Áp dụng thông tư 05/2009

TuyetMai85

Thành viên có triển vọng
Tham gia
21/4/09
Bài viết
8
Điểm tích cực
0
Điểm thành tích
1
Tuổi
40
Các bạn cho mình hỏi 2 điều này nhé:
- Thông tư 05/2009 đã ban hành, nhưng Chủ đầu tư vẫn chưa cho áp dụng vì cho rằng còn phải đợi Quyết định của UBND TP cho phép áp dụng.
Cho mình điều đó đúng không ? Và nếu đúng thì chừng nào UBND TP mới ban hành, hix.
- Chủ đầu tư không cho hưởng hoàn toàn hệ số NC, MTC điều chỉnh mà chỉ cho hưởng 50% x (hệ số cũ + hệ số mới). Điều này có trái với Thông tư không ? Chủ đầu tư có quyền làm vậy không ? (Chủ đầu tư là Doanh nghiệp Cổ phần hoá 51% vốn Nhà nước, sử dụng nhiều nguồn vốn đầu tư cho công trình này).
Mong các bạn góp ý giúp, cám ơn nhiều:P
 
Các bạn cho mình hỏi 2 điều này nhé:
- Thông tư 05/2009 đã ban hành, nhưng Chủ đầu tư vẫn chưa cho áp dụng vì cho rằng còn phải đợi Quyết định của UBND TP cho phép áp dụng.
Cho mình điều đó đúng không ? Và nếu đúng thì chừng nào UBND TP mới ban hành, hix.
- Chủ đầu tư không cho hưởng hoàn toàn hệ số NC, MTC điều chỉnh mà chỉ cho hưởng 50% x (hệ số cũ + hệ số mới). Điều này có trái với Thông tư không ? Chủ đầu tư có quyền làm vậy không ? (Chủ đầu tư là Doanh nghiệp Cổ phần hoá 51% vốn Nhà nước, sử dụng nhiều nguồn vốn đầu tư cho công trình này).
Mong các bạn góp ý giúp, cám ơn nhiều:P

- Thông tư 05/2009 Hướng dẫn điều chỉnh dự toán đã ban hành nhưng chưa có hiệu lực nên trong thời gian này bạn có sử dụng để làm hồ sơ điều chỉnh khối lượng thực hiện từ ngày 1/1/2009 thì không được chấp nhận là điều tất nhiên. Nhưng Chủ đầu tư chưa cho áp dụng vì phải đợi Quyết định của UBND TP cho phép áp dụng thì không đúng. Thông tư của BXD ra để điều chỉnh chung cho phần khối lượng còn lại từ ngày 1/1/2009 của công trình, gói thầu sử dụng vốn nhà nước nên nó có hiệu lực đối với tất cả các công trình sử dụng vốn nhà nước, không phụ thuộc vào việc công trình đó nằm ở đâu.

- Chủ đầu tư không cho hưởng hoàn toàn hệ số NC, MTC điều chỉnh mà chỉ cho hưởng 50% x (hệ số cũ + hệ số mới). Điều này tuỳ thuộc vào nguồn vốn mà công trình của bạn đang sử dụng. Nếu nguồn vốn nhà nước thì Chủ đầu tư làm thế là sai với tinh thần của Thông tư 05. Nếu nguồn vốn đầu tư cho công trình không thuộc dạng vốn đầu tư của Nhà nước thì Chủ đầu tư có lẽ muốn chia đều rủi ro cho cả 2 bên, cái này tuỳ thuộc vào tài thương thảo của bên bạn thôi.

Công trình của bạn sử dụng rất nhiều nguồn vốn đầu tư, bạn phải tìm hiểu xem nguồn vốn của nhà nước là bao nhiêu? Nếu nguồn vốn nhà nước trên 30% thì công trình của bạn được xem là sử dụng nguồn vốn nhà nước. Còn Chủ đầu tư là Doanh nghiệp Cổ phần hoá 51% vốn Nhà nước không có ý nghĩa trong việc này, chủ yếu là nguồn vốn sử dụng cho công trình thôi.

Mong có thêm ý kiến của các bạn!
 
Thông tư này áp dụng sau 45 ngày kể từ ngày ký là ngày 15/04/2009 mà bạn.
 
- Thông tư 05/2009 Hướng dẫn điều chỉnh dự toán đã ban hành nhưng chưa có hiệu lực nên trong thời gian này bạn có sử dụng để làm hồ sơ điều chỉnh khối lượng thực hiện từ ngày 1/1/2009 thì không được chấp nhận là điều tất nhiên. Nhưng Chủ đầu tư chưa cho áp dụng vì phải đợi Quyết định của UBND TP cho phép áp dụng thì không đúng. Thông tư của BXD ra để điều chỉnh chung cho phần khối lượng còn lại từ ngày 1/1/2009 của công trình, gói thầu sử dụng vốn nhà nước nên nó có hiệu lực đối với tất cả các công trình sử dụng vốn nhà nước, không phụ thuộc vào việc công trình đó nằm ở đâu.

- Chủ đầu tư không cho hưởng hoàn toàn hệ số NC, MTC điều chỉnh mà chỉ cho hưởng 50% x (hệ số cũ + hệ số mới). Điều này tuỳ thuộc vào nguồn vốn mà công trình của bạn đang sử dụng. Nếu nguồn vốn nhà nước thì Chủ đầu tư làm thế là sai với tinh thần của Thông tư 05. Nếu nguồn vốn đầu tư cho công trình không thuộc dạng vốn đầu tư của Nhà nước thì Chủ đầu tư có lẽ muốn chia đều rủi ro cho cả 2 bên, cái này tuỳ thuộc vào tài thương thảo của bên bạn thôi.

Công trình của bạn sử dụng rất nhiều nguồn vốn đầu tư, bạn phải tìm hiểu xem nguồn vốn của nhà nước là bao nhiêu? Nếu nguồn vốn nhà nước trên 30% thì công trình của bạn được xem là sử dụng nguồn vốn nhà nước. Còn Chủ đầu tư là Doanh nghiệp Cổ phần hoá 51% vốn Nhà nước không có ý nghĩa trong việc này, chủ yếu là nguồn vốn sử dụng cho công trình thôi.

Mong có thêm ý kiến của các bạn!

Cám ơn ý kiến của bạn, nhưng Thông tư có hiệu lực từ tháng 4/2009 mà bạn. Thực ra việc áp dụng hệ số nhân công thì không cần đợi Quyết định của UBND TPHCM, chỉ cần chia tỉ lệ 800.000/620.000 (lương tối thiểu mới và cũ) là ra hệ số nhân thêm. Nhưng còn hệ số máy có chia tỉ lệ vậy được không? Mong các bạn góp ý thêm.
 
Cám ơn ý kiến của bạn, nhưng Thông tư có hiệu lực từ tháng 4/2009 mà bạn. Thực ra việc áp dụng hệ số nhân công thì không cần đợi Quyết định của UBND TPHCM, chỉ cần chia tỉ lệ 800.000/620.000 (lương tối thiểu mới và cũ) là ra hệ số nhân thêm. Nhưng còn hệ số máy có chia tỉ lệ vậy được không? Mong các bạn góp ý thêm.

Thông tư 05 được ký ban hành ngày 15/04/2009 mà Thông tư 05 có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký, tức tầm khoảng 31/5/2009 mới có hiệu lực. Bạn xem lại dòng cuối cùng Mục III - Tổ chức thực hiện của Thông tư 05 có nói rõ về thời gian có hiệu lực thi hành.

Để giải quyết vấn đề về hệ số NC và M mà bạn gặp phải thì trong Thông tư 05 cũng đã hướng dẫn điều này tại điểm 2 mục II như sau:

2. Trường hợp dự toán xây dựng công trình lập theo quy định tại điểm 1 của mục này đã điều chỉnh theo hướng dẫn của Thông tư số 03/2008/TT-BXD ngày 25/01/2008 của Bộ Xây dựng. Khi thực hiện điều chỉnh dự toán theo mức lương tối thiểu vùng mới thì chi phí nhân công và máy thi công trong dự toán chi phí xây dựng, chi phí nhân công trong dự toán chi phí khảo sát xây dựng được nhân tiếp hệ số điều chỉnh tương ứng xác định bằng hệ số điều chỉnh theo mức lương tối thiểu vùng mới quy định trong phụ lục kèm theo Thông tư này chia cho hệ số điều chỉnh đã sử dụng để điều chỉnh theo Thông tư số 03/2008/TT-BXD ngày 25/1/2008 của Bộ Xây dựng.
Bạn chú ý đến dòng chữ màu xanh nhé. Hy vọng là giúp được cho công việc của bạn !
 
Điều chỉnh dự toán theo TT03/2009

Các Bác cho tôi hỏi với cách điều chỉnh dự toán cụ thể ra sao, Khi chưa có thông tư 05/2009 thì hệ số điều chỉnh chi phí NC và máy theo TT số 03/2008; tức là (NC*1,2; M*1,08); còn thông tư 05/2009 là (NC*1,44; M*1,14 đối với vùng 4) Cách điều chỉnh của tôi như vậy đúng hay sai?
 
Last edited by a moderator:
Cho mình hỏi với, điều chỉnh giá máy thi công từ mức lương tối thiểu 540.000đ/tháng sang mức 650.000đ/tháng thì nhân với hệ số bao nhiêu, trong thông tư 05 chỉ nói hệ số điều chỉnh máy thi công với mức lương tối thiểu 450.000đ/tháng sang 650.000đ/tháng là 1,14, Xin các bạn chỉ giáo

Như bạn đã biết TT03/2008-TT-BXD điều chỉnh hệ số ca máy theo mức lương tối thiểu từ 450.000 lên 540.000 là 1,08. Vậy điều chỉnh giá ca máy theo mức lương tối thiểu từ 540.000 lên 650.000 là 1,14/1,08=1,055.
 
Cám ơn ý kiến của bạn, nhưng Thông tư có hiệu lực từ tháng 4/2009 mà bạn. Thực ra việc áp dụng hệ số nhân công thì không cần đợi Quyết định của UBND TPHCM, chỉ cần chia tỉ lệ 800.000/620.000 (lương tối thiểu mới và cũ) là ra hệ số nhân thêm. Nhưng còn hệ số máy có chia tỉ lệ vậy được không? Mong các bạn góp ý thêm.

Hệ số máy không chia được vì tỉ trọng chi phí nhân công trong các ca máy là khác nhau. Để xác định hệ số máy người ta dùng ph.pháp bình quân gia quyền gì đó.
 
Các bạn cho mình hỏi 2 điều này nhé:
- Thông tư 05/2009 đã ban hành, nhưng Chủ đầu tư vẫn chưa cho áp dụng vì cho rằng còn phải đợi Quyết định của UBND TP cho phép áp dụng.
Cho mình điều đó đúng không ? Và nếu đúng thì chừng nào UBND TP mới ban hành, hix.
- Chủ đầu tư không cho hưởng hoàn toàn hệ số NC, MTC điều chỉnh mà chỉ cho hưởng 50% x (hệ số cũ + hệ số mới). Điều này có trái với Thông tư không ? Chủ đầu tư có quyền làm vậy không ? (Chủ đầu tư là Doanh nghiệp Cổ phần hoá 51% vốn Nhà nước, sử dụng nhiều nguồn vốn đầu tư cho công trình này).
Mong các bạn góp ý giúp, cám ơn nhiều:P

Bạn lưu ý Thông tư 05/2009/TT-BXD là điều chỉnh dự toán, có nghĩa là nó sẽ áp dụng ngay cho các dự án đang ở bước 1 (thiết kế cơ sở, xác định tổng mức đầu tư).

Việc nó có áp dụng với các DA đang XD hay không phụ thuộc và hợp đồng A-B đã ký kết.

Bạn để ý mục 4 phần I thông tư 05 này
[FONT=&quot]4. Việc điều chỉnh giá hợp đồng, thanh toán khối lượng thực hiện từ ngày 01/01/2009 theo hợp đồng và các điều kiện đã thoả thuận ký kết trong hợp đồng. Trường hợp trong hợp đồng các bên đã thoả thuận không điều chỉnh giá trong suốt quá trình thực hiện, Chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng có thể thương thảo bổ sung hợp đồng để bảo đảm quyền lợi cho người lao động theo quy định.[/FONT]
 
Các Bác cho tôi hỏi với cách điều chỉnh dự toán cụ thể ra sao, Khi chưa có thông tư 05/2009 thì hệ số điều chỉnh chi phí NC và máy theo TT số 03/2008; tức là (NC*1,2; M*1,08); còn thông tư 05/2009 là (NC*1,44; M*1,14 đối với vùng 4) Cách điều chỉnh của tôi như vậy đúng hay sai?

Hệ số điều chỉnh như trên là đúng.
- TT03/2008/TT-BXD điều chỉnh hệ số ca máy theo mức lương tối thiểu từ 450.000 lên 540.000.
- TT05/2009/TT-BXD điều chỉnh hệ số ca máy theo mức lương tối thiểu từ 450.000 lên 650.000 (vùng 4).
 
Theo tôi thì cứ căn cứ theo quy định cụ thể ghi tại thông tư 05/2009/TT-BXD mà áp dụng:
Về hiệu lực: sau 45 ngày kể từ ngày ký
Về hệ số điều chỉnh: căn cứ theo bảng số 1, bảng số 2 và bảng số 3 (chủ yếu sử dụng bảng số 1). Thông tư này điều chỉnh nhân công căn cứ theo nghị định 94/2006/NĐ-CP có mức lương tối thiểu 450.000 đ/tháng các bác nhé. Đối với công trình đã lập theo đơn giá nhân công 540.000 đ/tháng thì cứ lấy mức lương tối thiểu hiện hành chia cho 540.000 đ là OK, không cơ quan nào thắc mắc cả. Theo tôi được biết thì hầu như đơn giá xây dựng được lập theo mức lương tối thiểu 450.000 đ/tháng, khi mức lương tăng lên 540.000 đ/tháng thì điều chỉnh theo thông tư 03/2008/TT-BXD. Như vậy khi điều chỉnh dự toán công trình thì ta cứ căn cứ theo dự toán lập theo mức lương tối thiểu 450.000 đ/tháng và điều chỉnh theo thông tư 05/2009/TT-BXD để cho thuận lợi phải ko các bác. Còn về phần máy thi công điều chỉnh từ 540.000 đ/tháng lên 650.000 đ/ tháng (hoặc 690.000 đ/tháng; 740.000; 800.000) thì tôi chưa thấy văn bản nào nói chia theo hệ số lương cả. Mọi người đóng góp thêm ý kiến nhé.
 
TT 05/2009/TT-BXD hướng dẫn điều chỉnh từ mức lương 450.000 lên mức lương mới theo Nghị định số 110/2008/NĐ-CP ngày 10/10/2008 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động. ( chia theo 4 vùng )
Ngoài cách áp dụng hệ số điều chỉnh theo TT05/2009/TT-BXD điều chỉnh từ mức lương 450.000

Có thể điều chỉnh từ mức lương 350.000 . Ví dụ lấy mức lương mới là 650.000 ( vùng IV )
Kết hợp áp dụng TT07/2006/TT-BXD điều chỉnh mức lương tối thiểu lên 450.000 và TT 05/2009/TT-BXD lên 650.000
Nhân công = 1.286*1.44 = 1.85 ( làm tròn từ 1.85184 )
Máy thi công = 1.05*1.14 = 1.197
Trong đó :
- 1.286 : hệ số điều chỉnh nhân công từ 350.000 lên 450.000 ( theo TT07/2006/TT-BXD )
- 1.44 ( Hệ số điều chỉnh nhân công từ mức lương 450.000 lên 650.000 ( TT 05/2009/TT-BXD )
- 1.05 : hệ số điều chỉnh máy thi công từ 350.000 lên 450.000 ( tt07/2006/tt-BXD )
- 1.14 : Hệ số điều chỉnh máy thi công từ 450.000 lên 650.000 ( TT05/2009/TT-BXD )

+ Còn việc điều chỉnh từ mức lương 540.000 lên 650.000 :
- Hệ số điều chỉnh nhân công là 650.000/540.000 = 1.20
- Hệ số điều chỉnh chi phí máy thi công xác định bằng phương pháp bình quân gia quyền của chi phí theo nhóm máy thì Bộ chưa ra hướng dẫn.
 
Last edited by a moderator:
Có thể điều chỉnh từ mức lương 350.000 . Ví dụ lấy mức lương mới là 650.000 ( vùng IV )
Kết hợp áp dụng TT07/2006/TT-BXD điều chỉnh mức lương tối thiểu lên 450.000 và TT 05/2009/TT-BXD lên 650.000
Nhân công = 1.286*1.44 = 1.85 ( làm tròn từ 1.85184 )
Máy thi công = 1.05*1.14 = 1.197
Trong đó :
- 1.286 : hệ số điều chỉnh nhân công từ 350.000 lên 450.000 (theo TT07/2006/TT-BXD)
- 1.44 (Hệ số điều chỉnh nhân công từ mức lương 450.000 lên 650.000 (TT 05/2009/TT-BXD)
- 1.05 : hệ số điều chỉnh máy thi công từ 350.000 lên 450.000 ( tt07/2006/tt-BXD )
- 1.14 : Hệ số điều chỉnh máy thi công từ 450.000 lên 650.000 ( TT05/2009/TT-BXD )

+ Còn việc điều chỉnh từ mức lương 540.000 lên 650.000 :
- Hệ số điều chỉnh nhân công là 650.000/540.000 = 1.20
- Hệ số điều chỉnh chi phí máy thi công xác định bằng phương pháp bình quân gia quyền của chi phí theo nhóm máy thì Bộ chưa ra hướng dẫn.
Em có ý kiến như sau:
1. Hệ số điều chỉnh máy thi công từ mức lương từ 540.000 lên 650.000, theo em được tính như sau:
- Từ 450.000 lên 540.000 đồng (theo thông tư 03/2008/TT-BXD): 1.08
- Từ 450.000 lên 650.000 đồng (theo thông tư 05/2009/TT-BXD): 1.14
--> Từ 540.000 lên 650.000 đồng là: 1.14/1.08 xấp xỉ 1.056:D
PS: Hình như em điều chỉnh thế này có một vấn đề không phù hợp, không biết có bác nào phát hiện ra không nhỉ :-w
 
Last edited by a moderator:
Em có ý kiến như sau:
1. Hệ số điều chỉnh máy thi công từ mức lương từ 540.000 lên 650.000, theo em được tính như sau:
- Từ 450.000 lên 540.000 đồng (theo thông tư 03/2008/TT-BXD): 1.08
- Từ 450.000 lên 650.000 đồng (theo thông tư 05/2009/TT-BXD): 1.14
--> Từ 540.000 lên 650.000 đồng là: 1.14/1.08 xấp xỉ 1.056:D
PS: Hình như em điều chỉnh thế này có một vấn đề không phù hợp, không biết có bác nào phát hiện ra không nhỉ :-w

Không phù hợp ở chỗ nào bạn?
Phép suy ra ấy hoàn toàn theo Toán học: 1.14/1.08 = 1.055
 
Em có ý kiến như sau:
1. Hệ số điều chỉnh máy thi công từ mức lương từ 540.000 lên 650.000, theo em được tính như sau:
- Từ 450.000 lên 540.000 đồng (theo thông tư 03/2008/TT-BXD): 1.08
- Từ 450.000 lên 650.000 đồng (theo thông tư 05/2009/TT-BXD): 1.14
--> Từ 540.000 lên 650.000 đồng là: 1.14/1.08 xấp xỉ 1.056:D
PS: Hình như em điều chỉnh thế này có một vấn đề không phù hợp, không biết có bác nào phát hiện ra không nhỉ :-w

Các làm của Hoailinh86 chẳng có gì sai cả! Theo mình, bạn hãy để ý:
Cách tính của Malsoni810 đã tính HS máy từ 350k lên 650K bằng cách: 1,05*1,14;
Trong đó
+1,05 là hệ số điều chỉnh từ mức lương 350k lên 450k- TT07.2006,
+1,14 là hệ số điều chỉnh từ mức lương 450k lên 650k -TT05.2009!
Đã áp dụng được phép nhân thì tại sao lại không được áp dụng phép chia?

Còn về thời hạn áp dụng TT 05/2009: Sau 45 ngày kể từ ngày ký!
Như vậy mọi dự toán, hồ sơ thanh quyết toán đã áp dụng từ ngày 15/04/2009 đến ngày 30/05/2009 nếu đã áp dụng thông tư này là chưa đúng! Đây cũng là một vấn đề mà những người vừa làm A (Chủ đầu tư) vừa làm B (Nhà thầu) như mình đang rất băn khoăn! Nếu bìa dự toán ghi ngày từ 15/04 đến 30/5 thì việc áp dụng là không đúng pháp luật? Trong khi mọi khối lượng thi công từ 1/1/2009 đã được điều chỉnh dự toán!
 
Điều chỉnh hệ số máy từ lương 450 lên 650 theo phép chia như vậy (hệ số 1,056) không biết bác nào đã áp dụng và được chấp thuận chưa nhỉ, mình nghe cách tính cũng thấy hợp lý và cũng muốn áp dụng để điều chỉnh hồ sơ của mình.
 
Hỏi các anh về Thông tư 05/2009/TT-BXD như sau:
Công trình có tổng mức đầu tư là 147 tỷ (xây lắp 122 tỷ), sau khi điều chỉnh theo TT05, bổ sung khối lượng phát sinh, thì giá trị xây lắp tăng lên 170tỷ:
Theo QD đã được duyệt thì ví dụ: chi phí tư vấn thiết kế là 0.5%, chi phí thảm định TKKTlà 0.03%, ... tương ứng với giá trị xây lắp là 122 tỷ.
Vậy khi điều chỉnh bổ sung thì các tỷ lệ % của tư vấn, chi phí khác tính lại theo giá trị xây lắp được điều chỉnh hay giữ nguyên tỷ lệ % theo QD đã được phê duyệt?
Các anh tư vấn giúp tôi nhé!
 
Hỏi các anh về Thông tư 05/2009/TT-BXD như sau:
Công trình có tổng mức đầu tư là 147 tỷ (xây lắp 122 tỷ), sau khi điều chỉnh theo TT05, bổ sung khối lượng phát sinh, thì giá trị xây lắp tăng lên 170tỷ:
Theo QD đã được duyệt thì ví dụ: chi phí tư vấn thiết kế là 0.5%, chi phí thảm định TKKTlà 0.03%, ... tương ứng với giá trị xây lắp là 122 tỷ.
Vậy khi điều chỉnh bổ sung thì các tỷ lệ % của tư vấn, chi phí khác tính lại theo giá trị xây lắp được điều chỉnh hay giữ nguyên tỷ lệ % theo QD đã được phê duyệt?
Các anh tư vấn giúp tôi nhé!
Theo mình những chi phí đã thực hiện như tư vấn thiết kế, thẩm định TKKT... thì vẫn giữ nguyên giá trị đã thực hiện theo TMĐT ban đầu. Còn chi phí cho những công tác thực hiện điều chỉnh TMĐT mới thì được tính thêm như: chi phí lập lại tổng mức đầu tư, bổ sung thiết kế,...
 
Nhưng các bạn chú ý khi làm dự toán một số đơn giá sửa chữa của một số tỉnh vẫn xây dựng trên mức lương nhỏ hơn 350.000 đồng. Ví dụng Hưng Yên đơn giá sửa chữa vẫn áp dụng mức lương 290.000 đồng, khi đó hệ số điều chỉnh đơn giá nhân công là 650.000/290.000 tức là bạn đang xác định sai (ở đây tôi ví dụ mức lương tối thiếu khi có thông tư 05 là 650.000). Vì có dự điều chỉnh bảng lương theo Nghi định của Chính phủ (từ mức 350.000 đồng là bảng lương A.1.8, còn các mức lương tối thiểu nhỏ hơn 350.000 là bảng lương khác), cách đúng là bạn phải qua thông tư trung gian là 07/2006/TT-BXD
 
Áp dụng thông tư 05-BXD để về tính chi phí khấu hao?

Chào các bác!
Em đang gặp một vấn đề khá khó giải quyết mong được các bác giúp đỡ!
Em đã đưa vấn đề này lên diễn đàn thảo luận rồi mà chắc là em đưa sai mục nên ít người quan tâm! vì vậy em xin chuyển qua đây mong được các bác chỉ giáo!
nội dung vấn đề như sau:
Công ty em thi công một hạng mục cho chủ đầu tư, hạng mục này khá đặc biệt đòi hỏi phải tìm và thiết kế một công nghệ mới ( vật liệu+ thiết bị +côg nghệ thi công) vấn đề này đã giải quyết ổn thỏa.
Nhưng Trong quá trình thực hiện công việc này Phía chúng em đã đề xuất thay đổi chủng loại vật liệu đồng nghĩa với việc thay đổi dây chuyền thiết bị (vì khi nghiên cứu thí nghiệm mô hình và gửi một số mẩu thí nghiệm ra nước ngoài kiểm định thì kết quả không phù hợp với diều kiện khí hậu ở việt nam) và việc đề xuất này được tất cả các bên liên quan xác nhận bằng văn bản và công việc được tiến hành êm thuận và đảm bảo tiến độ.
Nhưng Tổng Kinh phí dự toán thì tăng lên 3 tỷ so với Dự toán được duyệt. Phía công ty em đã đưa ra những bằng chứng minh chứng được việc phát sinh kinh phí đồng thời về phía lãnh đạo tỉnh thành phố củng đã chấp nhận lượng phát sinh này (bằng một quyết định chỉ đạo của chủ tịch UBNN). Nhưng dự toán được lập ra để phù hợp với kinh phí phát sinh đó lại vướng mắc ở nhiều điểm. Đặc biệt là Chi phí thuê thiết bị phát sinh (2,5 tỷ).
Một số phương án lập ra là đưa chi phí này vào phần chi phí khác
Nhưng em thấy không hợp lý.
Phương án khác là em đưa vào chi phí xây dựng theo cách phân bổ nhưng vướng ở chổ Giá thuê thiết bị liệu có được chấp nhận như chi phí khấu hao trong TT05/2007 không?
Tiện thể các bác cho em hỏi:
Định mức khấu hao năm của máy xây dựng như loại này lấy tối đa bao nhiêu % so với giá tính khấu hao?
Và giá trị thu hồi lấy bao nhiêu % giá tính khấu hao là hợp lý?
đọc thông tư rồi nhưng lập ra thì không thấy tự tin chút nào cả! vì em chưa gặp lần nào!
Đây là link mà em thảo luận hôm trước:
http://giaxaydung.vn/diendan/du-toan-xay-dung-cong-trinh/32428-vuong-mac-khi-lap-du-toan.html
 
Last edited by a moderator:
Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Chỉ huy trưởng công trường
Kích để xem giới thiệu phần mềm thanh quyết toán
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD
Giới thiệu phần mềm Dự toán GXD dùng là thích, kích là sướng

Các bài viết mới

Back
Top