Thảo luận về Nghị định số 85/2009/NĐ-CP của Chính phủ (Thay thế Nghị định số 58/2008/NĐ

  • Khởi xướng Khởi xướng huy15378
  • Ngày gửi Ngày gửi
Cá nhân mình thì những thay đổi lớn của 85 so với 58 như sau:

1. Gói thầu quy mô nhỏ:
- Gói thầu Mua sắm hàng hóa dưới 5 tỷ
- Gói thầu xây lắp dưới 8 tỷ
Đối với Gói thầu quy mô nhỏ thì giá trị của Bảo đảm dự thầu tối đa là 1%, Bảo đảm thực hiện HĐ tối đa là 3% của giá gói thầu.

2. Đối với vấn để chỉ định thầu;
- Tư vấn dưới 3 tỷ (NĐ 58 là dưới 500 triệu)
- Mua sắm hàng hóa dưới 2 tỷ (NĐ 58 là dưới 1 tỷ đồng)
- Xây lắp, tổng thầu xây dựng dưới 5 tỷ (NĐ 58 là dưới 1 tỷ đồng)
sẽ được chỉ định thầu (trừ trường hợp đặc biệt)

3. Riêng đối với những gói thầu tư vấn, MSHH và xây lắp dưới 500 triệu đồng thì quy trình chỉ định thầu được tối giản tới mức chỉ cần CĐT gửi thương thảo HĐ cho nhà thầu (NĐ 58 là dưới 150 triệu đồng).
 
Vậy là kể từ 01/12/2009, lĩnh vực đấu thầu sẽ có Nghị định mới để thay thế cho 58/2008/NĐ-CP (Chi tiết tại: http://giaxaydung.vn/diendan/chinh-...u-xay-dung-theo-luat-xay-dung.html#post115659).

Mời các bạn cùng tham gia thảo luận về những thay đổi chủ yếu của 85 so với 58.
Nội dung này đang được thảo luận tại http://giaxaydung.vn/diendan/tap-ho...-dinh-so-85-2009-nd-cp-ngay-15-10-2009-a.html rui mà bác
 
Thư cảm ơn!

Tôi là nhà thầu thiết bị, rất cảm ơn bản đã cập nhật sớm và chia se cùng anh em!:))=D>

phanduong.phan@gmail.com DD: 0913525487
 
Cách xác định ngày có hiệu lực theo NĐ 85 và theo Bộ Luật dân sự.

Trong Nghị định 85, tôi thấy nói chung có nhiều cái tiến bộ và việc đấu thầu trở nên thoải mái và dễ chịu hơn. Tuy nhiên, còn có một điểm khúc mắc lớn cần giải đáp. Mong mọi người cùng tham gia thảo luận và giải đáp.

Tại khoản 9, điều 2 của Nđ 85 có quy định về thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu. Theo đó, "... ngày đóng thầu (tính từ thời điểm đóng thầu đến 24 giờ của ngày đó), đến 24 giờ ...". Điều này hoàn toàn mâu thuẫn với quy định của Bộ Luật dân sự năm 2005 tại điều 151, 152 và 153. Cụ thể:
Điều [FONT=.VnTime]152. [/FONT]Thời điểm bắt đầu thời hạn

1. Khi thời hạn được xác định bằng phút, giờ thì thời hạn được bắt đầu từ thời điểm đã xác định.
2. Khi thời hạn được xác định bằng ngày, tuần, tháng, năm thì ngày đầu tiên của thời hạn không được tính mà tính từ ngày tiếp theo của ngày được xác định.
3. Khi thời hạn bắt đầu bằng một sự kiện thì ngày xảy ra sự kiện không được tính mà tính từ ngày tiếp theo của ngày xảy ra sự kiện đó.
Như vậy thì quy định pháp luật mới hơn nếu sai biệt với quy định cũ thì sẽ áp dụng theo quy định mới. Nhưng vấn đề tôi quan tâm nhất là Nghị định lại trái với Luật hay nói cách khác là Nghị định > Luật ??!?

Mọi người nghĩ thế nào? Tôi lý luận như vậy có ổn không? Khi vận dụng thực tế thì phải theo Luật hay theo Nghị định đây?
R..ô.....ố.....i..i.....i......... q.....u..........á.
 
Trong Nghị định 85, tôi thấy nói chung có nhiều cái tiến bộ và việc đấu thầu trở nên thoải mái và dễ chịu hơn. Tuy nhiên, còn có một điểm khúc mắc lớn cần giải đáp. Mong mọi người cùng tham gia thảo luận và giải đáp.

Tại khoản 9, điều 2 của Nđ 85 có quy định về thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu. Theo đó, "... ngày đóng thầu (tính từ thời điểm đóng thầu đến 24 giờ của ngày đó), đến 24 giờ ...". Điều này hoàn toàn mâu thuẫn với quy định của Bộ Luật dân sự năm 2005 tại điều 151, 152 và 153. Cụ thể:
Điều [FONT=.VnTime]152. [/FONT]Thời điểm bắt đầu thời hạn

1. Khi thời hạn được xác định bằng phút, giờ thì thời hạn được bắt đầu từ thời điểm đã xác định.
2. Khi thời hạn được xác định bằng ngày, tuần, tháng, năm thì ngày đầu tiên của thời hạn không được tính mà tính từ ngày tiếp theo của ngày được xác định.
3. Khi thời hạn bắt đầu bằng một sự kiện thì ngày xảy ra sự kiện không được tính mà tính từ ngày tiếp theo của ngày xảy ra sự kiện đó.
Như vậy thì quy định pháp luật mới hơn nếu sai biệt với quy định cũ thì sẽ áp dụng theo quy định mới. Nhưng vấn đề tôi quan tâm nhất là Nghị định lại trái với Luật hay nói cách khác là Nghị định > Luật ??!?

Mọi người nghĩ thế nào? Tôi lý luận như vậy có ổn không? Khi vận dụng thực tế thì phải theo Luật hay theo Nghị định đây?
R..ô.....ố.....i..i.....i......... q.....u..........á.
Đấy là hướng dẫn quy định thời gian có hiệu lực của Bảo đảm DT cho bên mời thầu. Bên mời thầu căn cứ vào đó lập HSMT có yêu cầu cụ thể. Căn cứ vào HSMT để đánh giá HSDT. Còn HSDT chỉ nêu mốc thời gian ngày trong khi yêu cầu của HSMT là giờ (thời điểm đóng thầu) là không hợp lệ vì tính từ ngày là coi như tính từ bắt đầu của ngày hôm sau nên không đáp ứng thời điểm đóng thầu. Chỗ này bạn áp dụng điều 151, 152, 153 Bộ luật đân sự là đúng. Báo đấu thầu đã trả lời rất rõ về các mốc thời gian trong đấu thầu, tôi không nhớ số nào nữa. Ai nhớ thì cho xin lại. Repply vào bài "Về mốc thời gian trong đấu thầu" giúp cho. Cảm ơn nhiều.
 
theo nghị định 85, để xác định nhà thầu có đủ năng lực để chỉ định thầu gói thầu dưới 500tr có cần đánh giá hồ sơ năng lực không nhỉ.
icon15.gif
 
Theo tôi không cần

theo nghị định 85, để xác định nhà thầu có đủ năng lực để chỉ định thầu gói thầu dưới 500tr có cần đánh giá hồ sơ năng lực không nhỉ.
icon15.gif

Theo quy trình chỉ định thầu rút gọn hướng dẫn ở NĐ85 không yêu cầu nhà thầu nộp hồ sơ năng lực nên theo tôi không phải đánh giá hồ sơ năng lực mà chủ đầu tư xem xét năng lực nhà thầu dự định chỉ định thầu trên cơ sở các nguồn thông tin khác, ví dụ các gói thầu tương tự nhà thầu đã thực hiện, kinh nghiệm của nhà thầu, ... mà chủ đầu tư đã nắm được.
 
Về giá gói thầu trong KHĐT

- Tại Khoản 2 - Điều 10 của NĐ 85 ghi: Giá gói thầu được xác định trên cơ sở Tổng mức đầu tư được duyệt,...

- Cũng tại Khoản 2 - Điều 10 của NĐ 58 ghi: Giá gói thầu (bao gồm cả dự phòng) được xác định trên cơ sở Tổng mức đầu tư được duyệt,...

- Như vậy theo NĐ 85 thì giá gói thầu trong KHĐT sẽ không còn bao gồm dự phòng phí như quy định tại NĐ 58. Điều này có đúng không nhỉ?
 
Bạn "liemhanh1998" oi! theo câu hoi của bạn, ý tôi là như thế này:
Đối với gói thầu tư vấn, mua sắm hàng hóa và xây lắp có giá trị <=500 triệu đồng thì quy trình chỉ định thầu được giảm, không cần lập HSYC mà tiến hành thương thảo hợp đồng với nhà thầu đã được chỉ định (tất nhiên là Bên mời thầu phải yêu cầu nhà thầu được chỉ định nộp hồ sơ năng lực để kiểm tra năng lực, hồ sơ năng lực là cơ sở để tiến hành ký BBTTHĐ), trong biên bản thương thảo phải yêu cầu nhà thầu nộp phương án tổ chức thực hiện gói thầu( bao gồm nội dung chính là nội dung thực hiện gói thầu, tiến độ và nhân sự dự kiến bố trí cho gói thầu). Phương án tổ chức thực hiện gói là cơ sở để trình phê duyệt kết quả chi định thầu. Sau khi có quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu là ký hợp đồng xây dựng/tư vấn.
 
- Tại Khoản 2 - Điều 10 của NĐ 85 ghi: Giá gói thầu được xác định trên cơ sở Tổng mức đầu tư được duyệt,...

- Cũng tại Khoản 2 - Điều 10 của NĐ 58 ghi: Giá gói thầu (bao gồm cả dự phòng) được xác định trên cơ sở Tổng mức đầu tư được duyệt,...

- Như vậy theo NĐ 85 thì giá gói thầu trong KHĐT sẽ không còn bao gồm dự phòng phí như quy định tại NĐ 58. Điều này có đúng không nhỉ?
Theo tôi nghĩ, giá gói thầu trong nghị định 85 đã bao gồm dự phòng.
 
Theo tôi nghĩ, giá gói thầu trong nghị định 85 đã bao gồm dự phòng.

Đó là do bạn nghĩ, nhưng bạn hãy suy nghĩ thêm tại sao trong NĐ 58 nói rõ là Giá gói thầu (bao gồm cả dự phòng phí), còn NĐ85 lại không có. Trong luật thì định nghĩa giá gói thầu là giá trị gói thầu được xác định trong KHĐT trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc tổng dự toán, dự toán được duyệt và các quy định hiện hành.
 
Mối quan hệ giữa chủ đầu tư và nhà thầu

Tôi đang rất quan tam về vấn đề này. Ví dụ như trong khoản 2 điều 3 . Ví dụ như công ty của tôi và chủ đầu tư lai cùng môt cơ quan quản lý cấp cao nhất. Không biết khi đấu thầu có vấn đề gì không.:D
 
Theo tôi hiểu

- Tại Khoản 2 - Điều 10 của NĐ 85 ghi: Giá gói thầu được xác định trên cơ sở Tổng mức đầu tư được duyệt,...

- Cũng tại Khoản 2 - Điều 10 của NĐ 58 ghi: Giá gói thầu (bao gồm cả dự phòng) được xác định trên cơ sở Tổng mức đầu tư được duyệt,...

- Như vậy theo NĐ 85 thì giá gói thầu trong KHĐT sẽ không còn bao gồm dự phòng phí như quy định tại NĐ 58. Điều này có đúng không nhỉ?

Về nguyên lý, giá gói thầu đã có dự trù chi phí dự phòng trong đó nhưng trong kế hoạch đấu thầu, tùy theo tính chất của từng gói thầu có thể quy định trong giá gói thầu đã có dự phòng hay chưa (không nhất thiết gói thầu nào cũng phải ghi trong kế hoạch đấu thầu đã có dự phòng). Vì thế NĐ85 không quy định giá gói thầu đã bao gồm cả dự phòng như trong NĐ58 trước đây. Trong kế hoạch đấu thầu, gói thầu nào đã bao gồm dự phòng sẽ được ghi rõ. Nếu không ghi nghĩ là chưa có dự phòng.
 
Bạn "liemhanh1998" oi! theo câu hoi của bạn, ý tôi là như thế này:
Đối với gói thầu tư vấn, mua sắm hàng hóa và xây lắp có giá trị <=500 triệu đồng thì quy trình chỉ định thầu được giảm, không cần lập HSYC mà tiến hành thương thảo hợp đồng với nhà thầu đã được chỉ định (tất nhiên là Bên mời thầu phải yêu cầu nhà thầu được chỉ định nộp hồ sơ năng lực để kiểm tra năng lực, hồ sơ năng lực là cơ sở để tiến hành ký BBTTHĐ), trong biên bản thương thảo phải yêu cầu nhà thầu nộp phương án tổ chức thực hiện gói thầu( bao gồm nội dung chính là nội dung thực hiện gói thầu, tiến độ và nhân sự dự kiến bố trí cho gói thầu). Phương án tổ chức thực hiện gói là cơ sở để trình phê duyệt kết quả chi định thầu. Sau khi có quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu là ký hợp đồng xây dựng/tư vấn.

Cảm ơn bạn Phương Anh. Tôi cũng đang thắc mắc vấn đề này. Bạn cho hỏi sau khi xem xét hồ sơ năng lực nhà thầu có phải lập văn bản gì trình chủ đầu tư để xét duyệt nhà thầu sau đó tiến tới thương thảo HĐ không?
Thanks
 
Hinh như trong 85 thì nhà thầu tư vấn lập dự án, TKKT được tham gia đấu thầu à?
 
Back
Top