Điều chỉnh TMĐT và dự toán theo NĐ 99/2007/NĐ-CP

Qua nghiên cứu thông tư 09 của Bộ Xây dựng tôi cho rằng đây chỉ là bổ sung giá vật liệu cho phần xây lắp do đó các chi phí như: tư vấn, chi khác, QLDA.. không đựoc bổ sung. Tuy nhiên nhiều người cho rằng các chi phí khác tính trên cơ sở chi phí xây lắp (nhân hệ số, tỷ lệ %) cho nên khi chi phí xây lắp đựoc bổ sung thì các chi phí khác cũng tăng theo. Tôi rất mong nhận đựoc các ý kiến của các anh các chị để tham khảo....

Cái này bạn có thể tham khảo
Hỏi:
"Ngày 25/01/2008, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 03/2008/TT-BXD về Hướng dẫn dự toán xây dựng công trình; ngày 22/02/2008, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 05/2008/TT-BXD về Hướng dẫn điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng do biến động giá nguyên, nhiên liệu, vật liệu, xây dựng. Theo nội dung 2 Thông tư trên, công trình do tôi đang quản lý được phép điều chỉnh điều chỉnh dự toán chi phí xây dựng. Vậy chi phí tư vấn, chi phí quản lý dự án có được điều chỉnh theo dự toán chi phí điều chỉnh không? Xin Quý Bộ làm rõ những điều kiện để được điều chỉnh (nếu có)?".
Sau khi nghiên cứu, Vụ Kinh tế Xây dựng có ý kiến như sau:

Căn cứ để tính chi phí quản lý dự án là chi phí xây dựng và thiết bị trước thuế GTGT trong tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình được duyệt. Chi phí quản lý dự án sẽ được điều chỉnh khi chi phí xây dựng và thiết bị trong tổng mức đầu tư của dự án được điều chỉnh.

Căn cứ để tính các chi phí tư vấn là chi phí xây dựng hoặc chi phí thiết bị trước thuế GTGT trong dự toán công trình hoặc dự toán gói thầu được duyệt. Như vậy, chi phí tư vấn sẽ được điều chỉnh khi dự toán chi phí xây dựng hoặc dự toán chi phí thiết bị được điều chỉnh.

Vụ Kinh tế Xây dựng
 
Tôi có ý kiến khác

Theo tôi nếu các chi phí khác ấy mà đựoc bổ sung thì có một điều bất hợp lý là: một số chi phí tư vấn như: lập báo cáo KT-KT, thẩm tra dự toán...lựa chọn nhà thầu ...đã thực hiện (và có thể nói không chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi tăng giá, đó là các công việc sử dụng trí tuệ, công sức là chính) mà tự nhiên vì điều chỉnh chi phí xây lắp mà đựoc hưởng phần tăng lên (theo tỷ lệ) thì xem ra hơi bị vô lý, nhà thầu xây lắp là người bị ảnh hưởng trực tiếp đựoc hưởng là chính đáng nhưng nhà thầu tư vấn lập báo cáo KT-KT tự nhiên được "ăn theo" như thế thì theo tôi chưa thực sự công bằng. Ý kiến của các bạn như thế nào ?
 
Một trường hợp điều chỉnh Tổng mức đầu tư !

DAĐT được duyệt theo NĐ 99 vào 10/2007 khoảng 17 tỷ đồng. Sau khi DAĐT được duyệt, Chủ đầu tư đã có Quyết định phê duyệt TK-DT vào đầu tháng 4/2008 với TDT gần bằng TMĐT ( đúng quy định ).Tuy nhiên do giá vật liệu XD tăng cao so với thời điểm duyệt DA' nên chi phí dự phòng trong DT còn lại rất ít, khoảng 150 triệu. Chủ đầu tư đề nghị Người có thẩm quyền điều chỉnh TMDT với lý do Dự toán quá ít ( không đủ 10% theo TT05/2007). Đơn vị tham mưu của người có thẩm quyền chấp nhận đề nghị của Chủ đầu tư. Theo các bạn, việc này nên xử lý thế nào cho đúng quy định? Mong nhận được ý kiến tham gia ?
 
theo công văn Số: 546/TTg-KTN của PTT Hoàng Trung Hải ký ngày 14/4/2008 V/v điều chỉnh giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu xây dựng và hợp đồng xây dựng theo đề nghị của Bộ Xây dựng tại văn bản số 623/BXD-KTTC ngày 07 tháng 4 năm 2008, ý kiến các cơ quan liên quan, tiếp theo công văn số 164/TTg-CN ngày 29 tháng 01 năm 2008.

Mục 2 điểm C như sau: Cho phép điều chỉnh tổng mức đầu tư của dự án do giá vật liệu xây dựng biến động trong thời gian qua ngoài khả năng kiểm soát của chủ đầu tư và nhà thầu đã thỏa thuận trong hợp đồng như quy định tại Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chi phí xây dựng công trình

Mục 3 điểm c) Việc điều chỉnh dự toán, giá gói thầu, tổng mức đầu tư, hợp đồng cần được phối hợp chặt chẽ với công tác rà soát các dự án đầu tư theo chủ trương triển khai thực hiện các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô bảo đảm tăng trưởng bền vững của Chính phủ.


Như vậy hoàn toàn có thể thực hiện theo đúng như gì bạn đã nói trên.





 
Last edited by a moderator:
DAĐT được duyệt theo NĐ 99 vào 10/2007 khoảng 17 tỷ đồng. Sau khi DAĐT được duyệt, Chủ đầu tư đã có Quyết định phê duyệt TK-DT vào đầu tháng 4/2008 với TDT gần bằng TMĐT ( đúng quy định ).Tuy nhiên do giá vật liệu XD tăng cao so với thời điểm duyệt DA' nên chi phí dự phòng trong DT còn lại rất ít, khoảng 150 triệu. Chủ đầu tư đề nghị Người có thẩm quyền điều chỉnh TMDT với lý do Dự toán quá ít ( không đủ 10% theo TT05/2007). Đơn vị tham mưu của người có thẩm quyền chấp nhận đề nghị của Chủ đầu tư. Theo các bạn, việc này nên xử lý thế nào cho đúng quy định? Mong nhận được ý kiến tham gia ?

Nếu cấp thẩm quyền đã chấp nhận như vậy thì cần xử lý vấn đề gì nữa?
Vấn đề của bạn mình thấy là sau khi điều chỉnh giá do biến động vẫn chưa vượt TM ĐT (còn 150 triệu dự phòng). Vậy có thể nói rằng việc điều chỉnh giá VL không làm tăng TMDT, việc tăng TMDT là do bạn muốn đảm bảo đủ 10 % dự phòng. Vấn đề này mình thấy hơi cứng nhắc và công thức. Nếu bạn thấy không có phát sinh, hay 150 triệu còn lại vẫn đủ dự phòng thì việc gì phải điều chỉnh tổng mức? Còn nếu thấy cần điều chỉnh để đảm bảo dự phòng đủ cho công việc phát sinh thì khi đó, việc điều chỉnh này không rơi vào lý do điều chỉnh tổng mức do điều chỉnh giá vật liệu do biến động nữa.
 
Last edited by a moderator:
điều chỉnh tổng mức đầu tư

việc tổng dự toán, dự toán đã lập mà bạn nêu làm giảm dự phòng của dự án xuống còn khoảng 150 triệu đồng đã bao gồm chi phí dự phòng trong đó chưa (thường lấy 10%(XD + TB + ĐBGPMB + QLDA+TVĐTX + CPK). Nếu chưa có thì tổng dự toán sẽ vượt tổng mức đầu tư là cái chắc. Nếu có thì tổng mức đầu tư không bị vượt.
 
mình hoàn toàn đồng ý với ý kiến của bạn minhtuong.
theo TT 09/2008/TT-BXD thì việc điều chỉnh giá gói thầu do giá vật liệu tăng không kiểm soát được. Trong khi đó DA của bạn khi lập bước TK-DT đã không làm tăng tổng mức và vẫn còn khoảng dự phòng cho dự án thì theo lý không được điều chỉnh chứ. Nhưng đây là do ý kiến của chủ đầu tư cho phép thì bạn cứ tiến hành điều chỉnh bình thường thui. Có gì mà phải suy nghĩ chứ. :D
Còn lấy lý do dự phòng đảm bảo 10% theo qui định của TT05/2007/TT-BXD thì quả thật quá cứng nhắc.bởi vì nó chỉ áp dụng để lập tổng mức thui chứ các bước sau bạn đâu thể tính dự phòng như thế được.
hihi đó là ý kiến của mình mong các bạn cho ý kiến để mình học hỏi
thanks nhìu nhìu
 
Nếu cấp thẩm quyền đã chấp nhận như vậy thì cần xử lý vấn đề gì nữa?
Vấn đề của bạn mình thấy là sau khi điều chỉnh giá do biến động vẫn chưa vượt TM ĐT (còn 150 triệu dự phòng). Vậy có thể nói rằng việc điều chỉnh giá VL không làm tăng TMDT, việc tăng TMDT là do bạn muốn đảm bảo đủ 10 % dự phòng. Vấn đề này mình thấy hơi cứng nhắc và công thức. Nếu bạn thấy không có phát sinh, hay 150 triệu còn lại vẫn đủ dự phòng thì việc gì phải điều chỉnh tổng mức? Còn nếu thấy cần điều chỉnh để đảm bảo dự phòng đủ cho công việc phát sinh thì khi đó, việc điều chỉnh này không rơi vào lý do điều chỉnh tổng mức do điều chỉnh giá vật liệu do biến động nữa.

Đúng là việc điều chỉnh TMĐT này không do biến động vật liệu nhưng vì dự án chưa thực hiện nên sợ sau này có phát sinh ( khối lượng, lương tối thiểu 2009 tăng... ) thì với 150 triệu dự phòng sẽ e ko đủ. Vì thế tôi cũng muốn cho điều chỉnh dự phòng = 10% nhưng không thấy văn bản nào cho phép việc này nên hơi băn khoăn. Có lẽ vẫn phải cho điều chỉnh thôi, sau này có gì giải trình cũng dễ vì dự phòng quá ít. hiiihih
 
Đúng là việc điều chỉnh TMĐT này không do biến động vật liệu nhưng vì dự án chưa thực hiện nên sợ sau này có phát sinh ( khối lượng, lương tối thiểu 2009 tăng... ) thì với 150 triệu dự phòng sẽ e ko đủ. Vì thế tôi cũng muốn cho điều chỉnh dự phòng = 10% nhưng không thấy văn bản nào cho phép việc này nên hơi băn khoăn. Có lẽ vẫn phải cho điều chỉnh thôi, sau này có gì giải trình cũng dễ vì dự phòng quá ít. hiiihih

Việc điều chỉnh TMĐT trước khi thực hiện thì cấp có thẩm quyền phải chấp thuận và có lý do chính đáng, năm 2009 vẫn chưa đến vậy bác lo xa quá làm gì? Cứ tiến hành dự án bình thường sau này khi có sự thay đổi có hướng dẫn của các cấp thì việc điều chỉnh sẽ dễ dàng hơn vừa thuận cho bạn vừa thuận cho cả cấp có thẩm quyền.
 
Theo cách hiểu của mình thì : Vì bị giới hạn bởi TMĐT được duyệt nên sau khi điều chỉnh Tổng dự toán do biến động giá , phần chi phí dự phòng trong Tổng dự toán chỉ còn lại 150 triệu, nếu tính đủ 10% thì TDT sẽ vượt TMĐT.
Nếu đúng như vậy, Bạn giangbx nên điều chỉnh TMĐT để Tổng dự toán được tính đủ chi phí dự phòng theo quy định tại TT 05 , mức 150 triệu/ 17 tỷ là quá ít .
 
Last edited by a moderator:
Cái này bạn có thể tham khảo
Hỏi:
"Ngày 25/01/2008, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 03/2008/TT-BXD về Hướng dẫn dự toán xây dựng công trình; ngày 22/02/2008, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 05/2008/TT-BXD về Hướng dẫn điều chỉnh giá và . . .chỉnh.

Vụ Kinh tế Xây dựng

-------------------

KÍNH GỞI : TANDAO80

BẠN GỞI CHO MÌNH : ĐƯỜNG DẪN VÀO NGAY TRẢ LỜI CỦA BXD VỀ HỎI-ĐÁY NÀY ĐƯỢC KHÔNG?
hay file word (có ghi chú nguồn)

EMAIL OF MÌNH : leanhtuan1977@ymail.com (hay) tuan2015@yahoo.com.vn

CẢM ƠN NHIỀU.
 
Điều chỉnh chi phí tư vấn, chi phí quản lý dự án

-------------------

KÍNH GỞI : TANDAO80

BẠN GỞI CHO MÌNH : ĐƯỜNG DẪN VÀO NGAY TRẢ LỜI CỦA BXD VỀ HỎI-ĐÁY NÀY ĐƯỢC KHÔNG?
hay file word (có ghi chú nguồn)

EMAIL OF MÌNH : leanhtuan1977@ymail.com (hay) tuan2015@yahoo.com.vn

CẢM ƠN NHIỀU.

Bạn có thể tham khảo ý kiến trả lời của BXD tại đây: Xem tại đây Trong đó cũng đã trích dẫn đầy đủ nội dung trả lời của BXD.
 
Last edited by a moderator:
Nhưng đay là nội dung của văn bản Số: 72/BXD-KTXD ngày 03/6/2008 do phó vụ trưởng Đỗ Thái Lưu ký

VCậy biết đâu mà lần bây chừ?



BỘ XÂY DỰNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Số: 72/BXD-KTXD Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



V/v: Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình Hà Nội, ngày 3 tháng 6 năm 2008

Kính gửi: Kho Bạc Nhà nước


Trả lời Văn bản số 957/KBNN-TTVĐT ngày 15/5/2008 của Kho Bạc Nhà nước về một số vướng mắc trong quá trình thực hiện quản lý, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng công trình, Bộ Xây dựng có ý kiến như sau:
1. Thông tư số 09/2008/TT-BXD ngày 17/4/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng ngoài khả năng kiểm soát của chủ đầu tư và nhà thầu và được tính cho khối lượng thi công xây lắp từ năm 2007 chịu ảnh hưởng của biến động giá vật liệu xây dựng và được lập dự toán chi phí xây dựng bổ sung; Các chi phí tính theo tỷ lệ % của dự toán, như: chi phí thiết kế, chi phí thẩm định dự án… không tính bổ sung vào dự toán chi phí xây dựng điều chỉnh nêu trên;
2. Việc điều chỉnh giá hợp đồng đối với các gói thầu đã thực hiện đấu thầu có giảm giá thì khi lập dự toán chi phí xây dựng bổ sung của những khối lượng thi công chịu ảnh hưởng của biến động giá vật liệu xây dựng, các bên căn cứ vào nội dung hợp đồng đã được ký kết để thực hiện (nội dung hợp đồng có điều khoản giảm giá thì giá hợp đồng sau khi có dự toán chi phí xây dựng bổ sung nêu trên cũng tính giảm giá).
3. Phụ lục 2 trong Thông tư số 06/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng là bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng; tuỳ theo từng nội dung của từng loại hợp đồng mà khối lượng thực hiện được xác định theo giai đoạn thanh toán hoặc lần thanh toán được quy định trong hợp đồng của các bên đã ký kết.
4. Định mức chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Quyết định số 10/2005/QĐ-BXD ngày 15/4/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành để hướng dẫn thực hiện quản lý chi phí theo Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005 của Chính phủ; Định mức chi phí quản lý dự án theo Văn bản số 1751/BXD-VP ngày 14/8/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện quản lý chi phí theo Nghị định 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ; Việc xử lý chuyển tiếp thực hiện quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình theo Điều 36 của Nghị định 99/2007/NĐ-CP.
5. Theo tiết 8.10 điểm 8 Thông tư số 09/2008/TT-BXD, đối với các hợp đồng xây dựng đã được thanh toán xong trong năm 2007 thì các khoản bảo hành theo quy định (giá trị bảo hành của hợp đồng nêu trên) không được điều chỉnh giá vật liệu xây dựng.
6. Theo điểm 1.1.4 mục 1 phần II Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình thì chi phí công tác chuẩn bị đầu tư được tính trong chi phí quản lý dự án của tổng mức đầu tư và do người quyết định đầu tư phê duyệt.
Căn cứ ý kiến nêu trên, Kho Bạc Nhà nước tổ chức thực hiện theo quy định./.


Nơi nhận :
- Như trên;
- Lưu VP,Vụ KTXD, M5. TL.BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ KINH TẾ XÂY DỰNG
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Đỗ Thái Lưu
 
Mình thấy nếu có hỏi cụ thể về TT09 thì toàn được trả lời rất chung chung hôm trước khi có CV 72 của BXD mình cũng post lên diễn đàn để hỏi :"Các chi phí tính theo tỷ lệ % của dự toán, như: chi phí thiết kế, chi phí thẩm định dự án… không tính bổ sung vào dự toán chi phí xây dựng điều chỉnh nêu trên" đằng sau dấu ... là những chi phí nào không được bổ sung. Nhưng chẳng ai trả lời cụ thể cả, gọi điện thì được một câu trả lời rất chung chung rằng có thể linh động tuỳ theo từng công trình.( Sếp đã mắng mình vì đã là luật thì ko thể chung chung và linh động như thế được híc)
Sau đó vào trang BXD coi thì lại thấy mục trả lời qua email là những chi phí nào tính theo % xây lắp như QLDA; chi phí tư vấn xây dựng thì được điều chỉnh. Nhưng cũng rất chung chung vì trong chi phí tư vấn thì cụ thể điều chỉnh cho những chi phí nào. Nếu đưa văn bản chung chung quá sẽ lại cãi nhau giữa CĐT và TV + nhà thẩm định thôi vì mỗi người sẽ hiểu khác nhau. Đúng là bó tay vì các văn bản cứ chồng chéo nhau, ko thống nhất thành ra chỉ khổ cho những ng phải thực hiện chúng thôi.
 
Theo mình hiểu thì tinh thần của TT09 là hỗ trợ cho đối tượng chịu ảnh hưởng của biến động giá. Do vậy đối tượng được hỗ trợ ở đây là các nhà thầu xây lắp và tất nhiên là chủ đầu tư.
Vì vậy các chi phí tính dựa trên % của dự toán chi phí xây lắp + thiết bị trước thuế sẽ giữ nguyên.
Bản chất vấn đề là anh nào bị thiệt thì bù cho anh đó.
 
Điều Chỉnh Tổng Mức đầu Tư Thực Hiện Theo Nđ 99/2007

Mình đang vấn đề như thế nảy, mong các ban tư vấn giúp.
Hiện nay các công trình đang thực hiện quản lý chi phí đầu tư theo NĐ 99/2007. đối với những dự án đã phê duyệt dự toán và kế hoạch đấu thầu nhưng chưa tổ chức đầu thầu thì phải điều chỉnh lại dự toán...Nhưng hiện nay tình hình giá cả vật biến động từng tháng, thậm chí biến động từng ngày. Điều chỉnh lại mất cả tháng hoặc có thể hơn, thì giá vật tư lai biến động khác rồi -> lại phải điều chỉnh lại sao???. sau đó thông tư 09/2008/TT-BXD cho phép điều chỉnh giá theo từng đợt thanh toán nhưng chỉ cho những công trình khởi công trong năm 2007.vậy những dự án đang triển khai và thực hiện theo NĐ 99/2007 (không cho điều chỉnh vượt tổng mức đầu tư) sẽ làm sao đây? có phải là thông tư và nghị định đá nhau không?
 
Điều chỉnh TMĐT

Nếu dự án đã lập theo ND 99 thì trừ trường hợp bất khả kháng (có quy định trong ND) thì mới được điều chỉnh thôi. Còn lại thì có hết trong chi phí...dự phòng rồi.OK
 
Hỏi về thẩm quyền của chủ đầu tư khi phê duyệt điều chỉnh

Tôi đang tiến hành điều chỉnh dự toán các công trình giao thông(đang thi công dang dở) theo các thông tư 03/2005, 16/2005, 07/2006, 03/2008 và 09/2008 của Bộ xây dựng (công trình được quản lý theo NĐ16 và NĐ112).
Trong thông tư 03/2005 và TT16/2005 không nói rõ cấp nào phê duyệt nhưng theo quy định tại nghị định số 16/2005/NĐCP và nghị định 112/2006/NĐCP thì chủ đầu tư phê duyệt TKBVTC và dự toán. Như vậy, khi điều chỉnh đồng thời theo các TT trên, chủ đầu tư tự phê duyệt có đúng không?(Dự toán sau điều chỉnh không vượt tổng mức đầu tư)
 
Tôi đang tiến hành điều chỉnh dự toán các công trình giao thông(đang thi công dang dở) theo các thông tư 03/2005, 16/2005, 07/2006, 03/2008 và 09/2008 của Bộ xây dựng (công trình được quản lý theo NĐ16 và NĐ112).
Trong thông tư 03/2005 và TT16/2005 không nói rõ cấp nào phê duyệt nhưng theo quy định tại nghị định số 16/2005/NĐCP và nghị định 112/2006/NĐCP thì chủ đầu tư phê duyệt TKBVTC và dự toán. Như vậy, khi điều chỉnh đồng thời theo các TT trên, chủ đầu tư tự phê duyệt có đúng không?(Dự toán sau điều chỉnh không vượt tổng mức đầu tư)

Trường hợp điều chỉnh dự toán không làm vượt Tổng mức đầu tư thì Chủ đầu tư tự quyết định phê duyệt.
 
Theo mình Chủ đầu tư thẩm định lại dự toán điều chỉnh, tự phê duyệt và báo cao người Quyết định đầu tư
 
Back
Top