Cho em hỏi về nhu cầu vốn

  • Khởi xướng Khởi xướng camtumai
  • Ngày gửi Ngày gửi

camtumai

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
9/8/08
Bài viết
24
Điểm tích cực
1
Điểm thành tích
3
MỌi người cho em hỏi với ạ:
Em lập bảng nhu cầu vốn theo tiến độ cho dự án, thì ở phần vốn lưu động có tính vào tổng nhu cầu vốn trong thời gian xây dựng và nguồn vốn các năm không ạ?
 
MỌi người cho em hỏi với ạ:
Em lập bảng nhu cầu vốn theo tiến độ cho dự án, thì ở phần vốn lưu động có tính vào tổng nhu cầu vốn trong thời gian xây dựng và nguồn vốn các năm không ạ?

Theo mình, đã là Nhu cầu vốn thì sẽ có cả Vốn cố định và Vốn lưu động, sau khi tính ra được Nhu cầu vốn, sẽ tính số vốn cần vay dựa trên Vốn tự có!
 
Theo mình, thường vốn lưu động của chủ đầu tư chỉ được sử dụng trong thời gian dự án đã đi vào vận hành, tạo nên sản phẩm. Trong quá trình xây dựng, chưa hình thành nên sản phẩm thì không có nhu cầu sử dụng vốn lưu động của chủ đầu tư.
Trường hợp đặc biệt : thời gian xây dựng và thời gian vận hành có sự đan xen, phát sinh doanh thu ngay trong quá trình xây dựng thì sẽ phát sinh nhu cầu sử dụng vốn lưu động.
 
Theo mình, thường vốn lưu động của chủ đầu tư chỉ được sử dụng trong thời gian dự án đã đi vào vận hành, tạo nên sản phẩm. Trong quá trình xây dựng, chưa hình thành nên sản phẩm thì không có nhu cầu sử dụng vốn lưu động của chủ đầu tư.
Trường hợp đặc biệt : thời gian xây dựng và thời gian vận hành có sự đan xen, phát sinh doanh thu ngay trong quá trình xây dựng thì sẽ phát sinh nhu cầu sử dụng vốn lưu động.
Em có quan điểm khác anh 1 chút ạ. Vì theo Giáo trình tài chính Doanh nghiệp (trường ĐH Tài chính) có ghi:
1. Nội dung của vốn lưu động:
Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản lưu động của doanh nghiệp.
Tài sản lưu động của doanh nghiệp thường gồm 2 bộ phận: Tài sản lưu động trong sản xuất và tài sản lưu động trong lưu thông.
Tài sản lưu động trong sản xuất là những vật tư dự trữ như nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu … và sản phẩm dở dang trong quá trình sản xuất.
Tài sản lưu động trong lưu thông bao gồm: Sản phẩm hàng hóa chờ tiêu thụ, các loại vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán, các khoản phí chờ kết chuyển, chi phí trả trước …
2. Phân loại vốn lưu động.
Để quản lý, sử dụng vốn lưu động có hiệu quả, thông thường vốn lưu động được phân loại theo các tiêu thức khác nhau:
a) Phân loại theo hình thái biểu hiện: Theo tiêu thức này, vốn lưu động được chia thành:
- Vốn bằng tiền và vốn trong thanh toán
+ Vốn bằng tiền: gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, kể cả kim loại quý (Vàng, bạc, đá quý …)
+ Vốn trong thanh toán: Các khoản nợ phải thu của khách hàng, các khoản tạm ứng, các khoản phải thu khác..
- Vốn vật tư hàng hóa (hay còn gọi là hàng tồn kho) bao gồm nguyên, nhiên vật liệu, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ lao động, sản phẩm dở dang và thành phẩm.
- Vốn về chi phí trả trước: Là những khoản chi phí lớn hơn thực tế đã phát sinh có liên quan đến nhiều chu kỳ kinh doanh nên được phân bổ vào giá thành sản phẩm của nhiều chu kỳ kinh doanh như: chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, chi phí thuê tài sản, chi phí nghiên cứu thí nghiệm, cải tiến kỹ thuật, chi phí xây dựng, lắp đặt các công trình tạm thời, chi phí về ván khuôn, giàn giáo, phải lắp dùng trong xây dựng cơ bản …
b) Phân loại vốn theo vai trò của vốn lưu động đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Theo cách phân loại này vốn lưu động được chia thành 3 loại:
- Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: Bao gồm giá trị các khoản nguyên, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu động lực, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ lao động nhỏ.
- Vốn lưu động trong khâu sản xuất: Bao gồm giá trị sản phẩm dở dang và vốn về chi phí trả trước.
- Vốn lưu động trong khâu lưu thông: Bao gồm giá trị thành phẩm, vốn bằng tiền, các khoản đầu tư ngắn hạn (đầu tư chứng khoán ngắn hạn, cho vay ngắn hạn …) các khoản vốn trong thanh toán (các khoản phải thu, tạm ứng …)
Nếu như vậy thì trong một dự án bất kỳ, nhu cầu về vốn lưu động là khâu quan trọng nhất. Đây là yếu tố mà mỗi CĐT cần phải tính thật cụ thể để bảo đảm dự án không bị thiếu. Đơn vị em tháng 11 này chuẩn bị đầu tư thêm 1 khách sạn 3 sao. Em cũng đang tính đến nhu cầu vốn lưu động để dự án bảo đảm sau 2 năm từ khởi công là có thể đưa vào hoạt động mà không bị chậm tiến độ do thiếu vốn.

@camtumai: Vấn đề này bạn phải: tính nhu cầu vốn lưu động vào tổng nhu cầu vốn trong thời gian xây dưng. Sau đó bạn phân chia ra nhu cầu vốn (trong đó có vốn lưu động) theo các năm để CĐT tìm biện pháp huy động.
 
Mình hiểu thế này, có gì các bạn góp ý thêm nha :D:
Tổng nhu cầu vốn của 1 dự án đầu tư xây dựng là toàn bộ số vốn cần thiết để thực hiện đầu tư xây dựng và vận hành dự án.
Nhu cầu vốn theo tiến độ là sự phân chia tổng nhu cầu vốn theo từng khoảng thời gian căn cứ tiến độ của dự án.
Tổng nhu cầu vốn của 1 dự án gồm nhu cầu vốn cố định (để hình thành nên TSCĐ) và vốn lưu động ( để vận hành cái dự án đó).
Vốn cố định là số vốn cần để hình thành nên TSCĐ, về hình thái nó chuyển dần từ tiền tệ thành hình thái vật chất (TSCĐ). Trong phân tích dự án, VCĐ được thu hồi qua khấu hao TSCĐ, chuyển nhượng, thanh lý tài sản. Vòng chu chuyển thường kéo dài.
Vốn lưu động là số vốn cần thiết để vận hành dự án, được duy trì thường xuyên liên tục trong suốt quá trình vận hành dự án.Vốn lưu động thường xuyên chuyển đổi hình thái từ tiền tệ sang vật chất rồi lại trở lại là tiền. Vòng chu chuyển ngắn.Trong dự án, VLĐ chỉ được thu hồi vào cuối kỳ phân tích dự án.
Nguồn vốn là nguồn tiền của chủ đầu tư để thực hiện đầu tư và vận hành dự án.
Việc xác định nhu cầu vốn, nguồn vốn cho dự án ( vốn cố định và vốn lưu động) là cần thiết để :
+ Chủ đầu tư chủ động trong chuẩn bị nguồn tài chính đảm bảo cho dự án triển khai, vận hành đúng dự kiến.
+ Tập hợp đủ , đúng các khoản chi phí để phục vụ cho việc phân tích, đánh giá hiệu quả dự án đầu tư.
Như vậy, vốn lưu động cùng với vốn cố định hình thành nên tổng nhu cầu vốn của dự án. Tuy nhiên, trong thời gian xây dựng (thời gian hình thành TSCĐ) , chủ yếu là nhu cầu sử dụng vốn cố định. Vốn lưu động chỉ có nhu cầu sử dụng khi dự án đã đi vào vận hành, sản xuất ra sản phẩm.
......
 
@hungvina16:

Cảm ơn anh đã phân tích.


Theo em nghĩ, có thể anh nhìn nhận: dự án đầu tư của bạn camtumai là đầu tư tạo nên TSCĐ, do đó nhu cầu về vốn trong quá trình xây dựng là nhu cầu về vốn cố định phải không ạ? :D

Đúng như anh đã thảo luận. Tuy nhiên, em có cách hiểu khác một chút.

1. Trước hết về vốn đầu tư: Vốn đầu tư là toàn bộ các chi phí bỏ ra để thực hiện mục đích đầu tư. Như vậy, đứng trên góc độ doanh nghiệp: vốn đầu tư có thể phân loại gồm:
- Vốn đầu tư vào TSCĐ làm tăng tài sản cố định;
- Vốn đầu tư vào tài sản lưu động.

2. Trở lại vấn đề trên:

- Đầu tư tài sản cố định là sự bỏ vốn ra để xây dựng nhà máy, cơ sở hạ tầng, mua sắm trang, thiết bị và các tài sản đủ tiêu chuẩn là TSCĐ (theo quy định hiện hành là tài sản có giá trị >=10 triệu đồng, thời gian sử dụng trên 1 năm) của các đơn vị sản xuất kinh doanh.
- Đầu tư tài sản lưu động là sự bỏ vốn ra để làm tăng thêm giá trị hàng hoá tồn kho của các doanh nghiệp, bao gồm cả nguyên, nhiên vật liệu (xi măng, cát đá, sỏi), sản phẩm dở dang (sản phẩm chưa đưa vào sử dụng) và thành phẩm tồn kho (chưa đưa vào sản xuất).

Việc phân định ranh giới giữa tài sản cố định và tài sản lưu động (theo đó là vốn cố định và vốn lưu động) không phải lúc nào cũng rõ ràng. Thậm chí có thể gây nhầm lẫn cho người thu thập và xử lý thông tin. Chẳng hạn đối với thiết bị, máy móc, đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định nhưng chúng chưa được đưa vào sản xuất, vẫn nằm trong kho của các đơn vị thì được xếp vào nhóm tài sản lưu động. Vốn đầu tư cho các phần việc trên, ta không được gọi là vốn cố định mà phải gọi là vốn lưu động.

Có gì các anh chị cho ý kiến thêm nhé!
 
Anh Syn và a Hùng tranh luận hay quá, nói chung hai anh tranh luận cũng chỉ là một vấn đề: Trong quá trình xây dựng (như anh Hùng nói là: khởi tạo TSCĐ) hầu như chỉ có vốn cố định, chưa sử dụng vốn lưu động, có đúng như vậy hay không?
Theo em cái đó còn tuỳ vào dự án, vào mục đích của Chủ đầu tư, và nói như a Trình nói là không có ranh giới phân biệt rõ ràng. Phải tuỳ vào từng trường hợp để làm rõ vấn đề này, nhất là đối với Dự án kinh doanh BĐS, em có thể dẫn ra một ví dụ:
- Liên danh công ty A, B và C thành lập 1 công ty Con ABC xây dựng 1 khu nhà ở cao tầng kết hợp siêu thị và văn phòng cho thuê. Khi đó Công ty ABC có thể phải sử dụng nguồn vốn vay lưu động để thực hiện 1 số việc sau:
+ Chi trả lương, thưởng cho bộ máy nhân lực của công ty
+ Chi cho việc PR dự án, quảng cáo căn hộ, văn phòng vv...
vv....
 
[FONT=&quot]Xét ở phạm vi đầu tư xây dựng công trình:[/FONT]
[FONT=&quot]Chúng ta đều biết, Hoạt động kinh doanh của 1 doanh nghiệp là hoạt động bỏ vốn đầu tư tìm kiếm lợi nhuận.[/FONT]
[FONT=&quot]Tất cả các hoạt động đầu tư đều cần phải có vốn. Được gọi là vốn đầu tư.[/FONT]
[FONT=&quot]Khi doanh nghiệp thực hiện đầu tư thì vốn( tiền) của doanh nghiệp được chuyển hóa thành tài sản: Tổng nguồn vốn = Tổng tài sản, lúc này ta chưa thấy yếu tố lợi nhuận ở đây. Để thu được lợi nhuận, doanh nghiệp phải tiếp tục đưa tài sản đó vào lưu thông hoặc vận hành nó nhằm tạo ra sản phẩm mới và bán được ra thị trường. Khi này đồng vốn đầu tư mới thực sự quay trở lại với nhà đầu tư.[/FONT]
[FONT=&quot]Vậy đối với 1 dự án đầu tư: đâu là vốn cố định, đâu là vốn lưu động ???[/FONT]
[FONT=&quot]Chúng ta cũng đã biết khái niệm chung về vốn cố định, vốn lưu động, phân loại và cách nhận biết nó.[/FONT]
[FONT=&quot]Trong 1 dự án đầu tư chúng ta đều phải tính toán 2 nội dung:[/FONT]
[FONT=&quot]-[FONT=&quot]Nhu cầu sử dụng vốn[/FONT][/FONT]
[FONT=&quot]-[FONT=&quot]Nguồn vốn[/FONT][/FONT]
[FONT=&quot]Nhu cầu sử dụng vốn hay còn gọi là kế hoạch giải ngân – kế hoạch chi tiêu của dự án. Tổng nhu cầu sử dụng vốn chính là TMĐT của dự án ( theo mình đây cũng chính là nhu cầu vốn cố định của dự án).[/FONT]
[FONT=&quot]Nguồn vốn hay còn gọi là kế hoạch huy động vốn là kế hoạch tài chính nhằm đáp ứng kế hoạch chi tiêu của dự án. Tổng nguồn vốn phải tương ứng với nhu cầu sử dụng vốn.[/FONT]
[FONT=&quot]Thế nhu cầu vốn lưu động nằm ở đâu trong dự án đầu tư ?[/FONT]
[FONT=&quot]Khi 1 dự án kết thúc đầu tư ( hoàn thành việc nghiệm thu đưa vào sử dụng và quyết toán vốn đầu tư) như trên đã nói, thì mới chỉ kết thúc hoạt động đầu tư xây dựng công trình – hay gọi là kết thúc việc mua sắm tài sản. Nhưng hoạt động đầu tư của nhà đầu tư thì chưa kết thúc, vì chưa rõ ràng nhà đầu tư thu hồi vốn đã bỏ ra .[/FONT]
[FONT=&quot]Để thu hồi vốn đầu tư đã bỏ ra, nhà đầu tư sẽ phải tiến hành tiếp việc bán hàng. Hàng hóa ở đây có thể chính là sản phẩm đã tạo lập sau đầu tư ở giai đoạn trước (dự án đầu tư kinh doanh bất động sản chẳng hạn), cũng có thể là sản phẩm, dịch vụ mới được tạo ra từ TSCĐ đã đầu tư ( đầu tư XD nhà máy, hệ thống cung cấp dịch vụ...).[/FONT]
[FONT=&quot]Để thực hiện quá trình này, nhà đầu tư phải tiếp tục bỏ vốn nhằm mục đích: Thỏa mãn nhu cầu dự trữ- sản xuất- lưu thông các sản phẩm, dịch vụ; Thu hồi vốn đầu tư thông qua việc bán các sản phẩm, dịch vụ đó. Số vốn này về bản chất không tham gia vào quá trình đầu tư XDCT, không làm tăng thêm giá trị TSCĐ của doanh nghiệp nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm bán ra. Do đó cần được tính toán trước để có cơ sở xác định lợi nhuận khi lập dự án đầu tư.[/FONT]
[FONT=&quot]Theo mình đây cũng chính là nhu cầu vốn lưu động của dự án.[/FONT]
[FONT=&quot]Một số ý kiến trao đổi, mong nhận được thảo luận thêm của các bạn..... [/FONT]
 
Last edited by a moderator:
Em cũng đang phải lập nhu cầu vốn theo từng giai đoạn của dự án mà e không rõ tài liệu nào hướng dẫn việc này ạ. Xin các pác chỉ giúp e với ạ. CÓ gì liên lạc qua king_dom_come_250@yahoo.com đc ko ạ
 
Back
Top