Hỏi liên quan định mức mới-1776-BXD

  • Khởi xướng Khởi xướng doan minh duong
  • Ngày gửi Ngày gửi
Các bác cho em hỏi tý.
Mã hiệu định mức AI.63321 nên hiểu là “Lắp dựng(và) tháo dỡ khung dàn sàn đạo…” hay là “ Lắp dựng(hoặc) tháo dỡ khung dàn sàn đạo…”?
Em lập dự toán đóng cọc dưới nước có tính tháo dỡ sàn đạo riêng (60% lắp dựng) nhưng khi quyết toán thì bị CĐT cắt vì cho rằng ĐM đã bao gồm cả tháo dỡ.
Như vậy CĐT đúng hay em đúng?
Các bác giúp em với nha, cám ơn các bác nhiều!

Lần sau bạn phải mang sách ĐỊnh mức đi để xem nhé!
Chủ đầu từ nói cắt mà ok luôn thì làm công trình nào rồi cũng lỗ đấy :)
Mời bạn xem hình ảnh sau, phần mình đánh ô màu đỏ, trích từ Định mức 1776:
dmlap.png
Công tác lắp dựng, tháo dỡ trong trường hợp này độc lập, và tháo dỡ thì = 60% ĐM lắp dựng!
 
CĐT đã hiểu đúng, bạn hiểu như vậy là sai.
Ý câu trên là lắp dựng và tháo dỡ.....
Bạn tìm hiểu lại nhé!

Cảm ơn bác vietdung_tht nhiều.
Em mới tập làm dự toán, bác nào có tài liệu liên quan, nhất là phần hướng dẫn áp dụng Đm thì giúp em nha.
Email của em là: tuannghiagtvt@yahooo.com
Cám ơn các bác nhiều!
 
Lần sau bạn phải mang sách ĐỊnh mức đi để xem nhé!
Chủ đầu từ nói cắt mà ok luôn thì làm công trình nào rồi cũng lỗ đấy :)
Mời bạn xem hình ảnh sau, phần mình đánh ô màu đỏ, trích từ Định mức 1776:
dmlap.png
Công tác lắp dựng, tháo dỡ trong trường hợp này độc lập, và tháo dỡ thì = 60% ĐM lắp dựng!

Cảm ơn bác rất nhiều, nhưng bữa đó CĐT đưa sách định mức ra thì nguyên văn lại là" Lắp dựng, tháo dỡ ..." nên em không cãi được. Không hiểu cuốn đó do đơn vị nào in.
Lần này đành chịu vậy.
Bác cho em hỏi muốn học về lập dự toán và dự thầu ở TP. Hồ Chí Minh hoặc đồng nai thì học ở đâu, thời gian học và học phí là bao nhiêu
 
Bác cho em hỏi muốn học về lập dự toán và dự thầu ở TP. Hồ Chí Minh hoặc đồng nai thì học ở đâu, thời gian học và học phí là bao nhiêu

Các lớp học tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh được công ty Giá xây dựng tổ chức khá thường xuyên, Bạn tham khảo ở đây nhé:
http://giaxaydung.vn/diendan/forums/329-don-vi-chu-quan:-cong-ty-gia-xay-dung.gxd
Học phí thì liên hệ với phòng đào tạo công ty để hỏi cụ thể nhé!
 
Nói thật là bác Lê Vinh chưa làm nhiều dự toán bên công trình giao thông thì phải. Hầu hết các công trình giao thông đều lập dự toán bằng thủ công đấy...
 
Híc em đang bắt đầu làm dự toán có điều này thắc mắc hỏi các bác tý. Ở định mức AF.11111 em có dùng 2 phần mền G8 và DT 97 nhưng lại cho 2 định mức về vữa khác nhau cho bê tông, cụ thể như sau:
- Dự toán G8 (Dùng ĐM cấp phối VL C2241)
AF.11111 Bê tông sản xuất bằng máy trộn - đổ bằng thủ công, bêtông lót móng, đá 4x6, chiều rộng <=250 cm, mác 100 m3
a.) Vật liệu
A24.0797 Xi măng PC30 kg 213,21
A24.0180 Cát vàng m3 0,51706
A24.0010 Đá 4x6 m3 0,92494
A24.0524 Nước lít 180,25
DT 97: (Dùng ĐM cấp phối VL C2141)
AF.11111 Bê tông sản xuất bằng máy trộn - đổ bằng thủ công, bêtông lót móng, đá 4x6, chiều rộng <=250 cm, mác 100 m3 0,758
Vật liệu
:0907 Xi Măng kg 200,85000
:0176 Cát vàng m3 0,53148
:0019 Đá 4x6 m3 0,93627
:0609 Nước lÝt 169,95000

Vậy theo các bác thì em nên dùng cái nào đây?
 
Cấp phối vữa sử dụng trong các phần mềm thường sử dụng cấp phối theo định mức 1776 hoặc các định mức có sẵn. Theo mình nên chiết tính và tính toán theo cấp phối mà đơn vị TV đã thiết kế riêng cho công trình và thực tế công trình sử dụng vì nguồn vật liệu và các đặc tính kỹ thuật mõi nơi mỗi khác. Do đó theo mình nên chiết tính riêng rồi up vào phần mêm rồi sử dụng bạn ạh.
 
Bạn dùng ĐM AF.11111 bê tông đá 4x6 M100. Cấp phối vữa C2141 theo ĐM 1776 không như bạn nêu đâu.
ĐM vữa C2141 theo 1776 là: XM 195kg; Cát 0,516m3; đá dăm 0,909m3; nước 165 lit.
 
Bạn dùng ĐM AF.11111 bê tông đá 4x6 M100. Cấp phối vữa C2141 theo ĐM 1776 không như bạn nêu đâu.
ĐM vữa C2141 theo 1776 là: XM 195kg; Cát 0,516m3; đá dăm 0,909m3; nước 165 lit.
Của bạn là cấp phối vữa Bê tông.
Để đổ được 1m3 bê tông móng như vậy thì bạn cần 1,03 m3 vữa Bê tông.
@ vuloixd: Mình dùng G8 cho kết quả khác G8 của bạn và giống ĐT7 của bạn.
 
ặc ặc, sao lại thế được nhỉ? mình đã gọi điện hỏi nhân viên G8 nhưng người ta cũng khẳng định là dùng cấp phối vữa bê tông C2241. Biết xài cái nào đây? với lại căn cứ vào đâu để xác định độ sụt của bê tông để lập dự toán được nhỉ?
 
ặc ặc, sao lại thế được nhỉ? mình đã gọi điện hỏi nhân viên G8 nhưng người ta cũng khẳng định là dùng cấp phối vữa bê tông C2241. Biết xài cái nào đây? với lại căn cứ vào đâu để xác định độ sụt của bê tông để lập dự toán được nhỉ?

Cái này bạn cứ lấy định mức 1776 ra mà tính lại rồi biết ai đúng thôi mà. Bê tông trộn bằng máy, đổ bằng thủ công bạn lấy độ sụt 2-4cm để phân tích hao phí vật liệu. Độ sụt thì căn cứ vào biện pháp thi công. Đổ BT bằng thủ công thì độ sụt thấp, bằng máy thì độ sụt cao.
 
căn cứ vào đâu để xác định độ sụt của bê tông để lập dự toán được nhỉ?

Việc lựa chọn cấp phối bê tông thi công cho công trình thực sự có đơn giản hay không? Tôi nghĩ rằng ở vai trò là Tư vấn hoặc quản lý bài toán này ànn phải tính toán rất kỹ. Vừa đảm bảo vấn đề kinh tế, đảm bảo cường độ theo yêu cầu TK, đảm cho việc thi công thuận lợi tại hiện trường...
Theo kinh nghiệm của tôi việc lựa chọn cấp phối cho bê tông cần dựa trên một số tiêu trí sau:
1- Mác yêu cầu, rồi tuổi yêu cầu nhất thiết cần tuổi R28 để đánh giá hay không? Vì cùng mác tuy nhiên ta có thể chọn tuổi đạt là R28 hoặc R90 ... tuỳ thuộc vào yêu cầu TK?
2- Cốt liệu sử dụng cho công trình (cốt liệu này đặc biệt quan tấm tới vấn đề cát và đá) cát tự nhiên thì bạn có thể lựa chọn thoải mái vấn đề về độ sụt, tuy nhiên cát xay, đá nhiền thì không hề dễ để lựa chọn độ sụt?
3- Biện pháp thi công chủ đạo là gì thủ công, bơm, cẩu ...
 
Tôi đang dùng dự toán 2009, cho tôi hỏi là khi tôi tra một mã dự toán VD AF.12223 thì là mác cấp phối là xi măng PCB40, tôi muốn chuyển thành xi măng PCB30 thì phải làm như thế nào thế?
 
Cảm ơn bạn Huongly111 nhé. Tại vì mình thấy có dùng 2 độ sụt khác nhau cho 1 định mức. Nếu đổ bằng thủ công lấy độ sụt là 2-4 thì là ok rồi.
Tiện cho mình hỏi tiếp cái nhé: Trong các định mức phần "AF.81000 - Ván khuôn gỗ cho bê tông đổ tại chỗ" - thì Vật liệu "Gỗ ván" ở đây được hiểu là "Gỗ ván" hay là "Gỗ ván khuôn" ??? và 2 loại này có giá khác nhau.
Mong các bậc tiền bối chỉ giáo.
 
Last edited by a moderator:
Hỏi về định mức AI.63321 và AI.61171?

Lần sau bạn phải mang sách ĐỊnh mức đi để xem nhé!
Chủ đầu từ nói cắt mà ok luôn thì làm công trình nào rồi cũng lỗ đấy :)
Mời bạn xem hình ảnh sau, phần mình đánh ô màu đỏ, trích từ Định mức 1776:
dmlap.png
Công tác lắp dựng, tháo dỡ trong trường hợp này độc lập, và tháo dỡ thì = 60% ĐM lắp dựng!

Chào bạn!
Mình cũng đang làm sàn đạo để thi công sơn cầu.
mình áp dụng định mức AI.63321 (đã bao gồm khung dàn, sàn đạo)
Vậy, có bắt buộc phải tính thêm định mức AI. 61171 (làm sàn thao tác) hay không?
cảm ơn!
 
Chào bạn!
Mình cũng đang làm sàn đạo để thi công sơn cầu.
mình áp dụng định mức AI.63321 (đã bao gồm khung dàn, sàn đạo)
Vậy, có bắt buộc phải tính thêm định mức AI. 61171 (làm sàn thao tác) hay không?
cảm ơn!

Tư tưởng của bạn định lắp dựng sàn thao tác để thi công hệ khung dàn, sàn đạo đúng không?
Cái này tôi thấy khó có CĐT nào thanh toán cho bạn công việc này bởi bản chất hệ khung dàn, sàn đạo cũng có vai trò làm biện pháp thi công được.
 
Định mức 1776 có 01 điểm khác rất quan trọng mà bên em mới bị dính phốt.
Đó là nhà cao tầng có chiều cao thi công từ 16m trở lên mới được tính chi phí vận chuyển vật liệu lên cao
 
Back
Top