Điều chỉnh dự toán theo Thông tư 05/2009/TT-BXD hay Thông tư 10/2009/TT-BLĐTBXH

  • Khởi xướng Khởi xướng chuotdong
  • Ngày gửi Ngày gửi
C

chuotdong

Guest
Có cần điều chỉnh theo thông tư 05?

Tôi có hoàn thành 1 số Báo cáo KTKT từ tháng 2/2009, cho đến tháng 6/2009 đã CDT tổ chức đấu thầu và Nhà thầu đã thi công xong, vậy nhà thầu có được điều chỉnh dự toán lương theo Thông tư 05 không ?
nếu Nhà thầu ký hợp đồng trọn gói với Chủ đầu tư thì không được điều chỉnh có đúng không nhỉ
 
Tôi có hoàn thành 1 số Báo cáo KTKT từ tháng 2/2009, cho đến tháng 6/2009 đã CDT tổ chức đấu thầu và Nhà thầu đã thi công xong, vậy nhà thầu có được điều chỉnh dự toán lương theo Thông tư 05 không ?
nếu Nhà thầu ký hợp đồng trọn gói với Chủ đầu tư thì không được điều chỉnh có đúng không nhỉ

Bạn xem lại nhà thầu ký HĐ với CĐT khi nào, nếu từ 1/6/2009 thì TT 05/2009 đã có hiệu lực thì bạn phải làm điều chỉnh, bổ sung, còn ký HĐ từ 31/5/2009 trở về thì bạn không phải làm điều chỉnh bổ sung.
Thân chào!
 
Trang tin điện tử Viện Kinh tế xây dựng nhận được câu hỏi của bạn Nguyễn Trung Hiền ở địa chỉ hiennt.bn@gmail.com hỏi:

Tôi làm công tác XDCB ở Viễn thông Bắc Ninh và công ty trược thuộc Tập đoàn BCVTVN (100% vốn nhà nước).

Tôi muốn hỏi Việc điều chỉnh tiền lương nhân công tuân thủ theo:

1. Thông tư số 05/TT-BXD ngày 15/04/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình theo mức lương tối thiểu (Căn cứ Nghị định 110/2008/NĐ-CP và Thông tư 23/2008/TT-BLĐTBXH) từ 01.01.2009
Hay

2.Thông tư 10/2009/TT-BLĐTBXH (Căn cứ và Nghị định 33/2009/NĐ-CP và Thông tư 22/2008/TT-BLĐTBXH)?

Xin cám ơn!
Trang tin Viện Kinh tế xây dựng trả lời (câu trả lời TA tham khảo từ tác giả soạn thảo TT05):

Nghị định số 110/2008/NĐ-CP ngày 10/10/2008 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng (vùng IV là vùng có mức lương tối thiểu thấp nhất và bằng mức lương tối thiểu chung là 650.000 đồng/tháng) áp dụng từ ngày 01/01/2009 đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động;

Nghị định số 33/2009/NĐ-CP ngày 06/04/2009 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu chung (mức lương tối thiểu chung là 650.000 đồng/tháng) áp dụng từ ngày 01/05/2009 đối với các đối tượng thực hiện từ nguồn kinh phí do ngân sách Nhà nước bảo đảm. Đối với các công ty nhà nước thì mức lương tối thiểu chung này để Công ty tính lại mức lương, phụ cấp lương làm cơ sở đóng, hưởng các chế độ bảo hiểu xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, tiền lương ngừng việc, nghỉ ngày lễ, nghỉ hàng năm và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động.

Việc điều chỉnh dự toán xây dựng công trình từ ngày 01/01/2009 được thực hiện theo tiền lương tối thiểu vùng.

Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình dở dang chưa thực hiện theo Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2007 của Chính phủ, điều chỉnh dự toán xây dựng công trình theo Thông tư số 05/2009/TT-BXD; các dự án đầu tư xây dựng công trình thực hiện theo Nghị định 99/2007/NĐ-CP thì Chủ đầu tư sử dụng chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá để điều chỉnh dự toán xây dựng công trình.
 
Công trình ở địa bàn Hà Nội, điều chỉnh theo TT số 05/2009/TT-BXD hay QĐ 57/2008/QĐ-UBND của UBND tp Hà Nội

Trang tin điện tử Viện Kinh tế xây dựng nhận được câu hỏi như sau:
Chào các anh chị Viện Kinh tế Xây dựng!
Tôi là Nguyễn Thị Thu Hiền
Trong quá trình lập dự toán tôi có vướng mắc sau xin được Quý Viện giúp đỡ.

Tôi đang lập dự toán cho công trình trên địa bàn thành phố Hà Nội tại thời điểm tháng 06/2009, theo bộ đơn giá ban hành kèm theo Quyết định số 56/2008/QĐ-UBND ngày 22/12/2008 của UBND thành phố Hà Nội và đã điều chỉnh dự toán theo Quyết định 57/2008/QĐ-UBND ngày 22/12/2008 của UBND thành phố Hà Nội.

Hiện nay Bộ Xây dựng cũng đã ban hành thông tư số 05/2009/TT-BXD ngày 15/04/2009 về hướng dẫn điều chỉnh dự toán và đã có hiệu lực kể từ ngày 01/06/2009.

Xin hỏi:
1) Vậy với các công trình trên địa bàn thành phố Hà Nội sử dụng bộ đơn giá ban hành Quyết định số 56/2008/QĐ-UBND ngày 22/12/2008 thì điều chỉnh dự toán theo văn bản nào? Quyết định 57/2008/QĐ-UBND hay Thông tư số 05/2009/TT-BXD?
2) Giá nhiên liệu (xăng, dầu) trong quyết định số 57/2008/QĐ-UBND và trong Thông tư 05/2009/TT-BXD là bao nhiêu?

Rất mong nhận được sự hồi âm sớm của Quý Viện.
Trân trọng cảm ơn.

Trang tin điện tử Viện Kinh tế xây dựng trả lời (với ý kiến tham gia của tác giả thông tư 05 và tác giả tính toán các hệ số điều chỉnh nhiên liệu (xăng, dầu)):

1. Công trình xây dựng trên địa bàn địa phương nào thì theo hướng dẫn của địa phương đó. Trường hợp địa phương không ra văn bản hướng dẫn cụ thể hoặc các công trình sử dụng vốn ngân sách trung ương thì điều chỉnh theo Thông tư 05/2009/TT-BXD. Các công trình sử dụng vốn ngân sách địa phương thì theo hướng dẫn của địa phương. Công trình sử dụng các loại vốn khác thì chủ đầu tư xem xét quyết định.

2. Giá xăng dầu trong Thông tư 05/2009/TT-BXD đã tính phù hợp với mặt bằng giá tại thời điểm quý I/2009.
 
Bạn xem lại nhà thầu ký HĐ với CĐT khi nào, nếu từ 1/6/2009 thì TT 05/2009 đã có hiệu lực thì bạn phải làm điều chỉnh, bổ sung, còn ký HĐ từ 31/5/2009 trở về trướcthì bạn không phải làm điều chỉnh bổ sung.
Thân chào!
Cám ơn bạn, dĩ nhiên là xét trường hợp ký Hợp đồng trong khoảng từ 1/1 đến 31/5/2009, nhưng đó là ngày ký còn họ chưa thi công vì những lý do như A chưa cấp đủ vật tư hoặc mới chỉ bắt đầu thi công được một ít (chưa được CĐT ghi nhận bằng văn bản) ....

Có cách nào Tư vấn không cần điều chỉnh bổ sung dự toán mà Chủ đầu tư dùng luôn chi phí dự phòng xử lý luôn được không nhỉ ?
 
Tôi có hoàn thành 1 số Báo cáo KTKT từ tháng 2/2009, cho đến tháng 6/2009 đã CDT tổ chức đấu thầu và Nhà thầu đã thi công xong, vậy nhà thầu có được điều chỉnh dự toán lương theo Thông tư 05 không ?
nếu Nhà thầu ký hợp đồng trọn gói với Chủ đầu tư thì không được điều chỉnh có đúng không nhỉ

Thông tư 05 cho phép điều chỉnh khối lượng thực hiện từ ngày 1/1/2009 và dự toán bạn lập vào thời điểm tháng 2/2009 nên trong trường hợp của bạn sẽ được phép điều chỉnh.

Nhà thầu đã thi công xong nhưng chưa quyết toán công trình thì bên thi công có thể làm hồ sơ thanh toán bổ sung cho các đợt thanh toán trước.

Trong Thông tư 05 không nói rõ hợp đồng trọn gói có được phép điều chỉnh hay không. Nếu trong hợp đồng các bên đã thoả thuận không điều chỉnh giá trong suốt quá trình thực hiện thì Chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng có thể thương thảo bổ sung hợp đồng để đảm bảo quyền lợi cho người lao động theo quy định.
 
Thông tư 05 cho phép điều chỉnh khối lượng thực hiện từ ngày 1/1/2009 và dự toán bạn lập vào thời điểm tháng 2/2009 nên trong trường hợp của bạn sẽ được phép điều chỉnh.

Nhà thầu đã thi công xong nhưng chưa quyết toán công trình thì bên thi công có thể làm hồ sơ thanh toán bổ sung cho các đợt thanh toán trước.

Trong Thông tư 05 không nói rõ hợp đồng trọn gói có được phép điều chỉnh hay không. Nếu trong hợp đồng các bên đã thoả thuận không điều chỉnh giá trong suốt quá trình thực hiện thì Chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng có thể thương thảo bổ sung hợp đồng để đảm bảo quyền lợi cho người lao động theo quy định.
Chủ đầu tư và mình có trao đổi với nhau là không cần điều chỉnh là tốt nhất bạn ạ. Vì thực tế Nhà thầu thi công xong rồi (vì công trình nhỏ)- có thể về giấy tờ chưa ký tá thôi, nhưng dĩ nhiên Nhà thầu không muốn. Nên để hài hòa các bên, chủ đầu tư có thể sử dụng chi phí dự phòng gói thầu tính bù cho Nhà thầu trong trường hợp này được không ?
 
Last edited by a moderator:
Chủ đầu tư và mình có trao đổi với nhau là không cần điều chỉnh là tốt nhất bạn ạ. Vì thực tế Nhà thầu thi công xong rồi (vì công trình nhỏ)- có thể về giấy tờ chưa ký tá thôi, nhưng dĩ nhiên Nhà thầu không muốn. Nên để hài hòa các bên, chủ đầu tư có thể sử dụng chi phí dự phòng gói thầu tính bù cho Nhà thầu trong trường hợp này được không ?

Có mâu thuẫn trong thảo luận của bạn, mình thầy:
Chủ đầu tư và mình có trao đổi với nhau là không cần điều chỉnh là tốt nhất bạn ạ.


Nên để hài hòa các bên, chủ đầu tư có thể sử dụng chi phí dự phòng gói thầu tính bù cho Nhà thầu trong trường hợp này được không ?

Vậy cơ sở đâu nếu Chủ đầu tư không điều chỉnh mà tính bù cho nhà thầu? Trường hợp khác, nguồn dự phòng cho gói thầu không đủ để bù thì sao? Hoặc khi điều chỉnh làm vượt TMĐT?,...Mình nghĩ bạn nên nghiên cứu Văn bản hướng dẫn của từng địa phương về điều chỉnh dự toán theo TT05/2009 để vận dụng trường hợp của bạn.

Theo các Thông tư trước đây, ví dụ TT07/2006, mình thấy đối với trường hợp là hợp đồng trọn gói cũng được điều chỉnh dự toán cho nhà thầu.
 
@lestrong: chưa đưa ra quyết định cuối cùng mà bạn ?! nên mình mới trao đổi, phân vân." không cần điều chỉnh" là nói về hồ sơ Báo cáo KTKT, còn có bù cho Nhà thầu hay không thì mình đang xét từng trường hợp cụ thể: khối lượng đã nghiệm thu chưa ? hợp đồng loại gì ? ....

Tóm lại vấn đề mình muốn hỏi là có nhất thiết phải điều chỉnh lại Báo cáo KTKT trong trường hợp này hay không, nếu dùng chi phí dự phòng hoàn toàn đủ để bù hệ số nhân công, ca máy cho Nhà thầu ?
 
Tôi nghĩ: Chi phí nhân công trong Quyết đinh của UBND và BXD thường thống nhất. Tuy nhiên chi phí ca máy của UBND và BXD có thể có sự sai khác do:
1- Chi phí khấu hao máy móc thiết bị của từng địa phương là khác nhau. ( giá mua, chi phí vận chuyển, mức khấu hao năm..)
2- Giá nhiên liệu của từng địa phương là khác nhau ví như bộ đơn giá 2006 có tỉnh dùng lương cơ bản 350 giá xăng dầu tháng 1 (diezel: 7500) có tỉnh dùng lương 350 giá xăng dầu tháng 6 (7900), có tỉnh dùng lương cơ bản 450.000 tháng 12/2006 (8700). thế nên có sự sai khác trong bù giá.
3-Rất tiếc đến giờ phút này việc tính toán và các số liệu đầu vào của BXD đều không công bố nên không hiểu được cách tính của Bộ ( toàn ăn chực nằm chờ và không biết đúng sai) - Rất mong các tài liệu nghiên cứu của BXD được công khai để mọi người có thể áp dụng.
 
Điều chỉnh dự toán, làm dự toán bổ sung theo TT05 ntn?

Xin các Bác chỉ giáo!!!!
Nhà thầu của em trúng thầu thi công công trình 100% vốn ngân sách Nhà nước tại thời điểm 30/5, thời điểm này TT 05 đã có hiệu lực, nhưng dự toán thiết kế, đơn giá dự thầu đều ko áp dụng TT 05. Vì vậy các Bác cho em hỏi làm dự toán bổ sung ntn, qui trình ra sao, chủ đầu tư có thẩm quuyền phê duyệt Dt bổ sung ngay hay ko hay phải thẩm tra lại...
Hic.hic.:(. Khổ em quá!!!! Mong các Bác gúp dùm ah.
 
Xin các Bác chỉ giáo!!!!
Nhà thầu của em trúng thầu thi công công trình 100% vốn ngân sách Nhà nước tại thời điểm 30/5, thời điểm này TT 05 đã có hiệu lực, nhưng dự toán thiết kế, đơn giá dự thầu đều ko áp dụng TT 05. Vì vậy các Bác cho em hỏi làm dự toán bổ sung ntn, qui trình ra sao, chủ đầu tư có thẩm quuyền phê duyệt Dt bổ sung ngay hay ko hay phải thẩm tra lại...
Hic.hic.:(. Khổ em quá!!!! Mong các Bác gúp dùm ah.
Ý kiến mình thế này: Không phải thẩm tra lại vì có thay đổi về kết câú, khối lượng thiết kế đâu, mà hợp đồng giữa CĐT và NT là hợp đồng theo đơn giá có điều chỉnh,
dự toán bổ sung trích TT 05 hướng dẫn:(Trường hợp dự toán xây dựng công trình lập theo quy định tại điểm 1 của mục này đã điều chỉnh theo hướng dẫn của Thông tư số 03/2008/TT-BXD ngày 25/01/2008 của Bộ Xây dựng. Khi thực hiện điều chỉnh dự toán theo mức lương tối thiểu vùng mới thì chi phí nhân công và máy thi công trong dự toán chi phí xây dựng, chi phí nhân công trong dự toán chi phí khảo sát xây dựng được nhân tiếp hệ số điều chỉnh tương ứng xác định bằng hệ số điều chỉnh theo mức lương tối thiểu vùng mới quy định trong phụ lục kèm theo Thông tư này chia cho hệ số điều chỉnh đã sử dụng để điều chỉnh theo Thông tư số 03/2008/TT-BXD ngày 25/1/2008 của Bộ Xây dựng.)
Chủ đầu tư có thẩm quuyền phê duyệt DT bổ sung mà không cần phải thẩm tra lại.
 
@lestrong: chưa đưa ra quyết định cuối cùng mà bạn ?! nên mình mới trao đổi, phân vân." không cần điều chỉnh" là nói về hồ sơ Báo cáo KTKT, còn có bù cho Nhà thầu hay không thì mình đang xét từng trường hợp cụ thể: khối lượng đã nghiệm thu chưa ? hợp đồng loại gì ? ....

Tóm lại vấn đề mình muốn hỏi là có nhất thiết phải điều chỉnh lại Báo cáo KTKT trong trường hợp này hay không, nếu dùng chi phí dự phòng hoàn toàn đủ để bù hệ số nhân công, ca máy cho Nhà thầu ?

LDC nghĩ không cần phải điều chỉnh Báo cáo KTKT mà chỉ cần điều chỉnh Dự toán chi phí xây dựng công trình và Dự toán xây dựng công trình.

Chi phí dự phòng bao gồm chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh chưa lường trước được khi lập dự án và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án nên không thể dùng chi phí dự phòng để bù hệ số nhân công và ca máy cho Nhà thầu, khác nhau hoàn toàn về bản chất.

Mà tại sao bạn phải đắn đo như thế này cho mệt người nhỉ, vô tình bạn tự làm khó mình, nhà nước cho phép tính bù khi thay đổi chế độ chính sách thì mình cứ làm thôi.
 
Chủ đầu tư và mình có trao đổi với nhau là không cần điều chỉnh là tốt nhất bạn ạ. Vì thực tế Nhà thầu thi công xong rồi (vì công trình nhỏ)- có thể về giấy tờ chưa ký tá thôi, nhưng dĩ nhiên Nhà thầu không muốn. Nên để hài hòa các bên, chủ đầu tư có thể sử dụng chi phí dự phòng gói thầu tính bù cho Nhà thầu trong trường hợp này được không ?

Theo lý thuyết thì Chủ đầu tư có toàn quyền sử dụng chi phí dự phòng để trả cho nhà thầu khi có phát sinh (khi khoảng điều chỉnh nằm trong khoảng dự phòng) và CĐT chịu trách nhiệm về việc này. Thực tế còn tuỳ thuộc vào sự quyết định cuối cùng của CĐT
 
Bạn xem lại nhà thầu ký HĐ với CĐT khi nào, nếu từ 1/6/2009 thì TT 05/2009 đã có hiệu lực thì bạn phải làm điều chỉnh, bổ sung, còn ký HĐ từ 31/5/2009 trở về thì bạn không phải làm điều chỉnh bổ sung.
Thân chào!

Bạn căn cứ vào đâu mà nói những công trình HĐ ký trước ngày 31/5/2009 về trước thì ko được điều chỉnh.
Vậy nếu công trình ký trước ngày 31/5 mà giờ vẫn còn thi công thì tính sao đây?
 
Cho mình hỏi luôn là công trình của mình thi công từ tháng 7/2008. Theo Hợp đồng thì đến tháng 4/2009 là xong công trình.
Nhưng đợt vừa rồi do thời tiết mưa nhiều nên công trình đến giờ vẫn chưa thi công xong.
Vậy mình có làm bổ sung theo TT05/2009 cho nhà thầu ko? Và mình bổ sung thì căn cứ theo tiến độ thực tế thi công hay là căn cứ vào tiến độ cam kết trong hợp đồng.
 
TT 05/2009/TT-BXD có nói rõ :

1. Thông tư này hướng dẫn điều chỉnh dự toán từ ngày 01/01/2009 theo mức lương tối thiểu vùng (nơi xây dựng công trình) quy định tại Nghị định số 110/2008/NĐ-CP ngày 10/10/2008 của Chính phủ đối với những khối lượng còn lại của công trình, gói thầu (sau đây gọi chung là dự toán xây dựng công trình) thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nước đang thực hiện dở dang mà Người quyết định đầu tư chưa quyết định chuyển tiếp thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2007 của Chính phủ.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Chủ đầu tư tổ chức thực hiện và phê duyệt kết quả điều chỉnh dự toán xây dựng công trình đối với những khối lượng còn lại thực hiện từ ngày 01/01/2009 của công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình như quy định tại điểm 1 mục I Thông tư này.

Không còn lăn tăn gì nữa, những khối lượng chưa thực hiện từ ngày 1/1/2009 đều được điều chỉnh theo TT 05/2009/TT-BXD
 
Theo TT 05/2009/ TT- BKH thì: công trình của bạn sẽ được điều chỉnh phần khối lượng từ ngày 01/01/2009 đến tháng 4/2009. Nhưng trong hợp đồng của bạn phải là hợp đồng điều chỉnh giá, còn hợp đồng trọn gói thì không được điều chỉnh
 
Theo TT 05/2009/ TT- BKH thì: công trình của bạn sẽ được điều chỉnh phần khối lượng từ ngày 01/01/2009 đến tháng 4/2009. Nhưng trong hợp đồng của bạn phải là hợp đồng điều chỉnh giá, còn hợp đồng trọn gói thì không được điều chỉnh

Không hẳn là hoàn toàn không được điểu chỉnh bổ sung hợp đồng đối với hợp đồng trọn gói.
Điều 109 Luật Xây dựng cho phép điều chỉnh hợp đồng khi Nhà nước có chính sách, chế độ thay đổi. Để đảm bảo đời sống của người lao động theo mức lương tối thiểu của Nhà nước, Chủ đầu tư và nhà thầu phải căn cứ vào các điều khoản quy định về điều chỉnh trong hợp đồng đã ký giữa Chủ đầu tư và nhà thầu để xem xét, quyết định.
Trường hợp trong Hợp đồng đã ký không có điều khoản cho phép điều chỉnh thì phải báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
 
Theo TT 05/2009/ TT- BKH thì: công trình của bạn sẽ được điều chỉnh phần khối lượng từ ngày 01/01/2009 đến tháng 4/2009. Nhưng trong hợp đồng của bạn phải là hợp đồng điều chỉnh giá, còn hợp đồng trọn gói thì không được điều chỉnh

Theo TT05:

I.Quy định chung:

..........

4. Việc điều chỉnh giá hợp đồng, thanh toán khối lượng thực hiện từ ngày 01/01/2009 theo hợp đồng và các điều kiện đã thoả thuận ký kết trong hợp đồng. Trường hợp trong hợp đồng các bên đã thoả thuận không điều chỉnh giá trong suốt quá trình thực hiện, Chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng có thể thương thảo bổ sung hợp đồng để đảm bảo quyền lợi cho người lao động theo quy định.

Như vậy với hợp đồng có điều khoản điều chỉnh giá trong quá trình thực hiện thì tất nhiên sẽ được điều chỉnh giá hợp đồng khi có sự thay đổi chế độ chính sách do Nhà nước ban hành mà ảnh hưởng tới quyền lợi của người lao động. Trong trường hợp hợp đồng không có điều khoản điều chỉnh giá, Nhà thầu muốn đảm bảo quyền lợi cho người lao động thì phải thương thảo với Chủ đầu tư để bổ sung hợp đồng, khả năng thương thảo đến đâu thì quyền lợi được bảo vệ đến đó.
 
Back
Top