Xin hỏi TT04/2010 về chi phí lán trại?

Đỗ Đình Trung

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
31/1/08
Bài viết
12
Điểm tích cực
0
Điểm thành tích
1
Tuổi
44
TT04/2010 nói:
- "Chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công được tính bằng tỷ lệ 2% trên tổng chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước đối với các công trình đi theo tuyến như đường dây tải điện, đường dây thông tin bưu điện, đường giao thông, kênh mương, đường ống, các công trình thi công dạng tuyến khác và bằng tỷ lệ 1% đối với các công trình còn lại".
- Xin hỏi với công trình cầu thì chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công được tính bằng tỷ lệ 2% hay 1%?
 
Theo mình thì chi phí lán trại công trình cầu không được 2% đâu, vì đây ko phải là công trình theo tuyến.
 
Theo mình thì chi phí lán trại công trình cầu không được 2% đâu, vì đây ko phải là công trình theo tuyến.
Nhưng ở đây theo mình được chia làm 2 loại công trình cầu:
1) Cầu theo tuyến đường. (2% chi phí lán trại)
2) Đường theo cầu. (1% chi phí lán trại)
 
Mình nghĩ là cầu chỉ là 1 công trình trên đường giao thông thôi, nên cũng phải lấy bằng 2% như vậy thôi. Ví dụ như công trình kênh mương có đập là 1 loại công trình thì cũng tính bằng 2% như kênh mương, chứ chẳng nhẽ lại tách riêng ra?
 
Quan điểm cá nhân

Nhưng ở đây theo mình được chia làm 2 loại công trình cầu:
1) Cầu theo tuyến đường. (2% chi phí lán trại)
2) Đường theo cầu. (1% chi phí lán trại)
Theo tôi:
1. Bản thân công trình cầu không phải là công trình xây dựng theo tuyến.
2. Cần phân biệt 3 trường hợp:
1) Nếu gói thầu / công trình có cả đường và cầu theo tuyến đường thì có thể dự toán chi phí công trình tạm với tỷ lệ 2%.
2) Nếu gói thầu / công trình chỉ là đường thì cũng 2%.
3) Nếu gói thầu / công trình chỉ là cầu thì dự toán công trình tạm với tỷ lệ 1%.
 
Quan điểm cá nhân

Nhiều khi các bác ở Bộ XD nói về giao thông không được rõ ràng, ví dụ ở đây, chữ "đường giao thông" là rất chung chung.có thể để phân biệt công trình giao thông nói chung với các công trình loại khác. vì nếu nói chính xác thì phải là "đường bộ". Với dân giao thông (dân xây dựng công trình giao thông) thì khái niệm "cầu" luôn được coi là 1 công trình trên tuyến giao thông nói chung (cái này SV cũng phải biết). Vì không ai làm 1 cái cầu rồi vất chỏng chơ ở đó, phải không các bác. Chỉ có điều là người ta chia ra cầu là 1 gói riêng do giá trị lớn hoặc biện pháp thi công khác, đòi hỏi đơn vị thi công chuyên môn về cầu. Do đó, nói như bác dinhdangquang không hiểu cầu là công trình trên đường thì em "hơi bị" phản đối :D.
Do đó nên chăng là nhờ mấy bác Bộ XD đã thảo ra cái văn bản này lên tiếng để đỡ gây tranh cãi và cũng để thuận tiện cho công tác lập dự toán. (2% và 1% là khác nhau nhiều lắm các bác ạ).
 
Ngoại đạo cũng muốn tranh luận để hiểu thêm

Nhiều khi các bác ở Bộ XD nói về giao thông không được rõ ràng, ví dụ ở đây, chữ "đường giao thông" là rất chung chung.có thể để phân biệt công trình giao thông nói chung với các công trình loại khác. vì nếu nói chính xác thì phải là "đường bộ". Với dân giao thông (dân xây dựng công trình giao thông) thì khái niệm "cầu" luôn được coi là 1 công trình trên tuyến giao thông nói chung (cái này SV cũng phải biết). Vì không ai làm 1 cái cầu rồi vất chỏng chơ ở đó, phải không các bác. Chỉ có điều là người ta chia ra cầu là 1 gói riêng do giá trị lớn hoặc biện pháp thi công khác, đòi hỏi đơn vị thi công chuyên môn về cầu. Do đó, nói như bác dinhdangquang không hiểu cầu là công trình trên đường thì em "hơi bị" phản đối :D.
Do đó nên chăng là nhờ mấy bác Bộ XD đã thảo ra cái văn bản này lên tiếng để đỡ gây tranh cãi và cũng để thuận tiện cho công tác lập dự toán. (2% và 1% là khác nhau nhiều lắm các bác ạ).
Tôi không phải dân giao thông nhưng cũng muốn "tranh luận" với "dân xây dựng công trình giao thông" vài điểm như sau để hiểu thêm:
1. Thiển nghĩ "đường giao thông" đâu phải lúc nào cũng là "đường bộ"? "đường giao thông" có thể là "đường sắt" nữa chứ?
2. Đành rằng cầu thường gắn liền với tuyến giao thông nhưng thiển nghĩ đâu phải vì điều đó mà nếu coi "đường giao thông" là công trình xây dựng theo tuyến thì cũng phải coi "cầu" là công trình xây dựng phát triển theo tuyến?
3. Nếu coi các công trình xây dựng gắn liền với tuyến giao thông là công trình phát triển theo tuyến thì "cầu vượt cho người đi bộ" có lẽ cũng phải coi là công trình phát triển theo tuyến!
4. Ví dụ: Công trình cầu vượt Ngã tư Sở có nên coi là công trình phát triển theo tuyến không?
 
Thôi, em không tranh luận nữa, cũng chẳng giải quyết được vấn đề gì, nếu mình càng bàn luận càng xa cái khái niệm của người soạn văn bản suy nghĩ. Cứ để các bác bên Bộ XD lên tiếng. Mà sao bình thường có mấy cái mẫu Hợp đồng thì ghi rõ cả khái niệm của từng cái nhỏ xíu, mà trong cái Thông tư cấp Bộ lại không có 1 mục nói rõ khái niệm các từ ngữ chuyên môn dùng trong văn bản nhỉ? Cứ rõ ràng ra: đường giao thông là gì thì lúc đó anh em ta bàn tiếp, cũng không muộn!
 
Theo tôi:
1. Bản thân công trình cầu không phải là công trình xây dựng theo tuyến.
2. Cần phân biệt 3 trường hợp:
1) Nếu gói thầu / công trình có cả đường và cầu theo tuyến đường thì có thể dự toán chi phí công trình tạm với tỷ lệ 2%.
2) Nếu gói thầu / công trình chỉ là đường thì cũng 2%.
3) Nếu gói thầu / công trình chỉ là cầu thì dự toán công trình tạm với tỷ lệ 1%.

Thực ra chia rạch ròi như thầy Quang ở đây là khá hợp lý, vì nó đã nêu rõ được các hạng mục công trình hay gói thầu theo tuyến. Tuy nhiên cũng có những trường hợp "Cầu" lại là "Cầu đường bộ" kéo dài hàng km (đường trên cao), khi đó cũng có thể coi là công trình theo tuyến (áp 1% là không hợp lý). Lại có trường hợp Đường chỉ là đường nội bộ trong khu đô thị nhỏ, khu dân cư lại không theo tuyến (áp 2% là không hợp lý)
Trường hợp như hnlan nói để "Bộ XD lên tiếng", chắc chắn Bộ sẽ trả lời luôn: "Văn bản đã quy định rõ, Chủ đầu tư tùy theo tình hình thực tế công trình để áp dụng và chịu trách nhiệm". Như thế, cái này phải do Chủ đầu tư quyết định rồi còn gì? Và 1% hay 2% là do Chủ đầu tư áp dụng và phải hợp lý!
 
TT04/2010 nói:
- "Chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công được tính bằng tỷ lệ 2% trên tổng chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước đối với các công trình đi theo tuyến như đường dây tải điện, đường dây thông tin bưu điện, đường giao thông, kênh mương, đường ống, các công trình thi công dạng tuyến khác và bằng tỷ lệ 1% đối với các công trình còn lại".
- Xin hỏi với công trình cầu thì chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công được tính bằng tỷ lệ 2% hay 1%?
Mình cũng có ý kiến với bạn như sau :
Công trình cầu 1%
Công trình đường 2% (Còn làm đường ở đô thị hoặc khu dân cư thì bạn tính 1%; còn vùng xa xôi hoặc nơi thưa dân cư thì tính 2%):D
 
Theo quan điểm của tôi:
- Công trình cầu, đường độc lập hay cầu theo đường trong đô thi thì CPLT tính bằng 1%. Cái này theo quy định của TT rồi nhé
- Công trình cầu, đường độc lập hay cầu theo đường ngoài đô thị CPLT tính như sau:
+ Cầu theo đường thì tính chung 2%. Nếu trong dự toán tách riêng hạng mục cầu thì tính CPLT bằng 1%. Còn nếu tính chung cho cả công trình (dự án) thì tính bằng 2%.
+ Cầu độc lập tính 1%. Rõ ràng công trình ở một địa điểm chi phí xây dựng nhà kho, lán trại... chỉ làm một lần nên tính bẳng 1% là họp lý
+ dự án có nhiều cầu ở các địa điểm khác nhau theo tuyến thì tính 2%. Hợp lý thôi lán trại phải làm nhiều lần tốn kém hơn
Đây là quan điểm của mình các bạn đóng góp thêm nhé :D!!!!!
 
Chi phí lán trại

Theo hướng dẫn TT04/2010 thì chi phí lán trại cũng tương đối cụ thể theo công trình. Em thấy các anh chi cứ bàn cải quá nhiều về định mức chi phí tỷ lệ cho thằng này nhưng nói thật tùy theo loại công trình mà mình áp dụng và chủ đầu tư phê duyệt mà. Nói là công trình theo tuyến để áp dụng mức chi phí tỷ lệ cho phù hợp chẳng qua cũng chỉ là một câu nói mở cho vấn đề quyết định sau này của các vị làm chức cao thôi. Vì để lấy được chi phí lán trại thì nhà thầu phải chứng minh là xây dựng lán trại như thế nào, chi phí phải được kê khai chi tiết chứ không có chung chung mà xong công trình rồi ôm một cục đâu.
Thông qua đây em cũng có điều hỏi tất cả anh chị trên diễn đàn là: em có làm dự toán nạo vét luồng, khu nước và không tính đến chi phí lán trại vì cho rằng các công tác và hoạt động của nhà thầu đều nằm trên sông nước nên họ chỉ sống trên tàu thuyền và thế là em bỏ qua và vẫn được Cục Hàng Hải phê duyệt. Thế nhưng làm gì cũng phải có cơ sở để có cái mà tranh luận. Nếu anh chị nào biết có câu chữ nào hướng dẫn cụ thể thì chỉ cho em với. Có thể mail cho em qua địa chỉ trongtan@thinhlongcorp.com
Xin cảm ơn và chúc các anh chị sức khỏe.=D>
 
Theo quan điểm của tôi:
- Công trình cầu, đường độc lập hay cầu theo đường trong đô thi thì CPLT tính bằng 1%. Cái này theo quy định của TT rồi nhé
- Công trình cầu, đường độc lập hay cầu theo đường ngoài đô thị CPLT tính như sau:
+ Cầu theo đường thì tính chung 2%. Nếu trong dự toán tách riêng hạng mục cầu thì tính CPLT bằng 1%. Còn nếu tính chung cho cả công trình (dự án) thì tính bằng 2%.
+ Cầu độc lập tính 1%. Rõ ràng công trình ở một địa điểm chi phí xây dựng nhà kho, lán trại... chỉ làm một lần nên tính bẳng 1% là họp lý
+ dự án có nhiều cầu ở các địa điểm khác nhau theo tuyến thì tính 2%. Hợp lý thôi lán trại phải làm nhiều lần tốn kém hơn
Đây là quan điểm của mình các bạn đóng góp thêm nhé :D!!!!!

Chào mọi người!
Tôi cũng đang tranh luận với CĐT về về vấn đề như thế này đây. Tôi làm công trình thủy lợi, xây 5 cái cống rải rác trên một hệ thống kênh (2 cái xa nhau nhất là 30km). CĐT đưa ra chi phí lán trại là 1% vì theo họ là chi phí tính theo tỉ lệ, mỗi cống có GXD khoảng 5 tỷ VNĐ nên mỗi cống làm 1 lán trại cũng không thành vấn đề.
Vấn đề ở đây nằm ở biện pháp thi công của dự án như sau:
- Bước 1: Đào 1 hố móng chung để đúc cho cả 5 cống;
- Bước 2: Nạo vét hố móng cho các cống tại vị trí công trình;
- Bước 3: Dùng tàu kéo lai dắt các cống từ hố móng chung đến vị trí các công trình rồi đánh đắm xuống sau đó thi công hoàn thiện cống.
Theo biện pháp thi công như vậy, tôi muốn mọi người giúp tôi phân tích xem chi phí lán trại như thế nào là hợp lý nhất (trên quan điểm nhà thầu thi công nhé).
Xin cảm ơn.
 
Theo tôi bộ xây dựng nên có hướng dẫn cụ thể hơn nữa, ví dụ những tuyến như thế nào áp dụng 2%, tuyến nào áp dụng 1%, không thể hễ cữ tuyến là áp dụng 2% được vì chẳng hạn có những tuyến đường song hành với một tuyến đã có trước đó, mọi điều kiện thi công đều thuận lợi thì việc áp dụng 2% là ko đúng, gây lãng phí, thất thoát, với những công trình nhỏ thì số tiền không đáng kể nhưng với những công trình lớn thì 1% đã là rất nhiều rồi.
Rất mong BXD có văn bản hướng dẫn cụ thể hơn nữa!
 
thấy các bác bàn luận nóng quá, em cũng có tí ý kiến. Trước hết cần đọc rõ trong thông tư 04 trang số 7 1.1.5. Chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công được tính bằng tỷ lệ 2% trên tổng chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước đối với các công trình đi theo tuyến như đường dây tải điện, đường dây thông tin bưu điện, đường giao thông, kênh mương, đường ống, các công trình thi công dạng tuyến khác và bằng tỷ lệ 1% đối với các công trình còn lại.
Thứ 2 là đọc rõ tỏng quyết định đầu tư của chủ đầu tư là ra. có 1 mục ghi rõ loại công trình.
ok men
 
Cầu thuộc công trình giao thông: Theo QĐ thì 2%
Sao lại tính 1% là sao ?
Vậy các vị ở BXD tính sai à. Nói thật tôi đã đi
nhiều công trường rồi khoản lán trại hầu như các nhà thầu
xây lắp chỉ làm tạm bợ thôi không hết giá trị 1 hoặc 2% như đã tính
nhưng khi làm hồ sơ ông nào cũng đòi đúng QĐ.

 
Cầu thuộc công trình giao thông: Theo QĐ thì 2%
Sao lại tính 1% là sao ?
Vậy các vị ở BXD tính sai à. Nói thật tôi đã đi
nhiều công trường rồi khoản lán trại hầu như các nhà thầu
xây lắp chỉ làm tạm bợ thôi không hết giá trị 1 hoặc 2% như đã tính
nhưng khi làm hồ sơ ông nào cũng đòi đúng QĐ.

Đây là lỗi do chủ đầu tư, trách sao được nhà thầu, muốn tiết kiệm thì khi làm HSMT đề nghị nhà thầu chào riêng chi phí lán trại, không dùng tỷ lệ theo dự toán là xong
 
Tôi không phải dân giao thông nhưng cũng muốn "tranh luận" với "dân xây dựng công trình giao thông" vài điểm như sau để hiểu thêm:
1. Thiển nghĩ "đường giao thông" đâu phải lúc nào cũng là "đường bộ"? "đường giao thông" có thể là "đường sắt" nữa chứ?
2. Đành rằng cầu thường gắn liền với tuyến giao thông nhưng thiển nghĩ đâu phải vì điều đó mà nếu coi "đường giao thông" là công trình xây dựng theo tuyến thì cũng phải coi "cầu" là công trình xây dựng phát triển theo tuyến?
3. Nếu coi các công trình xây dựng gắn liền với tuyến giao thông là công trình phát triển theo tuyến thì "cầu vượt cho người đi bộ" có lẽ cũng phải coi là công trình phát triển theo tuyến!
4. Ví dụ: Công trình cầu vượt Ngã tư Sở có nên coi là công trình phát triển theo tuyến không?

Ngoảnh đi ngoảnh lại đã hơn 4 năm từ ngày tranh luận về vấn đề này. Hình như hồi 2010 là Bộ XD mới ra cái quy định về 1% và 2%, à , cái TT04/2010. Giờ nhìn lại với cái nhìn rộng hơn, Bộ XD quy định 2% là công trình theo tuyến theo mình hiểu tức là : diện thi công dàn trải trên một không gian trải dài, cụ thể là tuyến đường (hoặc cũng có thể là cầu, là đường sắt...) kéo dài vài ba km trở lên, khi đó lán trại công nhân phục vụ thi công trực tiếp cũng phải dàn trải trên tuyến, khó có thể quản lý tập trung như 1 công trình có phạm vi quy mô hẹp. Ví như tuyến cầu trên cao VD3 của HN, nếu xét là công trình cầu thì theo câu chữ văn bản thì sẽ áp 1%, nhưng nếu xét theo chiều dài tuyến VD3 thì nên là 2%, mặc dù, dự án VD3 có nhiều nhà thầu, chia thành nhiều gói nhỏ, tuy vậy mỗi gói cũng kéo dài tương đối (vài km) nên nếu được lập dự toán mình sẽ đưa hệ số 2%. Hoặc như tuyến HN-HP rất nhiều cầu, đa số là cầu thì cũng nên áp dụng hệ số 2%.
 
Theo mình thì còn phụ thuộc vào CĐT có tiền nhiều hay ít nữa bạn ạ. Như 1 số công trình bên mình mặc dù là cầu theo tuyến đường nhưng vẫn bị ép tính cầu 1%, đường 2% như thường, hic
 
Back
Top