Điều chỉnh TMĐT và dự toán theo NĐ 99/2007/NĐ-CP

Bảo lưu ý kiến ko phải điều chỉnh DA!!!

Em xin có thêm ý kiến như sau:
Tại Điều 6 Nghị định 99/Cp có nói : "Thẩm định TMĐT là 1 phần của thẩm định DA đầu tư xây dựng công trình";
Tại Điều 7 Nghị định 99/CP quy định: "Phần TMĐT điều chỉnh thay đổi so với TMĐT đã được duyệt phải được tổ chức thẩm định theo quy định tại Điều 6 Nghị định 99/Cp".

Như vậy, chỉ có phần TMĐT điều chỉnh thay đổi được thẩm định lại, còn toàn bộ những phần còn lại của DA vẫn giữ nguyên ko thay đổi thì ko có lý j cấp có thẩm quyền lại phê duyệt lại toàn bộ DA cả.

Kết luận: Chỉ có Quyết định phê duyệt TMĐT điều chỉnh, các nội dung còn lại của DA vẫn giữ nguyên!
 
Vẫn phải ra quyết định điều chỉnh dự án !

Theo tôi nghĩ vẫn phải có quyết định điều chỉnh dự án, nhưng trong quyết định chỉ nêu nội dung điều chỉnh là: "ĐIỀU CHỈNH TỔNG MỨC ĐẦU TƯ" và lý do điều chỉnh TMĐT là do tăng giá vật liệu, còn các nội dung khác (các nội dung còn lại) thực hiện như quyết định phê duyệt dự án trước đó !
 
Vấn đề đã rõ! Chỉ khó là ở nghệ thuật thuyết phục

Với mong muốn trao đổi và học hỏi cũng như làm kinh nghiệm cho những Bạn sau này có gặp phải (Vì chắc chắn rất nhiều dự án sau khi TT09 có hiệu lực bắt buộc phải điều chỉnh TMĐT, ko muốn nói là 100%), Tôi xin tiếp tục phân tích việc ko cần Thuyết minh điều chỉnh dự án.

1. Phân biệt giữa Thuyết minh điều chỉnh TMĐT và thuyết minh điều chỉnh dự án.

- Thuyết minh điều chỉnh TMĐT: chịu điều tiết bởi Luật XD, dưới nó là NĐ99 và TT05
- Thuyết minh điều chỉnh dự án: chịu điều tiết bởi Luật XD, dưới nó là NĐ 16&112 rồi đến NĐ99 và TT05. Trong đó nặng nề nhất là phải theo NĐ16&112.

2. Thẩm quyền thẩm định và phê duyệt
Sẽ xảy ra mâu thuẫn nếu sử dụng thuyết minh điều chỉnh dự án tuân theo điều 6 và điều 8 của NĐ16&112 để gửi cho Chủ đầu tư (theo NĐ99) phê duyệt (sau khi đã có OK về chủ trương của người quyết định đầu tư).

Như vậy nếu là thuyết minh điều chỉnh dự án là bắt buộc phải gửi cơ quan thẩm định dự án (theo quy định là Bộ KHĐT, Vụ KHĐT hay các Sở KHĐT). Trong đó theo NĐ99 thì việc thẩm định TMĐT điều chỉnh do người quyết định đầu tư quyết định (có thể thuê tư vấn thẩm tra).

Căn cứ phân tích trên đây, việc điều chỉnh TMĐT cứ chiểu theo NĐ 99 và TT05 hướng dẫn là OK và phần thuyết minh cũng chỉ là thuyết minh phục vụ việc điều chỉnh TMĐT mà thôi (căn cứ các quy định việc lập và thẩm định TMĐT để thuyết minh điều chỉnh cho phù hợp).

Đây là ý kiến tiếp theo của mình, mời các Bạn quan tâm có thêm ý kiến để làm sáng tỏ vấn đề hơn nữa.

Bạn DOIMOI là người đưa ra chủ đề. Nhưng cá nhân tôi thấy riêng cách hỏi đã thể hiện 1 người có kinh nghiệm và chiều sâu trong công việc. Và với comment này cũng đã thể hiện bạn là người nắm bắt luật rất rõ, rất sâu và logic, kết hợp nhiều văn bản lại với nhau.

Nên tôi cho rằng:

- Bạn DOIMOI chính là người kết luận luôn chủ đề này: KHÔNG THAY ĐỔI DỰ ÁN MÀ CẤP THẨM QUYỀN CHỈ CẦN QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH TỔNG MỨC ĐẦU TƯ. (dự án k thay đổi bất cứ nội dung nào, điểm quan trọng mấu chốt là hiệu quả dự án thì lại đã k tính đến trong dự án, nguồn vốn thì OK, chủ trương thì đã chấp nhận).

- Còn cá nhân tôi nắm bắt: bạn DOIMOI cần sự chia sẻ hơn là tranh luận (bởi đang bị bí trước cơ quan "nhiêu khê"). Cái này chỉ phụ thuộc vào nghệ thuật thuyết phục. Mà nghệ thuật này thì không ai hiểu RÕ chính bằng người trong cuộc.

p/s:

- Tôi đã từng trực tiếp chứng kiến 1 cán bộ của Tổng Sông Đà trực tiếp đối chất với 1 CHUYÊN VIÊN của Bộ Xây Dựng: "tại sao luật k bắt buộc mà anh lại bắt tôi làm theo ý anh. Mặc dù ý của anh là k phạm luật, nhưng gây kéo dài thời gian, rắc rối về thủ tục hành chính". Và cuối cùng tôi thấy Thứ Trưởng đã đồng ý với cán bộ của Tổng Sông Đà. Tôi nhớ đời bài học này.

- Bạn DOIMOI là người lâu nay tôi rất phục về tính chuyên nghiệp! Chúc bạn vượt qua cửa ải nhiêu khê này. Tờ Quyết định phê duyệt điều chỉnh Tổng mức đầu tư dự án nhóm A xi măng Sông Gianh (3.400 tỷ) sáng mai mới scan và gửi mail cho bạn. Nhận được bạn hồi âm nhé!
 
Last edited by a moderator:
Không điều chỉnh dự án đầu tư là đúng.
Các bài viết thảo luận ở đây đã đưa ra các lý lẽ, rồi cả nghệ thuật thuyết phục. Nếu dùng nghệ thuật thuyết phục không ăn thua. Bạn có thể gửi công văn hỏi Bộ Xây dựng về vấn đề này. Dùng một văn bản hướng dẫn có dấu quốc huy chắc chắn sẽ đảm bảo tính thuyết phục. Tôi tin đối với trường hợp này bạn sẽ nhận được câu trả lời mang tư tưởng: Không phải điều chỉnh dự án đầu tư.
 
Cám ơn các Bạn

@nguyentheanh: Chắc chắn là mình sẽ hỏi Bộ XD, cám ơn Bạn một lần nữa
@gia_24: Cám ơn Bạn đã quan tâm
@lestrong:Bạn đọc lại toàn bộ topic, trong đó vấn đề Bạn nêu Tôi đã phân tích sự không hợp lý của nó rồi
@volaytoi: Bạn nên kiểm tra lại nhé, có rất nhiều QĐ điều chỉnh TMĐT riêng (ko phải QĐ điều chỉnh dự án trong đó có nội dung TMĐT) của các Tỉnh, thành và Bộ đã ban hành và có hiệu lực thi hành mà chưa ai có ý kiến gì phản đối. Bạn có thể kiểm chứng rất đơn giản là sử dụng goole để tìm kiếm.

Thực ra khi nhận lời giúp Bạn của Tôi trong việc điều chỉnh này thì Tôi đã xem và có phương án trả lời rồi, tuy nhiên muốn có các ý kiến đóng góp thêm của các Bạn để phương án của mình thật sự thuyết phục hơn nữa (như ý của Thế Anh về việc dùng bài toán ngược điều chỉnh dự án để chứng minh rất tuyệt hay ý phân tích logic của Gia_24 về việc phân tích các bước đánh giá dự án ...hay các ý kiến phản biện của các Bạn khác) đã giúp Tôi có được một phương án trả lời khúc triết và mạch lạc nhất. Tuy nhiên kết quả cũng chưa được mỹ mãn lắm (theo định luật của cuộc sống thì không có gì là hoàn hảo hết).

Thật ra việc lập thuyết minh điều chỉnh như ý cơ quan thẩm định ko phải là quá khó và mất nhiều thời gian (không bằng time cho việc giải trình vừa rồi) mà vấn đề là để lần sau sẽ không bị "lấn tới"

Nói thêm câu chuyện của Bạn Gia_24 về cán bộ TCty Sông Đà, Tôi đã gặp và làm nhiều như thế rồi, tuy nhiên kết quả là được vạ thì má đã sưng (mất nhiều thời gian để gặp và giải trình hơn là viết mấy chữ giải trình) hoặc xấu hơn là bị rêu rao với Sếp và đồng nghiệp là không biết gì mà hay cãi chày cãi cối (vì miệng của Quan có gang có thép nên nó trọng lượng hơn). Phương án này Tôi cũng đã nghĩ tới nhưng đó là phương án cuối cùng mà thôi.

Xin được kết thúc chủ đề này tại đây! Cám ơn sự giúp đỡ quý báu của các Bạn.
 
Trường hợp này lại càng đơn giản hơn khi chưa ký HĐ với nhà thầu.

Theo tôi chúng ta đã quá cả nghĩ khi không may tình huống này đặt ra vào thời điểm "bão giá" nên có nhiều vấn đề cân nhắc "chồng chéo" đan xen trong các văn bản hướng dẫn cũ và mới (chỉ giành riêng cho việc giải quyết giá nguyên vật liệu tăng đột biến). Theo tôi chủ chốt là bám vào NĐ16 và NĐ112 để xem xét và điều chỉnh. Sự khẳng định cũng đã được chủ topic nêu là chắc chắn cần điều chỉnh và ở đây đang có sự chưa thống nhất trong cách lý giải của bên phê duyệt và bên giải trình.
Để tránh dài dòng và dễ trùng lặp ý kiến tôi lấy một ví dụ cụ thể để hiểu về bản chất vấn đề như sau :
VD : Tôi được giao nhiệm vụ nghiên cứu mua một máy photocopy để phục vụ cơ quan, sau khi "nêu sự cần thiết" phải mua máy và làm công tác tham khảo giá cả, các nhà cung cấp... trên thị trường tôi nhận được quyết định đồng ý cho mua máy với đủ các tiêu chí : chủng loại, model, giá cả dự toán...Nhưng đúng lúc thì với số tiền đã được duyệt tôi không có khả năng mua máy do giá cả thị trường biến động đột biến nằm ngoài tầm dự đoán của tất cả mọi người. Đương nhiên tôi phải làm báo cáo giải trình lý do ko mua được máy và "giải pháp" để có thể mua được. Tôi sẽ ko phải nêu lại sự cần thiết phải mua máy và các lý do khác ngoài việc nêu ra nguồn kinh phí cho việc mua máy ko còn đủ nữa. Cần phải bổ sung kinh phí thì công việc mới khả thi. Khi đó người có trách nhiệm đương nhiên chỉ xem xét xung quanh việc cấp bổ sung kinh phí mà có lẽ ko cần quan tâm đến việc với nguồn kinh phí mới sẽ mua được một máy photo ở cấp độ cao hơn.
Mọi sự so sánh đều khập khiễng và tôi nói một ví dụ hết sức thô thiển trên để các bạn thấy được bản chất vấn đề, tuy việc mua máy photo ở đây không gắn với các văn bản pháp lý, hướng dẫn cụ thể chi tiết như các công tác trong quản lý XD, nhưng xét cho cùng thì mỗi VB pháp luật cũng là do con người đặt ra, quy ước với nhau để làm một tiền đề, căn cứ thực hiện các công việc giống nhau, bản chất vấn đề vẫn là sự vận dụng để lý giải.
Hy vọng các bạn có được cái nhìn thấu đáo và tổng quát để có thể đưa ra các luận điểm phù hợp và xác đáng để thuyết phục lẫn nhau.
 
Last edited by a moderator:
Để có câu chuyện cho các Bạn làm kinh nghiệm, xin thông báo kết quả sau khi giải trình là một phương án trung dung: Cơ quan thẩm định chấp nhận là tờ trình điều chỉnh TMĐT nhưng yêu cầu bổ sung thêm một thuyết minh dạng như điều chỉnh dự án đi kèm nó.

Kết luận là thắng lợi mới đạt 70% như mong muốn (chắc là khó thay đổi tiền lệ).

Một lần nữa cám ơn các Bạn đã có ý kiến giúp đỡ.

Cơ quan thẩm định đó quá nhiêu khê, gây khó khăn cho chủ đầu tư. Tôi là người thẩm định sẽ giải quyết ( và đã giải quyết nhiều rồi) bằng cách: căn cứ Tờ trình đề nghị phê duyệt điều chỉnh TMDT của Chủ đầu tư ( có giải thích lý do + Hồ sơ TDT mới kèm theo), nếu số liệu chính xác và đúng các quy định thì sẽ trình Người quyết định đầu tư phê duyệt điều chỉnh TMDT ( bằng 1 quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án nhưng chỉ có 1 nội dung điều chỉnh là TMDT còn các nội dung khác đã duyệt không thay đổi ). Đơn giản tôi là MARIA.
 
Chi phí lập điều chỉnh Tổng mức đầu tư

Chi phí lập điều chỉnh Tổng mức đầu tư:
Các hướng dẫn của Bộ XD không đề cập đến cách tính chi phí điều chỉnh TMĐT, đề nghị các thanh viên ai biết cách tính xin chỉ bảo.
Xin cảm ơn!
 
Chi phí lập điều chỉnh Tổng mức đầu tư:
Các hướng dẫn của Bộ XD không đề cập đến cách tính chi phí điều chỉnh TMĐT, đề nghị các thanh viên ai biết cách tính xin chỉ bảo.
Xin cảm ơn!
Cái này ko có quy định cụ thể bạn ạ, có chăng cũng chỉ có câu: "hai bên tự thỏa thuận chi phí điều chỉnh". Nếu chủ đầu tư chấp nhận bổ sung kinh phí này, bạn lập dự toán có nội dung: lương ngày kỹ sư, khấu hao máy, văn phòng phẩm... Bọn mình cũng đang làm điều chỉnh TMDT mấy dự án nhưng mà đành miễn phí thôi.
 
Bạn cần căn cứ thêm hợp đồng nữa, nếu đây là công việc phát sinh ngoài hợp đồng thì hai bên thỏa thuận chi phí bổ sung theo qui định trong hợp đồng.
 
Chi phí điều chỉnh TMĐT

Nếu lập dự tóan theo M/M có được không, sẽ rất thiệt cho tư vấn đấy. Do mặt bằng lương của minh thấp và thời gian thực hiện ngắn (2 tháng). Theo các thành viên thì giải quyết như thế nào
 
Điều Chỉnh Tổng Dự Toán

Hồ sơ Tổng dự toán công trình mình đang quản lý được lập và phê duyệt theo định mức và đơn giá cũ (1242 và 4232). Đến nay, công trình hiện đang triển khai thi công. Để tiến hành điều chỉnh Tổng dự toán, mình phải điều chỉnh:
- Thay đổi định mức, đơn giá.
- Thay đổi hệ số nhân công, máy do thay đổi tiền lương tối thiểu.
- Biến động giá vật liệu.
Để điều chỉnh TMĐT, họ yêu cầu trong hồ sơ dự toán bổ sung phải xác định được các thành phần chi phí do thay đổi đm, đơn giá, chế độ tiền lương và do biến đồng giá. mà theo biểu mẫu lập dự toán bố sung chi phí xây dựng trong thông tư 09/2008/TT-BXD ngày 17/04/2008 chỉ thể hiện phần biến động giá thôi.
Xìn mọi người giúp tôi cách thể hiện trình bảy sao thật chặt chẽ,rõ ràng mà vẫn thể hiện được sự thay đổi đã nêu trên.
Cảm ơn!
 
Xìn mọi người giúp tôi cách thể hiện trình bảy sao thật chặt chẽ,rõ ràng mà vẫn thể hiện được sự thay đổi đã nêu trên.
Cảm ơn!

Về nguyên tắc chỉ tính phần có biến động, tính ra chênh lệnh sau đó cộng vào dự toán chưa điều chỉnh để ra dự toán sau điều chỉnh
 
Về nguyên tắc chỉ tính phần có biến động, tính ra chênh lệnh sau đó cộng vào dự toán chưa điều chỉnh để ra dự toán sau điều chỉnh

Nếu muốn điều chỉnh phần tổng dự toán cũ, phải điều chỉnh dự án đã. Nếu dự án đã thực hiện theo NĐ 16, 112 thì phải xin được điều chỉnh sang NĐ 99. Sau đó mới điều chỉnh theo NĐ 03/2008 và TT 09/2008.
 
Công văn số 72/BXD

Trích công văn số 72:"Thông tư số 09/2008/TT-BXD ngày 17/4/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng ngoài khả năng kiểm soát của chủ đầu tư và nhà thầu và được tính cho khối lượng thi công xây lắp từ năm 2007 chịu ảnh hưởng của biến động giá vật liệu xây dựng và được lập dự toán chi phí xây dựng bổ sung; Các chi phí tính theo tỷ lệ % của dự toán, như: chi phí thiết kế, chi phí thẩm định dự án… không tính bổ sung vào dự toán chi phí xây dựng điều chỉnh nêu trên;"
Theo công văn này thì chi phí khác có được tính bổ sung không các bạn? Tại vì sau chi phí thiết kế và thẩm định dự án là ... nên mình không hiểu có được bổ sung không? Nếu không được bổ sung thì chi phí bảo hiểm và chi phí kiểm toán tính theo TMĐT bây giờ TMĐT tăng tại sao hai chi phí này lại không được tính bổ sung nhi? Hãy giúp mình với...
 
Công văn số 71/BXD

Theo công văn số 71:"2. Thông tư số 09/2008/TT-BXD ngày 17/4/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng. Khi áp dụng điều chỉnh chi phí nhiên liệu xăng, dầu theo Thông tư số 09/2008/TT-BXD thì không áp dụng điều chỉnh theo Thông tư số 03/2008/TT-BXD. Việc thanh toán bù giá nhiên liệu xăng, dầu trong chi phí máy thi công xây dựng công trình căn cứ vào dự toán chi phí bổ sung (dự toán, công thức điều chỉnh theo hướng dẫn phụ lục Thông tư số 09/2008/TT-BXD) và nội dung hợp đồng đã ký kết."

Mình có một số công trình đã được duyệt nhưng chưa thi công và chủ đầu tư nhờ mình làm điều chỉnh theo TT03/2008 về điều chỉnh hệ số nhân công và máy; điều chỉnh theo TT09/2008 về bù giá nhiên liệu, nguyên vật liệu. Trong khi điều chỉnh theo TT03 thì chủ đầu tư yêu cầu là lập theo báo giá mới nhất được công bố. Đương nhiên một phần điều chỉnh của TT09 đã nằm trong phần điều chỉnh của TT03 rồi. Nhưng theo Công văn 71 thì đã điều chỉnh giá xăng dầu theo TT09 thì không áp dụng theo TT03 nữa. Lại một thắc mắc nữa mong mọi người giải đáp cho mình với. Xin cảm ơn nhiều nhiều.
 
Theo mình :
Khi áp dụng điều chỉnh chi phí nhiên liệu xăng, dầu theo Thông tư số 09/2008/TT-BXD thì không áp dụng điều chỉnh theo Thông tư số 03/2008/TT-BXD là đúng hơn , vì :
- Nếu bù theo TT03 ( nhân hệ số 1,08) sau đó bù tiếp chênh lệch giá xăng dầu thời điểm tính bù với thời điểm tháng 1/2008 ( theo giá xăng dầu đã được BXD trả lời bằng các công văn trước đây) thì sẽ có bất hợp lý là cái hệ số 1,08 của TT03 bao gồm điều chỉnh do tăng lương tối thiểu và điều chỉnh do tăng giá nhiên liệu tại thời điểm tháng 1/2008 được áp dụng chung cho tất cả các bộ đơn giá của các tỉnh. Trong khi đơn giá ca máy của các tỉnh thì được XD trên cơ sở giá nhiên liệu tại thời điểm XD bộ đơn giá đó.
Giá nhiên liệu của mỗi tỉnh đưa vào GCM khác nhau ( chứ không sử dụng cùng 1 bảng GCM của BXD trước đây) vậy thì tại sao lại điều chỉnh với cùng 1 hệ số là 1,08 được.
Do vậy, BXD cho rằng bù trực tiếp theo TT09 rồi thì không áp dụng cái hệ số của TT 03 nữa.

Tuy nhiên , lại phát sinh vấn đề là hệ số Kmtc theo TT03 bao gồm cả điều chỉnh chi phí nhân công do tăng lương tối thiểu . Vậy thì phải áp dụng hệ số Kmtc do tăng lương tối thiểu là bao nhiêu ???? :confused:
 
Last edited by a moderator:
Điều chỉnh TMĐT theo TT09

Theo em hiểu trình tự bổ sung theo TT09 thực hiện như sau:
lập dự toán bổ sung=> điều chỉnh dự toán=>điều chỉnh giá gói thầu=> điều chỉnh TMĐT. Nếu không vượt TMĐT đựoc duyệt thì chủ đầu tư thực hiện hết và báo cáo người QĐ đầu tư, nếu làm vượt TMĐT thì báo cáo người QĐ đầu tư xem xét QĐ, trong trường hợp này chủ đầu tư có cần ra QĐ điều chỉnh dự toán chưa hay chỉ cần có báo cáo thẩm tra thấy vượt TMĐT thì trình bổ sung TMDT trước đã rồi sau đó mới căn cứ TMĐT đựoc bổ sung để điều chỉnh dự toán=>điều chỉnh giá gói thầu? và sau đó thẩm quyền điều chỉnh giá gói thầu thuộc về ai ?
Các bác giúp em với nhé !
 
Theo em hiểu trình tự bổ sung theo TT09 thực hiện như sau:
lập dự toán bổ sung=> điều chỉnh dự toán=>điều chỉnh giá gói thầu=> điều chỉnh TMĐT. Nếu không vượt TMĐT đựoc duyệt thì chủ đầu tư thực hiện hết và báo cáo người QĐ đầu tư, nếu làm vượt TMĐT thì báo cáo người QĐ đầu tư xem xét QĐ, trong trường hợp này chủ đầu tư có cần ra QĐ điều chỉnh dự toán chưa hay chỉ cần có báo cáo thẩm tra thấy vượt TMĐT thì trình bổ sung TMDT trước đã rồi sau đó mới căn cứ TMĐT đựoc bổ sung để điều chỉnh dự toán=>điều chỉnh giá gói thầu? và sau đó thẩm quyền điều chỉnh giá gói thầu thuộc về ai ?
Các bác giúp em với nhé !

KHi điều chỉnh dự toán làm vượt TMĐT được duyệt ban đầu thì CDT phải làm văn bản xin chủ trương của cấp có thẩm quyền, nếu được chấp thuận thì TMĐT này phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước mới có cơ sở cho CDT duyệt dự toán bổ sung.
Giá gói thầu là 1 nội dung của Kế hoạch đấu thầu, do vậy khi điều chỉnh giá gói thầu bạn phải có Văn bản xin chủ trương của cấp có thẩm quyền. Cấp có thmẩ quyền chịu trách nhiệm về việc phê duyệt điều chỉnh giá goi thầu.
 
Bổ sung giá vật liệu theo Thông tư 09

Qua nghiên cứu thông tư 09 của Bộ Xây dựng tôi cho rằng đây chỉ là bổ sung giá vật liệu cho phần xây lắp do đó các chi phí như: tư vấn, chi khác, QLDA.. không đựoc bổ sung. Tuy nhiên nhiều người cho rằng các chi phí khác tính trên cơ sở chi phí xây lắp (nhân hệ số, tỷ lệ %) cho nên khi chi phí xây lắp đựoc bổ sung thì các chi phí khác cũng tăng theo. Tôi rất mong nhận đựoc các ý kiến của các anh các chị để tham khảo....
 
Back
Top