Thanh toán dựa trên cài gì?

  • Khởi xướng Khởi xướng Brutal
  • Ngày gửi Ngày gửi

Brutal

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
21/1/08
Bài viết
17
Điểm tích cực
0
Điểm thành tích
1
Tuổi
44
Chào các bạn, tôi có 1 thắc mắc muốn cùng mọi người thảo luận.
Giống như mọi công trình xây dựng, trước khi đổ bê tông (thủ công) nhà thầu phải lấy mẫu thí nghiệm: Cát vàng, đá, xi măng. Sau đó đơn vị thí nghiệm (có đầy đủ chức năng) sẽ dựa trên kết quả thí nghiệm để thiết kế thành phần cấp phối bê tông. Giả sử thiết kế thành phần cấp phối bê tông có giá trị cao hơn định mức hồ sơ dự thầu được duyệt thì nhà thầu có được thanh toán theo thiết kế thành phần cấp phối không. Nếu không được thanh toán thì:
+ Thứ nhất là thiệt thòi cho nhà Thầu.
+ Thứ hai là có cần thiết phải thiết kế thành phần cấp phối bê tông không? Sao không lấy luôn định mức trong hồ sơ trúng thầu?
Mời mọi người cùng thảo luận.
 
Theo mình thì điều này là cần thiết bởi: Tiến hành làm các thí nghiệm vật liệu đầu vào để biết đc vật liệu đưa vào sử dụng cho công trình có đảm bảo chất lượng không. Còn thiết kế thành phần bê tông để xem là đạt mác BTthiết kế thì cần phải tiêu tốn từng loại vật liệu là bao nhiêu. vì có thể do sử dụng các loại vật liệu khác nhau + điều kiện tự nhiên ở từng vùng khác nhau thì sẽ tiêu tốn vật liệu khác nhau để đạt mác thiết kế...Còn định mức trong hồ sơ thầu thì thường là theo định mức nhà nước, mà định mức nhà nước thì thường là cao hơn thực tế rồi. và thứ 2 là trong hồ sơ thầu nhà thầu đã đưa ra tỉ lệ cấp phối trên nguyên tắc là nhà thầu đã phải nghiên cứu về công trình rồi nên tỷ lệ cấp phối trong hồ sơ thầu là đạt mác. Còn việc thiết kế thành phần cấp phối kia là việc giám sát chất lượng của chủ đầu tư
Mong các anh em góp ý thêm!
 
Ý kiến cá nhân về vấn đề thiết kế cấp phối bê tông và thanh toán

Chào các bạn, tôi có 1 thắc mắc muốn cùng mọi người thảo luận.
Giống như mọi công trình xây dựng, trước khi đổ bê tông (thủ công) nhà thầu phải lấy mẫu thí nghiệm: Cát vàng, đá, xi măng. Sau đó đơn vị thí nghiệm (có đầy đủ chức năng) sẽ dựa trên kết quả thí nghiệm để thiết kế thành phần cấp phối bê tông. Giả sử thiết kế thành phần cấp phối bê tông có giá trị cao hơn định mức hồ sơ dự thầu được duyệt thì nhà thầu có được thanh toán theo thiết kế thành phần cấp phối không. Nếu không được thanh toán thì:
+ Thứ nhất là thiệt thòi cho nhà Thầu.
+ Thứ hai là có cần thiết phải thiết kế thành phần cấp phối bê tông không? Sao không lấy luôn định mức trong hồ sơ trúng thầu?
Mời mọi người cùng thảo luận.

Theo tôi:
1. Việc lấy mẫu thí nghiệm bê tông là để kiểm tra chất lượng bê tông (cường độ chịu nén của bê tông) có đảm bảo yêu cầu theo mac bê tông thiết kế hay không chứ không phải dựa trên kết quả thí nghiệm mẫu BT để thiết kế thành phần cấp phối. Nếu nhà thầu thi công chưa xác định được cấp phối thì có thể làm như bạn nêu để có cấp phối bê tông thỏa mãn yêu cầu về cường độ thiết kế để thi công. Chi phí cho công việc này nhà thầu phải tự gánh chịu.
2. Việc thanh toán phải dựa trên cơ sở hợp đồng thi công đã ký kết chứ không phụ thuộc vào việc nhà thầu phải thuê thiết kế thành phần cấp phối BT.
 
Tôi rất đồng tình với ý kiến của bạn Cao Van Ha, và tôi cũng nghĩ rằng thiết kế thành phần cấp phối với mục đích làm giám sát chất lượng công trình chứ không có ý nghĩa trong việc thanh quyết toán.
 
Hiện nay việc thanh toán được dựa vào chi tiết hợp đồng được ký kết giữa các bên. Như thế việc thực tế ngoài thi công nhà thầu có sử dụng bê tông cao hơn mác trong HSDT thì không có việc nhà thầu được hưởng phần tăng lên đó.

Rõ ràng việc thí nghiệm vật liệu, cấu kiện ngoài hiện trường là để giám sát được chất lượng thi công công trình. Chẳng hạn thiết kế BT dầm sàn mác 200, nhưng nhà thầu có mẫu đưa đi thí nghiệm >200 thì quá tốt, công trình được đảm bảo hơn.
Quá trình quyết toán chi phí sau này cũng đâu quan tâm đến mác của cấu kiện nhà thầu đem thí nghiệm ra sao, miễn là mác BT ngoài hiện trường >= mác trong HS là được.
 
Theo tôi:
1. Việc lấy mẫu thí nghiệm bê tông là để kiểm tra chất lượng bê tông (cường độ chịu nén của bê tông) có đảm bảo yêu cầu theo mac bê tông thiết kế hay không chứ không phải dựa trên kết quả thí nghiệm mẫu BT để thiết kế thành phần cấp phối. Nếu nhà thầu thi công chưa xác định được cấp phối thì có thể làm như bạn nêu để có cấp phối bê tông thỏa mãn yêu cầu về cường độ thiết kế để thi công. Chi phí cho công việc này nhà thầu phải tự gánh chịu.
2. Việc thanh toán phải dựa trên cơ sở hợp đồng thi công đã ký kết chứ không phụ thuộc vào việc nhà thầu phải thuê thiết kế thành phần cấp phối BT.
Nếu như định mức trong hồ sơ dự thầu cao hơn (hoặc không hợp lý mà khi chấm thầu tổ chuyên gia không phát hiện ra đến khi thi công giám sát mới phát hiện) so với kết quả thí nghiệm thực tế thì có phải khi thanh toán lấy thành phần cấp phối theo thí nghiệm không? (Đơn giá cố định, đơn giá điều chỉnh, trọn gói)
 
Trường hợp thanh toán theo Tỷ phối tại hiện trường hay theo ĐM trong HĐ thì cũng như việc thanh toán trọng lượng thép theo đường kính danh nghĩa và đường kính thực thế.
Rất nhiều bạn đã đưa ra lý lẽ và căn cứ để chứng minh theo quan điểm của bạn nhưng chưa ai đưa ra được căn cứ để buộc Thanh tra kiểm toán chấp thuận.
Theo quản điểm của mình trong quá trình thí nghiệm nên "đi đêm" với thí nghiệm để khớp số liệu giữa thực tế và Hồ sơ dự thầu như vậy chả ai cãi bạn cả. Có vẻ tiêu cực nhưng đó là cách để bạn lách luật!
x(
 
Back
Top