Sai lầm trong việc phân chia chiều cao trong dự toán công trình!!!

  • Khởi xướng levinhxd
  • Ngày gửi

le ngoc hong

Thành viên có triển vọng
Tham gia
13/8/09
Bài viết
5
Điểm thành tích
3
phân rải độ cao khi lập dự toán

chào các sư huynh, em moi vao nghề nên kinh nghiệm còn non, nên không dám nói nhiều. nhưng em nghĩ A dũnga1 nói cũng đúng thôi a phan tích chi tiết hơn phần a vinh thôi mà,
giả sử tầng 2 đến 10 củng tòa nhà cũng xây tường ngăn thì hiển nhiên ta phải áp dụng cho 1 mã hiệu là <=50m, còn nếu chỉ có tầng 1 xây thôi mà chiều cao chỉ 3,5m thì có thể áp dụng định mức tường <=4m.
em xin cam ơn các sư huynh nhiều lắm ,vì hiện nay em đang quyết toán công trình xây lắp với chủ đầu tư.
cho em xin hỏi, nếu trong dự toán đã chia thành các mốc, <=4m, <=16m;<=50m, thì giờ quyết toán có được gộp chung lại không, công ty em đang thi công biệt thự cao khoảng 12m thôi, xây phần thô, không tô trát trong nhà. xin các sư huynh chỉ giáo.
 
L

levinhxd

Guest
Cho em xin hỏi, nếu trong dự toán đã chia thành các mốc, <=4m, <=16m;<=50m, thì giờ quyết toán có được gộp chung lại không, công ty em đang thi công biệt thự cao khoảng 12m thôi, xây phần thô, không tô trát trong nhà. xin các sư huynh chỉ giáo.
Thực ra việc có được gộp lại để quyết toán với 1 chiều cao (trường hợp của bạn là <=16m) do Chủ đầu tư quyết định. Tuy nhiên, hiện nay vẫn nhiều Chủ đầu tư đưa ra lý do: Do đơn vị thẩm tra đã chấp nhận phương án chia theo chiều cao của đơn vị thiết kế, nên hồ sơ thanh toán sẽ không gộp lại trong Quyết toán được! Họ lý luận như vậy thì cũng đúng!
 

kid1512

Thành viên mới
Tham gia
9/11/08
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Phân chia chiều cao công trình để tính dự toán

Mình có thắc mắc nhỏ về phân tách chiều cao công trình:
- Hiện tại công trình của mình có 01 tầng hầm, và 22 tầng nổi (chiều cao công trình tính từ cốt 0.0 đến mái >50m).
Mình băn khoăn không biết áp mã hiệu đơn giá của công tác xây, công tác đổ bê tông tường, công tác cốt thép tường ... của tầng hầm vào loại >50m hay quy vào phần móng để tính.
(-Nếu mình áp dụng đơn giá >50m thì việc có 1 hay nhiều tầng hầm không ảnh hưởng đến đơn giá tính cho chiều cao xây dựng tầng nổi sao? Vì chiều cao công trình chỉ tính từ cốt 0.0m.
- Nếu mình quy vào phần móng thì đơn giá nhân công và máy rất thấp, mình thấy không hợp lý).
Mong mọi người giải đáp giúp. Thanhs!
 
P

proxy

Guest
Mình có thắc mắc nhỏ về phân tách chiều cao công trình:
- Hiện tại công trình của mình có 01 tầng hầm, và 22 tầng nổi (chiều cao công trình tính từ cốt 0.0 đến mái >50m).
Mình băn khoăn không biết áp mã hiệu đơn giá của công tác xây, công tác đổ bê tông tường, công tác cốt thép tường ... của tầng hầm vào loại >50m hay quy vào phần móng để tính.
(-Nếu mình áp dụng đơn giá >50m thì việc có 1 hay nhiều tầng hầm không ảnh hưởng đến đơn giá tính cho chiều cao xây dựng tầng nổi sao? Vì chiều cao công trình chỉ tính từ cốt 0.0m.
- Nếu mình quy vào phần móng thì đơn giá nhân công và máy rất thấp, mình thấy không hợp lý).
Mong mọi người giải đáp giúp. Thanhs!
-Theo tôi không áp dụng các công việc này cho phần móng, vì bản chất của nó không phải như vậy.
-Trong ĐM1776 chỉ quy định với các công việc trên cốt 0.00 thì áp theo chiều cao công trình (với công trình của bạn áp dụng theo mã công việc có chiều cao CT >50m là không sai). Nhưng không quy định công việc dưới cốt 0.00 vì vậy các công tác xây tường hầm, bêtông, cốt thép theo mình áp dụng mã có chiều cao <4m hoặc <16m của công việc đó.
(Mình cũng đã làm dự toán cho các công việc như thế này và hoàn toàn được bên thẩm tra và CĐT đồng ý khi đi bảo vệ)
Trên đây là ý kiên của tôi, chúc bạn sớm tìm đựoc câu trả lời! Cùng trao đổi ...
 

nguyenthong203

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
8/2/10
Bài viết
43
Điểm thành tích
18
Tuổi
39
Phân chia chiều cao công trình để tính dự toán

Theo tôi thì chiều cao khi áp dụng định mức là chiều cao của công trình chứ không phái chiều cao của công việc( ví dụ xây dựng đoạn tường thuộc tầng mấy cao bao nhiêu mét so với nền...). vì vậy khi tính toán và áp định mức pà kon cứ lấy chiều cao của công trình so với cốt nền +00.00 đã tính toán làm chiều cao áp đm. OK men?
 

moiratruong

Thành viên rất năng động
Tham gia
14/8/08
Bài viết
108
Điểm thành tích
18
Tuổi
38
Theo tôi thì chiều cao khi áp dụng định mức là chiều cao của công trình chứ không phái chiều cao của công việc( ví dụ xây dựng đoạn tường thuộc tầng mấy cao bao nhiêu mét so với nền...). vì vậy khi tính toán và áp định mức pà kon cứ lấy chiều cao của công trình so với cốt nền +00.00 đã tính toán làm chiều cao áp đm. OK men?
trước h ai lấy chiều cao của công việc như bạn nói đâu?toàn bộ lấy chiều cao công trình tính từ code 0.000 đấy chứ?
pà kon hay " bà con " vậy bạn?=>>ngôn ngữ teen quá.:))
 

nguyenthong203

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
8/2/10
Bài viết
43
Điểm thành tích
18
Tuổi
39
trước h ai lấy chiều cao của công việc như bạn nói đâu?toàn bộ lấy chiều cao công trình tính từ code 0.000 đấy chứ?
pà kon hay " bà con " vậy bạn?=>>ngôn ngữ teen quá.:))
Rất cảm ơn bạn đã chia sẻ! Từ trước đến nay rất nhiều công trình và CĐT đã chia tách công việc theo chiều cao khác nhau mà không dùng chiều cao công trình. Điều này bạn có thể bắt gặp rất nhiều ở các bản dự toán. Nếu không rõ ràng ở chỗ nầy thì giá công trình có thể tăng lên hay mất đi rất nhìu là chuyện thường tình và có thể dần đến huynh đệ tương tàn là phình phường bạn à, vì ăn chia mà không nhả được mà.. hê hê pà kon cừ cho ý kiến để tui được học hỏi nhé
 

dang thanh tuan

Thành viên rất năng động
Tham gia
30/1/09
Bài viết
100
Điểm thành tích
18
Tuổi
39
Em đọc được 1 văn bản của bộ xây dựng trả lời về công tác phân chia chiều cao công trình nội dung như sau: Mong các bác cho ý kiến

Hướng dẫn Viện Khoa học xã hội Việt Nam áp dụng định mức dự toán xây dựng công trình - Phần Xây dựng

28/10/2009
Ngày 28/10, Bộ Xây dựng đã có công văn 2359/BXD-KTXD hướng dẫn Viện Khoa học xã hội Việt Nam áp dụng định mức dự toán xây dựng công trình - Phần Xây dựng.

Tập định mức dự toán xây dựng công trình-Phần Xây dựng ban hành kèm theo Quyết định số 24/2005/QĐ-BXD ngày 29/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Công bố kèm theo văn bản số 1776/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ Xây dựng áp dụng chiều cao theo từng tầng; vì vậy, việc tính toán áp dụng khi thi công các công tác ván khuôn, cốt thép, bê tông, xây...như đã nêu trong công văn 1254/KHXH-VP ngày 11/9/2009: “tầng hầm và tầng 1 áp dụng chiều cao <= 4m; từ tầng 2 đến tầng 4 áp dụng chiều cao <= 16m, từ tầng 5 đến tầng 12 áp dụng chiều cao <50m và từ tầng 13 trở đi áp dụng chiều cao > 50m” là phù hợp.
 

hai485

Thành viên mới
Tham gia
19/8/11
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Bác cho em hỏi cá i này cái : Trong XDD D Đ M quy đ inh chiều cao cô ng trình còn bê n Giao thô ng em khô ng thấy quy định chiều cao, chẳng hạn thi cô ng nền đào cao (đào nhiều cơ): phải đào xả nhiều lần thì mới đưa đất xuống để xúc lên phương tiện được, còn nền đào thấp thì có thể đào xúc lên phương tiện được ngay.
 

tuananhce03

<font color="red">Thành viên BQL Diễn đàn</font>
Tham gia
5/10/08
Bài viết
400
Điểm thành tích
43
Dự toán chia theo chiều cao công trình – đã từng có một sai lầm hệ thống?
Khi đọc 1 dự toán công trình trong vài năm lại đây, đã được thẩm tra bởi những đơn vị uy tín hàng đầu Việt Nam hẳn hoi, chúng ta thấy những đầu việc rất cụ thể:
- Công tác gia công và lắp dựng cốt thép, …..chiều cao <= 4 m
- Công tác gia công và lắp dựng cốt thép, …..chiều cao <= 16 m
- Công tác gia công và lắp dựng cốt thép, …..chiều cao <= 50 m


chieucao.jpg

Trích công văn của Viện kinh tế gửi Công ty Vinaconex9


Một lời bỏ ngỏ để mọi người tranh luận…..

Hướng dẫn Viện Khoa học xã hội Việt Nam áp dụng định mức dự toán xây dựng công trình - Phần Xây dựng

28/10/2009
Ngày 28/10, Bộ Xây dựng đã có công văn 2359/BXD-KTXD hướng dẫn Viện Khoa học xã hội Việt Nam áp dụng định mức dự toán xây dựng công trình - Phần Xây dựng.

Tập định mức dự toán xây dựng công trình-Phần Xây dựng ban hành kèm theo Quyết định số 24/2005/QĐ-BXD ngày 29/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Công bố kèm theo văn bản số 1776/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ Xây dựng áp dụng chiều cao theo từng tầng; vì vậy, việc tính toán áp dụng khi thi công các công tác ván khuôn, cốt thép, bê tông, xây...như đã nêu trong công văn 1254/KHXH-VP ngày 11/9/2009: “tầng hầm và tầng 1 áp dụng chiều cao <= 4m; từ tầng 2 đến tầng 4 áp dụng chiều cao <= 16m, từ tầng 5 đến tầng 12 áp dụng chiều cao <50m và từ tầng 13 trở đi áp dụng chiều cao > 50m” là phù hợp.
Vậy là sao hả các anh? Sao lại có sự khác nhau giữa Bộ Xây dựng và Viện kinh tế Xây dựng thế này?
Em xin gửi các anh văn bản 2359/BXD-KTXD để các anh so sánh và cho ý kiến.
 

File đính kèm

  • VB 2359-BXD-KTXD ngay 28.10.2009.doc
    37,5 KB · Đọc: 312
Last edited by a moderator:

dohiepxd

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
5/7/09
Bài viết
39
Điểm thành tích
18
Tuổi
38
Vậy là sao hả các anh? Sao lại có sự khác nhau giữa Bộ Xây dựng và Viện kinh tế Xây dựng thế này?
Em xin gửi các anh văn bản 2359/BXD-KTXD để các anh so sánh và cho ý kiến.
:(:)(:)((Huhuhu không bác nào giải đáp giúp ah. Em cũng đang gặp khó khăn về chuyện này đây. đang tính bay vào TP HCM kiếm quyển đơn giá xem họ viết gì. HIX
 
L

levinhxd

Guest
Phân tích về chiều cao trong ĐM 1776

Mình dành 30 phút ngồi viết 1 bài, đồ họa thêm hình vẽ để chứng minh về việc tra chiều cao theo chiều cao công trình là đúng, các bạn thảo luận xem nhé, coi như vui 1 chút:

Lập luận chứng minh: Tra theo chiều cao công trình là đúng!

Giả sử ta có công tác thép chủ cột D<=18 cho tòa nhà 18 tầng cao 60m, Có 2 phương án:
1, Chia các công tác theo độ cao, Tra thành 5 mã hiệu: AF.61421 (<=4m), AF.61422(<=16m), AF.61423(<=50m), AF.61424(>50m)
2, Không phân chia độ cao, tất cả các mã tra 1 mã hiệu duy nhất: AF.61424(>50m)
Trước khi chứng minh phương án 2 đúng, ta hãy nhớ: Định mức của chúng ta là Định mức Kinh tế - Kỹ Thuật
Lập luận theo thực tế thi công: Nếu ta tra theo phương án 1, Ta sẽ có phương án thi công như sau:
- Tầng 1 (dưới 4m) ta không cần máy móc để vận chuyển lên cao, công nhân tự vận chuyển và dựng thép lên
- Từ tầng 2 đến tầng 4 (từ 4 đến 16m): Ta phải lắp thêm một vận thăng loại nhỏ, theo ĐM là Vận thăng 0,8T để vận chuyển thép lên phục vụ thi công
- Từ tầng 5 đến tầng 16 (Từ 16 đến 50m): Ta gỡ bỏ vận thăng 0,8T, làm móng và lắp vận thăng loại to hơn, chính là vận thăng lồng loại 3T. Tiếp tục làm móng và lắp cần trục tháp loại 25T để phục vụ việc vận chuyển người và vật liệu lên cao.
- Từ tầng 16 trở lên (Trên 50m): Vì thi công cao hơn, khó hơn, ta gỡ cái cần trục tháp 25T vừa lắp trước đó để lắp cần trục tháp to hơn có công suất 40T, đương nhiên phải làm lại móng mới vì cần trục tháp này yêu cầu móng to và vững hơn 
phantichchieucaodm.jpg
Hình ảnh minh họa việc thi công theo chiều cao nếu chia theo độ cao trong Định mức
Phân tích: Thi công thực tế mà nhà thầu cứ tháo lắp máy móc để thay bằng máy mới có công suất lớn hơn như thế thì chắc là bị đuổi khỏi công trường, hoặc cũng lỗ nặng ! Vậy xét về mặt kỹ thuật cũng như kinh tế, hoàn toàn điều này không xảy ra. Trong thực tế, nếu công trình cao >50m, ngay từ khi thi công các tầng 1, 2, Nhà thầu đã triển khai lắp dựng cần trục tháp loại to, nhằm phục vụ thi công lâu dài cho tòa nhà, và đương nhiên các công tác từ tầng 1 đến tầng n đều phải chia sẻ chi phí với cần trục tháp đó, chia theo một mức trung bình. Do vậy việc tra toàn bộ công việc theo chiều cao tòa nhà là hoàn toàn hợp lý!
Lập luận theo Định mức: Các bạn thử dùng PM Dự toán, tra 2 phương án trên, chỉ cho công tác thép nói trên thôi nhé, phân tích và tổng hợp vật tư sẽ thấy:
- Tầng 1 (dưới 4m) : Chẳng có máy móc gì cả
- Từ tầng 2 đến tầng 4 (từ 4 đến 16m): Dùng vận thăng 0,8T
- Từ tầng 5 đến tầng 16 (Từ 16 đến 50m): Vận thăng 3T, cần trục 25T
- Từ tầng 16 trở lên (Trên 50m): Vận thăng 3T, cần trục 40T
Như vậy bản chất không đúng rồi, vì có mỗi công tác thi công thép D<18, thép cột thôi, sao có nhiều máy dùng cho vận chuyển vật liệu lên cao thế?
(Tham khảo cách tra ở 2 file đính kèm dưới)
Kết luận: Phải tra mã hiệu theo phương án 2.
Trên đây là ý kiến chứng minh mang tính Chủ quan của levinhxd trên cơ sở tham khảo thực tế thi công trên các công trường, mong mọi người cho ý kiến!
Trân trọng cảm ơn!
 

File đính kèm

  • Trasai1776.xls
    748 KB · Đọc: 266
  • TraDung1776.xls
    739,5 KB · Đọc: 260

tuananhce03

<font color="red">Thành viên BQL Diễn đàn</font>
Tham gia
5/10/08
Bài viết
400
Điểm thành tích
43
- Tầng 1 (dưới 4m) : Chẳng có máy móc gì cả
- Từ tầng 2 đến tầng 4 (từ 4 đến 16m): Dùng vận thăng 0,8T
- Từ tầng 5 đến tầng 16 (Từ 16 đến 50m): Vận thăng 3T, cần trục 25T
- Từ tầng 16 trở lên (Trên 50m): Vận thăng 3T, cần trục 40T
Như vậy bản chất không đúng rồi, vì có mỗi công tác thi công thép D<18, thép cột thôi, sao có nhiều máy dùng cho vận chuyển vật liệu lên cao thế?
(Tham khảo cách tra ở 2 file đính kèm dưới)
Kết luận: Phải tra mã hiệu theo phương án 2.
Trên đây là ý kiến chứng minh mang tính Chủ quan của levinhxd trên cơ sở tham khảo thực tế thi công trên các công trường, mong mọi người cho ý kiến!
Trân trọng cảm ơn!
Lập luận như anh Vinh thì ai làm công trường cũng biết. Quan trọng là 2 văn bản trả lời của 2 đơn vị là hoàn toàn đối lập nhau. Phải có một cái gì đó chắc chắn để đơn vị thi công có thể nói với chủ đầu tư để họ đồng ý với phương án 2 của anh.
Ví dụ như em đây là chủ đầu tư nếu em ghét đơn vị thi công thì em nói văn bản trả lời của Bộ Xây dựng là chính xác. Còn em mà có cảm tình thì em nói văn bản trả lời của Viện kinh tế xây dựng là đúng. Thế thôi.
Thằng thi công nào muốn em có cảm tình thì cứ thể hiện... Ha..ha
 

hdc281

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
9/3/08
Bài viết
17
Điểm thành tích
3
Quan điểm của người làm giá trong xây dựng của mình là có gì thanh toán nấy, còn dự toán thì cũng chỉ là dự toán thồi ngay cả dự thầu cũng vậy. còn khi thanh quyết toán thì phải theo thực tế chứ, cái định mức áp dụng chiều cao thì khác nhau về máy thi công, ví dụ nếu đơn vị thi công đưa cần trục tháp vào ngay từ tầng 01 thi phải áp giá >50m rồi, còn giả sử đến tầng 04 mới đưa vào thi phải áp khac. khồn phải cãi nhau j hết. chứ còn đem mổ xẻ ra mà cãi nhau thi nó vô cùng lắm, mà nó không còn hợp với thời kỳ giá hiện nay nưa.
 
L

levinhxd

Guest
Ví dụ như em đây là chủ đầu tư nếu em ghét đơn vị thi công thì em nói văn bản trả lời của Bộ Xây dựng là chính xác. Còn em mà có cảm tình thì em nói văn bản trả lời của Viện kinh tế xây dựng là đúng. Thế thôi.
Thằng thi công nào muốn em có cảm tình thì cứ thể hiện... Ha..ha
:) Tức là rất mềm dẻo Tuấn Anh nhỉ
Nhưng mà thanh quyết toán thì vẫn phải căn cứ theo Hợp đồng đấy nhé! Nếu HĐ đơn giá cố định hay là trọn gói thì không có gì bàn nữa rồi, còn nếu HĐ Đơn giá điều chỉnh thì phải căn cứ vào Dự toán thẩm tra đã được Chủ đầu tư duyệt! Và hiện nay đa phần các nhà tư vấn thiết kế cũng như thẩm tra không còn mấy ai tách khối lượng theo chiều cao nữa! Vừa giảm gía trị, vừa mệt :)! He he
 

dohiepxd

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
5/7/09
Bài viết
39
Điểm thành tích
18
Tuổi
38
Cảm ơn anh Vinh đã phân tích cụ thể; nhưng đó vẫn chỉ là quan điểm các nhân và đa số đều hiểu theo hướng đó; nhưng em nghĩ cái mọi người cần là câu trả lời của cơ quan có thẩm quyển; có lẽ nào vấn đề này không bên nào nhận sai;
:) Và hiện nay đa phần các nhà tư vấn thiết kế cũng như thẩm tra không còn mấy ai tách khối lượng theo chiều cao nữa! Vừa giảm gía trị, vừa mệt :)! He he
cái này em đang bị tư vấn thẩm tra vặn. Mệt :(
 
L

levinhxd

Guest
Cảm ơn anh Vinh đã phân tích cụ thể; nhưng đó vẫn chỉ là quan điểm các nhân và đa số đều hiểu theo hướng đó; nhưng em nghĩ cái mọi người cần là câu trả lời của cơ quan có thẩm quyển; có lẽ nào vấn đề này không bên nào nhận sai;
cái này em đang bị tư vấn thẩm tra vặn. Mệt :(
Trong tập định mức mới nhất, số 1091 ngày 26/12/2011 đã quy định rõ "Chiều cao trong tập định mức là chiều cao công trình", các bạn khỏi phải lo cãi nhau nữa nhé :)
Mời các bạn tải ngay định mức tại đây nhé
 

sagiang3888

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
10/7/08
Bài viết
19
Điểm thành tích
13
Thanks các bác! Phần thuyết minh tập định mức bổ sung ghi rõ vấn đề được tranh cãi! Đã có sự thống nhất giữa BXD và VKT rùi! Làm dự tóan đỡ sớ
 

ksdg_hieu

Thành viên mới
Tham gia
16/9/10
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Tuổi
40
Vậy giữa công văn của VKT và BXD thì nên theo hướng dẫn của công văn nào đây :confused:
 

haotnk3

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
30/5/09
Bài viết
13
Điểm thành tích
3
Tuổi
35
Hai vấn đề

- Theo tôi chỉ cần hiểu đơn giản.
Chiều cao trong định mức là chiều cao công trình chứ không phải chiều cao kết cấu.
Lập dự toán cho công trình nhà cao tầng mà lại tính toán theo chiều cao kết cấu thì có mà hichic!
Khổ cho mấy bác thi công thôi.
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top