đầu tư

...... và còn rất nhiều điều nữa đang chờ các bác cùng thảo luận.

Các bác cùng thảo luận thêm nhé!
 
thảo luận về QD957/2009

Theo Nghị định 12 thì các công trình có giá trị <15 ty thì sẽ lập BCKTKT.Vậy định mức chi phí lập BCKTKT sẽ được lấy theo bảng nào?Xin các bác giúp em trả lời thắc mắc này với?

- Một số vấn đề sai khác so với định mức 1751/BXD
+ Định mức chi phí có hiệu lực kể từ ngày ký: 29/9/2009
+ ĐỊnh mức chi phí quản lý dự án:
. Chi phí xây dựng và thiết bị <500 tỷ, định mức chi phí tăng khoảng 15% (so với 1751)
. Chi phí xây dựng và thiết bị >=500 tỷ, định mức chi phí giữ nguyên.
+ Định mức chi phí tư vấn:
. Chưa bao gồm mua BH trách nhiệm nghề nghiệp (mục 3.1.2)
+ ĐỊnh mức chi phí lập dự án đầu tư:
- Chi phí xây dựng và thiết bị >=500 tỷ, định mức chi phí giữ nguyên (tăng 0%)
- Chi phí xây dựng và thiết bị <=200 tỷ, định mức chi phí tăng khoảng 10% (so với 1751)
- Chi phí xây dựng và thiết bị <=100 tỷ, định mức chi phí tăng khoảng 15% (so với 1751)
- Chi phí xây dựng và thiết bị <=50 tỷ, định mức chi phí tăng khoảng 20% (so với 1751)
+ Định mức chi phí TKKT, TKBVTC
- CT có yêu cầu thiết kế 3 bước: bổ sung cấp công trình cấp III, IV
- CT có yêu cầu thiết kế 2 bước: bổ sung cấp công trình cấp đặc biệt, cấp I (về cấp đặc biệt mình nghĩ ít có trường hợp TK 2 bước)
+ Định mức chi phí thẩm tra hồ sơ TKKT, TKBVTC, dự toán: tăng khoảng 25% so với định mức 1751
- ĐỊnh mức chi phí TVGS: tăng từ 15-22% (chi phí xây dựng >1000 tỷ, định mức chi phí tăng 15%; 100-500 tỷ, tăng 20%; <100 tỷ tăng 22%)
Trên đây là một số vấn đề mình đã so sánh sơ lược, các bạn cùng tham gia thảo luận sâu hơn về các vấn đề của QD957.
 
Last edited by a moderator:
Xin các bác cho ý kiến

Cty em đang lập báo cáo KTKT của công trình có tổng mức đầu tư là 110 triệu. công trình này sử dụng thiết bị do công ty đã mua từ trước (giá trị khoảng 20tr, không nằm trong TMĐT). chi phí thiết bị này được đưa vào tính toán Nhân công, ca máy khi lắp đặt.
em muốn hỏi, khi tính chi phí lập BCKTKT, chi phí này có được đưa vào tính ko? nếu có thì căn cứ theo văn bản nào (theo văn bản 1751 thì chi phí lập báo cáo KTKT tính bằng % chi phí xây lắp + thiết bị trong tổng dự toán).
thanks for read.
 
Back
Top