Thành phần công việc trong bảng dự toán

nhatpcce3

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
30/6/09
Bài viết
19
Điểm tích cực
4
Điểm thành tích
3
Tuổi
42
Chào các sư huynh! Em xin có một số thắc mắc xin được nhờ các sư huynh chỉ giáo:
Trong một hạng mục công trình với TKKT và điều kiện kỹ thuật đã chỉ rõ rằng: Đối với công tác đào đá hố móng sau khi đào là nền công trình bê tông thì sau khi kết thúc công tác khoan nổ nhỏ cách biên đào 30 cm tiến hành đào cạy dọn bằng búa căn. Kết thúc công tác đào sẽ tiến hành công tác bê tông. Vây trong trường hợp dự toán áp dụng và tính các mã AB.51613, AL.54220 như vậy có mâu thuẫn và hợp lý không? Theo em nếu đã vận dụng mã AB.51613 thì không được tính cả mã AL.54220! Mong các sư huynh phân tích rõ giúp em với.
 
Các sư huynh ơi giúp em với! em tìm mãi mà vẫn chưa biết phải trả lời thế nào?
 
Theo mình cách vận dụng của bạn là đúng. Có 2 cái mình có thể căn cứ vào để xác định các đầu công việc: 1, Kĩ thuật thi công (mình nhớ không nhầm thì trong quyển DMDT cũng có nói về từng về từng đầu công việc) 2, Các chỉ dẫn kĩ thuật trong các bản vẽ thiết kế (các chỉ dẫn này rõ ràng hơn ở trong quyển DM). Nói cho cùng thì người làm dự toán cũng chỉ có bản vẽ TK để bám víu. Chúc bạn thành công.
 
Cảm ơn sư huynh Chuminh2212 đã dộng viên. Em thấy việc dự toán áp dụng cả 2 mã đó vào cùng một hạng mục công trình như vậy là không hợp lý (vi phạm tính trùng tính lặp), rất mong các sư huynh phân tích rõ hơn cho em với. Bởi hạng mục công trình em đang thụ lý có vốn đầu tư lên tới cả nghìn tỷ, việc bất hợp lý chỉ trong một hạng mục có lẽ đã tiêu tốn của nhà nước cả tỷ đồng. Em đã đưa ý kiến của mình cho mọi người xem xét nhưng do kinh nghiệm còn khiêm tốn chưa có minh chứng cụ thể nên không thể thuyết phục được. Rất mong sự chỉ giáo của các sư huynh. Em cảm ơn rất nhiều!
 
Chào các sư huynh! Em xin có một số thắc mắc xin được nhờ các sư huynh chỉ giáo:
Trong một hạng mục công trình với TKKT và điều kiện kỹ thuật đã chỉ rõ rằng: Đối với công tác đào đá hố móng sau khi đào là nền công trình bê tông thì sau khi kết thúc công tác khoan nổ nhỏ cách biên đào 30 cm tiến hành đào cạy dọn bằng búa căn. Kết thúc công tác đào sẽ tiến hành công tác bê tông. Vây trong trường hợp dự toán áp dụng và tính các mã AB.51613, AL.54220 như vậy có mâu thuẫn và hợp lý không? Theo em nếu đã vận dụng mã AB.51613 thì không được tính cả mã AL.54220! Mong các sư huynh phân tích rõ giúp em với.

LANG DU CA cũng có tham gia một phần rất nhỏ của Thủy điện Bản Chát nên có biết một ít về mấy cái này nên thảo luận với bạn để ra vấn đề nhé.

* Chỉ dẫn kỹ thuật thi công:

- Bước 1: Khoan nổ hố móng

- Bước 2: Còn 30 cm so với đáy của hố móng cậy dọn bằng búa căn, biện pháp thi công thực hiện bằng thủ công.

* Dự toán áp mã:

- AB.51213: Khoan nổ hố móng, đá cấp III (Cái này bạn không đề cập) -> Tương xứng với Bước 1 ở trên

- AB.51613: Đào đá thủ công bằng búa căn, đá cấp III -> Tương xứng với Bước 2 ở trên

- AL.54220: Không biết đây là công tác gì, bạn có thể nói rõ hơn không vì LANG DU CA tìm rồi mà không biết là công tác gì? Bạn trích dẫn thật kỹ là công tác này có những thành phần công việc gì nhé?
 
Ôi trời!, Cảm ơn sư huynh Langduca, vậy là ngóng chờ bao lâu giwof em lại gặp đúng thầy giỏi!
Thưa sư huynh đúng là em còn nêu thiếu công tác đào búa căn với loại đá CIV. Mã AL.54220 là công tác đào phá cậy dọn lớp đá tiếp giáp nền móng : Em xin trích nguyên văn như sau ạh.

86834844.jpg


trình độ Xử lý văn bản của em hơi kém, mong các sư huynh thông cảm.!Các sư huynh xem và giúp em với ạ.
 
Last edited by a moderator:
Nếu công tác AB.51613: Đào đá thủ công bằng búa căn, đá cấp III làm đến cốt thiết kế rồi thì không còn công tác AL.54220: Đào phá cậy dọn lớp đá tiếp giáp nền móng.

Thực chất công tác AL.54220 và công tác AB.51613 gần như tương đương nhau vì thế sử dụng cái này rồi thì không còn có thể sử dụng cái kia được. Bạn chú ý tới Thành phần công việc của từng mã hiệu và so sánh xem thế nào nhé.
 
Sư huynh Langduca nói đúng suy nghĩ của em!
Theo suy nghĩ của em công tác AL.54220 hoặc AL.51210 đã bao gồm công tác cậy dọn bằng búa căn + xúc đất đá lên phương tiện vận chuyển + vận chuyển). Em hiểu như vậy đã thực sự hết ý chưa ạ, các sư huynh có kinh nghiệm phân tích rõ cho em nhé.!
- Xin hỏi sư huynh Langduca: Trường hợp nào ta áp dụng mã AL.542.., trường hợp nào áp mã AB.516..?
- Trường hợp dự toán áp cả 2 mã trên cho một hạng mục như vậy là có mẫu thuẫn phải không ạ.?
 
Có một số thắc của em về chi phí trực tiếp khác như sau rất mong sư huynh Langduca, anh Thế Anh, Levinh cùng các sư huynh có kinh nghiệp giải đáp hộ em với.
- Chi phí trực tiếp khác có nói rõ trong thông tư 05/2007/TT-BXD, 17/2008/TT-BXD và 07/2009/TT-BXD. ( [FONT=&quot]Là chi phí cho những công tác cần thiết phục vụ trực tiếp việc thi công xây dựng công trình như di chuyển lực lượng lao động trong nội bộ công trường, an toàn lao động, bảo vệ môi trường cho người lao động và môi trường xung quanh, chi phí bơm nước, vét bùn, thí nghiệm vật liệu,... không xác định được khối lượng từ thiết kế).
- Vậy những công việc như thế nào là không xác định được từ thiết kế? Mong các sư huynh cho em ví dụ và liệt kê cho em một vài công tác. Em nghĩ đó là một vài công tác phục vụ cho biện pháp thi công của nhà thầu, như làm đường thi công (có khối lượng nhỏ phuc vụ công tác đào đắp, di chuyển máy móc, tbi, một số vật liệu cần thiết phục vụ cho biện pháp thi công.
Với công trình thủy điện TT = (1.5 -:- 2)%*(NC+VL+M), chi phí này rất lớn. Theo các sư huynh ta cần quản lý chi phí này sao cho hiệu quả và tiết kiệm nguồn vốn ch nhà nước.

[/FONT]
 
- Một việc nữa xin hỏi sư huynh Langduca, Công trình của em đang làm dự toán bổ sung cho TDT, trong một hạng mục có đầu việc như: SXLD, tháo dỡ tấm ván khuân thép đổ bê tông trên mái nghiêng và mặt bằng. Khối đổ theo tiêu chuẩn và ĐKKT cao tối đa 1.5m, vậy mặt bằng và mái nghiêng có quá khác nhau? Việc tách ra như vậy có hợp lý k?
- Rải lớp vữa xi măng giữa 2 lớp đổ (N/X =0.6)?, thuyết minh TKTC và ĐKKT chỉ xử lý trường hợp này với nền đá, và với những khối đổ để quá 12 ngày. Ở đây các khối đảm bảo điều kiện chồng, kề là 5; 3 ngày. Em nghĩ đầu mục này không nên có.
 
Quản lý hiệu quả vốn Nhà nước

Có một số thắc của em về chi phí trực tiếp khác như sau rất mong sư huynh Langduca, anh Thế Anh, Levinh cùng các sư huynh có kinh nghiệp giải đáp hộ em với.
- Chi phí trực tiếp khác có nói rõ trong thông tư 05/2007/TT-BXD, 17/2008/TT-BXD và 07/2009/TT-BXD. ( [FONT=&quot]Là chi phí cho những công tác cần thiết phục vụ trực tiếp việc thi công xây dựng công trình như di chuyển lực lượng lao động trong nội bộ công trường, an toàn lao động, bảo vệ môi trường cho người lao động và môi trường xung quanh, chi phí bơm nước, vét bùn, thí nghiệm vật liệu,... không xác định được khối lượng từ thiết kế).
- Vậy những công việc như thế nào là không xác định được từ thiết kế? Mong các sư huynh cho em ví dụ và liệt kê cho em một vài công tác. Em nghĩ đó là một vài công tác phục vụ cho biện pháp thi công của nhà thầu, như làm đường thi công (có khối lượng nhỏ phuc vụ công tác đào đắp, di chuyển máy móc, tbi, một số vật liệu cần thiết phục vụ cho biện pháp thi công.
Với công trình thủy điện TT = (1.5 -:- 2)%*(NC+VL+M), chi phí này rất lớn. Theo các sư huynh ta cần quản lý chi phí này sao cho hiệu quả và tiết kiệm nguồn vốn ch nhà nước.

[/FONT]

Theo tôi:
1. Chính những công việc bạn nêu trong ngoặc đơn (tôi bôi đỏ) là những công việc ko xác định được khối lượng từ thiết kế đấy.
2. Việc xác định chi phí trực tiếp khác theo định mức tỷ lệ chỉ là dự toán. Để quản lý có hiệu quả và tiết kiệm nguồn vốn Nhà nước ko chỉ chú ý quản lý khoản chi phí này mà cần quản lý chặt chẽ mọi chi phí liên quan đến đầu tư xây dựng công trình. Theo tôi quan trọng nhất là quản lý tốt việc lựa chọn nhà thầu và quản lý chặt chẽ quá trình thực hiện hợp đồng của nhà thầu.
Vài ý kiến nhỏ tham góp với bạn.
 
Vâng cảm ơn sư huynh đinhangquang đã trợ giúp. Có điều em xin mạo muội được nêu ra những suy nghĩ của mình ra như sau: Em cho rằng có thể chia thực tiếp phí khác có thể thành 2 loại:
- Nhóm công việc có tính chất gián tiếp trong quá trình thi công (phục vụ):[FONT=&quot]an toàn lao động, bảo vệ môi trường cho người lao động và môi trường xung quanh .......
- Nhóm công việc diễn ra trực tiếp trong quá trình thi công: di chuyển lực lượng lao động trong nội bộ công trường, thí nghiệm, vét bùn, bơm nước
[/FONT][FONT=&quot].......[/FONT][FONT=&quot]...
- Vậy trong dấu
[/FONT][FONT=&quot].......[/FONT][FONT=&quot] chắc vẫn còn một số các công việc nữa phải không ạ, các sư huynh có thể cho em thêm vài công việc nữa được không ạ. Những công tác em nêu bổ sung theo suy đoán liệu có nằm trong trực tiếp phí khác không? Em phân ra như vậy chỉ do sự cảm tính nếu có không đúng các sư huynh cứ phân tích để em được mở mang.!
-
[/FONT]Việc xác định chi phí trực tiếp khác theo định mức tỷ lệ chỉ là dự toán. Để quản lý có hiệu quả và tiết kiệm nguồn vốn Nhà nước ko chỉ chú ý quản lý khoản chi phí này mà cần quản lý chặt chẽ mọi chi phí liên quan đến đầu tư xây dựng công trình. Theo tôi quan trọng nhất là quản lý tốt việc lựa chọn nhà thầu và quản lý chặt chẽ quá trình thực hiện hợp đồng của nhà thầu.
Em dồng tình với ý kiến của sư huynh dinhdangquang, nhưng mỗi thành phần chi phí mà ta hiểu và biết thêm càng nhiều thì công tác quản lý sẽ càng chặt chẽ hơn.
Những công tác như: phục vụ cho biện pháp thi công của nhà thầu, như làm đường thi công (có khối lượng nhỏ phuc vụ công tác đào đắp, di chuyển máy móc, tbi, một số vật liệu cần thiết phục vụ cho biện pháp thi công. Nếu không thuộc trực tiếp các phí khác thì sẽ nằm ở nguồn chi phí nào?........
- Em không phải là người làm dự toán nên kiến thức về lĩnh vực này rất hạn chế. Chỉ vì tình cờ đọc được các bài viết của các anh chị trên diễn đàn làm sáng tỏ những điều em hay băn khoăn nên em tham gia một số ý kiến và thắc mắc của mình. Rất mong các anh chị, thành viên trên diễn đàn có nhã ý giúp đỡ em.!

 
Sư huynh Langduca nói đúng suy nghĩ của em!
Theo suy nghĩ của em công tác AL.54220 hoặc AL.51210 đã bao gồm công tác cậy dọn bằng búa căn + xúc đất đá lên phương tiện vận chuyển + vận chuyển). Em hiểu như vậy đã thực sự hết ý chưa ạ, các sư huynh có kinh nghiệm phân tích rõ cho em nhé.!
- Xin hỏi sư huynh Langduca: Trường hợp nào ta áp dụng mã AL.542.., trường hợp nào áp mã AB.516..?
- Trường hợp dự toán áp cả 2 mã trên cho một hạng mục như vậy là có mẫu thuẫn phải không ạ.?
Em xin nói về dòng bôi đỏ thôi ạ:
- Theo e hiểu thì mã AB.5161... (Đào phá đá = búa căn) áp dụng cho m3 đá nguyên khai (tức là việc đào đá là đầu tiên, chưa có nổ mìn ...). Còn mã AL.54200 (Đào, phá, cạy dọn lớp đá tiếp giáp nền móng công trình) thực hiện sau công tác khoan nổ mìn do bị chừa lại, và đá ở đây là đá đã bị long rời không còn là m3 đa nguyên khai ban đầu
 
- Xin cảm ơn sưhuynh congpv, nhưng có điều này em muốn trao đổi với sư huynh. Trong công tác đào đất đá hố móng, hoặc thi công đường thứ tự công việc bao giờ cũng sẽ là: Khoan nổ lớn, khoan nổ nhỏ, đào đá bằng thủ công. Sau khi kết thúc khoan nổ nhỏ sẽ tiến hành đào xúc bằng cơ học (máy đào) tới mức tối đa. Việc sau đó là đào thiện tới cốt thiết kế bằng thủ công. Mục đích tạo được mặt bằng như TK và hạn chế khả năng nứt nẻ không ổn định của nền móng.
- Em đã từng tham gia thi công, giám sát một số công trình thì hầu hết trong dư toán đều áp theo thứ tự công việc trên.
Rất mong có được sự trợ giúp của sư huynh.
 
"Liệu có nằm trong CP trực tiếp phí khác không?"

[FONT=&quot]Những công tác em nêu bổ sung theo suy đoán liệu có nằm trong trực tiếp phí khác không? [/FONT]Những công tác như: phục vụ cho biện pháp thi công của nhà thầu, như làm đường thi công (có khối lượng nhỏ phuc vụ công tác đào đắp, di chuyển máy móc, tbi, một số vật liệu cần thiết phục vụ cho biện pháp thi công. Nếu không thuộc trực tiếp các phí khác thì sẽ nằm ở nguồn chi phí nào?........
QUOTE]

- Làm đường thi công phục vụ công tác đào đắp đã được tính trong định mức đào đắp nghĩa là chi phí đã tính trong chi phí trực tiếp chính của công tác đào đắp đất.
- Chi phí di chuyển, lắp dựng máy móc thiết bị, chi phí làm bệ bục cố định cho cần trục tháp hay chi phí làm đường ray cho cần trục tháp chạy trên ray, ... được gọi là "chi phí một lần của máy" được xác định và tính vào chi phí sử dụng máy.
- Chi phí vật liệu cần thiết phục vụ biện pháp thi công như chi phí cầu công tác phục vụ công tác đổ bê tông được tính vào chi phí vật liệu.

Đôi lời tư vấn thêm như vậy để em tham khảo.
 
Last edited by a moderator:
- Về việc sử dụng các mã công việc AL.542... và AB.516.. sau khi em trao đổi với một số đồng nghiệp thì có một số ý kiến cho rằng như thế này:Vì thực tế thi công không giống như thiết kế nên có thể đã xảy ra trường hợp. Khi kết thúc công tác đào bằng thủ công AB.51613 đến phần biên thiết kế nhưng vì yếu tố địa chất nên một số vị trí không đảm bảo yêu cầu của nền công trình bê tông nên tại các vị trí này phải xử lý. Việc xử lý này thì áp dụng mã công việc AL.542...?
- Tuy nhiên theo ý kiến của em thế này, các công tác này đều tiến hành trên cùng một hạng mục tại sao không sử dụng luôn mã công việc AB.516.. mà lại thêm mã AL.542..?
- Em có kiểm chứng và so sánh với cùng một khối lượng công việc trên cùng một hạng mục công trình thì việc áp mã AL.542.. sẽ cho giá trị thành tiền hơn nhiều so với việc áp mã AB.516..?
- Rất mong các anh chị cho ý kiến trao đổi về trừong hợp này để em được sáng tỏ?
 
Xin chào anh chị em trong diễn đàn. Nhân tiện đây cho tôi hỏi về Định mức 1776: với MHĐM AB.5121 có ghi chú: Khi khoan nổ tầng tiếp giáp lớp bảo vệ đáy hố móng thì các hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công được nhân với hệ sô điều chỉnh 1,2. Vậy khi làm phiếu giá thanh toán có phải tách khối lượng tiếp giáp với đáy hố móng và định mức nhân thêm 1,2 hay không? (Tôi đã xem phiếu giá thanh toán của 2 công trình thủy điện thì không thấy tính đến hệ số này). Mong nhận được trả lời từ các anh chị và các bạn. Cảm ơn!
 
Back
Top