Bài tập: Lập dự toán phần ép cọc BTCT

  • Khởi xướng Khởi xướng levinhxd
  • Ngày gửi Ngày gửi
chào ông Trần anh Dũng. Sở Xây dựng trả lời câu hỏi của ông như
sau : * Khi tính đơn giá dự toán phần ép, đóng cọc, khối lượng thanh toán được
xác định như sau: - Đối với chi phí nhân công và máy thi công được tính theo
chiều dài cọc theo thực tế thi công - là chiều dài cọc ngập đất; phần cọc không
ngập đất chi phí nhân công, máy thi công nhân hệ số 0,75 với đơn gia tương ứng.
- Đối với vật tư được tính theo chiều dài cọc theo thiết kế. * Về đơn giá cẩu
lắp vận chuyển cọc: Trong đơn giá đóng, ép cọc đẫ kể đến việc vận chuyển cọc, do
vậy khi lập dự toán khôg kể đến chi phí của công tác này.
* Về đơn giá cắt cọc
BTCT: Đơn vị có thể vận dụng đơn giá phá dỡ kết cấu BTCT đối với loại cấu kiện
tương ứng. trân trọng

A levinhxd và thầy Thế Anh xem xét giùm về cái này, không lẽ bỏ hẳn công tác vận chuyển cọc? hay vận chuyển cọc ở đây là như thế nào?

Vận chuyển ở trên có thể Sở XD hiểu là ông TRần Anh DŨng hỏi vận chuyển phần cọc cắt bỏ đi (không được tính), còn trong công tác đúc cọc cần tính phần vận chuyển cọc về công trường. Nếu nhà thầu mua cọc và bên cấp cọc báo giá đến chân công trình (bao gồm vận chuyển, xếp dỡ) thì ko tính thêm chi phí này nữa bạn à!
 
"Cảm ơn Levinh và các bạn đã đưa ra và thảo luận đề tài rất hay này. Mình muốn hỏi thêm là căn cứ vào đâu để có thể đưa ra khối lượng ca máy cầu cọc và nhân công bốc xếp cọc.

Khối lượng ca máy cẩu cọc tùy theo chiều dài và kích thước cọc, ở đây nếu là trong dự toán có thể ghi Tạm tính, còn nếu trong thanh toán phải có xác nhận giữa đơn vị thi công và Chủ đầu tư, sau đó ra các biên bản làm việc và quyết định phê duyệt của Chủ đầu tư!
Mình có thể ví dụ thế này:
Cẩu 1 đọan cọc dài 7-8m, kích thước cọc 25x25 mất khoảng 0,018 ca (tham khảo các định mức cẩu kết cấu BTCT đúc sẵn có trong ĐM 1776)
Tổng số đọan cọc là 500 đọan thì suy ra cần
500*0,018*2 = 18 ca cẩu (chú ý có cả cẩu lên và xuống nhé)

Tương tự với nhân công ca cẩu cũng như vậy, tham khảo các định mức có sẵn trong ĐM 1776 về bốc xếp Cấu kiện BT đúc sẵn, sau đó chiết tính ĐM riêng
Ví dụ: Với 1 ca cẩu thì cần 2 công, thợ bậc 3/7
Vậy: 18 ca cẩu thì cần 18*2= 36 công 3/7"

Em ch
ào anh Levinhxd: Trong việc áp mã dự toán về vận chuyển cọc thì em có một vấn đề hỏi anh là: Theo anh Cẩu cọc áp mã theo ag.41511 cần cẩu 10 tấn là 0,018 ca. Nếu áp mã đó để tính vận chuyển em thấy không đúng. Vì mã AG.41511 chỉ đúng với phạm vi công trường.Như vậy công tác này đúng với sản xuất cọc tại công trường <=30m, còn >30m thì nhà thầu lại không. Em mới làm dự toán mong anh chỉ bảo giúp em
 
Em ch[/B]ào anh Levinhxd: Trong việc áp mã dự toán về vận chuyển cọc thì em có một vấn đề hỏi anh là: Theo anh Cẩu cọc áp mã theo ag.41511 cần cẩu 10 tấn là 0,018 ca. Nếu áp mã đó để tính vận chuyển em thấy không đúng. Vì mã AG.41511 chỉ đúng với phạm vi công trường.Như vậy công tác này đúng với sản xuất cọc tại công trường <=30m, còn >30m thì nhà thầu lại không. Em mới làm dự toán mong anh chỉ bảo giúp em
EM ơi, phần anh nói là vận dụng mã cẩu cọc để xác định chí phí bốc xếp thôi (cẩu cọc lên xe và xếp cọc xuống hiện trường! Còn vận chuyển cọc phải áp dụng bảng cước vận chuyển hàng hóa đường bộ bằng tô tô mà!
Em hình dung: Quá trình vận chuyển cọc gồm:
Bốc xếp cọc lên xe + Chở cọc đi + Bốc xếp cọc xuống hiện trường
 
anh Vinh ơi cho em xin bảng tính chi phí vận chuyển cọc BTCT với. d7.hud3@gmail.com. em cảm ơn anh!
 
anh Vinh ơi cho em xin bảng tính chi phí vận chuyển cọc BTCT với. d7.hud3@gmail.com. em cảm ơn anh!

Đã lâu anh ko còn bảng tính đó dưới dạng file nữa. Nhưng anh có thể mô tả cách tính thế này để em tự làm:
- Tính KL bê tông theo tấn cọc
- Áp Cách tính theo Cước vận chuyển (Cước 89 hoặc Cước mới nhất của Tỉnh)
- Nếu áp cước 89 phải điều chỉnh cước , cách điều chỉnh theo Nhân công, Máy thi công hoặc Theo nhân công và Giá xăng dầu
Bạn click vào link dưới đây nghiên cứu thêm về cách tính nhé:
http://www.giaxaydung.vn/diendan/f396/tinh-cuoc-van-chuyen-theo-bang-cuoc-22012.html
 
Anh xem em làm thế này có đúng không ạ. Giờ em mới động vào món cọc nên rất bỡ ngỡ. em đang áp dụng quyết định 3057/QĐ-HUD để tính cho công trình bên Việt Hưng.http://www.mediafire.com/?z9ork2uaqty1c9j. Đây là file em tính.
 
Như vậy nghĩa là trong công tác đúc cọc (cả BT, VK, T) thì phải lấy khối lượng thiết kế x 1,02. Trong đó có 1% là hao hụt khi đóng cọc còn 1% là hao phí vật liệu khác đúng không anh Levinhxd.
Trước đến giờ e toàn nhân với hệ số 1,01 thôi, thế mà hôm trc lên trên SGTVT HN bị ông thẩm tra cắt mất tiêu. Mà ko cãi lại được mới bực chứ
 
Với lại trong ĐM có nói, phần hao phí vật liệu khác đã tính đến hao phí vật liệu đệm đầu cọc, chụp đầu cọc. Như vậy phần thép chụp đầu cọc đã được tính trong ĐM rồi, sao lại còn tính riêng một mã khác hả anh
 
Như vậy nghĩa là trong công tác đúc cọc (cả BT, VK, T) thì phải lấy khối lượng thiết kế x 1,02. Trong đó có 1% là hao hụt khi đóng cọc còn 1% là hao phí vật liệu khác đúng không anh Levinhxd.
Trước đến giờ e toàn nhân với hệ số 1,01 thôi, thế mà hôm trc lên trên SGTVT HN bị ông thẩm tra cắt mất tiêu. Mà ko cãi lại được mới bực chứ
Tính ra 1,01*1,01 = 1,0201 và làm tròn cũng thành 1,02 tuy nhiên người ta dễ hiểu nhầm lắm
Khi tính toán đúc cọc, sẽ nhân 1,01 (tính luôn phần hao hụt khi ép cọc vào)
Thêm 1% VL khác nữa thường được tính vào cuối (Tổng hợp thành một dòng riêng) hoặc nhân vào đơn giá các mã cũng được, nhưng nhân như thế thì là 1,01*1,01 chứ ko viết 1,02!
 
Các bạn cho mình hỏi 1 chút: Mình đang có 1 bảng dự toán về đúc và ép cọc BTCT, các nội dung công việc như ván khuân, bê tông cọc, tháp bản mã,... đều nhân với hệ số 1,01. Như vậy có đúng ko? Bởi vì mình nghĩ trong định mức đã tính 1% hao hụt cho việc ép cọc rồi. Cảm ơn mọi người!


- Trong định mức ép cọc có vật liệu khác 1%, không liên quan gì đến 1% hao hụt khi ép cọc cả.
- Khi ép 100m cọc, trong định mức cần 101m. Vì có 101m cọc là ép xuống được 101m, đoạn nào hỏng thì bỏ, làm sao có hao hụt được. Vấn đề là chiều dài ép không tính đoạn mũi, cho nên 100m cọc là toàn bộ chiều dài thân cọc. Hao hụt 1% ở đây là phần mũi cọc (khoảng 30cm). Khi đúc các bác đã tính khối lượng phần mũi này rồi thì làm sao có thêm 1% khi đúc nữa.
Khi xây dựng định mức, ngầm hiểu cọc dài khoảng 30m, đoạn mũi 30cm. Ép 100m phần thân cọc thì cần 101m cọc (cả đoạn mũi) là chuẩn rồi.
 
Cho e hỏi một chút: Trong công tác đúc cọc (BT,Vk,CT) thì phải lấy khối lượng thiết kế x1,01.Trong đó 1 % ở đây là hao hụt khi đóng cọc.Vậy thì mình băn khoăn là có quy định hay hướng dẫn nào về như vậy không.Vì nếu không thì khi hỏi thì mình không có căn cứ để trả lời..
Cảm ơn mọi người.
 
Bạn đọc kỹ lại Định mức đi, căn cứ vào định mức là chuẩn nhất rồi còn j
 
Cho e hỏi một chút: Trong công tác đúc cọc (BT,Vk,CT) thì phải lấy khối lượng thiết kế x1,01.Trong đó 1 % ở đây là hao hụt khi đóng cọc.Vậy thì mình băn khoăn là có quy định hay hướng dẫn nào về như vậy không.Vì nếu không thì khi hỏi thì mình không có căn cứ để trả lời..
Cảm ơn mọi người.
Bạn mở định mức công tác đóng cọc ra (định mức 1776/BXD-VP, chương 3, đóng cọc) sẽ thấy công tác đóng cọc bao gồm vật liệu chính là cọc và vật liệu khác 1% trên giá trị vật liệu chính. Điều đó dẫn đến phép tính lấy khối lượng thiết kế x 1,01.
 
Các anh em xem nha, theo mình trong ĐM 1776 đề cập "Phần cọc không ngập trong đất" là phần cọc nằm trong kết cấu công trình nhưng không chôn trong đất, ví dụ như: Cọc trong Trụ cầu (cọc đóng, đài cọc là Xà mũ luôn).
Còn vấn đề cọc dư (chưa đóng hoặc ép đến cao độ thiết kế) có được thanh toán hay không thì theo mình là không (không có quy định, tiêu chuẩn..) Phần được thanh toán chính là phần nằm trong kết cầu công trình + chiều dài đạp đầu cọc.
 
Chào anh em

Theo mình, phần cọc không ngập trong đất ghi trong ĐM1776 là phần cọc nằm trong kết cấu công trình nhưng không chôn trong đất, ví dụ: Cọc trong các trụ cầu (đài cọc là xà mũ).
Còn phần cọc dư ra trong quá trình thi công (chưa tới Cao trình thiết kế) là không được thanh toán vì không thấy ghi trong tiêu chuẩn, quy định nào cả. Phần cọc được thanh toán = phần cọc nằm trong kết cấu công trình + phần đập đầu cọc.

Rất hân hạnh được giao lưu.
 
anh chj cho e hoi cach tinh du toan phan ep coc,tinh the nao ah. coc cua e dai 16m,0,25x0,25
 
Mình đang làm hồ sơ về cọc mà họ chỉ cho ván khuôn 2 mặt. phải cần những thủ tục nào để tính bổ sung bãi đúc cọc cho bên mình. bạn nào có các tính toán và dự toán phần bãi đúc cọc thì up lên cho mình với. thanks.
Chugiap84@gmail.com
Tell: 0978.001.939
 
Vậy thì khi làm hồ sơ mời thầu thì khối lượng cọc mời thầu là khối lượng theo thiết kế hay là khối lượng thiết kế x hệ số
Ví dụ như thiết kế là đóng 100m cọc thì khi làm hồ sơ mời thầu khối lượng cọc là 100m hay là 100m x 1,01? Xin các bác giải đáp giúp em với, vì em đang mắc ở chỗ này.
Bên chủ đầu tư họ bảo chỉ chào 100m cọc, còn hệ số thì nhà thầu tính thêm trong đơn giá
Còn nhà thầu thì bảo phải tính trong khối lượng
 
Vậy thì khi làm hồ sơ mời thầu thì khối lượng cọc mời thầu là khối lượng theo thiết kế hay là khối lượng thiết kế x hệ số
Ví dụ như thiết kế là đóng 100m cọc thì khi làm hồ sơ mời thầu khối lượng cọc là 100m hay là 100m x 1,01? Xin các bác giải đáp giúp em với, vì em đang mắc ở chỗ này.
Bên chủ đầu tư họ bảo chỉ chào 100m cọc, còn hệ số thì nhà thầu tính thêm trong đơn giá
Còn nhà thầu thì bảo phải tính trong khối lượng
 
Xin chào mọi người, trong dự toán ép cọc các bạn post lên tại sao mục ép cọc âm đơn giá nhân công và máy lại nhân với hệ số 1,05 vậy, mình chưa hiểu mong mọi người giải thích giúp. Thanks!
 
Back
Top