Điều chỉnh TMĐT và dự toán theo NĐ 99/2007/NĐ-CP

các bạn cho mình hỏi nếu điều chỉnh dự toán theo TT09 gói thầu đang thi công chủ đầu tư tiến hành thanh toán đợt, cho nhà thầu thi công. nên bắt đầu điểu chỉnh từng đợt phải không, mà do dự toán làm theo ND16,Nhà thầu thi công đang tiến hành thi công một số hạng mục nhưng trong đó Chủ đầu tư có điều chỉnh 1 phần công việc vậy khi điều chỉnh toàn bộ gói thầu chúng ta vẫn điều chỉnh gia vật liệu xây dựng hiện hành, còn Nhân côg và máy thi công vẫn giữ nguyên được không.ngoài ra khi đấu thầu nhà thầu thi công dùng giá tổng hợp, vậy khi thực hiện điều chỉnh ta chỉ cần thực hiện theo tỷ lệ trúng thầu so với giá trị gói thầu được duyệt trước đó được không
 
Tôi có 1 công trình đang làm điều chỉnh TMĐT tuy nhiên tôi hiện đang rất băn khoăn không biêt là khi CPXD thay đổi thì chi phí quản lý có phải tính lại không?? Nếu có thì quy định ở đâu?
Nhờ các bác có kinh nghiệm làm điều chỉnh dự án tư vấn giúp. Thanks a lot.:confused:
-Điều chỉnh tổng mức đầu tư trước tiên phải điều chỉnh dự toán và tổng dự toán.
- Bạn phải xác định các phần việc đã thực hiện tới thời điểm điều chỉnh ( Kể cả chi phí tư vấn, chi phí quản lý dự án và chi phí khác) phần này không được điều chỉnh
-Các phần việc chưa thực hiện sẽ được điều chỉnh
-Sau khi xác định được tổng dự toán điều chỉnh = dự toán được duyệt + các chi phí chênh lệch. So sánh với tổng mức đầu tư nếu lớn hơn tổng mức đầu tư được duyệt thì phải trình người QĐ đầu tư phê duyệt
-Đây là ý kiến của mỉnh các bác thảo luận tiếp nhé.
 
Trong quá trình thực hiện dự án, chúng tôi (chủ đầu tư) đã giặp phải trường hợp như sau:
Dự án đầu tư xây dựng công trình đã được UBND tỉnh phê duyệt trong năm 2008, ở bước tiết theo Chủ đầu tư phê duyệt Tổng dự toán công trình, dự toán công trình lập theo chế độ quy định hiện hành và áp dụng giá vật liệu xây dựng tháng 4/2008 (do Sở Xây dựng ở địa phương thông báo). Tuy nhiên, đến quý 3 (tháng 7/2008), giá vật liệu xây dựng có tăng cao (Sở xây dựng thông báo). Sau khi lập lại dự toán theo giá vật liệu tháng 7/2008, thì tổng dự toán tăng > 10% so với dự toán được duyệt ban đầu.
Xin tham khảo ý kiến anh em như sau:
1. Ở trường hợp này, chủ đầu tư có phê duyệt điều chỉnh dự toán theo giá vật liệu xây dựng tháng 7/2008 có được không. Căn cứ Điều 11 Nghị định 99/CP và Điểm 4.2, Mục 4 Thông tư số 09/2008/TT-BXD ngày 17/4/2008 của Bộ Xây dựng thì việc điều chỉnh dự toán là không có căn cứ pháp lý để thực hiện. Tuy nhiên, nếu không điều chỉnh dự toán trước khi tổ chức đấu thầu thì sẽ không lựa chọn được nhà thầu.
2. Trường hợp Tổng dự toán vượt tổng mức đầu tư, thì Chủ đầu tư trình UBND tỉnh điều chỉnh tổng mức đầu tư. Tuy nhiên, căn cứ vào Điều 7 Nghị định 99/CP thì không có cơ sở pháp lý để trình điều chỉnh.

Để có cơ sở triển khai theo đúng quy định và đảm bảo tiến độ thực hiện dự án, chúng tôi kinh mong ý kiến tháo gỡ tình huống nói trên.

Xin trân trọng cảm ơn
 
cái này mình nhớ là có quy định ( không nhớ rõ là o đâu), nhưng khi có thay đổi thiết kế thì trình chủ đầu tư, sau đó thì phải tính lại giá bình thường, chẳng vấn đề gì:D
 
- Nếu công trình của bạn tổ chức đấu thầu tại thời điểm tháng 4 năm 2008 thì chắc không vấn đề gì.
- Công tác chuẩn bị đầu tư trình kéo dài là bình thường, lạm phát 20% năm thì trượt giá 10% nửa năm là bình thường, nếu hỏ hơn <10% thì nó nằm trong dự phòng cho phép. Nếu lơn hơn 10% như công trình của bạn thì phải xem mục 2.6 thông tư 05/2007/TT-BXD, chi phí dự phòng cần + thêm trượt giá (chỉ số xây dựng các địa phương đã công bố hàng năm).
- Để công trình kéo dài lỗi là ở chủ đầu tư. Trượt giá cao hơn mức dự phòng là lỗi của đơn vị tư vấn. Còn nếu đã bố trí nguồn vốn và tiền đã nằm trong tài khoản ngân hàng của "ai đó" mà không lấy phần lãi ra bù đắp vào trượt giá (phần lãi bỏ túi riêng) thì người ta gọi đó là ...
 
- Để công trình kéo dài lỗi là ở chủ đầu tư. Trượt giá cao hơn mức dự phòng là lỗi của đơn vị tư vấn.
Đúng trong 1 số trường hợp, có cái đúng cái sai trong 1 số trường hợp và thậm chí sai hoàn toàn trong 1 số trường hợp khác nữa.
 
Mình là Tùng, minh có vấn đề muốn sự giúp đỡ của Giaxaydung: Minh đang làm 1 dự án mà TDT vượt mức TMĐT 8 tỷ ( nguyên nhân là do tỷ giá tăng từ 16000 - 16600 và do giá nguyên vật liệu thiết bị tăng 20% ). Bây giờ mình phải hiệu chỉnh lại TMĐT, thì các chí Tư vấn, Chí phí QLDA, chi phí khác, chí phí dự phòng tính theo định mức tỷ lệ phần trăm có được tình tăng thêm ko? Xếp mình cho rằng TMĐT cũ trong đã tình các chi phí TV, QLDA, CFK, CFDP là khoản chi phí lớn nhất mà đã được duyệt nên ko được phép tính thêm trên phần giá trị tăng thêm 8 tỷ, lập TDT mới vẫn phải dữ nguyên các phần chì phí này theo TMĐT cũ. Mong được sự giúp đỡ của các bạn!
 
Mình là Tùng, minh có vấn đề muốn sự giúp đỡ của Giaxaydung: Minh đang làm 1 dự án mà TDT vượt mức TMĐT 8 tỷ ( nguyên nhân là do tỷ giá tăng từ 16000 - 16600 và do giá nguyên vật liệu thiết bị tăng 20% ). Bây giờ mình phải hiệu chỉnh lại TMĐT, thì các chí Tư vấn, Chí phí QLDA, chi phí khác, chí phí dự phòng tính theo định mức tỷ lệ phần trăm có được tình tăng thêm ko? Xếp mình cho rằng TMĐT cũ trong đã tình các chi phí TV, QLDA, CFK, CFDP là khoản chi phí lớn nhất mà đã được duyệt nên ko được phép tính thêm trên phần giá trị tăng thêm 8 tỷ, lập TDT mới vẫn phải dữ nguyên các phần chì phí này theo TMĐT cũ. Mong được sự giúp đỡ của các bạn!

Chào bạn!
Không biết nguồn vốn của bạn là nguồn vốn gì nhỉ?
Nếu công trình sử dụng vốn nhà nước thì bạn thực hiện theo thông tư 09/2008/TT-BXD.

Các phương pháp điều chỉnh thực hiện theo hướng dẫn trong thông tư. Như vậy thì sẽ không có sự thay đổi về chi phí TV, QLDA, CFK...

Mọi người đóng góp ý kiến thêm nhé!
 
Tui có thấy dòng nào của TT 09 nói là ko được điều chỉnh chi phí tư vấn, quản lý dự án và chi khác đâu ?
Bạn nói rõ nó ở mục nào hộ tui với. cám ơn !
 
Tui có thấy dòng nào của TT 09 nói là ko được điều chỉnh chi phí tư vấn, quản lý dự án và chi khác đâu ?
Bạn nói rõ nó ở mục nào hộ tui với. cám ơn !

Mình trích toàn bộ công văn số 72/BXD-KTXD ngày 3 tháng 6 năm 2008 cho bạn xem nhé, vấn đề này nằm ngay mục 1 của công văn:

BỘ XÂY DỰNG
Số: 72/BXD-KTXD
Về việc Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 03 tháng 6 năm 2008

[FONT=verdana,geneva]Kính gửi:[/FONT][FONT=verdana,geneva] Kho Bạc Nhà nước[/FONT]

[FONT=verdana,geneva]Trả lời Văn bản số 957/KBNN-TTVĐT ngày 15/5/2008 của Kho Bạc Nhà nước về một số vướng mắc trong quá trình thực hiện quản lý, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng công trình, Bộ Xây dựng có ý kiến như sau:[/FONT]

[FONT=verdana,geneva]1. Thông tư số 09/2008/TT-BXD ngày 17/4/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựngngoài khả năng kiểm soát của chủ đầu tư và nhà thầu và được tính cho khối lượng thi công xây lắp từ năm 2007 chịu ảnh hưởng của biến động giá vật liệu xây dựng và được lập dự toán chi phí xây dựng bổ sung; Các chi phí tính theo tỷ lệ % của dự toán, như: chi phí thiết kế, chi phí thẩm định dự án... không tính bổ sung vào dự toán chi phí xây dựng điều chỉnh nêu trên;[/FONT]

[FONT=verdana,geneva] 2. Việc điều chỉnh giá hợp đồng đối với các gói thầu đã thực hiện đấu thầu có giảm giá thì khi lập dự toán chi phí xây dựng bổ sung của những khối lượng thi công chịu ảnh hưởng của biến động giá vật liệu xây dựng, các bên căn cứ vào nội dung hợp đồng đã được ký kết để thực hiện (nội dung hợp đồng có điều khoản giảm giá thì giá hợp đồng sau khi có dự toán chi phí xây dựng bổ sung nêu trên cũng tính giảm giá).[/FONT]

[FONT=verdana,geneva]3. Phụ lục 2 trong Thông tư số 06/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng là bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng; tuỳ theo từng nội dung của từng loại hợp đồng mà khối lượng thực hiện được xác định theo giai đoạn thanh toán hoặc lần thanh toán được quy định trong hợp đồng của các bên đã ký kết.[/FONT]

[FONT=verdana,geneva]4. Định mức chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Quyết định số 10/2005/QĐ-BXD ngày 15/4/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành để hướng dẫn thực hiện quản lý chi phí theo Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005 của Chính phủ; Định mức chi phí quản lý dự án theo Văn bản số 1751/BXD-VP ngày 14/8/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện quản lý chi phí theo Nghị định 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ; Việc xử lý chuyển tiếp thực hiện quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình theo Điều 36 của Nghị định 99/2007/NĐ-CP.[/FONT]

[FONT=verdana,geneva]5. Theo tiết 8.10 điểm 8 Thông tư số 09/2008/TT-BXD, đối với các hợp đồng xây dựng đã được thanh toán xong trong năm 2007 thì các khoản bảo hành theo quy định (giá trị bảo hành của hợp đồng nêu trên) không được điều chỉnh giá vật liệu xây dựng.[/FONT]

[FONT=verdana,geneva]6. Theo điểm 1.1.4 mục 1 phần II Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình thì chi phí công tác chuẩn bị đầu tư được tính trong chi phí quản lý dự án của tổng mức đầu tư và do người quyết định đầu tư phê duyệt.[/FONT]

[FONT=verdana,geneva]Căn cứ ý kiến nêu trên, Kho Bạc Nhà nước tổ chức thực hiện theo quy định./.[/FONT]

TL. BỘ TRƯỞNG

KT. VỤ TRƯỞNG VỤ KINH TẾ XÂY DỰNG

PHÓ VỤ TRƯỞNG

Đỗ Thái Lưu
 
Last edited by a moderator:
Trong quá trình thực hiện dự án, chúng tôi (chủ đầu tư) đã giặp phải trường hợp như sau:
Dự án đầu tư xây dựng công trình đã được UBND tỉnh phê duyệt trong năm 2008, ở bước tiết theo Chủ đầu tư phê duyệt Tổng dự toán công trình, dự toán công trình lập theo chế độ quy định hiện hành và áp dụng giá vật liệu xây dựng tháng 4/2008 (do Sở Xây dựng ở địa phương thông báo). Tuy nhiên, đến quý 3 (tháng 7/2008), giá vật liệu xây dựng có tăng cao (Sở xây dựng thông báo). Sau khi lập lại dự toán theo giá vật liệu tháng 7/2008, thì tổng dự toán tăng > 10% so với dự toán được duyệt ban đầu.
Xin tham khảo ý kiến anh em như sau:
1. Ở trường hợp này, chủ đầu tư có phê duyệt điều chỉnh dự toán theo giá vật liệu xây dựng tháng 7/2008 có được không. Căn cứ Điều 11 Nghị định 99/CP và Điểm 4.2, Mục 4 Thông tư số 09/2008/TT-BXD ngày 17/4/2008 của Bộ Xây dựng thì việc điều chỉnh dự toán là không có căn cứ pháp lý để thực hiện. Tuy nhiên, nếu không điều chỉnh dự toán trước khi tổ chức đấu thầu thì sẽ không lựa chọn được nhà thầu.
2. Trường hợp Tổng dự toán vượt tổng mức đầu tư, thì Chủ đầu tư trình UBND tỉnh điều chỉnh tổng mức đầu tư. Tuy nhiên, căn cứ vào Điều 7 Nghị định 99/CP thì không có cơ sở pháp lý để trình điều chỉnh.

Để có cơ sở triển khai theo đúng quy định và đảm bảo tiến độ thực hiện dự án, chúng tôi kinh mong ý kiến tháo gỡ tình huống nói trên.

Xin trân trọng cảm ơn

Trung tâm Thông tin (Bộ Xây dựng) đã nhận được câu hỏi với nội dung trích lại nói trên, qua hòm thư điện tử. Sau khi nghiên cứu, Trung tâm Thông tin có ý kiến (file kèm theo), anh em xem bộ phận tham mưu Bộ XD trả lời cho công dân có thuyết phục không nhé !
 

File đính kèm

Last edited by a moderator:
Xin cho biết trình tự thủ tục điều chỉnh BCKTKT

Em có một dự án xây nhà lập BCKTKT đã được phê duyệt từ năm 2005 với giá trị gói thầu xây lắp là hơn 300 triệu, tổng mức đầu tư hơn 500 triệu. Nhưng do thủ tục về đất đai chưa xong nên chưa triển khai thực hiện được. Đến cuối năm 2008 mới làm xong thủ tục đất và chuẩn bị triển khai thi công, theo yêu cầu của chủ đầu tư (bên em) sẽ điều chỉnh bổ sung thêm một số hạng mục phụ trợ đồng thời điều chỉnh luôn báo cáo kinh tế kỹ thuật. Thực chất là điều chỉnh dự toán công trình, nếu không điều chỉnh thì với đơn giá năm 2005 thì làm sao có thể thi công nổi (dự kiến giá gói thầu xây lắp sau khi điều chỉnh tăng lên khoảng 900 triệu). Vậy các bác có kinh nghiệm xin hướng dẫn trình tự, thủ tục và các căn cứ (điều khoản của nghị định , thông tư hướng dẫn)
* Thêm thông tin: ngày trước có tư vấn lập BCKTKT và tư vấn thẩm tra.
 
Em có một dự án xây nhà lập BCKTKT đã được phê duyệt từ năm 2005 với giá trị gói thầu xây lắp là hơn 300 triệu, tổng mức đầu tư hơn 500 triệu. Nhưng do thủ tục về đất đai chưa xong nên chưa triển khai thực hiện được. Đến cuối năm 2008 mới làm xong thủ tục đất và chuẩn bị triển khai thi công, theo yêu cầu của chủ đầu tư (bên em) sẽ điều chỉnh bổ sung thêm một số hạng mục phụ trợ đồng thời điều chỉnh luôn báo cáo kinh tế kỹ thuật. Thực chất là điều chỉnh dự toán công trình, nếu không điều chỉnh thì với đơn giá năm 2005 thì làm sao có thể thi công nổi (dự kiến giá gói thầu xây lắp sau khi điều chỉnh tăng lên khoảng 900 triệu). Vậy các bác có kinh nghiệm xin hướng dẫn trình tự, thủ tục và các căn cứ (điều khoản của nghị định , thông tư hướng dẫn)
* Thêm thông tin: ngày trước có tư vấn lập BCKTKT và tư vấn thẩm tra.

Chắc công trình này trong năm 2005 bạn mới phê duyệt Báo cáo Kinh tế kỹ thuật, vì vậy trong thời điểm này việc điều chỉnh lại tổng mức đầu tư của công trình là hoàn toàn hợp lý.
Theo mình có 2 cách sau:
- Bạn lập lại dự toán điều chỉnh (theo dự toán mới) có bổ sung một số hạng mục phát sinh vào trong đó. Từ đó làm cơ sở điều chỉnh TMĐT
- Bạn có thể lập bù giá vật liệu tại thời điểm hiện tại so với thời điểm lập dự toán trong năm 2005. Từ đó xác định giá trị chênh lệch, phần pháp sinh thì phải lập lại dự toán mới!

Thân chào và mong mọi người tiếp tục đóng góp ý kiến!
 
Nhân tiện còn vấn đề nữa xin hỏi nốt:
Ngày trước có thuê đơn vị tư vấn thiết kế và tư vấn thẩm tra. Nay điều chỉnh thì làm văn bản gửi cho đơn vị tư vấn thiết kế để điều chỉnh dự toán và thiết kế kỹ thuật thi công đồng thời muốn có đơn vị tư vấn thẩm tra lại dự toán và thiết kế kỹ thuật nhưng đơn vị tư vấn thẩm tra ngày trước đã giải thể, vậy có thể thuê một đơn vị tư vấn thẩm tra mới không, nếu có thì chi phí thẩm tra lấy ở đâu ra vì trong tổng mức đầu tư thì chi phí này đã tính cho lần thẩm tra đầu tiên rồi.
 
Nhân tiện còn vấn đề nữa xin hỏi nốt:
Ngày trước có thuê đơn vị tư vấn thiết kế và tư vấn thẩm tra. Nay điều chỉnh thì làm văn bản gửi cho đơn vị tư vấn thiết kế để điều chỉnh dự toán và thiết kế kỹ thuật thi công đồng thời muốn có đơn vị tư vấn thẩm tra lại dự toán và thiết kế kỹ thuật nhưng đơn vị tư vấn thẩm tra ngày trước đã giải thể, vậy có thể thuê một đơn vị tư vấn thẩm tra mới không, nếu có thì chi phí thẩm tra lấy ở đâu ra vì trong tổng mức đầu tư thì chi phí này đã tính cho lần thẩm tra đầu tiên rồi.
Trong trường hợp này bạn vẫn có quyền thuê tư ván thẩm tra mới, thẩm tra những phần bổ sung mới của thiết kế và dự toán mới. Nhưng bạn lưu ý trong dự toán mới phải xác định các khoản chi phí thiết kế bổ sung và thẩm tra lại trong dự toán thiết kế và dự toán thẩm tra được trích từ nguồn dự phòng. TRong trường hợp dự phòng không đủ phải bổ sung tổng mức đầu tư trước khi phê duyệt bổ sung thiết kế bản vẽ thi công ùa dự toán.
 
Trong trường hợp này bạn vẫn có quyền thuê tư ván thẩm tra mới, thẩm tra những phần bổ sung mới của thiết kế và dự toán mới. Nhưng bạn lưu ý trong dự toán mới phải xác định các khoản chi phí thiết kế bổ sung và thẩm tra lại trong dự toán thiết kế và dự toán thẩm tra được trích từ nguồn dự phòng. TRong trường hợp dự phòng không đủ phải bổ sung tổng mức đầu tư trước khi phê duyệt bổ sung thiết kế bản vẽ thi công ùa dự toán.

Bác cho em hỏi là căn cứ vào văn bản nào mà mình có thể trích từ nguồn dự phòng để chi trả cho chi phí thẩm tra dự toán mới và phần thiết kế bổ sung.
 
Bác cho em hỏi là căn cứ vào văn bản nào mà mình có thể trích từ nguồn dự phòng để chi trả cho chi phí thẩm tra dự toán mới và phần thiết kế bổ sung.
Bạn căn cứ vào điều 11 của nghị định 99/2007/NĐ-CP về điều chỉnh dự toán công trình: Trường hợp có thiết kế bổ sung và điều chỉnh dự toán nhưng không trái với thiết kế cơ sở được duyệt hoặc thay đổi cơ cáu chi phí trong dự toán toán nhưng không vượt dự toán công trình đã được phê duyệt, kể cả dự phòng. Vậy trong trường hợp của bạn những chi phí thẩm tra bổ sung trích từ dự phòng ra mà đủ không làm vượt dự toán thì chủ đầu tư vẫn phê duyệt bình thường làm cơ sở cho việc thanh, quyết toán công trình.
 
Các bác cho em hỏi vấn đề này với .Em đang làm công trình ở tỉnh Quảng Bình.Đơn giá tỉnh Qbình mức lương tối thiểu là 350.000.Như vậy khi áp dụng TT03/2008-BXD về điều chỉnh lương thì sẽ như thế nào đây ạ?Em cũng không cập nhật được văn bản của tỉnh Quảng Bình nên chưa biết làm thế nào cả.Các bác giúp em sớm với!
 
Các bác cho em hỏi vấn đề này với .Em đang làm công trình ở tỉnh Quảng Bình.Đơn giá tỉnh Qbình mức lương tối thiểu là 350.000.Như vậy khi áp dụng TT03/2008-BXD về điều chỉnh lương thì sẽ như thế nào đây ạ?Em cũng không cập nhật được văn bản của tỉnh Quảng Bình nên chưa biết làm thế nào cả.Các bác giúp em sớm với!

Cái này bác phải tìm quyết định của UBND tỉnh Quảng Bình thôi!

Thông tư 03 chỉ hướng dẫn điều chỉnh chung thôi. Mỗi tỉnh có 1 cách hướng dẫn riêng. Hồi trước các đơn vị cứ tưởng tỉnh mình sẽ điều chỉnh giá ca máy (1,05 x 1,08) nhưng chỉ nhân với 1,08 thôi ( trước đó là 1,05) ( lương ĐGXDCB là 350)

Thân chào và chúc thành công!
 
Tổng mức Đ/Tư Cty minh đã được phê duyệt trên cơ sở HSơ VCC lập khái toán thiết kế cơ sở. Sau 8 tháng cơ qan VCC lập dự toán các gói thầu vượt giá trị khái toán.Xin nhờ các bạn hướng dẫn giúp tôi có cần phải trình đ/chỉnh giá trị dự toán cho từng gói thầu riêng rẽ ko và lấy mẫu tờ trình và QĐ điều chỉnh ở TT hay NĐ nào ?
 
Back
Top