Năng lực thực tế khác với hồ sơ dự thầu-xử lý thế nào!!!

nguyen thi nguyet kx

Thành viên có triển vọng
Tham gia
21/10/09
Bài viết
9
Điểm tích cực
0
Điểm thành tích
1
Các bạn ơi, cho mình hỏi!!
Trong quá trinh giám sát thi công, nếu đơn vị giám sát phát hiện năng lực( nhân lưc, máy móc..) của đơn vị thi công không đúng với hồ sơ dự thầu thì giải quyết thế nào. Nếu đơn vị thi công vẫn đảm bảo tiến độ và chất lượng công trinh thì có bị xử lý hay không?
 
Bạn nên quan tâm đến chất lượng và tiến độ công trình, vì đó là trách nhiệm chính của bạn. Trong đấu thầu, mục đích là để tìm ra nhà thầu có đủ khả năng hoàn thành công việc tốt nhất, tiết kiệm được tài chính và đảm bảo tiến độ yêu cầu. Việc nhà thầu thực tế khi thi công không có đủ năng lực ( máy móc, thiết bị ... ) như trong hồ sơ dự thầu, trách nhiệm thuộc về Hội đồng chấm thầu, của Chủ đầu tư. Hiện nay căn cứ theo Luật đâú thầu và thực tế xảy ra còn rất nhiều vấn đề cần bàn cãi!!!
 
Năng lực của Nhà thầu thi công!

Năng lực của Nhà thầu thi công thực tế khác so với Hồ sơ dự thầu là hiện tượng phổ biến ở Việt Nam. không chỉ Tư vấn giám sát phát hiện ra mà Chủ đầu tư (Ban QLDA) cũng biết ngay từ khi diễn ra hoạt động đấu thầu. Nhưng Nhà thầu vẫn trúng thầu, được ký kết hợp đồng và thực hiện gói thầu. Việc Nhà thầu đó hay Nhà thầu khác năng lực thực tế có khác trong HSDT không quan trọng mà quan trọng hơn cả là khối lượng, chất lượng và tiến độ thi công của công trình có đảm bảo hay không, Nó quyết định một vấn đề là hiệu quả của việc thực hiện dự án mà Chủ đầu tư cần quan tâm.
Chúc bạn sức khỏe và thành công trong cuộc sống!
 
Các bạn ơi, cho mình hỏi!!
Trong quá trinh giám sát thi công, nếu đơn vị giám sát phát hiện năng lực( nhân lưc, máy móc..) của đơn vị thi công không đúng với hồ sơ dự thầu thì giải quyết thế nào. Nếu đơn vị thi công vẫn đảm bảo tiến độ và chất lượng công trinh thì có bị xử lý hay không?

Lập HS dự thầu là một bước then chốt trước đấu thầu, vì khi chưa mua HS mời thầu thì nhà thầu đã biết trước các tiêu chí.
Vậy là có nhà thầu năng lực tốt hơn hẳn nhưng vẫn trượt....
Nhà thầu chiến thắng dựa vào một vài lý do : Mối quan hệ với ban quản lý, tỷ lệ ăn chia cao, có lịch sử làm việc trong cùng lĩnh vực tốt...
Còn về HS dự thầu muốn vẽ hiêu vẽ phượng vào đều ok hết, nhân lực , máy móc ( mua HS máy, đăng ký --> của mình trên giấy tờ nhưng thực tế ko có )....
 
Last edited by a moderator:
Lập HS dự thầu là một bước then chốt trước đấu thầu, vì khi chưa mua HS mời thầu thì nhà thầu đã biết trước các tiêu chí.
Vậy là có nhà thầu năng lực tốt hơn hẳn nhưng vẫn trượt....
Nhà thầu chiến thắng dựa vào một vài lý do : Mối quan hệ với ban quản lý, tỷ lệ ăn chia cao, có lịch sử làm việc trong cùng lĩnh vực tốt...
Còn về HS dự thầu muốn vẽ hiêu vẽ phượng vào đều ok hết, nhân lực , máy móc ( mua HS máy, đăng ký --> của mình trên giấy tờ nhưng thực tế ko có )....
Có lẽ vấn đề này chúng ta không bàn nhiều ở đây. Vì đây có thể là cách làm việc thiếu tôn trọng pháp luật và thiếu nghiêm túc vẫn đang tồn tại tại nhiều địa phương ở giai đoạn hiện nay.

Trở lại vấn đề trên, theo tôi trách nhiệm không thuộc về "Hội đồng chấm thầu" như đồng chí Gdxldna đã nêu, bởi ở giai đoạn đánh giá HSDT, tổ chuyên gia xét thầu chỉ làm việc trên cơ sở các hồ sơ dự thầu mà các nhà thầu đã đệ trình. Rõ ràng là Đơn vị tư vấn giám sát đã mắc sai phạm khi phát hiện sự sai khác mà không có biện pháp xử lý kịp thời.
Trích Điều 21 - Nghị định 209/2004/NĐ-CP.Giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư. 1. Nội dung giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư:
a,Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định tại điều 72 của Luật Xây dựng;
b,Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm:
-Kiểm tra về nhân lực, thiết bị thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình đưa vào công trường;
-Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình;
-Kiểm tra giấy phép sử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu an toàn phụa vụ thi công xây dựng công trình;
-Kiểm tra phòng thí nghiệm và các cơ sở sản xuất vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng phục vụ thi công xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng công trình.
c,Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công xây dựng công trình cung cấp theo yêu cầu của thiết kế, bao gồm:
-Kiểm tra giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất, kết quả thí nghiệm của các phòng thí nghiệm hợp chuẩn và kết quả kiểm định chất lượng thiết bị của các tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận đối với vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình trước khi đưa vào xây dựng công trình;
d,Kiểm tra và giám sát trong quá trình thi công xây dựng công trình, bao gồm:
-Kiểm tra biện pháp thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình;
-Kiểm tra và giám sát thường xuyên có hệ thống quá trình nhà thầu thi công xây dựng công trình triển khai các công việc tại hiện trường. Kết quả kiểm tra đều phải ghi nhật ký giám sát của chủ đầu tư hoặc biên bản kiểm tra theo quy định;
-Xác nhận bản vẽ hoàn công;
-Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng theo quy định tại điều 23 của Nghị định này;
-Tập hợp, kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng, nghiệm thu thiết bị, nghiệm thu hoàn thành từng hạng mục công trình xây dựng và hoàn thành công trình xây dựng;
-Phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế để điều chỉnh hoặc yêu cầu nhà thầu thiết kế điều chỉnh;
-Tổ chức kiểm định lại chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình và công trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng;
-Chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong thi công xây dựng công trình.
.
 
Các bạn ơi, cho mình hỏi!!
Trong quá trinh giám sát thi công, nếu đơn vị giám sát phát hiện năng lực( nhân lưc, máy móc..) của đơn vị thi công không đúng với hồ sơ dự thầu thì giải quyết thế nào. Nếu đơn vị thi công vẫn đảm bảo tiến độ và chất lượng công trinh thì có bị xử lý hay không?

Với tư cách, nhiệm vụ TVGS, bạn phải báo cáo chủ đầu tư về năng lực nhà thầu không đúng với HSDT.
HSDT là một bộ phận của hợp đồng, không đáp ứng năng lực theo HSDT có nghĩa là không thực hiện đúng với hợp đồng. Nghĩa vụ của TVGS là giám sát việc thực hiện hợp đồng của nhà thầu với CĐT, do vậy bạn cần thực hiện đầy đủ trách nhiệm, cho dù tiến độ hay chất lượng vẫn đảm bảo:confused:.

Riêng mình, mình không tin rằng năng lực NT không đúng với HSDT mà chất lượng, tiến độ lại không sao cả.
 
Giả sử đơn vị tư vấn lập hồ sơ mời thầu và chủ đầu tư muốn "chắc ăn" nên lập ra một năng lực phải có của HSDT sao cho thật "khủng", nó "cao siêu" hơn thực tế của công trình ấy. Như vậy lúc này cứ bám theo năng lực như HSDT thì...không sai nhưng thật oan nghiệt cho nhà thầu. Nhưng khi nộp HSDT không theo nội dung mời thầu thì...làm sao trúng thầu?
Theo tôi TVGS, TK, TC, CĐT và các đơn vị liên quan đi nhậu với nhau cho dễ giải bày và thấu hiểu, sau đó thực hiện công trình đúng tiến độ đạt yêu cầu chất lượng là ok. hi hi
Đồng ý HSDT có liên quan trong hợp đồng, nhưng quan trọng nhất là khối lượng - đơn giá, còn nhân lực, máy móc đâu có nêu cụ thể, miễn đạt chất lượng, tiến độ là ok mà. Ví dụ khi tham gia thầu công trình của bạn, tôi có nêu chỉ huy trưởng công trình là ông A có bằng này, cấp nọ.v.v.(kèm theo các bản sao văn bằng này) nhưng không may ông ấy mất, lúc này tôi thay thế ông A bằng ông B, vẫn bảo đảm đúng quy định về chỉ huy trưởng, nhưng bằng cấp không được như ông A. Vậy là không được sao?

Khi làm việc cùng nhau chúng ta phải có thái độ bàn bạc, thảo luận, tìm biện pháp tháo gỡ vướng mắc chứ không phải xử lý nhau, chặc chém nhau. Giả sử bạn Nguyệt "mắc" CĐT thì nhà thầu có đủ "năng lực" để giải trình cho lý do của mình, thậm chí hợp đồng cũng có thể thay đổi. Yếu tố kỹ thuật và biện pháp thi công là vũ khí "lợi hại" của nhà thầu khi họ làm ăn chân chính. Vấn đề là chất lượng và tiến độ họ đảm bảo là ok.
Một phần là nhận định, một phần là thắc mắc, mong anh em thỉnh giáo!
 
Last edited by a moderator:
Giả sử đơn vị tư vấn lập hồ sơ mời thầu và chủ đầu tư muốn "chắc ăn" nên lập ra một năng lực phải có của HSDT sao cho thật "khủng", nó "cao siêu" hơn thực tế của công trình ấy. Như vậy lúc này cứ bám theo năng lực như HSDT thì...không sai nhưng thật oan nghiệt cho nhà thầu. Nhưng khi nộp HSDT không theo nội dung mời thầu thì...làm sao trúng thầu?
Theo tôi TVGS, TK, TC, CĐT và các đơn vị liên quan đi nhậu với nhau cho dễ giải bày và thấu hiểu, sau đó thực hiện công trình đúng tiến độ đạt yêu cầu chất lượng là ok. hi hi

Bạn cho biết lý do tại sao lại oan nghiệt cho nhà thầu? HSDT là tài liệu của nhà thầu để minh chứng cho chủ đầu tư biết khả năng, mức độ đáp ứng hay nói đúng hơn là năng lực của họ so với yêu cầu của gói thầu. Không đáp ứng như HSDT có nghĩa là hoặc nhà thầu không chân thật trong đấu thầu hoặc là nhà thầu không làm đúng những gì đã cam kết.

Theo tôi TVGS, TK, TC, CĐT và các đơn vị liên quan đi nhậu với nhau cho dễ giải bày và thấu hiểu, sau đó thực hiện công trình đúng tiến độ đạt yêu cầu chất lượng là ok. hi hi
Với một dự án chủ đầu tư nước ngoài hay do nhà thầu nước ngoài làm TVGS, bạn sẽ thấy người ta quản lý khác. Để đảm bảo NT đáp ứng đúng tiến độ và chất lượng như HSDT, ngay từ đầu và trong suốt quá trình thi công người ta quản lý đến từng máy móc thiết bị, khi thiết bị đã vào công trường, đúng với HSDT, HSMT là không thể đem ra khỏi công trường cho đến lúc hoàn thành nghĩa vụ. Còn không đáp ứng được yêu cầu về thiết bị như HSDT, xin mời nhà thầu nghỉ thi công.

Đồng ý HSDT có liên quan trong hợp đồng, nhưng quan trọng nhất là khối lượng - đơn giá, còn nhân lực, máy móc đâu có nêu cụ thể, miễn đạt chất lượng, tiến độ là ok mà. Ví dụ khi tham gia thầu công trình của bạn, tôi có nêu chỉ huy trưởng công trình là ông A có bằng này, cấp nọ.v.v.(kèm theo các bản sao văn bằng này) nhưng không may ông ấy mất, lúc này tôi thay thế ông A bằng ông B, vẫn bảo đảm đúng quy định về chỉ huy trưởng, nhưng bằng cấp không được như ông A. Vậy là không được sao?

Khi làm việc cùng nhau chúng ta phải có thái độ bàn bạc, thảo luận, tìm biện pháp tháo gỡ vướng mắc chứ không phải xử lý nhau, chặc chém nhau. Giả sử bạn Nguyệt "mắc" CĐT thì nhà thầu có đủ "năng lực" để giải trình cho lý do của mình, thậm chí hợp đồng cũng có thể thay đổi. Yếu tố kỹ thuật và biện pháp thi công là vũ khí "lợi hại" của nhà thầu khi họ làm ăn chân chính. Vấn đề là chất lượng và tiến độ họ đảm bảo là ok.
Một phần là nhận định, một phần là thắc mắc, mong anh em thỉnh giáo!
Một HSDT tốt là một HSDT phải nêu rõ, cụ thể về nhân lực, thiết bị, chứ không chỉ có giá và chất lượng, tiến độ. Chúng ta biết rằng giá, chất lượng, tiến độ có cơ sở từ nguồn nhân lực và máy móc, thiết bị
 
Last edited by a moderator:
Năng lực của Nhà thầu thi công thực tế khác so với Hồ sơ dự thầu là hiện tượng phổ biến ở Việt Nam. không chỉ Tư vấn giám sát phát hiện ra mà Chủ đầu tư (Ban QLDA) cũng biết ngay từ khi diễn ra hoạt động đấu thầu. Nhưng Nhà thầu vẫn trúng thầu, được ký kết hợp đồng và thực hiện gói thầu. Việc Nhà thầu đó hay Nhà thầu khác năng lực thực tế có khác trong HSDT không quan trọng mà quan trọng hơn cả là khối lượng, chất lượng và tiến độ thi công của công trình có đảm bảo hay không, Nó quyết định một vấn đề là hiệu quả của việc thực hiện dự án mà Chủ đầu tư cần quan tâm.
Chúc bạn sức khỏe và thành công trong cuộc sống!

Mình đã được học qua lớp TVGS của GXD.Trách nhiệm của TVGS là phải kiểm tra xem các đơn vị trúng thầu có làm như trong hồ sơ dự thầu không?về nhân lực,về máy móc và quan trọng là biện pháp thi công.Bạn không thể làm khác với những gì bạn đã viết ra được.
Tuy vậy.trong thực tế thì tình trạng mượn năng lực của nhau,các máy móc đều là thuê và biện pháp thi công thì chỉ là theo lý thuyết,trong tình huống đó TVGS phải nhắc nhở và có thể lập biên bản bắt buộc nhà thầu phải làm đúng như những gì mình đã trình bày trong hồ sơ thầu được CĐT duyệt.
Còn nếu bên nhà thầu mà không đủ năng lực đề làm theo như thế hoặc có 1 cách làm khác,1 sự thay đổi phải báo cáo và xin trình lại nhân lực và biện pháp thi công để CĐT duyệt,
Mình cũng đã làm như thế và CĐT cũng ok (dĩ nhiên là có vài bữa con cà,con kê.rồi bia hơi hà nội... hehe).tránh sao được:))
 
Trước tiên xin cảm ơn các anh đã thỉnh giáo. Nhất là Minhtuong. Như đã nói, quan điểm của tôi là "Một phần là nhận định, một phần là thắc mắc, mong anh em thỉnh giáo!" nên những ý kiến của các anh xin nghi nhận và cùng nhau thảo luận.

Song, tôi cũng muốn thảo luận thêm tý nữa để cùng nhau hiểu rỏ vấn đề:
Trích:
Nguyên văn bởi vanhuongthuthuy
Giả sử đơn vị tư vấn lập hồ sơ mời thầu và chủ đầu tư muốn "chắc ăn" nên lập ra một năng lực phải có của HSDT sao cho thật "khủng", nó "cao siêu" hơn thực tế của công trình ấy. Như vậy lúc này cứ bám theo năng lực như HSDT thì...không sai nhưng thật oan nghiệt cho nhà thầu. Nhưng khi nộp HSDT không theo nội dung mời thầu thì...làm sao trúng thầu?
Theo tôi TVGS, TK, TC, CĐT và các đơn vị liên quan đi nhậu với nhau cho dễ giải bày và thấu hiểu, sau đó thực hiện công trình đúng tiến độ đạt yêu cầu chất lượng là ok. hi hi

Bạn cho biết lý do tại sao lại oan nghiệt cho nhà thầu? HSDT là tài liệu của nhà thầu để minh chứng cho chủ đầu tư biết khả năng, mức độ đáp ứng hay nói đúng hơn là năng lực của họ so với yêu cầu của gói thầu. Không đáp ứng như HSDT có nghĩa là hoặc nhà thầu không chân thật trong đấu thầu hoặc là nhà thầu không làm đúng những gì đã cam kết.
Lý do tại sao oan nghiệt cho nhà thầu mình đã nói ở trên. Trong thực tế điều ấy cũng không phải hiếm xảy ra. Chúng ta đã biết không ít trường hợp thiết kế có sự thay đổi, hợp đồng được ký lại. Chính vì trước lúc thi công tất cả chỉ là giả thuyết, nó nằm trên giấy tờ nên thực tế thi công có khác. Tôi giám khẳng định nhân lực, thiết bị trong thực tế thi công không bao giờ đúng như HSDT, hoặc là tăng hoặc là giảm so với HSDT. Nhưng tăng thì nhà thầu chịu, giảm thì TVGS bắt bớ. Nhưng khi tham gia thầu nhà thầu nhìn thấy vấn đề cũng ko giám làm khác, vì làm khác sẽ không trúng thầu. Đó chính là sự oan nghiệt.
Với một dự án chủ đầu tư nước ngoài hay do nhà thầu nước ngoài làm TVGS, bạn sẽ thấy người ta quản lý khác. Để đảm bảo NT đáp ứng đúng tiến độ và chất lượng như HSDT, ngay từ đầu và trong suốt quá trình thi công người ta quản lý đến từng máy móc thiết bị, khi thiết bị đã vào công trường, đúng với HSDT, HSMT là không thể đem ra khỏi công trường cho đến lúc hoàn thành nghĩa vụ. Còn không đáp ứng được yêu cầu về thiết bị như HSDT, xin mời nhà thầu nghỉ thi công.
Bạn nói đúng, với dự án liên quan đến nước ngoài thì không có chuyện HSDT nói 2 còn làm thì 1. Nhưng ở đây như tôi đề cập, vì "chắc ăn" nên tư vấn mời thầu và CĐT làm HSMT "thật khủng" thì mới dẫn đến oan nghiệt. Còn CĐT nước ngoài và tư vấn nước ngoài thì chính xác rồi không có sự cố như chúng ta đề cập.
 
Lý do tại sao oan nghiệt cho nhà thầu mình đã nói ở trên. Trong thực tế điều ấy cũng không phải hiếm xảy ra. Chúng ta đã biết không ít trường hợp thiết kế có sự thay đổi, hợp đồng được ký lại. Chính vì trước lúc thi công tất cả chỉ là giả thuyết, nó nằm trên giấy tờ nên thực tế thi công có khác. Tôi giám khẳng định nhân lực, thiết bị trong thực tế thi công không bao giờ đúng như HSDT, hoặc là tăng hoặc là giảm so với HSDT. Nhưng tăng thì nhà thầu chịu, giảm thì TVGS bắt bớ. Nhưng khi tham gia thầu nhà thầu nhìn thấy vấn đề cũng ko giám làm khác, vì làm khác sẽ không trúng thầu. Đó chính là sự oan nghiệt.

Theo như mình nghĩ.trong hồ sơ dự thầu đã nói rõ.nếu có sự thay đổi.phải có báo cáo lên chủ đầu tư và đơn vị tư vấn giám sát duyệt.duyệt được thì làm.không thì lại thay đổi.
 
Hiện nay trách nhiệm của CĐT rất lớn và không CĐT nào dại để chịu vòng lao lý khi chấm thầu không đúng luật. Theo mình nghĩ thì hiện nay nhà thầu thường thiết bị thì ít mà đấu thầu nhiều công trình, do đó 1 thiết bị có thể khai cho nhiều bộ HSDT, nên khi trúng thầu không thể đáp ứng được (vì 1 thiết bị không thể đồng thời ở 2 công trình được). Trong trường hợp này, nếu nhà thầu có uy tín, có năng lực xây dựng tốt thì TVGS nên căn cứ theo qui trình giám sát (Điều 21 Nghị định 209), làm báo cáo CĐT và đề xuất cho nhà thầu được thay thế các loại thiết bị tương đương khác phù hợp với HSDT, hoặc thay thế năng lực nhân sự có trình độ tương đương để thực hiện gói thầu. Nếu được CĐT đồng ý thì thực hiện, còn không thì theo Luật định. Nguyên tắc thì phải tuân thủ HSDT. Nếu không thì tội vạ đổ lên đầu TVGS cả đấy.
 
Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Chỉ huy trưởng công trường
Kích để xem giới thiệu phần mềm thanh quyết toán
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD
Giới thiệu phần mềm Dự toán GXD dùng là thích, kích là sướng

Các bài viết mới

Back
Top