Quản lý dự án và mô hình quản lý dự án

  • Khởi xướng chaunghich
  • Ngày gửi
A

AAmylove

Guest
Khà khà... Nhiều Bác làm CDT thế mà ko ai có ý kiến gì ah?
Theo ý kiến Tôi, việc chuyển PMU sang TV chỉ là Bình mới rượu cũ mà thôi, chẳng giải quyết vấn đề gì cả, có khi lại tệ hơn ấy chứ vì khi đó trách nhiệm của mấy ông TVQLDA được quy định trong HĐ đối với CĐT. Mà đã ko rành Luật mới đi thuê TVQLDA nên các CĐT dễ bị mấy ông TVQLDA qua mặt lắm. Mà chuyện quy trách nhiệm và bắt bẻ được mấy ông TVQLDA nắm luật đầy mình là xương đấy, trong khi CĐT chẳng biết gì. Tiếp theo là việc đùn đẩy trách nhiệm lên CĐT, TVQLDA là cơ quan tham mưu cho CĐT về QLDA mà chỉ nhăm nhăm THAM nhiều MƯU ít là chết cả làng thôi. Tiếp nữa, do là DN nên TVQLDA chỉ nhăm nhăm đến lợi nhuận thôi khi đó LÒNG THAM làm mờ mắt có khi còn hại hơn nhiều và to be continuous.. Điều này mấy ông đang là PMU còn bị NN tròng vào cổ nhiều thứ nên bị trói chân tay mà còn múa hay như thế khi được sang TVQLDA ko bị trói nữa thì còn càng múa hay hơn nhiều có khi khổ cả CĐT và NT tiếp đến là mấy chị, mấy cô còng lưng cấy lúa nộp đủ các loại phí. Đặc biệt nữa khi TVQLDA còn kiêm luôn nhiệm vụ TVGS thì đúng là THẢ HỔ VỀ RỪNG còn gì nữa mà nói đây... hi..hi...
Mấy ý kiến góp vui như trên, bức xúc về PMU chẳng qua bị mấy ông nhà báo thổi phồng mà thôi để làm gì thì còn nhiều câu chuyện hay nữa đây... Quan điểm của mình ko phải hình thức PMU hay TVQLDA cái nào hay hơn mà chính là phải tìm cách nào quản lý được nó.

Mình chưa tán thành với suy nghĩ của đổi mới. Muốn XD cơ chế thị trường, điều quan trọng nhất là sự tự chủ và năng động. Các BQL chuyên ngành thuộc Nhà nước hiện nay đang bị tình trạng "vừa đánh trống, vừa thổi còi" mà mình đã phân tích rõ rồi (không nhắc lại). Bây giừo nếu quản lý chặt thì chẳng khác nào lại kiểu "mẹ chắt chiu nuôi và quản lý con" mà nếu con hư hỏng thì vẫn hoàn hư hỏng.
Hãy biến nó thành công ty tự làm tự ăn và sống trên uy tín thương hiệu lâu dài của mình. Ngay Sài Gòn, và ở Đà Nẵng mình thấy rất rõ: các công ty tư vấn QLDA kiêm cả TVGS làm ăn rất có uy tín. Các công trình vốn NN đều kêu nó làm cả (mình cũng đã từng làm cho 1 công ty 100% vốn của Pháp nên mình rất rõ) vì nó quá uy tín làm ăn đàng hoàng (chỉ cần 1 phản hồi có bằng chứng về nhân viên làm ăn "lươn lẹo" là đuổi thẳng cổ, ngược lại lương rất cao). Vậy nó có chịu ai quản lý đâu mà vẫn làm ăn tử tế đàng hoàng. Vì đơn giản nó hiểu rằng: nó có thương hiệu thì nó sống lâu dài. Làm ăn chụp giật kiểu như DOIMOI nói thì chỉ có những "đứa con hư hỏng của NHà nước bao cấp sinh ra mà thôi". Vốn là của chung, doanh nghiệp là của chung, làm ăn lỗ là trách nhiệm chung đã có NN gánh.

Càng nhanh chóng quy về sở hữu cụ thể rõ ràng thì càng tránh tiêu cực. Vì thua lỗ, tai tiếng là trách nhiệm của chính ông chứ không phải là "tập thể".
 
D

Doimoi

Guest
Rất vui lại được gặp Bác Bình!
Nói phóng đại một chút cho vui là "Trời sinh ra E sao lại còn sinh ra Bác Bình chứ". Em theo dõi từ đầu đến giờ, có vẻ như E và Bác đều trái quan điểm nhau thì phải!!! Ke ke Nhân tiện tối nay có chút thời gian xin lại được hầu chuyện Bác.
Xin chỉ bàn với Bác về việc chuyển PMU sang TVQLDA mà các Bác quản lý NN đang sôi sùng sục lên thôi chứ Em ko muốn đề cập đến mô hình nào tốt hay xấu.

Trở lại câu chuyện, vấn đề chuyển PMU sang TVQL là Em chưa có thống nhất cao! Tại sao lại như vậy nhỉ? Theo Em có các lý do như sau:
- Nói như các cụ, thì tại thời điểm này, chưa hội tụ đủ các điều kiện ĐỊA LỢI & NHÂN HÒA và nói như người cộng sản đó là PHÁP & NHẬT CHƯA ĐÁNH NHAU NÊN CHƯA CÓ THỜI CƠ CHÍN MUỒI và nói như mấy Tiến sĩ là MÂU THUẪN VẪN CÓ THỂ DUNG HÒA và .... tóm lại là nó chưa hội tụ đủ các điều kiện để thực hiện được.
+ Để minh chứng cho điều này chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy, chế độ của chúng ta là chế độ XHCN, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nên chúng ta ko phải là một XHTB, kết hợp điều này thì chúng ta chưa thể có các điều kiện tương tự các nước TB để được coi là nền kinh tế thị trường theo đúng nghĩa đen mà mấy thằng tây mũi lõ nó hiểu. Vì vậy áp dụng một mô hình TVQLDA theo mấy thằng mũi lõ mà chúng ta chưa có các điều kiện thích hợp là chưa đúng. Dông dài mấy câu vĩ mô như vậy để túm lại một câu là THỜI ĐIỂM HIỆN NAY VỚI XH VÀ CON NGƯỜI NHƯ THẾ NÀY, VIỆC ÁP DỤNG MÔ HÌNH TVQLDA THAY CHO PMU LÀ KHÔNG THÍCH HỢP. Bàn về thời điểm thích hợp, thì VN là rất hay duy ý chí điển hình là việc đòi tăng học phí của Bộ GDDT hay việc áp dụng thuế TNCN của BTC hay đội mũ bảo hiểm của Bộ GTVT-CA. Rất đồng ý là việc làm đó là đúng, nhưng thời điểm nào áp dụng mới là quan trọng và lộ trình để thực hiện ntn, trong đó phải có những điều kiện gì?...v..v..
Đi cụ thể vào vấn đề của chúng ta, nói như Bác Bình TVQLDA phải đấu thầu để đc quyền QLDA để tránh việc xin cho như hiện nay (vốn NN), Em chưa đồng ý với Bác vì khi đó lại sinh ra một Ông ban phát kiểu mới là mấy Ô chịu trách nhiệm tổ chức đấu thầu TVQLDA lại gần như kiểu PMU mới, nguy hiểm hơn nữa là để thắng thầu TVQLDA đã phải chi phí một khoản kinh phí nhất định bằng cách triết giảm lợi nhuận, chi phí QLC... đấy chưa kể các khoản chi phí khác mà tây hay gọi là Lobby hay Marketing thì Ông TVQLDA sau đó sẽ phải tìm cách nào bù vào bằng cách triết giảm một số chi phí của mình đi như là Phương tiện làm việc, lương của nhân viên, chi phí liên lạc, chi phí di chuyển...vậy là việc này ko ít thì nhiều cũng ảnh hưởng đến chất lượng công việc hoặc ảnh hưởng đến nồi cơm của công ty và các nhân viên. Hai đk này xảy ra sẽ dễ dàng dẫn đến TÚNG THÌ LÀM LIỀU.Nói sinh động và cụ thể hơn nữa đó là ví dụ việc đấu thầu TV hiện nay thì sẽ rõ, mà Ong NN có thẩm quyền sẽ giống như PMU hiện nay và Ông PMU hiện nay giống như TV bây giờ?Khà khà chuyện gì sẽ xảy ra tiếp đây?...!!! là các điều mà chúng ta cùng biết. Ke ke!!!
+ Tiếp theo cái việc đấu thầu TVQLDA lại phải phát sinh ra chi phí nuôi mấy Ông Bên mời thầu này chứ nhỉ? chi phí lập HSMT, đánh giá HSMT, thẩm đinh và phê duyệt nhiệm vụ và dự toán..... than ôi sao kể xiết!!! Em hình dung cái việc này như cái việc Thủ tướng CP đấu thầu để thực hiện một công việc A nào đó giữa các Bộ của CP.
oh oh dài quá (@ Thế Anh diễn đàn này được bao nhiêu từ là max vậy Bác) and to be continuos ... loading, wait please!
... Việc xây dựng hành lang pháp lý cho việc thực hiện TVQLDA này con số 0 tròn trĩnh, cái câu "chịu trách nhiệm trước CDT & Pháp luật" là câu nói vô thưởng vô phạt có nội dung duy nhất về pháp lý cho TVQLDA.
+ Hiện nay NT & TV nói chung đã có bao nhiêu % thực sự là các công ty mà lời ăn lỗ chịu chưa? Hay là công ty lỗ nhưng một số thành viên công ty thì lãi, hoặc tốt đẹp hơn chút nữa là hòa vốn và lãi chút ít nhưng vẫn đảm bảo rằng một số thành viên công ty thì lãi lớn hơn nhiều. Trực diện vấn đề đó là lợi nhuận công ty ko phải là lợi nhuận của Ông chủ thì rất khó nói điều gì xảy ra.
Và còn nhiều quá ko thể kể hết đc. Các điều kiện cần và đủ cho việc chuyển PMU sang TVQLDA là chưa có. Đôi điều dông dài góp vui với các Bác và đặc biệt là Bác Bình.

Xin cám ơn các Bạn đã đọc và gửi lại lời bình luận!
 

culli

Thành viên có triển vọng
Tham gia
26/8/07
Bài viết
7
Điểm thành tích
1
Tôi thấy bạn Doimoi nói có lý, tư duy lôgíc và thực tiễn. Mong bạn có nhiều bài viết về chủ đề này để mọi người được tham khảo, mở rộng vốn hiểu biết.

Để thông tin nhiều hơn và giúp mọi người đọc thông tin dễ dàng hơn, mong bạn nếu chỉ đơn thuần cảm ơn thì bấm nút cảm ơn là đủ (không nên nói lời cảm ơn bằng 1 comment). Mong bạn hợp tác!
Bài của bạn sẽ bị xóa trong vòng 2 ngày. Thanks!
 
Last edited by a moderator:
H

HoangLong

Guest
Chào các Bác

Tôi thấy chủ đề các bác đang tranh luận rất hay và sôi nổi, tôi xin tham gia một chút xúi nhé.
Với khái niệm Ban QLDA cũng mới được hình thành cách đây trên 10 năm, thực ra trong thời gian hoạt động qua chúng ta không thể nói là các Ban QLDA không làm được việc gì mà chỉ toàn là sai trái là không được khách quan cho lắm. Thời gian vừa qua có sảy ra một số tiêu cực tại các Ban QLDA (các đơn vị khác trong hệ thống của chúng ta cùng đầy rẫy những tồn tại chẳng qua là chưa bị lộ thôi) tôi thấy dư luận xã hội và kể cả một số chuyên gia nhìn nhận vấn đề Ban QLDA chưa được khách quan, chỉ toàn thấy tội không thôi. Các bác thử nghĩ xem với thời gian như thể chúng ta đã có được một hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối đấy chứ. Trong quá trình vận hành từ thời bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường thì đương nhiên là có những tồn tại vướng mắc, sai lầm. Những sai lầm đó không phải chỉ do Ban QLDA gây ra mà còn do cả những cơ chế chính sách nữa.
Một ý nữa tôi xin nói thêm, một thời gian dài chúng ta cứ nhầm lẫn Ban QLDA là Chủ đầu tư như thế là chưa đúng. TT02/2007 ra đồi càng làm vấn đề thêm rối rắm, TT này chưa bao quát được các vấn đề về QLDA, chỉ hợp lý trong phạm vi hẹp và xóa sổ tất cả các Ban QLDA khác thì thật là chưa hợp lý. Sau thời gian thì có một văn bản khác sửa sai TT02. Nói như thể không có nghĩa là biên minh cho các Ban QLDA. Thử hỏi các Bác nếu không có lộ trình thì ai là người quản lý một lượng vốn lớn NSNN trong giai đoạn tới.
Xu thế tất yếu theo tôi các Ban QLDA cần phải chuyển đổi thành Công ty TVQLDA nhưng cần có lộ trình và phải có cơ chế chính sách đồng bộ thì các Ban QLDA mới hoạt động hiệu quả được.
Một vấn đề sống còn nữa trong xây dựng cơ bản là chống khép kín trong đầu tư "việc này đã có nhiều diễn đàn trao đổi rồi" nhưng đến nay việc này làm rất chậm.
Trong diễn đàn này tôi thấy có nhiều Bác siêu lắm và làm ở những cơ quan QLNN, do đó các bác là những hạt nhân để thay đổi nhiều vấn đề tồn tại trong XDCB của chúng ta. Xin lỗi nếu có Bác nào ở Bộ XD thì càng phải nghiên cứu nhiều hơn đấy. Bộ XD được giao nhiều vấn đề liên qua đến QLNN về XDCB mà đôi khi chính sách ra khó thực hiện quá.
Chúc các bác mạnh khoẻ.
 

bth2018

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
31/8/07
Bài viết
23
Điểm thành tích
8
Chào các bạn
Theo mình, mình bổ sung tiếp ý kiến của viettaydo như thế này:
Vấn đề pthien thắc mắc thì đó là câu hỏi chung cho nhiều ngành hiện nay.
Hình thức "thuê' thực chất là một hình thức "mua sắm" có thể suy luận từ tiếng Anh "procurement", mà thuê cũng có nhiều kiểu thuê là đấu thầu (rộng rãi, hạn chế), hợp đồng trực tiếp, hình thức khác tức là phải lựa chọn được đối tác để thuê.
Cái mình đang phân vân chính là quy định của VN thì cái thuê đó có được áp dụng hợp đồng trực tiếp không, vì từ "thuê" trong tiếng Việt cũng khó hiểu chính xác lắm.
Nếu đấu thầu tư vấn quản lý dự án, cái khó nhất là xác định tiêu chuẩn đánh giá.
Nếu chỉ định thầu cũng rất lằng nhằng vì mẫu biểu đã có ai ban hành đâu.
Tóm lại là bạn phải bình tĩnh để "dò tìm xử lý bom mìn vật nổ" khi thực hiện các quy định chưa được trọn vẹn của Luật ta, kẻo lại mệt người với mấy ông thanh tra và police kể cả khi cái tâm bạn trong sáng.

Còn vấn đề nội dung công việc thuê, bạn có thể thuê toàn bộ hoặc từng phần. Những phần có quy định xác định theo tỷ lệ thì còn dễ, nhưng cái chưa có quy định gì chỉ còn cách đàm phán với đối tác để phân chia tổng kinh phí quản lý dự án thôi, mà bạn là bên thê thì có quyền chủ động thương thảo hơn nhà thầu tư vấn QLDA nên không lo lắm.
 
Last edited by a moderator:

bth2018

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
31/8/07
Bài viết
23
Điểm thành tích
8
Chào các bạn,
Đọc tất cả các bài tôi thấy mọi người quan tâm vấn đề này thật. Tuy nhiên hiểu cặn kẽ về mọi khía cạnh của Ban QLDA thì quả khó lắm. Mình đã công tác ở cả tư nhân và nhà nước, từ tư vấn thiết kế cho đến nhà thầu xây lắp, từ cấp Bộ xuống đến Ban QLDA chuyên ngành và ở cấp Công ty lẫn Tổng Công ty xây dựng nên mình có cái nhìn từ nhiều phía về Ban QLDA, xin phép được bàn dần.

Mình đọc và có ý kiến đồng ý với PUBI, có ý kiến đồng ý với Doimoi. Thôi cũng không muốn phân tích nhiều, chỉ đề nghị thế này:

1. Mọi nhận thức của các bạn nhìn các PMU đừng như nhìn con ngoáo ộp thông qua các phương tiện truyền thông vì đó mới là thông tin một chiều. Các bạn đều là người công tâm nên cần nhìn mọi sự bao quát hơn qua tìm hiểu kỹ thực tiễn. Mình đồng ý mô hình Ban QLDA hiện nay có rất nhiều ưu điểm cũng như rất nhiều tồn tại, vấn đề là tồn tại đó đang ở bối cảnh nào.
Thử hỏi WB và JBIC có phải là những tổ chức "khờ khạo" không? Trong khi họ thanh tra các dự án ODA của ta và công bố kết luận cho toàn thế giới rằng không hề có tham nhũng trong các dự án ODA do họ tài trợ vốn cho VN, và rằng những cái tồn tại ở VN thì nơi nào trên thế giới cũng vậy thôi, đường nứt hay lún thì đó chỉ là những sai số cho phép hoặc lỗi kỹ thuật đơn thuần nào đó. Thế mà truyền thông của ta thì cứ khăng khăng rằng thất thoát này nọ, làm ăn bậy bạ này nọ.

2. Nhìn nhận về tiêu cực:
Có cố vấn nước ngoài đã nói với VN: "Chống tham nhũng cần đi đôi với cải cách sâu sắc về tiền lương". Khi mà lương của hầu hết công chức VN còn thấp, làm 1 phép tính nếu tích lũy trong cả đời không ăn uống mới đủ tiền mua một căn hộ giành cho người nghèo trong khi thực tế ai ai cũng có nhà cửa đàng hoàng, trong khi pháp lệnh công chức thì cấm không được tham gia đủ thứ việc "tay trái" giúp công chức kiếm tiền nuôi sống bản thân và gia đình họ. Câu hỏi đặt ra là, về lý thuyết họ lấy đâu ra tiền mua nhà? chẳng lẽ công chức nào cũng sai hết à? hay ai ai cũng có tài sản thừa kế chăng? khó mà có lời giải thích thỏa đáng.

3. Về ý kiến thay Ban QLDA bằng các Công ty QLDA chuyên nghiệp:
Đề nghị các bạn ở Bộ XD góp phần sửa cái món quy định năng lực của tổ chức tư vấn hành nghề quá chặt chẽ trong ND 16 hiện này đi, kể cả tư vấn thiết kế. Muốn tạo một thị trường rộng mở cần thông thoáng về cơ chế trước, sau đó thị trường sẽ đào thải dần các doanh nghiệp yếu kém hoặc chỉ làm ăn chộp giật. Trong khi mới cổ phần hóa tức là chuyển dần sở hữu từ nhà nước sang tư nhân mà đã bóp ngay thì tóm lại chỉ có những ông có nguồn gốc cũ từ nhà nước mới tiếp tục làm được các công việc hiện tại, những doanh nghiệp lập mới (thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện) đều phải làm thầu phụ hoặc da đen hết.
Theo các quy định hiện hành thì để đạt được doanh nghiệp hạng 1 cần phải trải qua việc đã từng làm bao nhiêu công trình tương tự có mức độ phức tạp như cấp đặc biệt hoặc cấp 1 chẳng hạn. Thế thì xưa nay chỉ có vài Ban QLDA hoặc Tổng Công ty tư vấn của nhà nước mới có kinh nghiệm đó thôi. Bây giờ những doanh nghiệp lập mới có huy động đủ chuyên gia, kỹ sư thừa kinh nghiệm đi chăng nữa thì công ty họ cũng chưa từng làm dự án nào(vì mới lập), lại mất hàng chục năm tích lũy kinh nghiệm bằng cách đi làm thầu phụ cho các ông khac. Thế thì 1 Bộ có khoảng chục ông Ban QLDA mà thành Công ty thì vẫn chỉ có chục ông đóị tham gia đấu thầu tư vấn QLDA, mà số lượng dự án ngày càng nhiều nên cuối cùng không tránh khỏi "bình mới rượu cũ", thậm chí gọi là đấu cho hình thức thôi chứ có dự án giao chẳng ai muốn nhận vì có cái nó cũng "khoai", mà khi thành công ty rồi họ sẵn sàng không thèm nhận làm vì họ phải hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nữa chứ.
VD mình biết có gói thầu kiểm toán có giá 4 triệu đồng, theo quy trình của ta cứ phải lập đủ các thứ hồ sơ, rồi đánh giá hồ sơ nọ kia, thử hỏi có đơn vị nào muốn làm không?

Còn nhiều điều lắm, nhưng mình xin dừng để anh em bàn tiếp.
 
D

Doimoi

Guest
Nhân dịp có một số ý kiến bàn luận thêm, Em lại xin đc hầu chuyện các Bác.

Bác bth2018 ah, có lẽ Bác làm trong ngành giao thông mà cũng đang giữ chức gì khơ khớ (xin thứ lỗi vì hay phán đoán) phải ko ah? Về nhận xét của Bác, E xin bàn tiếp như thế này:
- Đúng là câu chuyện PMU đã bị báo chí thổi phồng quá mức mà hình như là có cả mùi gì rất khó đoán trong đó. Quan điểm của E là ko thiên vị nhưng cũng ko quá cực đoan nhìn nhận một vấn đề là phải có hai mặt của nó. Hiện nay quan điểm vĩ mô về PMU thì cũng chưa thống nhất lắm một số Bộ có liên quan thì có các quan điểm cũng khác nhau, trong đó Bộ XD là Bộ dị ứng nhất với từ này và mong muốn chuyển sang TVQLDA còn lại hai Bộ KHDT, GT đều có quan điểm là PMU ko có gì xấu còn lại một Bộ có liên quan là Bộ TC thì OK nhạc nào cũng nhảy. Tất cả nhận định này E rút ra đc khi đọc từ các nguồn thông tin khác nhau và có đc các thông tin bằng nhiều kênh khác nhau.Nhưng đúng là các PMU cũng có nhiều công đấy chứ cái thời mới hình thành PMU18 như Đường 183 (Đoạn từ đg 5 đến Chí Linh) chất lượng và quản lý là quá OK đấy chứ, rồi PMU 5 là QL 5 là quá chất lượng (có lẽ là nhất cả nước) PMU1 là đg1 ....và tiếp theo đó là nhiều công trình GT, TĐ, TL lớn cho cả nước VN phát triển đi lên XHCN và chẳng thấy ai kêu PMU là ko ổn cả. Chỉ sau khi có vụ PMU18 là nhất loạt kêu lên Ko ổn, Ko ổn ... thật là quá buồn cười. Cái việc này làm E nhớ lại cái vụ HN chỉ cho đăng ký 01 xe máy là vi phạm Luật, thậm chí là Hiến pháp nhưng lúc ban hành và áp dụng cũng chẳng thấy ai kêu ca gì (mặc dù rất nhiều LS, rất nhiều ĐBQH, ĐBHĐND... là những người nắm Luật rất rõ) nhưng đến khi bãi bỏ mới ào ào rằng thì... là.... mà .... lung tung cả lên. Quan điểm của E một lần nữa là hãy tìm cách quản lý nó chứ ko phải tìm cách thay thế nó, mỗi một mô hình có mặt đc và chưa đc, do đó cần phát huy mặt đc và hạn chế mặt chưa đc thì đấy mới là QUẢN LÝ. Còn cái kiểu ko Quản đc là cấm là suy nghĩ của mấy Anh TIỂU NÔNG. Tóm lại PMU có cái đc mà TVQLDA ko có đc và ngược lại (mà một số ý E đã có comment trước rồi, còn khi nào có thời gian E sẽ dành hẳn một bài nói về cái đc và mất giữa PMU và TVQLDA) do đó cứ để tồn tại song song cả hai là hợp lý nhất . Trong cuộc đấu tranh sinh tồn trong XH cái nào PHÙ HỢP, THÍCH ỨNG đc sẽ tồn tại và ngược lại cái nào LẠC HẬU, LỖI THỜI sẽ bị diệt vong và NN chỉ có mỗi trách nhiệm là Tạo các hành lang pháp lý sao cho cuộc cạnh tranh, đấu tranh sinh tồn là bình đẳng mà thôi. Đây chính là cái vấn đề cốt lõi của nền Kinh tế thị trường.Ở vấn đề PMU theo quan điểm của E lỗi của các cơ quan NN là 100% cho cái sự yếu kém về QLNN của mình. Sự vật, hiện tượng luôn luôn vận động và biến đổi ko ngừng trong khi các cơ quan NN vẫn giữ các quan điểm cũ lạc hậu, trì trệ để QLNN tất lẽ dĩ ngẫu là sẽ đem đến hậu quả mà thôi, PMU18 là hiện tượng ắt sẽ phải xảy ra mà ở đây ko phải là PMU18 sẽ là PMU19. Vì vậy mấy Ông QLNN trước khi kêu toáng lên và làm rộn ràng lên nhờ mấy Ông Nhà báo thì hãy phải tự soi lại xem chính mình

- Còn về tiêu cực: Ngành nào và nghề nào cũng có với mức độ ít nhiều khác nhau mà thôi (chủ yếu phân biệt đc là do cơ hội tham nhũng ít hay nhiều mà thôi, nếu có cơ hội thì như nhau hết mà thôi). Do đó cần đi vào phân tích nguyên nhân để tìm cách hạn chế chứ ko thể đổ lỗi cho một mô hình nào đó đc (Cái ý của Bạn HoangLong về vấn đề chống khép kín theo E là chí lý đó). Quan điểm cá nhân E là cũng phải nên xem lại khái niệm PMU tham nhũng ở đây! Đành rằng chiểu theo LUẬT của nước CHXHCNVN đó là phạm luật có thể phải chịu đi tù nhưng bản chất là ntn? chưa thấy ai nói gì cả.Bạn có thể hình dung một kỹ sư Tư vấn ng nước ngoài lĩnh lương cao gấp 100 lần một KS ng VN và cao gấp 30 lần KS ng VN đc đào tạo ở nc ngoài như chúng nó và cao gấp 100 lần lương của Ông TGĐ của PMU. Ở đâu có nghịch lý như thế này?làm nhiều, trách nhiệm nhiều, tội nhiều nhưng lương cũng chỉ như nhau ở đâu có câu chuyện buồn cười thế này?Trong khi đó VN chúng ta cứ phải vật nài mấy thằng TB công nhận là nước có nền KTTT để tránh bị đánh thuế chống phá giá và như vậy ai dám công nhận là KTTT đây? Mặc dù việc làm vi phạm pháp luật là điều cấm, là ko đc làm nhưng cũng không hề có ý định bao che hay biện minh chúng ta nhận thấy ko ai sống đc bằng đồng lương chết đói đc cả. Đói thì sinh hèn và Túng thì sinh làm liều do đó có hiện tượng tham nhũng cũng là điều tất yếu phải xảy ra thôi. Rất thích câu nói của TTg Singapore với ý rằng "Làm cho Ko có điều kiện tham nhũng, Ko dám tham nhũng và Ko muốn tham nhũng" đấy mới là giải pháp.

Bàn thêm ngoài lề một chút: Quan điểm E hãy nhìn các nc xung quanh ta về con đg đi của PMU để xem họ đi như nào, có bài học gì? hay dở ra sao? thời gian bao nhiêu lâu?..... để từ đó có con đg đi của riêng mình (như Hồ Chủ Tịch vậy, phải đi xem ng ta như thế nào mà áp dụng). Con đường ngắn nhất là luôn luôn tìm cách đứng trên vai những người khổng lồ, hãy tận dụng những thành quả có sẵn để sáng tạo cái mới (mà Giá Xây dựng cũng gần giống như vậy) thay vì đi từ đầu. Nhân tiện ở đây kể câu chuyện về mấy Bác Nông dân VN chế tạo máy bay lên thẳng báo chí cứ làm rùm beng cả lên, theo E chỉ là câu chuyện cười kể cho vui làm giảm Stress mà thôi vì để làm cái mà TG đã làm cách đây gần 100 năm thì đừng làm làm gì mà hãy nghiên cứu cải tiến nó để có cái mới hơn Như là lên thẳng ko cần cánh quạt hay phản lực chẳng hạn (bắt chiếc đại bàng ấy).

Oh dài dòng quá rồi với lại mẹ đĩ lại í ới gọi đi ngủ, E xin chào các Bác. Hẹn dịp khác lại đc hầu chuyện. Cám ơn các Bạn đã đọc và thảo luận.
 
A

AAmylove

Guest
Có vụ án giết người chưa tìm ra thủ phạm. Ông ta đã bắn chết 1 vị giám đốc 1 cách dã man, tàn ác cùng toàn bộ gia đình ông GĐ. Cho đến 1 ngày, cảnh sát truy ra kẻ giết người man rợ là chính vị phó giám đốc lâu nay làm kinh tế rất giỏi, biết sống phải đạo với mọi người xung quanh nên rất được mọi người yêu mến kính trọng và xem là 1 tấm gương để học tập. Mọi người hỡi ôi: “Lâu nay mình nhìn lầm. Ông ta là kẻ xấu xa. Cần phải thay ngay lập tức”.

PMU là kiểu như vậy. Bây giờ đài báo phát hiện ra nói lên trên thông tin đại chúng là hoàn toàn có căn cứ và thường tình dễ hiểu. Lâu nay nó đóng vai trò rất tốt như DOIMOI phân tích. Nó đã làm được rất nhiều trong quá khứ. Tuy nhiên, cũng như DOIMOI phân tích : “Sự vật, hiện tượng luôn luôn vận động và biến đổi ko ngừng trong khi các cơ quan NN vẫn giữ các quan điểm cũ lạc hậu, trì trệ để QLNN tất lẽ dĩ ngẫu là sẽ đem đến hậu quả mà thôi”. Thì đây chính tại thời điểm này, nhà nước đã thấy có quá nhiều hạn chế của cơ chế quan liêu do “bao cấp của mô hình PMU”. Do sự vận động đi lên không ngừng đã đến lúc sứ mệnh lịch sử của nó cần kết thúc. Giống như 1 người sức vác nặng chỉ được 50kg, lâu nay nó vác 45-50kg rất tốt nhưng khi chất thêm cho nó thành 52-53-100kg thì không chóng thì chày bao rách, gạo rớt đổ bể là cái chắc, hoặc nhẹ nhàng hơn nó sẽ vứt bớt dọc đường cho nhẹ gánh.

Do vậy, không thể cứ ngồi dựa vào “hào quang của quá khứ” để duy trì nó trong hiện tại. Cái hạn chế của mô hình PMU mà các cuộc hội thảo gần đây của các Bộ, Chính phủ và cả chuyên gia nước ngoài tham gia đã nhận định cần phải thay thế nó bằng 1 mô hình ưu việt hơn. Vì sức vác của mô hình PMU đến nay do sự vận động phát triển đã tải quá sức. Giống như cơ chế quan liêu bao cấp trước đây, đến thời kỳ phải thay bằng “cơ chế thị trường có sự quản lý của NN” chứ không thể là bằng sự biến đổi “Quản lý như thế nào để hạn chế cái xấu và phát huy cái tốt được”. Nếu không thay, đổ bể hàng loạt là điều nhãn tiền.

Bộ XD đã tiến hành từ lâu, Bộ NN&PTNT cũng đang triển khai thay đổi chuyển sang các công ty Tư vấn, Bộ GTVT có lý gì mà không thay? Nếu anh giỏi quản lý thì sao lâu nay không quản lý đi. Bộ GTVT lâu nay biết sự lộng hành của PMU18 k? Biết rất rõ là đằng khác, nhưng vì ……nên lơ đi mà thôi. Còn Bộ TC không phải gió chiều nào bụt theo chiều ấy như DOIMOI nói đâu. Nhà nước ta làm việc rất khoa học. Nhưng từng thời kỳ, từng giai đoạn mà chủ trương chính sách sẽ chỉ phù hợp 1 giai đoạn thôi. Giai đoạn phát triển khác phải thay bằng giải pháp khác.

DOIMOI đang ở 1 PMU của Bộ GTVT thì phải ???? ke e e e e
 
Last edited by a moderator:
S

sxddienbien

Guest
Về chủ đầu tư và ban QLDA

Vấn đề mà bạn đưa ra thảo luận rất rộng lớn và phức tạp chúng ta không thể với vài dòng viết lên mà nói được đầy đủ.
Theo quy định hiện nay về điều kiện năng lực của các chủ thể hoạt động xây dựng thì không yêu cầu chủ đầu tư về năng lực. Còn các tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng như: Ban QLDA, các nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công xây dựng... lại quy định rất chặt chẽ về điều kiện năng lực hoạt động.
- Chủ đầu tư không có chuyên môn về hoạt động xây dựng song phải chịu trách nhiệm lớn nhất trong hoạt động xây dựng của mình - Đây cũng là điều chưa hợp lý, bất cập trong luật pháp về xây dựng hiện nay. Nhiều tổ chức hoạt động xây dựng hiện nay không có đủ điều kiện năng lực thực chất song vẫn tham gia vào các hoạt động xây dựng đẫn đến nhiều bất cập.
- Điều kiện năng lực thực chất của các cá nhân, tổ chức hoạt động xây dựng là vấn đề quyết định tới chất lượng, hiệu quả đầu tư của các dự án đầu tư xây dựng. Các chủ thể này phải hoạt động một cách chuyên nghiệp chất lượng và hiệu quả thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả các DAĐT.
 
T

td.bitexco

Guest
PMU có thể tồn tại mà không cần chuyển đổi!

Đây là một trong những nội dung của Công văn số 1394/BXD - PC do Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Liên ký ngày 28/6 hướng dẫn, giải thích rõ một nội dung liên quan đến việc xử lý chuyển tiếp về tổ chức quản lý dự án tại mục III phần IV của Thông tư số 02/2007/TT - BXD. Giải thích này đã đặt dấu chấm hết cho vấn đề gây rất nhiều tranh cãi trong công tác quản lý đầu tư XDCB trong thời gian vừa qua đồng thời khẳng định sự cần thiết của việc duy trì các PMU chuyên ngành trong giai đoạn hiện nay.

Theo hướng dẫn mới của Bộ Xây dựng có 2 phương án về chuyển đổi, tổ chức lại các PMU khu vực, PMU chuyên ngành.
Trường hợp các bộ, ngành, địa phương có số lượng dự án ít dẫn đến tình trạng có PMU thiếu việc hoặc hết việc thì cần nghiên cứu sắp xếp, tổ chức lại các PMU cho phù hợp với yêu cầu thực tế; chỉ giữ lại các PMU đang quản lý các dự án dở dang hoặc các dự án đã được quyết định đầu tư trong trường hợp áp dụng mô hình “Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án”; không để tình trạng PMU phải chờ dự án.

Việc sắp xếp, tổ chức lại các PMU thực hiện theo hướng chuyển thành doanh nghiệp tư vấn quản lý dự án chuyên nghiệp, giúp chủ đầu tư thực hiện quản lý dự án thông qua hợp đồng ký với từng chủ đầu tư. Căn cứ điều kiện thực tế, các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo thành lập các doanh nghiệp tư vấn quản lý dự án trên cơ sở chuyển đổi từ một PMU hoặc ghép nhiều PMU, bảo đảm điều kiện năng lực để quản lý các dự án theo quy định. Đối với các PMU không thể sắp xếp, chuyển đổi theo các phương án nêu trên thì bộ, ngành, địa phương ra quyết định giải thể và có trách nhiệm giải quyết dứt điểm các tồn tại của các dự án cũ và quyền lợi của cán bộ, nhân viên của PMU.

Trường hợp các bộ, ngành, địa phương có số lượng dự án nhiều, bảo đảm công việc liên tục cho các PMU thì vẫn giữ lại các PMU để quản lý các dự án theo mô hình “Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án”. Một PMU của chủ đầu tư có thể được giao quản lý nhiều dự án nhưng phải được người quyết định đầu tư chấp thuận và phải bảo đảm nguyên tắc: Từng dự án phải được quản lý, theo dõi, ghi chép riêng và quyết toán kịp thời sau khi kết thúc dự án theo đúng quy định. Trường hợp cần thiết chủ đầu tư có thể báo cáo người quyết định đầu tư cho phép thành lập PMU mới để quản lý đối với các dự án có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp.

Trường hợp các PMU có nguyện vọng được chuyển đổi thành tổ chức tư vấn nhằm khai thác, phát huy hết năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm sẵn có của PMU thì bộ, ngành, địa phương quyết định và tạo điều kiện để các PMU chuyển đổi thành tổ chức tư vấn quản lý dự án chuyên nghiệp tuy nhiên phải bảo đảm không làm gián đoạn quá trình triển khai các dự án.
Các PMU được giữ lại cần phải đảm bảo các yêu cầu: Không giao PMU làm chủ đầu tư. Đối với trường hợp cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư cũng chính là đơn vị quản lý, sử dụng công trình, nhất là ở cấp xã, thì người quyết định đầu tư có thể đồng thời là chủ đầu tư. Việc chủ đầu tư giao nhiệm vụ, quyền hạn cho PMU phải đảm bảo nguyên tắc: phân định rõ trách nhiệm giữa các chủ thể; phân cấp mạnh cho PMU theo tinh thần nhiệm vụ phải đi đôi với quyền hạn để giảm tối đa các thủ tục hành chính giữa chủ đầu tư và PMU nhưng vẫn bảo đảm nguyên tắc chủ đầu tư phải kiểm soát được và chịu trách nhiệm về quá trình quản lý thực hiện dự án.

Chủ đầu tư phải trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ sau: phê duyệt TKKT, TDT; kiểm tra, chấp thuận một số hợp đồng quan trọng trước khi giao cho PMU ký kết; tổ chức nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng. Giám đốc, các phó giám đốc và những người phụ trách về kỹ thuật, kinh tế, tài chính phải có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực phụ trách và có kinh nghiệm làm việc chuyên môn tối thiểu 3 năm.
Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm toàn diện về những công việc thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật, kể cả những công việc đã giao cho PMU hoặc thuê nhà thầu tư vấn quản lý dự án thực hiện.

Đối với trường hợp chủ đầu tư không phải là đơn vị quản lý, sử dụng công trình thì đơn vị quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm cử người tham gia với chủ đầu tư để quản lý dự án. Người do đơn vị quản lý, sử dụng công trình cử tham gia vào PMU được bổ nhiệm là phó giám đốc PMU và không nhất thiết phải bảo đảm những yêu cầu về chuyên môn và kinh nghiệm nêu trên.

Theo nhận định của các chuyên gia, trước mắt do yêu cầu từ tình hình thực tế nên việc giữ lại các PMU trong vai trò giúp chủ đầu tư quản lý quá trình quản lý dự án là cần thiết nhưng về lâu dài việc chuyển đổi PMU là xu thế tất yếu nhất là việc tới đây nhà nước sẽ giảm việc đầu tư trực tiếp vốn NSNN vào các dự án hạ tầng. Bên cạnh đó, việc chuyển đổi này còn giúp cho các PMU tích lũy kinh nghiệm đón sẵn các dòng vốn đầu tư khác trong vai trò là nhà đầu tư hoặc các tổ chức tư vấn quản lý dự án chuyên nghiệp.
(Theo Anh Minh)
 
Last edited by a moderator:
P

PVN

Guest
Tôi thì thấy đơn giản nhất là không cần chuyển đổi làm gì cho mệt. Tốt nhất là xóa bỏ, giải thể luôn mấy ban quản lý dự án yếu kém. Nói vậy có lẽ hơi chủ quan, nhưng xin nêu ví dụ:
Thực tế ở Bộ GTVT, đã có BQL, trên lại có Cục Đường bộ (theo quy định mới chuyển chức năng về Cục ĐB đối với dự án cầu đường), trên nữa lại có Cục Giám định, trên nữa lại có Thứ, bộ trưởng. Như vậy, có đến 4 cơ quan quản lý dự án (cộng thêm TVGS và Nhà thầu nữa là có đến 6 cấp quản lý). Chưa chắc 4 cấp mà tinh thần trách nhiệm đã x4. Nhiều trường hợp, 1+1+1+1 vẫn =1 (có khi đùn đẩy trách nhiệm, chồng chéo, kẽ hở sinh ra 1+1+1+1=0,5).

Qua mỗi cấp, tiến độ lại chậm một chút, mà năng lực, chi phí, trách nhiệm không rõ ràng .

Vậy phải chăng nên bỏ bớt? Nếu bỏ bớt thì áp dụng mô hình nào?

Nên chăng áp dụng hình thức: Chủ đầu tư (Không có ban QLDA) ===> Tư vấn QLDA ===> Nhà thầu EPC. Tức là rút từ 6 cấp như bây giờ xuống còn 3 cấp. Lấy chi phí của 6 cấp kia chia cho 3 cấp này, tức là lương mỗi người được x2. Lương x2 thì bét nhất tinh thần trách nhiệm cũng x1,5.

Chắc bạn sẽ hỏi: thế thì làm sao Chủ đầu tư kiểm soát được? Theo mình đó là do tư duy kiểm soát từng li từng tí từ bên ngoài, trong khi nếu áp dụng cơ chế tự kiểm soát (bằng cơ chế trách nhiệm, cơ chế hợp đồng, cơ chế tự chủ), minh bạch thông tin, và kiểm tra mẫu thì theo mình hiệu quả cao hơn nhiều.
 

bth2018

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
31/8/07
Bài viết
23
Điểm thành tích
8
Tôi thì thấy đơn giản nhất là không cần chuyển đổi làm gì cho mệt. Tốt nhất là xóa bỏ, giải thể luôn mấy ban quản lý dự án yếu kém. Nói vậy có lẽ hơi chủ quan, nhưng xin nêu ví dụ:
Thực tế ở Bộ GTVT, đã có BQL, trên lại có Cục Đường bộ (theo quy định mới chuyển chức năng về Cục ĐB đối với dự án cầu đường), trên nữa lại có Cục Giám định, trên nữa lại có Thứ, bộ trưởng. Như vậy, có đến 4 cơ quan quản lý dự án (cộng thêm TVGS và Nhà thầu nữa là có đến 6 cấp quản lý). Chưa chắc 4 cấp mà tinh thần trách nhiệm đã x4. Nhiều trường hợp, 1+1+1+1 vẫn =1 (có khi đùn đẩy trách nhiệm, chồng chéo, kẽ hở sinh ra 1+1+1+1=0,5).

Qua mỗi cấp, tiến độ lại chậm một chút, mà năng lực, chi phí, trách nhiệm không rõ ràng .

Vậy phải chăng nên bỏ bớt? Nếu bỏ bớt thì áp dụng mô hình nào?

Nên chăng áp dụng hình thức: Chủ đầu tư (Không có ban QLDA) ===> Tư vấn QLDA ===> Nhà thầu EPC. Tức là rút từ 6 cấp như bây giờ xuống còn 3 cấp. Lấy chi phí của 6 cấp kia chia cho 3 cấp này, tức là lương mỗi người được x2. Lương x2 thì bét nhất tinh thần trách nhiệm cũng x1,5.

Chắc bạn sẽ hỏi: thế thì làm sao Chủ đầu tư kiểm soát được? Theo mình đó là do tư duy kiểm soát từng li từng tí từ bên ngoài, trong khi nếu áp dụng cơ chế tự kiểm soát (bằng cơ chế trách nhiệm, cơ chế hợp đồng, cơ chế tự chủ), minh bạch thông tin, và kiểm tra mẫu thì theo mình hiệu quả cao hơn nhiều.

Theo mình quan điểm của bạn hơi cực đoan.

Nếu mọi thứ được lập trình như máy tính vậy thì nên giải tán tất, chỉ cần 1 ông Chính phủ là đủ. Đã đẻ ra ông lập pháp phải có ông hành pháp, có ông giám sát, ...

Nếu như cách bạn nói mà đem lại hiệu quả cao rồi thì giải tán luôn thanh tra, kiểm toán, công an, thuế má... vì lúc đó xã hội là cỗ máy tự động rồi, làm gì còn sai sót mà phải kiểm tra? Chứ đâu đơn thuần giải tán mấy ông Ban cho nó hiệu quả?

Tất nhiên chúng ta luôn hướng tới một xã hội hoàn hảo, xin hẹn gặp bạn ở chế độ xã hội cộng sản chủ nghĩa tươi đẹp như lý tưởng của chúng ta.
 

haiphongdt

Thành viên mới
Tham gia
13/9/07
Bài viết
4
Điểm thành tích
1
Tuổi
44
tôi thấy có BQLDA cho mỗi công trình là đúng, nhưng để làm đúng chức trách của BQL thì chủ đầu tư phải có biện pháp kiểm tra, theo dõi( tôi muốn nói là kiểm tra về cách thức và phương pháp làm việc). Hiện nay rất nhiều BQL nghiêp dư cũng như chuyên nghiệp đều thực hiện quá thẩm quyền của mình, nhiều BQL chèn ép đơn vị thi công, thao túng chủ đầu tư. Gần như toàn bộ các công trình đều được tổ chức đấu thầu thì tại sao chúng ta không tổ chức đấu thầu BQL cho các công trình đó. Tôi nghĩ khi BQL được đấu thầu thì sẽ tạo ra những BQL chuyên nghiệp cho từng lĩnh vực và có thể đó mới thực sự đem lại hiệu quả cao cho công trình.
 
T

thanhthu022006

Guest
các bạn có thể cho mình xi công văn 1394/BXD-PC của Bộ XD với, xin cám ơn!
 
K

khanhme01

Guest
các bạn có thể cho mình xi công văn 1394/BXD-PC của Bộ XD với, xin cám ơn!

Đây là file đính kèm công văn 1394/BXD-PC của bộ XD.
Bạn load về sử dụng nhé!
Chào thân!
:
 

File đính kèm

  • 1685_CV 1394Huong dan to chuc quan lydu an dau tu.doc
    41 KB · Đọc: 249
K

khanhme01

Guest
Mời các bạn đọc bài báo đăng trên Tiền phong Online

Thứ Hai, 24/09/2007, 17:19

Các PMU trước nguy cơ 'cháy túi'

Những qui định mới về định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng được Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Thông tư Bộ Xây dựng 1751 có thể đẩy các PMU vào cảnh "giải thể" sớm vì lỗ vốn...


Một dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ có số vốn khoảng 500 tỷ đồng, nếu áp dụng theo định mức chi phí mới là (1,122%) thì PMU nhận được khoảng 5,6 tỷ đồng để chi trả cho tất cả các chi phí trong thời gian 7-8 năm.
PGS.TS Trần Trịnh Tường - Phó chủ tịch Hội Kinh tế xây dựng cho rằng: "Mức chi phí quản lí dự án Bộ Xây dựng đưa ra đối với công trình giao thông là rất thấp, trong khi công việc của các PMU (ban quản lí dự án) lại phát sinh thêm quá nhiều.

Một bộ định mức bất hợp lí, làm cho các PMU càng khốn đốn hơn khi đang trong quá trình chuyển đổi mô hình hoạt động và nó còn đi ngược với tinh thần của Nghị định 99/CP về tính đủ, tính đúng chi phí xây dựng cho phù hợp với thông lệ quốc tế".

Thu không đủ bù chi

Ngày 14/8/2007 Bộ Xây dựng đưa ra mức định mức mới về chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo thông tư 1751/BXD-VP (14/8/2007).

Theo quy định này, chi phí quản lý dự án bao gồm các chi phí để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị, triển khai xây dựng đến khi hoàn thành, nghiệm thu bàn giao và đưa công trình vào sử dụng.

Ngoài công việc cơ bản trước kia, PMU sẽ phải làm thêm việc: tổ chức lập định mức, đơn giá xây dựng công trình, chi phí khởi công, khai trương, khánh thành... Trong khi công việc bị tăng lên gấp nhiều lần thì tỷ lệ định mức lại bị giảm xuống thấp hơn nhiều so với định mức cũ tại Thông tư số 07/2003/TT-BXD.

Bộ Xây dựng ấn định tỉ lệ mới này dao động từ 2,062% - 0,395% dựa trên mẫu số chung trong Tổng chi phí xây dựng và chi phí thiết bị. Theo một chuyên viên phòng dự toán PMU Thăng Long, với tỉ lệ đó các PMU đương nhiên bị lỗ.

Ví dụ, một dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ có số vốn khoảng 500 tỷ đồng, nếu áp dụng theo định mức chi phí mới là (1,122%) thì PMU nhận được khoảng 5,6 tỷ đồng để chi trả cho tất cả các chi phí trong thời gian 7-8 năm.

Tính ra, trung bình mỗi năm, nếu dự án suôn sẻ sẽ có số tiền khoảng 700 triệu đồng, trên thực tế nó không đủ để trả lương cho 30 cán bộ, nhân viên huống chi vẫn phải chi phí cho trăm thứ khác: dịch vụ công, văn phòng phẩm, thông tin liên lạc, thiệt bị làm việc... vừa mới phát sinh thêm.

Tuy nhiên, đó là những dự án có qui mô vừa phải còn với các dự án qui mô lớn: giao thông nông thôn WB3 (vốn 170 triệu USD, vừa được phê duyệt giao cho PMU5), đường Hồ Chí Minh... hàng nghìn tỷ đồng, nếu áp dụng định mức chi phí từ 0,793%-0,442% thì nguy cơ phá sản các PMU không phải không có cơ sở.

Nguyên nhân bất cập này, theo ông Tường, do đặc thù các dự án giao thông có phạm vi địa lý rộng lớn nhiều yếu tố khó lường trước được so với thiết kế, trong khi các dự án hạ tầng kĩ thuật, công trình công nghiệp... ở phạm vi hẹp hơn nên đương nhiên chi phí của các PMU sẽ tốn kém hơn.

Bao giờ mới có mô hình hiệu quả?

Cú sốc lớn mà các PMU gặp phải, một lần nữa khiến nhiều người tỏ ra lo ngại về mô hình quản lí dự án giao thông hiện nay.

Sau những "bùng nhùng" xảy ra tại PMU 18, câu hỏi vẫn thường xuyên được đặt ra là nên giải thể hay giữ lại các ban này? Trước đó Bộ Giao thông Vận tải đã xây dựng đề án thí điểm chuyển đổi các PMU thành các doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp.

Trong đó, đáng chú ý là đề xuất của PMU1 thành lập doanh nghiệp quản lí dự án chuyên nghiệp vào năm 2010. doanh nghiệp này sẽ thực hiện chức năng: tư vấn, quản lí dự án, tư vấn giám sát thi công xây dựng, lập dự án và kêu gọi đầu tư.

Tuy nhiên, gây bất ngờ nhất lại là ý tưởng thành lập "siêu" công ty quản lý đầu tư xây dựng của PMU Mĩ Thuận. Đây là mô hình kết hợp chức năng của PMU1, VEC (công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam) để trở thành một tập đoàn đầu tư xây dựng với số vốn lên đến 15.000 tỷ đồng.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, những đề xuất của các PMU là tương đối tốt, đặc biệt là mô hình doanh nghiệp tư vấn chuyên nghiệp của PMU1 nhưng trong khi cơ chế pháp lý và thị trường tư vấn dịch vụ của Việt Nam chưa được định hình thì cũng khó có khả năng thực hiện được.

Còn "tập đoàn" của PMU Mĩ Thuận cần phải được hỗ trợ những điều kiện khá khó khăn, đặc biệt là nguồn vốn 15.000 tỷ vẫn chưa biết huy động ở đâu trong số tài sản ít ỏi mà PMU này đang sở hữu.

Theo PGS.TS Trịnh Tường thì các đề xuất của PMU1 và PMU Mĩ Thuận tuy khác nhau nhưng đều có chung một hướng đi là trở thành chủ đầu tư trực tiếp các dự án.

Cùng với lí do trên, vào thời điểm này chưa thể thực hiện được, do đó không thể "giải tán" các PMU được, vì theo nguyên tắc đã có dự án thì phải có ban quản lí. Mặt khác, trên thực tế ở Việt Nam chưa có đơn vị nào nhiều kinh nghiệm và chuyên môn bằng các PMU. V

Vấn đề đặt ra là phải làm sao thắt chặt được kỉ cương và xây dựng được cơ chế hoạt động đặc thù, rõ ràng cho các PMU này để tránh sự nhập nhằng giữa ban quản lí với chủ đầu tư trực tiếp của dự án. Các PMU sẽ trở thành các doanh nghiệp tư vấn quản lí dự án chuyên nghiệp, đồng thời Bộ GTVT thành lập được các công ty cổ phần có tiềm năng mạnh về tài chính đứng ra làm chủ đầu tư trực tiếp dự án.

Đó là mô hình tương lai của VEC chứ không phải hiện tại khi cơ chế thì chưa rõ, hoạt động theo kiểu "vỏ" công ty cổ phần nhưng chất lại vẫn là các PMU phụ thuộc chủ yếu vào nguồn vốn nhà nước rót xuống.

Theo Xuân Vũ
Vneconomy

:)
 

Capcon

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
13/9/07
Bài viết
257
Điểm thành tích
43
Bạn Vinh Hue làm mình ấn tượng thật! Hay xem xét mổ xẻ khía cạnh phức tạp củanhững vấn đề đơn giản.:):D
Cái yếu kém của việc thành lập 1 BQL cho tất cả các dự án (kể các các dự án chưa biết trước) đã lộ rõ những yếu kém và tiêu cực rất nặng nề trong suốt thời gian qua (thực tế gọi là BQLDA chuyên ngành) bạn có biết k?
ưu điểm của việc lập 1 ban QLDA cho 1 dự án theo bạn là gi?
Phân tích lợi hại và so sánh chúng là chúng ta sẽ thấy ngay 1 BQL cho 1 dự án là rất hợp thời.

Mình nghĩ đối với các công trình lớn thì mới có thể thành lập như vậy. Chứ như đối với các dự án nhỏ, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường xá, trường học thường có mức đầu tư trung bình khoảng 1-3 tỉ thì nên có 1 Ban QLDA chứ khó có thể thành lập rồi giải tán lắm.
 
D

dongdiemtrang

Guest
Em xin tham gia tí

Tình hình hiện nay là các BQLDA rất nhiều, nó có tiêu cực hay không thì nhìn nhu cầu vào là biết, ai cũng muốn được vào làm trong BQLDA, và không phải ai cũng vào được, toàn con cháu các sếp, chẳng biết cái quái gì cũng ngồi làm trong BQLDA. Chỉ được cái vòi tiền nhà thầu và các nhà tư vấn là giỏi .
Tuy nhiên để giải tán các BQL hiện nay và lập ra các BQL kiểu như PA2 của bác bình là tương đối khó và cần thiết phải có thời gian.
Giờ các dự án mới cứ chủ đầu tư thuê 1 tư vấn làm BQL là hợp lý nhất, chủ đầu tư quản lý anh BQL này, xong dự án là giải tán BQL,
Xu hướng này sẽ xuất hiện không sớm thì muộn và anh nào làm BQL uy tín nhất sẽ sống và phát triển . Có khi làm ăn mạnh đấy chứ, Chỉ ăn tiền chi phí BQL do chủ đầu tư trả cũgn thấy OK rùi. Chắc lại mấy anh nước ngoài nhảy vào và độc chiếm vị trí này thui. Anh em mình cố lên không thằng khác nhảy vào cướp mất đất làm ăn ngày trên sân nhà :beat:

Em đã từng làm việc cho 1 ban quản lý dự án của tỉnh (nhưng thực chất nó chỉ là đơn vị tư vấn làm thuê cho chủ đầu tư) nên phải tự tìm dự án để ký hợp đồng với chủ đầu tư. Vấn đề ở đây lại nảy sinh ra rắc rối. Các chủ đầu tư "cậy" mình là ở thế trên, có nhiều đơn vị tư vấn quản lý dự án nên đưa ra 1 luật "không giống ai" đó là đơn vị tư vấn nào chi "phần trăm" lại nhiều thì được chọn là đơn vị tư vấn quản lý dự án (xin nói thêm là phần trăm chi lại cho chủ đầu tư là phần cho không biếu không - không lấy gì chứng minh được cả), có nhiều dự án chủ đầu tư "đòi" chi lại đến 50 hoặc 60% (sợ quá) ai mà dám ký...giả sử hợp đồng QLDA là 500tr thì chi lại cho chủ đầu tư là 250tr (nhưng giá trị thể hiện trong hợp đồng là 500tr), trường hợp như thế không cách nào mà đơn vị tư vấn giải ngân nổi cái khoản "phí khổng lồ" ấy.
Nhưng em thấy hiện tượng đó không thể "vạch trần" được trong 1 cơ chế quản lý bao cấp ở một tỉnh (theo kiểu luật vua thua lệ làng) thử hỏi có ai can đảm đứng ra để tố cáo việc vi phạm đó, có chăng nó cũng kéo dài khoản vài năm, khi dự án có "sự cố" do lỗi của tư vấn quản lý dự án (quản lý dự án kém chất lượng vì tranh nhau hạ giá để được ký hợp đồng), đến khi đó thì "hỏng" cả rồi.
Nếu đấu thầu tư vấn quản lý dự án một cách công minh thì dẽ quá rùi, đâu có gì để nói, nhưng ở đây các chủ đầu tư muốn bỏ túi riêng 1 khoản tiền quá lớn nhưng "không ra mặt" thì mới chết chứ. Đó là vấn đề phát sinh khi chuyển các BQL thành các đơn vị tư vấn chuyen nghiệp.
Mời các anh chị bàn luận thêm về vấn đề này.
 

NGUYEN VAN HOA

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
20/12/07
Bài viết
16
Điểm thành tích
3
Tuổi
43
Những vấn đề bất cập trong Ban QLDA

Minh đang là một kỷ sư XD mình đang làm việc cho một Ban QLDA của một sở ban ngành, mình được sở ký hợp đồng lao động ngắn hạng với mức lương là 1500000 đồng.mình bắt đầu ký hợp đồng từ tháng 9 năm 2006.nhưng khi tháng 10 /2006 thì mức lương cơ bản của nhà nước tăng lên nhưng khi mình ký hợp đồng lại từ tháng 1/2007 thì sở này không tăng mức lương của mình mà vẫn giữ nguyên,nhưng hiên tại đến tháng 1/2008 mình lại ký tiếp hợp đồng nữa.mình xin hỏi các bạn là mình có được quyền đòi tăng lương theo hệ số tăng lương của nhà nước không vậy, các bạn nào có cao kiến gì hay xin góp ý cho minh nhé vì mình cảm thấy nếu không lên lương thì mình quá thiệt thòi lắm.xin nói rõ hơn là mình ký hợp đồng với sở đó thôi chứ mình không nằm trong hợp đồng do Sở Nội vụ quản lý,xin các ban góp ý cho nhé, cảm ơn.
 

Đinh Tấn Linh

Quản trị cấp cao
Tham gia
21/11/07
Bài viết
1.515
Điểm thành tích
113
Nơi ở
Cư M'gar - Đắk Lắk
Vấn đề hợp đồng!

Minh đang là một kỷ sư XD mình đang làm việc cho một Ban QLDA của một sở ban ngành, mình được sở ký hợp đồng lao động ngắn hạng với mức lương là 1500000 đồng.mình bắt đầu ký hợp đồng từ tháng 9 năm 2006.nhưng khi tháng 10 /2006 thì mức lương cơ bản của nhà nước tăng lên nhưng khi mình ký hợp đồng lại từ tháng 1/2007 thì sở này không tăng mức lương của mình mà vẫn giữ nguyên,nhưng hiên tại đến tháng 1/2008 mình lại ký tiếp hợp đồng nữa.mình xin hỏi các bạn là mình có được quyền đòi tăng lương theo hệ số tăng lương của nhà nước không vậy, các bạn nào có cao kiến gì hay xin góp ý cho minh nhé vì mình cảm thấy nếu không lên lương thì mình quá thiệt thòi lắm.xin nói rõ hơn là mình ký hợp đồng với sở đó thôi chứ mình không nằm trong hợp đồng do Sở Nội vụ quản lý,xin các ban góp ý cho nhé, cảm ơn.

Vậy tức là đây là một cơ quan nhà nước.
- Loại hợp đồng của bác là hợp đồng tính theo hệ số lương.
Bác phải xem lại các điều khoản trong hợp đồng thế nào. Mặc dù bác ký hợp đồng với đơn vị với đơn vị sử dụng lao động nhưng không báo cáo với Sở nội vụ thì vẫn được hưởng lương theo hệ số bình thường.
- Còn hợp đồng của bác mà tính ra giá trị 1 tháng = ? đồng thì đành pó tay thôi!
Ý kiến của em là vậy! (vì hồi trước em cũng là trường hợp này mà)
Các bác cho ý kiến tiếp nhé!
 

Top