Trong thi công cốp pha (ván khuôn) sẽ có một hệ số gọi là hệ số luân chuyển! Tức là sau mỗi lần sử dụng, ván khuôn sẽ phải hao hụt đi và bổ sung mới!
Bạn có thể tham khảo kỹ về phần này trong các tài liệu sau:
- ĐỊnh mức vật tư 1784: Chương 1, phần II- Định mức vật liệu làm ván khuôn, cây chống cho công tác bê tông. Trong đây có nói rõ các vật liệu làm ván khuôn, sàn công tác, mức sử dụng luân chuyển và bù hao hụt vv...
- Thông tư 05/2007/TT-BXD: Có Công thức tính định mức hao phí vật liệu tại mục B.1 - phần I, Phụ lục số 3
Chúc bạn hoàn thành tốt công việc!
Hao phí vật liệu trong định mức 1776 được xây dựng dựa trên định mức 1784. Vì vậy các công tác ván khuôn trong định mức đã tính đến hệ số luân chuyển vật liệu này rồi. Do đó khi tính giá công tác lắp dựng ván khuôn bạn chỉ cần lấy khốí lượng bóc ra từ bản vẽ nhân với đơn giá trong tập đơn giá XDCT.( và tính thêm chênh lệch VL, NC, MTC theo đúng thời điểm lập)
Hao phí vật liệu trong định mức 1776 được xây dựng dựa trên định mức 1784. Vì vậy các công tác ván khuôn trong định mức đã tính đến hệ số luân chuyển vật liệu này rồi. Do đó khi tính giá công tác lắp dựng ván khuôn bạn chỉ cần lấy khốí lượng bóc ra từ bản vẽ nhân với đơn giá trong tập đơn giá XDCT.( và tính thêm chênh lệch VL, NC, MTC theo đúng thời điểm lập).
Mình ngĩ là trong DM 1784 là khối lượng vật tư dùng cho công tác lắp dựng ván khuôn chưa có hệ số luân chuyển. Bác cứ thử đọc 1 công tác ván khuôn gỗ tính cho 100m2 ván khuôn gỗ dày 3cm là biết chưa có hệ số luân chuyển. Khối lượng luân chuyển phụ thuộc vào kinh nghiệm thực tế thi công, luân chuyển bao nhiêu lần thì khối lượng vật liệu sẽ nhân với hệ số luân chuyển theo đúng với hệ số trong DM1784. VD: luân chuyển 2 lần thì lượng vật liệu (trừ KL đinh+đinh đỉa) sẽ được x với hệ số 0,5.