Vì sao QĐ 957 lại quy định chi phí thẩm tra tính hiệu quả và khả thi của DA đầu tư?

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.650
Điểm tích cực
6.776
Điểm thành tích
113
Khi nghiên cứu về nội dung lập và quản lý chi phí (môn học Quản lý dự án - lớp cao học KTXD), thầy có ra các câu hỏi sau:

1. Vì sao trong định mức chi phí tư vấn (công bố kèm theo Quyết định 957 của Bộ Xây dựng) lại quy định chi phí thẩm tra tính hiệu quả và khả thi của Dự án đầu tư ?

2. Quyết định 957 có phải là văn bản quy phạm pháp luật không ? Có bắt buộc phải thi hành không ?

Mời các bạn thảo luận để khắc sâu kiến thức cùng với TA nhé.
 
thẩm tra hiệu quả DA

tại sao lại thẩm tra hiệu quả DA thì đã có thảo luận trên diễn đàn rồi: http://giaxaydung.vn/diendan/tong-muc-dau-tu/28712-tham-tra-tinh-hieu-qua-va-kha-thi-cua-du.html
Quyết định 957/QĐ-BXD mặc dù không phải VBQPPL nhưng do cơ quan NN có thẩm quyền ban hành. Các DA sử dụng vốn NN vẫn phải thực hiện theo ( quy định tại các VB về QL vốn NN và các Luật phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí)
 
Quyết định 957/QĐ-BXD mặc dù không phải VBQPPL nhưng do cơ quan NN có thẩm quyền ban hành. Các DA sử dụng vốn NN vẫn phải thực hiện theo ( quy định tại các VB về QL vốn NN và các Luật phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí)
- Hình như là không bắt buộc phải thực hiện theo nếu công việc đó lập được dự toán và đc phê duyệt.
- Nhưng cũng phải đồng ý với bạn là mọi người vẫn căn cứ vào 957 để tính, ko dại gì lập dự toán riêng (khó giải trình, rắc rối trong thanh toán...)
 
Ci phí thẩm tra hiệu quả và tính khả thi của dự án đầu tư

Khi nghiên cứu về nội dung lập và quản lý chi phí (môn học Quản lý dự án - lớp cao học KTXD), thầy có ra các câu hỏi sau:

1. Vì sao trong định mức chi phí tư vấn (công bố kèm theo Quyết định 957 của Bộ Xây dựng) lại quy định chi phí thẩm tra tính hiệu quả và khả thi của Dự án đầu tư ?

2. Quyết định 957 có phải là văn bản quy phạm pháp luật không ? Có bắt buộc phải thi hành không ?

Mời các bạn thảo luận để khắc sâu kiến thức cùng với TA nhé.

Xin được trao đổi như sau:
1. Như ta đã biết thì trước đây trong các ĐM về chi phí tư vấn, QLDA không quy định chi phí thẩm tra tính hiệu quả và khả thi của Dự án đầu tư. Để nói ngọn nguồn thì hơi dài, tôi xin tóm tắt qua: từ khi có NĐ16 (nay là NĐ12) về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thay thế NĐ 52 thì đã xuất hiện cách thức lập, phê duyệt dự án đầu tư mới bằng Thiết kế cơ sở (TKCS). Trước đó Bộ tài chính có TT109/2000/TT-BTC để hướng dẫn việc thu/nộp/sử dụng lệ phí thẩm định đầu tư, việc thẩm định DAĐT đã bao gôm toàn bộ các nội dung liên quan cấu thành một hồ sơ của DAĐT.

Sau khi NĐ16 có hiệu lực thì hướng dẫn trên của BTC đã không còn đầy đủ để áp dụng, như trình bày ở trên vì xuất hiện một bước mới là lập và phê duyệt TKCS trước khi lập phê duyệt DAĐT. Sau đó BTC có công văn số 5361/BTC-CST ngày 244/2006 để hướng dẫn bổ sung trong khi chờ sửa đổi TT109 (nhưng đến nay theo tôi biết thì vẫn chưa có VB nào và có lẽ sẽ không có VB nào sửa đổi và thay thế TT109 - vì chiểu theo điều kiện hiện nay thì không phù hợp và ko cần thiết nữa).

NĐ12 ra đời thay thế NĐ16 thì đã có một bước tiến dài về tính chủ động/phân quyền và tính chịu trách nhiệm cao hơn cho các CĐT khi chỉ cần lấy ý kiến mà không cần thẩm định các nội dung liên quan đến việc phê duyệt DAĐT của các cơ quản quản lý Nhà nước có liên quan. Qua đó khi lấy ý kiến (chính là một trong các nội dung gần giống với việc thẩm tra/góp ý cho DAĐT) thì các CĐT phải trả chi phí cho nơi góp ý bằng nguồn kinh phí của nội dung cần thẩm tra. Có hai nội dung quan trọng nhất quyết định có nên thực hiện dự án hay không là : thẩm tra tính hiệu quả và khả thi của Dự án đầu tư thì đương nhiên các cơ quan chuyên ngành của NN cần có ý kiến. Việc các CĐT có nghe hay không là chuyện khác nhưng phần lớn rất khó làm trái khi cơ quan chuyên môn của NN có văn bản góp ý. Phù hợp với NĐ12 thì QĐ957 quy định mức chi phí cho công tác nêu trên là việc bình thường để các CĐT có cơ sở tham khảo, vận dụng.

2. Quan niệm về quyết định 957 có phải là văn bản quy phạm pháp luật không : thì theo tôi căn cứ vào Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 17/2008/QH12 ngày 3/6/2008 định nghĩa:
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này hoặc trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội.

Tại Điều 1 của QĐ 957 có nêu:

Công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình kèm theo quyết định này để các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham khảo, sử dụng vào việc xác định chi phí quản lý dự án và tư ấn đầu tư xây dựng công trình.
Vậy có thể thấy QĐ 957 không phải là văn bản quy phạm pháp luật vì không có tính bắt buộc, áp đặt mà chỉ mang tính hướng dẫn, tham khảo.

Các bạn khác góp ý thêm.
 
Last edited by a moderator:
Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Chỉ huy trưởng công trường
Kích để xem giới thiệu phần mềm thanh quyết toán
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD
Giới thiệu phần mềm Dự toán GXD dùng là thích, kích là sướng

Các bài viết mới

Back
Top